Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 5 - Năm học 2019-2020

KỂ CHUYỆN

TIẾT 5. KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC

I.Mục tiêu:

 - Biết kể một câu chuyện đã nghe hay đã đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh.

 - Biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.

II. Đồ dùng dạy- học:

 Sách, báo, truyện gắn với chủ điểm Hoà bình.

III. Hoạt động dạy- học:

 1. Kiểm tra bài cũ. (5/)

- Hai HS kể lại tranh 2- 3 đoạn của câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai.

- GV nhận xét.

2. Giới thiệu bài(1/)

 GV nêu MĐ, YC tiết học

3. Hướng dẫn HS kể chuyện. (27/)

a) Hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của giờ học

- Một HS đọc đề bài. GV gạch dưới từ quan trọng của đề bài mà GV viết sẵn trên bảng: Kể một câu chuyện em đã nghe, đã đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh.

 - GV lưu ý HS: Khuyến khích tìm và kể câu chuyện ngoài SGK; chỉ khi không tìm được thì mới kể những câu chuyện trong SGK.

- Một số HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể.

b) HS thực hành kể và trao đổi về nội dung câu chuyện.

- HS kể theo cặp và thi kể trước lớp.

- GV cùng cả lớp bình chọn người có câu chuyện và kể hay nhất, hiểu truyện nhất.

4. Củng cố, dặn dò: (2/)

- GV nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị tiết kể chuyện sau.

 

doc28 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 73 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 5 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thiêu, chú Mo- ri- xơn mong muốn ngọn lửa mình đốt lên sẽ thức tỉnh mọi người, làm mọi người nhận ra sự thật về cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa, tàn bạo của chính quyền Giô- xơn ở Việt Nam, làm mọi người cùng nhau hợp sức ngăn chặn tội ác.
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm và HTL(10/)
Mục tiêu: Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài đọc đúng các tên riêng nước ngoài ( Ê- mi- li, Mo- ri- xơn, Giôn- xơn, Pô- tô- mác, Oa- sinh- tơn), nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ, các dòng thơ trong bài thơ viết theo thể thơ tự do.
 - Thuộc lòng 1 khổ thơ trong bài.
Cách tiến hành:
- GV HD HS đọc diễn cảm.
- HS luyện đọc theo nhóm 
- Bốn HS đọc diễn cảm 4 khổ thơ;
HS thi đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng.
4. Củng cố, dặn dò: (2/) 
- Nờu nội dung chính của bài.
- GV nhận xét tiết học; 
- Dặn HS tiếp tục HTL bài thơ. Chuẩn bị bài sau.
––––––––––––––––––––––––––––––––––
LỊCH SỬ
 TIẾT 5. PHAN BỘI CHÂU VÀ PHONG TRÀO ĐÔNG DU
I.Mục tiêu:
- Biết Phan Bội Châu là một trong những nhà yêu nước tiêu biểu ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.
- Phong trào Đông du là một phong trào yêu nước, nhằm mục đích chống thực dân Pháp.
- Biết được vì sao phong trào Đông Du thất bại ( K- G )
II.Đồ dùng dạy- học 
- Ảnh trong SGK - Bản đồ thế giới
- T liệu về Phan Bội Châu.
III. Hoạt động dạy- học 
1. Kiểm tra bài cũ(5/)
? Trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, nền kinh tế Việt Nam có những ngành kinh tế nào, những giai cấp nào? Đến đầu thế kỉ XX, xuất hiện ngành kinh tế nào, giai cấp nào?
- GV nhận xét.
2.Giới thiệu bài mới (1/)
Gv cho HS xem ảnh Phan Bội Châu, giới thiệu vào bài.
3.Bài mới
Hoạt động 1( làm việc cả lớp): Tìm hiểu về phong trào Đông du(20/)
Mục tiêu: - Biết Phan Bội Châu là một trong những nhà yêu nước tiêu biểu ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.
- Phong trào Đông du là một phong trào yêu nước, nhằm mục đích chống thực dân Pháp.
Cách tiến hành:
- GV giới thiệu: Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân ta từ Nam chí Bắc đã đứng lên kháng chiến chống Pháp, nhưng tất cả các phong trào đấu tranh đều bị thất bại. Đến đầu thế kỉ XX, xuất hiện hai nhà yêu nước tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Hai ông đã đi theo khuynh hướng cứu nước mới.
- HS đọc thông tin trong SGK, thảo luận theo các câu hỏi:
+ Phan Bội Châu tổ chức phong trào Đông du nhằm mục đích gì?
+ Kể lại những nét chính về phong trào Đông du?
+ Ý nghĩa của phong trào Đông du?
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- GV nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng:
+ Những người yêu nước được đào tạo ở Nhật tiên tiến để có kiến thức về khoa học, kĩ thuật, sau đó đưa họ về hoạt động cứu nước.
+ Sự hưởng ứng phong trào Đông du của nhân dân trong nước, nhất là những thanh niên yêu nước Việt Nam.
+ Phong trào đã khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân ta.
- GV giới thiệu thêm về Phan Bội Châu.
+ Tại sao Phan Bội Châu lại chủ trương dựa vào Nhật để đánh đuổi thực dân Pháp?
+ HS trả lời. GV bổ sung.
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu về phong trào Đông du: HS tìm hiểu về phương thức hoạt động, thời gian, số người tham gia phong trào Đông du.
+ HS trình bày.
+ Phong trào Đông du kết thúc như thế nào?
( Lo ngại trước sự phát triển của phong trào Đông du, thực dân Pháp đã câu kết với Chính phủ Nhật chống lại phong trào. Năm 1908, Chính phủ Nhật ra lệnh trục xuất những người yêu nước Việt Nam và Phan Bội Châu ra khỏi Nhật Bản.)
+ Tại sao Chính phủ Nhật Bản thoả thuận với Pháp chống lại phong trào Đông du, trục xuất Phan Bội Châu và những người du học?
+ HS khá, giỏi trả lời. GV bổ sung.
Hoạt động 2: Liên hệ(6/)
Mục tiêu: Biết hoạt động của Phan Bội Châu có ảnh hưởng như thế nào tới phong trào cách mạng ở nước ta đầu thế kỉ XX?
Cách tiến hành:
- GV nhấn mạnh những nội dung chính HS cần nắm về Phan Bội Châu và phong trào Đông du.
- HS thảo luận: 
+ Hoạt động của Phan Bội Châu có ảnh hưởng như thế nào tới phong trào cách mạng ở nước ta đầu thế kỉ XX?
+ ở địa phương em có những di tích về Phan Bội Châu hoặc đường phố, trường
 học mang tên Phan Bội Châu không?
 - HS trình bày; GV bổ sung
4.Củng cố, dặn dò: (2/)
 - Là HS, em phải làm gì để xứng đáng với tấm gương yêu nước Phan Bội Châu?
 - GV nhận xét tiết học;
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––
KHOA HỌC
TIẾT 9. THỰC HÀNH: NÓI “ KHÔNG !” ĐỐI VỚI CHẤT GÂY NGHIỆN
I.Mục tiêu: 
- Nêu được một số tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý và trình bày những thông tin đó.
 KNS : Kĩ năng phân tích và xử lí thông tin một các hệ thống từ các tư liệu ở SGK, của GV cung cấp về tác hại của các chất gây nghiện.
II. Đồ dùng dạy- học
- Thông tin và hình trang 20, 21 SGK
- Các hình ảnh và thông tin tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý sưu tầm được.
- Phiếu theo mẫu bảng trong SGK
III. Hoạt động day- học.
1.Bài cũ (5/)
- HS trong nhóm: Nêu cách vệ sinh ở tuổi dậy thì?
- Các nhóm thực hiện.
- Nhóm trưởng báo cáo kết quả 
- GV kết luận.
2. Giới thiệu bài mới (1/)
3. Bài mới
Hoạt động 1: Thực hành xử lí thông tin (15/)
Mục tiêu: HS lập được bảng tác hại của rượu, bia; thuốc lá, ma tuý.
Cách tiến hành:
- B1: HS làm việc cá nhân: Đọc thông tin trong SGK và hoàn thành bảng sau:
Tác hại của thuốc lá
Tác hại của rượu, bia
Tác hại của ma tuý
Đối với người sử dụng



Đối với người xung quanh



 
- B2: GVgọi một số HS trình bày. Mỗi HS chỉ trình bày một ý- HS khác bổ sung.
GV kết luận: - Rượu, bia, thuốc lá, ma tuý đều là những chấy gây nghiện. Riêng ma tuý là chất gây nghiện bị Nhà nước cấm. Vì vậy, sử dụng, buôn bán, vận chuyển ma tuý đều là những việc làm vi phạm pháp luật.
 - Các chất gây nghiện đều gây hại cho sức khoẻ của người sử dung
và những người xung quanh; làm tiêu hao tiền của bản thân, gia đình; làm mất trật tự an toàn xã hội.
Hoạt động 2: Trò chơi “ Bốc thăm trả lời câu hỏi” (12/)
Mục tiêu: Củng cố cho HS những hiểu biết về tác hại của thuốc lá, rượu, bia, ma 
tuý.
Cách tiến hành:
- B1: Tổ chức và hướng dẫn
+ Chuẩn bị sẵn ba hộp phiếu: Hộp 1 đựng các câu hỏi liên quan đến tác hại của thuốc lá; hộp 2 đựng các câu hỏi liên quan đến tác hại của rượu bia; hộp 3 đựng các câu hỏi liên quan đến tác hại của ma tuý.
+ GV đề nghị mỗi nhóm cử 1 bạn vào ban giám khảo và 5 bạn tham gia chơi một chủ đề, sau đó lại cử 5 bạn khác lên chơi chủ đề tiếp theo. Các bạn còn 
lại là quan sát viên.
+ GV phát đáp án cho ban giám khảo và thống nhất cỏch chấm.
- B2: + Đại diện từng nhóm lên bốc thăm và trả lời câu hỏi, GV và ban giám khảo làm việc độc lập và sau đó tổng hợp chung.
 + Nhóm nào có nhiều ý đúng là thắng cuộc.
4. Củng cố, dặn dò: (2/)
- Tiết học này chúng ta học được nội dung gì ? - Nêu nội dung chính của bài?
- Nhận xét thái độ học tập của các bạn.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn ghi nhớ nội dung bài học và chuẩn bị bài sau.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thứ năm, ngày 10 tháng 10 năm 2019
TOÁN
TIẾT 24. ĐỀ- CA- MÉT VUÔNG. HÉC- TÔ- MÉT VUÔNG
I.Mục tiêu
- Biết tên gọi , kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo diện tích : dam2 và hm2.
- Biết đọc, viết các số đo diện tích theo đơn vị đề- ca- mét vuông, héc- tô- mét vuông.
- Biết mối quan hệ giữa đề- ca- mét vuông và mét vuông, giữa héc- tô- mét vuông và đề- ca- mét vuông;
- Biết chuyển đổi đơn vị đo diện tích ( trường hợp đơn giản).
II. Đồ dùng dạy học
 Hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh dài 1 dam, 1 hm.
III. Hoạt động dạy học
1.Kiểm tra bài cũ(5/)
? Nhắc lại các đơn vị đo diện tích đã học( Mét vuông, ki- lô- mét vuông)
- GV nhận xét.
2. Giới thiệu bài: (1/)
 GV nêu MĐ, YC của tiết học.
3. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu đơn vị đo diện tích đề- ca- mét vuông(8/)
Mục tiêu: - Biết tên gọi , kí hiệu và quan hệ của đơn vị đo diện tích : dam2 
- Biết đọc, viết số đo diện tích theo đơn vị đề- ca- mét vuông
- Biết mối quan hệ giữa đề- ca- mét vuông và mét vuông
Cách tiến hành:
a) Hình thành biểu tượng về đề- ca- mét vuuông
- GV: ? Mét vuông là đơn vị đo diện tích của hình vuông có cạnh dài bao nhiêu? ( cạnh dài 1 m)
 ? Ki- lô- mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài bao nhiêu? ( cạnh dài 1 km).
- Vậy hình vuông có cạnh dài 1 dam thì diện tích là gì? ( là đề- ca- mét vuông)
- Đề- ca- mét vuông được viết tắt là: dam2 ; HS đọc.
b) Phát hiện mối quan hệ giữa đề- ca- mét vuông và mét vuông.
- GV chỉ vào hình vuông có cạnh dài 1 dam, giới thiệu: Chia mỗi cạnh của hình vuông thành 10 phần bằng nhau. Nối các điểm chia để tạo thành các hình vuông nhỏ. - HS quan sát hình vẽ, tự xác định số đo diện tích mỗi hình vuông nhỏvà rút ra nhận xét: Hình vuông 1 dam2 gồm 100 hình vuông 1m2. Như vậy: 1 dam2= 100 m2; HS nhắc lại mối quan hệ này.
Hoạt động 2: Giới thiệu đơn vị đo diện tích héc- tô- mét vuông(8/)
Mục tiêu: - Biết tên gọi , kí hiệu và quan hệ của đơn vị đo diện tích : hm2.
- Biết đọc, viết số đo diện tích theo đơn vị héc- tô- mét vuông.
- Biết mối quan hệ giữa héc- tô- mét vuông và đề- ca- mét vuông;
Cách tiến hành:
 ( Tương tự giới thiệu đề- ca- mét vuông)
4. Luyện tập(11/)
Mục tiêu: - Biết đọc, viết các số đo diện tích theo đơn vị đề- ca- mét vuông, héc- tô- mét vuông.
- Biết mối quan hệ giữa đề- ca- mét vuông và mét vuông, giữa héc- tô- mét vuông và đề- ca- mét vuông;
- Biết chuyển đổi đơn vị đo diện tích ( trường hợp đơn giản).
Cách tiến hành:
Bài 1:- GV viết các số đo diện tích lên bảng- HS đọc
 - GV nhận xét, sửa sai
Bài 2:- HS tự làm vào vở
 - GV đọc các số đo- HS viết vào vở các số đo tương ứng, sau đó đọc các số đo đó.
 - GV nhận xét.
Bài 3a, cột 1: 
HS làm vào vở
Gọi 1 HS lên bảng chữa bài 
 - GV nhận xét, sửa sai
 2 dam2 = 200 m2
 30 hm2 = 3000 dam2
 * GV chấm bài.
5. Củng cố, dặn dò:(5/) 
- GVnhận xét tiết học 
- Ghi nhớ mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích đã học.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 9. LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ
I.Mục tiêu: 
- Biết thống kê theo hàng ( BT1) và thống kê bằng cách lập bảng ( BT2) để trình bày kết quả điểm học tập trong tháng của từng thành viên và cả tổ.
- Nêu được tác dụng của bảng thống kê kết quả học tập của cả tổ ( K- G) 
 KNS: Tìm kiếm và xử lí thông tin.
II. Đồ dùng day- học.
Bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ(5/)
? Trong bài tập đọc Nghìn năm văn hiến có đặc điểm gì khác với những bài tập đọc khác? ( Có bảng thống kê)
? Bảng thống kê có tác dụng gì?
 GV nhận xét.
2.Giới thiệu bài(1/)
 GV nêu MĐ, YC của tiết học.
3. Hướng dẫn HS luyện tập(27/)
Bài tập 1( Làm việc theo nhóm ) 
GV HD HS đổi yêu cầu đề: Thống kê các bạn trong tổ em theo các yêu cầu : 
A, Số HS nam.
B, Số học sinh nữ 
C, Số bạn hoàn thành tốt các môn học
- GV: Đây là thống kê đơn giản nên không cần lập bảng thống kê mà chỉ chỉ cần trình bày theo hàng. Chẳng hạn: 
 Tổ 2:
- Số HS nam: 5
- Số HS nữ : 3
- Số bạn hoàn thành tốt các môn học: 2
- HS làm vào vở nháp, trình bày.
Bài tập 2: GV trưng bày kết quả BT 1 ở bảng lớp .
Yêu cầu HS làm việc cá nhân 
Thống kê các bạn trong lớp theo các yêu cầu : 
A, Số HS nam.
B, Số học sinh nữ 
C, Số bạn hoàn thành tốt các môn học
- Để làm được BT này, yêu cầu HS 
- HS cần kẻ bảng thống kê có đủ cột và số hàng phù hợp .
 Hai HS làm vào bảng nhóm. 
Cả lớp và GV nhận xét, thống nhất mẫu đúng. 
- HS kẻ vào vở LTC
Tổ
Số HS
Số HS nam
Số HS nữ
Số HS được khen
1
...
...
...
...
2
...
...
...
...
3
...
...
...
...
Lớp Tổng cộng
...
...
...
...

 - GV kiểm tra một số HS ; nhận xét
 - Dựa vào số liệu trong bảng thống kê, GV đánh giá kết quả học tập của các tổ tuyên dương những cá nhân, tổ và kết quả học tập tốt trong tháng 9; nhắc nhở các tổ, HS có kết quả chưa tốt.
4. Củng cố, dặn dò: (2/)
- GV nhận xét tiết học
- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 5. CÓ CHÍ THÌ NÊN ( TIẾT1)
I.Mục tiêu: 
- Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí .
- Biết được người có ý chí có thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống .
- Cảm phục và noi theo những tấm gương có ý chí vượt lên khó khăn trong cuộc sống để trở thành những người có ích cho gia đình, cho xã hội.
KNS: Kĩ năng đặt mục tiêu vượt khó khăn trong cuộc sống và trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học
Một số mẫu chuyện về những tấm gương vượt khó.
Thẻ màu.
III. Hoạt động dạy học
1. Bài cũ(5/)
Nêu những vệc nên làm để thể hiện có trách nhiệm về việc làm của mình.
2. Giới thiệu bài(1/)
- GV nêu Yc tiết học
3. Bài mới 
Hoạt động1: HS tìm hiểu thông tin về tấm gương vượt khó Trần Bảo Đồng. (8/)
Mục tiêu: HS biết được hoàn cảnh và những biểu hiện vượt khó của Trần Bảo Đồng.
Cách tiến hành:
- HS tự đọc thông tin về Trần Bảo Đồng( SGK)
- HS thảo luận theo 3 câu hỏi trong SGK
- GV kết luận: Từ tấm gương Trần Bảo Đồng ta thấy: Dù gặp phải hoàn cảnh khó khăn, nhưng nếu có quyết tâm cao và biết sắp xếp thời gian hợp lí thì vẫn có thể vừa học tốt, vừa giúp được gia đình.
Hoạt động 2: Xử lí tình huống. (10/)
Mục tiêu: HS chọn được cách giải quyết tích cực nhất, thể hiện ý chí vượt khó trong các tìm huống.
Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành 6 nhóm nhỏ và giao mỗi nhóm giải quyết một tình huống.
 + Tình huống 1: Đang học lớp 5, một tai nạn bất ngờ đã cướp đi của 
Khôi đôi chân khiến em không thể đi lại được. Trong tình huống đó, Khôi có thể sẽ như thế nào?
 + Tình huống 2: Nhà Mai rất nghèo. Vừa qua lại bị lũ lụt cuốn trôi hết nhà cửa, đồ đạc. Theo em, trong hoàn cảnh đó, Mai có thể làm gì để tiếp tục đi học?
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GVkết luận: Trong những tình huống như trên, người ta có thể tuyệt vọng, chán nản, bỏ học,... Biết vượt mọi khó khăn để sống và tiếp tục học tập mới là người có chí.
Hoạt động3: Làm BT 1, 2 SGK. (9/)
Mục tiêu: HS phân biệt được những biểu hiện của ý chí vượt khó và những ý kiến phù hợp với nội dung bài học.
Cách tiến hành:
- GV lần lượt nêu từng trường hợp, HS giơ thẻ màu thể hiện sự đánh giá của mình.
- GV khen những HS biết đánh giá đúng.
- GV kết luận: Các em đã phân biệt rõ đâu là biểu hiện của những người có ý chí. Những biểu hiện đó thể hiện trong cả việc nhỏ và việc lớn, trong cả học tập và đời sống.
- HS đọc phần ghi nhớ.
4. Hoạt động tiếp nối: (2/)
 Sưu tầm một vài mẩu chuyện nói về những gương HS “ Có chí thì nên »
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Buổi 2.
KỂ CHUYỆN
TIẾT 5. KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I.Mục tiêu:
 - Biết kể một câu chuyện đã nghe hay đã đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh.
 - Biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy- học:
 Sách, báo, truyện gắn với chủ điểm Hoà bình.
III. Hoạt động dạy- học:
 1. Kiểm tra bài cũ. (5/)
- Hai HS kể lại tranh 2- 3 đoạn của câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai.
- GV nhận xét.
2. Giới thiệu bài(1/)
 GV nêu MĐ, YC tiết học
3. Hướng dẫn HS kể chuyện. (27/)
a) Hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của giờ học
- Một HS đọc đề bài. GV gạch dưới từ quan trọng của đề bài mà GV viết sẵn trên bảng: Kể một câu chuyện em đã nghe, đã đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh.
 - GV lưu ý HS: Khuyến khích tìm và kể câu chuyện ngoài SGK; chỉ khi không tìm được thì mới kể những câu chuyện trong SGK.
- Một số HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể.
b) HS thực hành kể và trao đổi về nội dung câu chuyện.
- HS kể theo cặp và thi kể trước lớp.
- GV cùng cả lớp bình chọn người có câu chuyện và kể hay nhất, hiểu truyện nhất.
4. Củng cố, dặn dò: (2/)
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị tiết kể chuyện sau. 
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thứ sáu, ngày 11 tháng 10 năm 2019
TOÁN
TIẾT 25. MI- LI- MÉT VUÔNG.
 BẢNG ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH
I.Mục tiêu: 
 - Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của mi- li- mét vuông. Quan hệ giữa mi- li- mét vuông và xăng- ti- mét vuông.
 - Biết tên gọi, kí hiệu, thứ tự, mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích trong bảng đơn vị đo diện tích.
II.Đồ dùng dạy- học
- Hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh dài 1cm
- Kẻ sẵn bảng đơn vị đo diện tích như trong phần b) của SGK( chưa viết chữ và số)
III. Hoạt động dạy- học
1. Kiểm tra bài cũ(5/)
- HS nêu các đơn vị đo diện tích đã học và mối quan hệ giữa chúng
- Hai HS làm vào bảng
- Cả lớp làm vào giấy nháp:
 51dam2 = ... m2 
 2 dam216 m2 =... m2 
 26 dam2 =... hm2
- GV nhận xét.
2. Giới thiệu bài (1/)
GV nờu yờu cầu tiết học
3. Bài mới 
Hoạt động 1: Giới thiệu đơn vị đo diện tích mi- li- mét vuông(6/)
Mục tiờu: -Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của mi- li- mét vuông. Quan hệ giữa mi- li- mét vuông và xăng- ti- mét vuông.
Cỏch tiến hành:
- GV: Để đo những đơn vị diện tích rất bé người ta còn dùng đơn vị mi- li- mét vuông
- GV hướng dẫn HS dựa vào những đơn vị đo diện tích đã học để tự nêu được: “ Mi- li- mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 mm”
- GV: Mi- li- mét vuông được viết tắt: mm2 .
- HS cả lớp đọc: mi- li- mét vuông
- GV cho HS quan sát hình vẽ ( phóng to) biểu diễn hình vuông có cạnh dài 1cm được chia thành các hình vuông nhỏ như trong SGK rồi rút ra nhận xét: Hình vuông 1cm2 gồm 100 hình vuông 1mm2. 
Vì vậy, ta có:
 1cm2 = 100 mm2 
 1mm2 = cm2 
Hoạt động 2: Giới thiệu bảng đơn vị đo diện tích(10/)
Mục tiêu: Biết tên gọi, kí hiệu, thứ tự, mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích trong bảng đơn vị đo diện tích.
Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS hệ thống hoá các đơn vị đo diện tích đã hoạc qua bảng đơn vị đo diện tích sau:
+ Nêu các đơn vị đo diện tích đã học?
 GV giúp HS nêu theo thứ tự từ bé đến lớn.
- GV đưa bảng ra:
Lớn hơn mét vuông
Mét vuông
Bé hơn mét vuông
km2
hm2
dam2
m2
dm2
cm2
mm2
1 km2
=100 hm2
1 hm2
=100 dam2
= km2
1 dam2
=100 m2
=hm2
1 m2
=100 dm2
= dam2
1 dm2
= 100 cm2
= m2
1 cm2
= 100 mm2
= dm2
1 mm2
= cm2
- HS nhận xét; GV chốt lại:
 + Mỗi đơn vị đo diện tích gấp 100 lần đơn vị bé hơn tiếp liền.
 + Mỗi đơn vị đo diện tích bằng đơn vị lớn hơn tiếp liền.
4. Luyện tập(11/)
Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc viết các số đo diện tích, chuyển đổi các đơn vị đo.
Cách tiến hành:
 Bài 1: a) GV viết lên bảng các số đo diện tích - HS đọc; GV nhận xét
 29 mm2 ; 305 mm2 ; 1200 mm2
 b) GV đọc- HS viết vào vở nháp rồi đọc các số đo đó:
 Một trăm sáu mươi tám mi- li- mét vuông ( 168 mm2)
 Hai nghìn ba trăm mười mi- li- mét vuông.(2310 mm2)
Bài 2: a) cột 1. N2
- HS nêu YC bài.
- Thảo luận N2, làm vào vở 
- GV nhận xét, sửa sai
+ GV lưu ý HS dạng bài số đo chứa hai tên đơn vị
Chẳng hạn: 12 m2 9 dm2 = ... dm2 ; Gv hướng dẫn HS như sau:
 12 m2 9 dm2 = 12 m2 + 9 dm2 = 1200 dm2 +9 dm2 = 1209 dm2
 Như vậy, 12 m2 9 dm2 = 1209 dm2
 - Một số HS lên bảng chữa bài; GV nhận xét, sửa sai
5. Củng cố, dặn dò: (2/)
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS ghi nhớ bảng đơn vị đo diện tích.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN
TIẾT 1: ĐỌC TRUYỆN VỀ NHỮNG ANH HÙNG, NHỮNG TẤM GƯƠNG TIÊU BIỂU VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM
I.Mục tiêu:
Giúp học sinh 
- Có hiểu biết về những anh hùng, những tấm gương tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam như Trưng Trắc, Trưng Nhị, Mạc Thị Bưởi
- Có kĩ năng chọn được sách phù hợp với chủ điểm; chia sẻ trong nhóm và đại diện nhóm chia sẽ trước lớp, bình chọn nhóm chia sẽ hay nhất.
- Có thái độ ngoan ngoãn, ý thức tốt trong việc đọc sách và ghi chép vào sổ tay bạn đọc về những đoạn văn hay, ý nghĩa câu chuyện, những nhân vật mà mình yêu thích
II.Đồ dùng dạy học 
- Kệ trưng bày sách và các truyện về những phụ nữ Việt Nam tiêu biểu.
- HS nắm được nội qui sinh hoạt ở thư viện.
- Sổ tay đọc sách
III. Các hoạt động
1. Giới thiệu (1/) 
Gv giớI thiệu tiết đọc sách.
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu về chủ điểm tháng 10 và giới thiệu đầu sách ( 7phút)
Mục tiêu: - Học sinh có hiểu biết về chủ điểm tháng 10: Người Phụ nữ Việt Nam.
- Biết các đầu sách theo chủ điểm và lựa chọn các đầu sách đọc phù hợp. 
Cách tiến hành.
GV: -Tiết đọc sách hôm nay là tiết đọc sách đầu tiên theo chủ điểm tháng 10. các em có biết tháng 10 có ngày kỉ niệm nào không ?
 - HS nêu: Ngày thành lập phụ nữ Việt Nam 20-10
GV: Ngày 20 tháng 10 là ngày thành lập Phụ nữ Việt Nam. Chúng ta đang hướng về kỉ niệm 87 năm ngày thành lập Phụ nữ Việt Nam 20/10/1930 đến 20/10/2017. 
GV: Các em ạ! Trong bài thơ có tựa đề “Mẹ” nhà thơ Nguyễn Bính đã viết:
 “Tôi muốn viết những vần thơ về mẹ
 Để đọc lên cho nước mắt trào rơi

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_5_nam_hoc_2019_2020.doc