Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 34 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Hoa - Trường Tiểu học Thượng Quận

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung câu chuyện và lời nhân vật: lời người kể - đọc nhẹ nhàng, tình cảm; lời cụ Vi- ta- li khi ôn tồn, khi nghiêm khắc, khi xúc động; lời Rê-mi - dịu dàng, đầy cảm xúc. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài.

- Hiểu được nội dung chính của bài : ca ngợi tấm lòng yêu trẻ của cụ Vi- ta - li, lòng khát khao và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê - mi.

- Có ý thức học tập tốt.

II. CHUẨN BỊ

- Tranh minh hoạ bài học trong sách giáo khoa.Hai tập truyện Không gia đình.

- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn hs đọc diễn cảm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

+ Kiểm tra 2 HS đọc bài thơ Sang năm con lên bảy- Trả lời câu hỏi sau bài đọc.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài: dùng tranh

b. Các hoạt động

*HĐ1: Luyện đọc

- Chia bài thành 3 đoạn:

Đoạn 1: từ đầu đến Không phải ngày một ngày hai mà học được.

Đoạn 2: tiếp theo đến Con chó có lẽ hiểu nên đắc chí vẫy vẫy cái đuôi.

Đoạn 3: Còn lại

- GV đọc diễn cảm bài văn

*HĐ2: Tìm hiểu bài

 

doc20 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 191 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 34 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Hoa - Trường Tiểu học Thượng Quận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
 b. Các hoạt động:
* HĐ 1: Quan sát và thảo luận.
- GV đưa ra một số biển báo giao thông và hướng dẫn học sinh đọc , nhận biết các biển báo giao thông đó.
- HS thảo luận nhóm 4.
+ Nêu ý nghĩa của biển báo?
+ Mô tả từng biển báoGT?
- Đại diện báo cáo 
- Nhóm khác NX,bổ sung.
- GV kết luận về ý nghĩa, tác dụng của việc sử dụng các biển báo GT trong quá trình tham gia GT.
* HĐ 2:Thảo luận nhóm xử lí tình huống.
- GV nêu một số tình huống.
- HS thảo luận để giải quyết các tình huống đó.
- Đại diện báo cáo.
- HS, GV nhận xét, bổ sung.
* HĐ 3: Liên hệ thực tế.
- HS liên hệ thực tế về tình trạng tham gia GT ở địa phương.
- GV cho HS tự liên hệ thực tế bản thân về việc tham gia giao thông của mình.
- GV chốt kiến thức và nhắc HS tham gia GT đúng quy định và AT.
3. Củng cố dặn dò.
- Gv tóm tắt ý chính của bài. Đánh giá nhận xét giờ học. 
- Dặn HS chuẩn bị giờ sau.
Tiết 3: LUYỆN VIẾT 
những cánh buồm
I. Mục đích yêu cầu
- Nghe-vieỏt ủuựng baứi những cánh buồm; vieỏt đúng hai khổ thơ đầu.
- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả, đúng tốc độ, trình bày đúng, đẹp bài viết. 
- Giáo dục HS ý thức giữ gìn VSCĐ.
II. Chuẩn bị 
- Bảng phụ viết bài mẫu.
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng viết những tên riêng trong đoạn thơ Cửa gió Tùng Chinh.
- GV nhận xét.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài 
b. Các hoạt động
*HĐ1: Hướng dẫn HS viết chính tả.
- GV đọc toàn bài.
- GV cho HS nhận xét chính tả:
+ HS: Trong bài có chữ nào cần viết hoa? Vì sao? 
+ HS: Nêu nội dung bài viết? 
- GV HD luyện viết chữ khó:
+ HS nêu một số tiếng khó trong bài: tày đình, hiểm trở, lồ lộ, và các tên riêng.
+ HS: phân tích cách viết. 
- GV đọc cho HS viết bài.
- Đọc lại cho HS soát lỗi, HS đổi vở kiểm tra chéo.
- GV chấm 5 - 7 bài, nhận xét. 
3. Củng cố, dặn dò
- HS nêu nội dung bài học, liên hệ.
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà luyện viết lại những chữ khó.
- Chuẩn bị bài sau: Ai là thuỷ tổ loài người?
	 Ngày soạn 26.4.2017. 
	 Ngày dạy: Thứ ba ngày 02 tháng 5 năm 2017 
Buổi sáng:
Tiết 1: Luyện từ và câu
Ôn tập về câu đơn và câu ghép 
I. Mục đích yêu cầu
- HS tiếp tục luyện tập xác định câu đơn và câu ghép và biết phân tích cấu tạo của từng loại câu.
- Rèn xác định và sử dụng câu đơn và câu ghép.
- Có ý thức dùng đúng câu .
II. chuẩn bị
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ
-Thế nào là một câu ghép ? Lấy ví dụ ?
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. HD HS làm bài tập
Bài 1 : - Bảng phụ nghi nội dung bài Tiếng rao đờm. Em hãy xác định câu đơn, câu ghép trong bài đọc : Tiếng rao đêm. ( TV 5 - T II )
Bài 2 : 
Em hãy xác định các quan hệ từ được sử dụng trong các câu ghép trên và phân tích cấu tạo của từng loại câu.
Bài 3 : 
Em hãy đặt 3 câu ghép trong đó có sử dụng các quan hệ từ và cặp quan hệ từ và hai câu đơn. GV chấm 1 số bài.
HD chữa bài, nhận xét.
Bài 4:
Từng dòng sau đã thành câu chưa, vì sao?
a, Cây của ta về mặt màu vẻ và hình thể
b, Những kiến trúc sư XD lâu đài, nhà cửa trên đất nược ta
- Những bông hoa đỏ ngáy nào nay đã trở thành
HS đọc thầm lại bài, thảo luận và làm vào nháp.
Một số HS lên làm vào bảng lớp.
Nhận xét chữa bài.
Làm tương tự như bài 1.
HS làm vào vở.
1 số HS đọc bài làm. Cả lớp cùng GV nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học. ễn tập cõu đơn và cõu nghộp.
Tiết 2: Chính tả ( Nghe-viết)
 Sang năm con lên bảy
I. Mục đích yêu cầu
- Nhớ-viết đúng chính tả 2 khổ thơ cuối bài Sang năm con lên bảy. Tiếp tục luyện viết hoa đúng tên các đơn vị, cơ quan, tổ chức.
-Nhớ-viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài thơ 5 tiếng.
- Tìm đúng tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn và viết hoa đúng các tên riêng đó (BT2); viết được một tên cơ quan, xí nghiệp, công ti, ở địa phương (BT3).
- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả, đúng tốc độ, trình bày đúng, đẹp bài viết. 
- Giáo dục HS ý thức giữ gìn VSCĐ.
II. chuẩn bị
- Bảng phụ viết ghi nhớ về cách viết hoa tên các đơn vị, cơ quan, tổ chức.
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ
- GV đọc, HS viết : Uỷ ban Nhân quyền Liên hợp quốc, Tổ chức Nhi đồng liên hợp quốc, Tổ chức Lao động quốc tế, Liên minh Quốc tế Cứu trợ trẻ em.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài 
b. Các hoạt động
*HĐ1: Hướng dẫn HS viết chính tả.
- Yêu cầu hs đọc thuộc lòng 2 khổ thơ cuối bài.
- GV cho HS nhận xét chính tả:
+ HS: Trong bài có chữ nào cần viết hoa? Vì sao? 
+ HS: Nêu nội dung bài viết. 
+ Thế giới tuổi thơ thay đổi như thế nào khi ta lớn lên?
+ Từ giã tuổi thơ, con người tìm thấy hạnh phúc ở đâu?
- GV HD luyện viết chữ khó:
+ HS nêu một số từ khó trong bài: lớn khôn, ngày xưa, giành lấy,...
+ H: phân tích cách viết. 
- GV cho HS tự viết bài.
- Đọc lại cho HS soát lỗi, HS đổi vở kiểm tra chéo.
- GV chấm 5 - 7 bài, nhận xét. 
*HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2/155: - 1HS đọc yêu cầu của bài, HS phân tích yêu cầu của bài.
- GV nhắc HS thực hiện lần lượt hai yêu cầu.
- Cả lớp làm bài cá nhân - viết lại tên các cơ quan tổ chức.
- GV nhận xét, sau đó cho treo bảng phụ đã kẻ bảng, yêu cầu điền tên các cơ quan tổ chức (viết đúng chính tả). 
Bài 3/155: - 1HS đọc yêu cầu của bài, HS phân tích yêu cầu của bài.
- GV nêu mẫu: Công ti Giày da Phú Xuân.
- Tổ chức HS làm bài vào giấy nháp, thi viết nhanh tên các cơ quan, tổ chức ở địa phương
- GV nhận xét, đều chỉnh, sửa chữa.
- GV chấm bài làm của 1 số HS, nhận xét chung trước cả lớp
- HS nêu qui tắc viết hoa tên các cơ quan, đơn vị, tổ chức, HS nhắc lại.
3. Củng cố, dặn dò
- Cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức giống cách viết hoa các nhóm danh từ nào?
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà luyện viết lại những chữ khó.
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập.
Tiết 3: Toán
Tiết 167: luyện tập
I. Mục đích yêu cầu
- Ôn tập củng cố kiến thức giải toán có nội dung hình học.
- Rèn kĩ năng giải toán có nội dung hình học cẩn thận, chính xác.
- Biết giải bài toán có nội dung hình học. Bài 1,Bài 3 (a,b)
- Giáo dục ý thức vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào thực tế.
II. Chuẩn bị 
- VBT
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới:a. Giới thiệu bài 
b. Các hoạt động
*HĐ1: Ôn tập 
- GV hỏi HS trả lời để hệ thống lại kiến thức về cách tính chu vi, diện tích các hình đã học.
- HS cho VD.
*HĐ2: Luyện tập
Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Nêu các bước giải: Tính chiều rộng-> Tính DT nền nhà->Tính diện tích viên gạch->Tính số viên gạch->Tính số tiền mua gạch.
- Yêu cầu HS cả lớp làm bài cá nhân vào vở rồi chữa bài.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài. 
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
- Củng cố cách tính diện tích hình vuông và hình chữ nhật.
Bài 2: - HS nêu tóm tắt bài toán rồi tự giải và chữa bài.
- GV có thể gợi ý để HS biết cách tính chiều cao hình hộp chữ nhật khi biết thể tích và diện tích đáy của nó (chiều cao bằng thể tích chia cho diện tích đáy).
- Củng cố cách tính chiều cao hình hộp chữ nhật khi biết thể tích và diện tích đáy của nó.
Bài 3: HS: - GV hướng dẫn tương tự.
- HS có thể tính diện tích toàn phần của khối nhựa và khối gỗ, rồi so sánh diện tích toàn phần của 2 khối đó.
- HS nhận xét:"Cạnh hình lập phương gấp lên 2 lần thì diện tích toàn phần của hình lập phương gấp lên 4 lần".
- Củng cố giải toán liên quan đến diện tích toàn phần HLP.
3. Củng cố, dặn dò
- GV cùng HS hệ thống kiến thức bài.
- GV nhận xét, đánh giá giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết học sau: Tiết 16
 Ngày soạn: 26.4.2017
 Ngày dạy: Thứ tư ngày 03 tháng 5 năm 2017
Sỏng: 
Tiết 1: Tập đọC
 Nếu trái đất thiếu trẻ con
I. mục đích yêu cầu 
- Đọc diễn cảm bài thơ, nhấn giọng được ở những chi tiết, hình ảnh thể hiện tâm hồn ngộ nghĩnh
của trẻ thơ.
 - Hiểu ý nghĩa: Tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với trẻ em (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
- GDHS có ý thức trách nhiệm với bản thân.
II. Chuẩn bị
- Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
- Bảng phụ viết sẵn câu cần HD luyện đọc diễn cảm. 
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ
- HS đọc bài Lớp học trên đường và trả lời câu hỏi/SGK.
- GV nhận xét.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: SD tranh minh hoạ.
b. Các hoạt động
*HĐ1: Luyện đọc 
- Y/c 1 em học đọc bài.
- Mời từng tốp 4 em nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài thơ.
- GV hướng dẫn HS đọc đúng, phát âm đúng một số từ ngữ khó, hướng dẫn đọc đúng câu hỏi, nghỉ hơi dài, kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ khó trong bài.
- Tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc mẫu toàn bài.
*HĐ2:Tìm hiểu bài 
- Y/c HS đọc thầm, đọc lướt bài và trả lời câu hỏi.
+ Câu 1, 3.
+ Câu 2, 4.
+ Nêu nội dung của bài? Tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với trẻ em (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3). 
- GV kết luận, nhận xét và tổng kết từng câu.
*HĐ3: Luyện đọc diễn cảm 
- GV mời 3 em đọc nối tiếp toàn bài .
- GV hướng dẫn cách đọc diễn cảm khổ thơ 2.
- Từng tốp 3 HS thi đọc diễn cảm khổ thơ 2.
- GV và HS cùng nhận xét đánh giá và bình chọn bạn đọc hay.
- HS học thuộc bài.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nêu nội dung bài; Liên hệ.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết học sau: Ôn tập.
Tiết 2: kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I. mục đích yêu cầu: 
- Kể được một câu chuyện về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi hoặc kể được câu chuyện một lần em cùng các bạn tham gia công tác xã hội.
- Biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện 
- XD ước mơ và mục đích phấn đấu vươn lên.
II. chuẩn bị: : 
- Tranh, ảnh nói về thiếu nhi phát biểu ý kiến trao đổi, tranh luận để bày tỏ quan điểm.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: - GV y/c HS kể lại câu chuyện em đã nghe, đã đọc về việc gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc giáo dục trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội.
- HS khác nhận xét. 
- GV NX, đánh giá.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: 
- Nêu MĐ,YC của giờ học.
 b. Các hoạt động:
* HĐ1: GV hướng dẫn HS kể chuyện.
- GV gợi hỏi HS về trao đổi, tranh luận, bày tỏ ý kiến về một vấn đề chung (liên quan đến gia đình, nhà trường, cộng đồng, đất nước). 
 +Trẻ em có quyền bày tỏ các quan điểm của mình - điều 13 của Công ước về quyền trẻ em khẳng định quyền đó. 
- Hướng dẫn hs hiểu yêu cầu đề bài.
- Giúp hs tìm chuyện và lập dàn ý.
* HĐ2: Thực hành kể chuyện trong nhóm.
* HĐ3: Thực hành kể trước lớp.
- GVNX đánh giá và cho ddiemr HS kể tốt.
- 1 HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS phân tích đề bài.
- HS đọc lần lượt gợi ý 1, 2.
- HS suy nghĩ, tự chọn câu chuyện cho mình, phát biểu ý kiến, nói tên câu chuyện chọn kể.
- HS đọc gợi ý 3. HS lập dàn ý.
- HS làm việc theo nhóm và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Đại diện nhóm kể trước lớp và nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Lớp NX, bình chọn người kể hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
- GVnhận xét tiết học.Yêu cầu hs về nhà kể lại cho người thân nghe và chuẩn bị cho tiết sau.
- Chuẩn bị ôn tập, thi cuối năm học.
Tiết 3 Toán
 Tiết 168: Ôn tập về biểu đồ
I. Mục đích yêu cầu 
- Biết đọc số liệu trên biêủ đồ, bổ sung tư liệu trong một bảng thống kê số liệu.
- Rèn kĩ năng đọc, xử lí các số liệu trên biểu đồ.Bài 1,2,3
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
II. Chuẩn bị 
- Hình vẽ minh hoạ BT.
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới:a. Giới thiệu bài 
b. Các hoạt động
*HĐ1: Ôn tập:
- HS nêu cách tính chu vi, diện tích các hình đã học.
- HS nhắc lại.
- HS lấy VD.
*HĐ2: Thực hành
Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- GV minh hoạ hình vẽ trên bảng.
- Tổ chức cho HS làm bài và báo cáo kết quả.
- Củng cố về đọc, xử lí các số liệu trên biểu đồ.
Bài 2: - Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Tiến hành tương tự. 
 - HS bổ sung số liệu và vẽ bổ sung biểu đồ hình cột.
Bài 3: - Hướng dẫn HS tương tự bài 2.
- HS dựa vào biểu đồ hình quạt để giải bài toán liên quan đến biểu đồ hình 
quạt.
3. Củng cố, dặn dò
- GV cùng HS hệ thống kiến thức bài.
- GV nhận xét, đánh giá giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết học sau: Tiết 169.
Ngày soạn: 27.4.2017
 Ngày dạy: Thứ năm ngày 04 tháng 5 năm 2017
Buổi sáng:
Tiết 1: tập làm văn
 Trả bài văn tả cảnh.
I. Mục đích yêu cầu:
- Nhận biết và sửa được lỗi trong bài văn.
- Viết lại được một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.
- Có ý thức tự đánh giá những thành công và hạn chế trong bài viết của mình. Biết sửa bài; viết lại một đoạn trong bài cho hay hơn.
II. chuẩn bị: 
- Vở BTTV.Bảng phụ ghi một số lỗi điển hình cần chữa chung trước lớp . 
III.các Hoạt động dạy học: 
1.Kiểm tra bài cũ : 
- HS trình bày dàn ý 1 bài văn tả cảnh GV chấm .
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - Nêu MĐ,YC của giờ học.
 b. Các hoạt động:
* HĐ1:Nhận xét kết quả bài viết của HS.
- GV viết lên bảng lớp 4 đề bài của tuần 32
a. Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp.
- Ưu điểm:
 +Xác định đúng đề bài.
 +Bố cục đủ 3 phần, trình tự miêu tả hợp lí
 +ý đủ, mới ,có sự q/s riêng như bạn:
 +Nhiều bạn diễn đạt mạch lạc, trong sáng
- Những thiếu sót, hạn chế:
 +Một số bạn bố cục chưa rõ ràng.
 +Một số bạn diễn đạt câu văn chưa có hình ảnh, bài viết còn mang tính liệt kê.
 +Một số bạn diễn đạt chưa mạch lạc. 
b/GV thông báo số điểm cụ thể.
* HĐ2 :Hướng dẫn HS chữa bài.
- GV trả bài
a/ HD HS chữa lỗi chung.
- GV chỉ các lỗi cần chữa trên bảng phụ
- GV n/x
b/ HD HS chữa lỗi trong bài.
- HS đọc lời n/x, chỗ chỉ lỗi trong bài của GV, viết VBT các lỗi trong bài làm theo từng loại lỗi, sửa lỗi, đổi bài KT
c/ HD HS học tập những đoạn văn hay, bài văn hay.
- GV đọc những đoạn văn, bài văn hay có sự sáng tạo
d/ HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
- Y/c Mỗi HS chọ 1 đoạn văn viết chưa đạt, viết lại cho hay hơn.
1 HS đọc đề, phân tích đề.
 .
HS lắng nghe.
- 2 HS nối tiếp đọc các nhiệm vụ 2,3,4 của tiết Trả bài văn tả cảnh.
- Một số HS lên chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên giấy nháp. Trao đổi về bài chữa
- HS đọc lại bài cùng lời NX của GV để tìm lỗi và chữa lỗi vào vở.
- HS trao đổi tìm ra cái hay của đoạn văn ...
- HS nối tiếp đọc lại đoạn văn mình vừa viết
 3. Củng cố, dặn dò:
- GV n/x tiết học, Y/c HS nào viết chưa đạt tiếp tục h/thành.
Tiết 2 khoa học 
Một số biện pháp bảo vệ môi trường
I. Mục đích yêu cầu
- Xác định những biện pháp nhằm bảo vệ môi trường ở các mức độ khác nhau: Quốc gia, cộng đồng, gia đình.
- Trình bày được các biện pháp bảo vệ môi trường. 
- Kĩ năng tự nhận thức về vai trò của bản thân, mỗi người trong việc BVMT; Đảm nhận trách nhiệm với bản thân và tuyên truyền tới người thân, cộng đồng 
có những hành vi ứng xử phù hợp với MT đất, rừng, không khí và nước.
- Tỏ thái độ gương mẫu thực hiện tốt nếp sống văn minh, đảm bảo vệ sinh môi trường.
II. Chuẩn bị 
- Thông tin và hình trang 140, 141/ SGK.
III. các Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Con người đã làm gì ảnh hưởng xấu đến môi trường nước và không khí? Nêu tác hại của việc không khí và nước bị ô nhiễm?
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
* HĐ 1: Quan sát và thảo luận 
- Sử dụng thông tin và hình trang 140, 141/ SGK.
- Hướng dẫn HS hoạt động cá nhân dựa vào những hình SGK để trả lời câu hỏi trang 140.
+ Nội dung các phần chú thích vừa ghép vào tranh thể hiện điều gì? 
+ Những biện pháp vừa nêu trên là cùng một cấp độ thực hiện hay ở các cấp độ khác nhau?
+ Ngoài những nguyên nhân các em đã nêu, dựa vào tranh minh hoạ theo em còn có nguyên nhân nào khác?
- Tổ chức cho HS phát biểu.
- GV chốt kiến thức: Bảo vệ môi trường không phải là việc riêng của từng quốc gia nào, một tổ chức nào. Đó là nhiệm vụ chung của mọi người trên thế giới. Mỗi chúng ta tuỳ lứa tuổi, công việc và nơi sống đều có thể góp phần bảo vệ môi trường (MT biển): ngăn chặn, làm giảm tới mức thấp nhất các HĐ gây ô nhiễm MT nước, không khí, SD hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên. 
 * HĐ 2: Thảo luận.
- Hướng dẫn lớp hoạt động nhóm đôi.
- Thảo luận nhóm tìm cách sắp xếp các biện pháp bảo vệ môi trường vào các cấp độ khác nhau.
- GV chốt kiến thức.
- Nêu nội dung Bạn cần biết SGK, trang 141.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Liên hệ thực tế.
- GV dặn HS chuẩn bị bài sau: Ôn tập.
Tiết 3 Toán 
Tiết 169: Luyện tập chung
i. mục đích yêu cầu: 	
- Biết thực hiện phép cộng, trừ; biết vận dụng để tính giá trị của biểu thức số, tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải bài toán về chuyển động cùng chiều
- Rèn kĩ năng thực hiện phép cộng, trừ, tính giá trị của biểu thức số, tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải bài toán về chuyển động cùng chiều.Bài 1,2,3
- Giáo dục tính cẩn thận chính xác khi vận dụng.
II. Chuẩn bị: 
- VBT
III. các Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu cách tìm thành phần chưa biết; công thức tính V, S, t
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: - Nêu MĐ,YC của giờ học.
b.GV tổ chức hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa bài :
Bài 1: Củng cố về thứ tự thực hiện các phép tính trong 1 số dạng biểu thức có chứa phép cộng, phép trừ.
Bài 2: GV hướng dẫn tương tự bài 1.
- Củng cố cho HS kiến thức về tìm thành phần chưa biết.
Bài 3: GV cho học sinh đọc đề, nêu cách làm và làm.
- Củng cố giải toán về diện tích hình thang.
Bài 4:
- Củng cố giải toán về toán chuyển động cùng chiều( Tìm thời gian để đuổi kịp nhau)
Bài 5: GV yêu cầu HS làm bài và chữa bài tại lớp
- Củng cố tìm x liên quan đến phân số bằng nhau.
- HS tự làm rồi chữa bài.
- HS tự làm rồi chữa bài.
- HS nêu tóm tắt bài toán rồi giải và chữa bài.
- HS nêu tóm tắt bài toán rồi làm bài và chữa bài
- HS làm bài và chữa bài tại lớp
 = hay = 
tức là = Vậy x= 20
3. Củng cố dặn dò:
- Củng cố cho HS về phép cộng, trừ; biết vận dụng để tính giá trị của biểu thức số, tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải bài toán về chuyển động cùng chiều.
Buổi chiều:	 
Tiết 1 Luyện từ và câu 
Ôn tập về dấu câu (Dấu gạch ngang)
I. Mục đích yêu cầu
- Lập được bảng tổng kết về tác dụng của dấu gạch ngang BT1.
- Tìm được các dấu gạch ngang và nêu tác dụng của chúng.
- Có ý thức dùng đúng dấu gạch ngang.
II . chuẩn bị
- Bảng phụ ghi ND cần ghi nhớ về 2 tác dụng của dấu gạch ngang.
III . các Hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ
- Nêu lại t/d của dấu gạch ngang em đã được học ở lớp 4.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
HĐ1:Hướng dẫn HS làm bài tập. 
Bài 1: GV treo bảng phụ có ghi ND cần nhớ về dấu gạch ngang
- GV nhắc HS chú ý xếp câu có dấu gạch ngang vào ô thích hợp sao cho nói đúng tác dụng của dấu gạch ngang trong câu đó.
- GV n/x chốt lời giải đúng( SGV tr 279)
 Bài 2: GV nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của BT:
 +Tìm dấu gạch ngang trong mẩu chuyện Cái bếp lò.
 + Nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong từng trường hợp.
- GV y/c HS xác định t/d của dấu gạch ngang dùng trong từng trường hợp bằng cách đánh số thứ tự 1,2,3.
- GV n/x chốt lời giải đúng ( SGV tr280).
1 HS đọc y/c, ND BT1,xác định y/c của bài 
1 HS đọc lại ND đó
HS suy nghĩ làm BT1, phát biểu, n/x.
 HS đọc ND BT2
 Cả lớp đọc thầm mẩu chuyện Cái bếp lò suy nghĩ làm BT, chữa bài, n/x.
3. Củng cố ,dặn dò
- GV n/xtiết học.Y/c HS ghi nhớ tác dụng của dấu gạch ngang để dùng đúng dấu câu này khi viết bài.
Tiết 2:
Tiếng Việt *
Ôn tập về dấu câu( Dấu gạch ngang )
I. Mục đích yêu cầu
- HS được củng cố nội dung kiến thức, kĩ năng về dấu câu (dấu gạch ngang).
- HS biết đặt câu, sửa đoạn văn ngắn có dùng dấu gạch ngang cho đúng.
- HS tích cực học tập .
II . chuẩn bị
- VBT
iII. các Hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra
- Sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới:a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
Hoạt động 1: Ôn lại lí thuyết 
- HS nêu lại tác dụng của dấu gạch ngang?
- GV cùng HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: GV cho HS mở VBT phần này ra làm.
- HS làm bài cá nhân.
- GV cùng cả lớp hoàn thiện bài tập.
Bài 2: Đặt 3 câu có dùng dấu gạch ngang (1 câu mở đầu cuộc đối thoại, 1 câu đánh dấu phần chú thích trong câu, 1 câu đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê)
Bài 3: Tìm dấu gạch ngang trong đoạn hội thoại sau:
Thấy thày giáo vào lớp, lớp trưởng hô:
- Cả lớp đứng dậy chào thầy - giọng đanh gọn
- Chúng em chào thầy ạ!
- Thầy chào các em...
- Trực nhật làm những công việc sau:
- quét nh

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_34_nam_hoc_2016_2017_pha.doc
Giáo án liên quan