Giáo án Tổng hợp khối 5 - Trường TH Vạn Khánh 1

I/ Muc tiêu:

- Biết đoc, viết phân số; biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số.

- BT cần làm: 1,2,3,4/ 4 SGK.

- HSK-G làm mẫu , giúp bạn trong nhóm .

- HSY: Thảo luận nhóm cùng bạn và nhắc lại câu trả lời .

II/ Đồ dùng dạy học:

GV:4 tấm bìa như SGK/3.

HS: Bảng con.

III/ Các hoạt động dạyhọc :

1/ Bài cũ: (3’)

- Kiểm tra dụng cụ học tập của HS

-GV nhận xét.

2/ Bài mới: Giới thiệu – ghi đề.

 

doc30 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 716 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp khối 5 - Trường TH Vạn Khánh 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g anh Lí Tự Trọng. Yêu nước, hiên ngang , bất khuất trước kẻ thù . 
- HSK-G : kể được câu chuyện một cách sinh động, nêu đúng ý nghĩa câu chuyện. 
 - HSY : GV giúp đỡ các em , cung cấp vốn từ , dùng câu hỏi gợi ý . 
* NDĐC : Kể từng đoạn và kể nối tiếp. 
II/ ĐDDH:
GV: Các hình ảnh minh hoạ trong SGK.
 Bảng phụ viết sẵn lời thuyết minh cho 6 tranh. 
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ: (3’) 
- Kiểm tra sách vở HS.
2/ Bài mới: Giới thiệu – ghi đề.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: GV kể chuyện (12’)
- GV kể lần1 giọng kể chậm kết hợp ghi tên nhân vật, tên các đôi Tây, mật thám,lên bảng và kết hợp giải nghĩa từ khó.
- GV kể lần2, vừa kể vừa chỉ từng tranh cho HS quan sát.
- GV kể lần 3 : Chuyển giọng và nhấn giọng những từ ngữ đặt biệt : hồi hộp, nhanh trí, bình tĩnh,của anh Lý Tự Trọng.
- HS lắng nghe . 
- HS lắng nghe +quan sát các hình ảnh minh hoạ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể chuyện(22’)
-GV hướng dẫn HS kể chuyện , trao đổi ý nghĩa câu chuyện như hướng dẫn SGV/48 . GV giúp HSY thêm bằng cách dùng câu hỏi gợi ý , cung cấp vốn từ . 
* Lưu ý: Nhắc HS kể đúng cốt truyện, không lặp lại nguyên văn lời của thầy, cô.
- Yêu cầu cả lớp bình chọn người kể hay nhất . 
* Kính yêu anh Lí Tự Trọng . Yêu nước , hiên ngang , bất khuất trước kẻ thù . 
3/Hoạt động cuối(3’) Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học. Cả lớp bình chọn người kể chuyện hay nhất. Hiểu ý nghĩacâu chuyện hay nhất trong tiết học này.
- Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện trên cho người thân nghe, chuẩn bị nội dung cho tiết kể chyện tuần tới ( kể lại 1 câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc ca ngợi anh hùng, danh nhân nước ta.
- HS làm việc theo hướng dẫn của GV. 
- HS thi kể chuyện trước lớp . 
- HSK-G kể được câu chuyện một cách sinh động, nêu đúng ý nghĩa câu chuyện. 
- Lớp bình chọn người kể hay nhất . 
- HS lắng nghe . 
IV/ Rút kinh nghiệm tiết dạy:
 Thứ bảy ngày 06 tháng 9 năm 2014
 Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA (Tiết 2)
I/ Muc tiêu: 
- Tìm được nhiều từ đồng nghĩa chỉ màu sắc (3 trong số 4 màu nêu ở BT1) và đặt câu với 1 từ ở BT1( BT2).
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài học.
- Chọn từ thích hợp để hoàn chỉnh bài văn BT3.
- HSK-G : đặt được với 2,3 từ tìm được ở BT1.
- HSY : GV giúp HS đặt câu đúng ngữ pháp (BT2 ) 
II/ Đồ dùng dạy học:
GV: - Bút dạ + những tờ phiếu photocopi phóng to nội dung các bài tập 1, 3
GV-HS:Từ điển học sinh hoặc một vài trang từ điển được phô-tô
III/ Các hoạt động dạy học :
1/ Bài cũ: (3’) - Thế nào là từ đồng nghĩa ? Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn ? Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn?
- 1 HS làm lại bài tập 2 (hoặc 3) phần Luyện tập (tiết Luyện từ và câu trước)
2/ Bài mới: 
- Giới thiệu – ghi đề.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập. (32’)
Bài tập 1,2: Tìm các từ đồng nghĩa.Đặt câu với từ vừa tìm được.
- Chia lớp làm 4 nhóm.
- GV phát phiếu, bút dạ và một vài trang từ điển (nếu có) cho các nhóm làm việc. GV giúp HSY đặt câu đúng ngữ pháp ở bài 2 .
- Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm thi đua xem nhóm nào tìm được đúng, nhiều từ.
- GV treo bảng phụ đã viết sẵn các từ đồng nghĩa.
* Lưu ý : HS tìm được càng nhiều từ đồng nghĩa càng tốt, song không bắt buộc các em phải tìm được nhiều như SGV. 
Bài 3 :Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn.
- GV cho HS trao đổi nhóm trên phiếu học. Gạch những từ sai, giữ lại từ đúng.
- GV và cả lớp nhận xét. Kết luận như SGV/59 
3/ Hoạt động cuối: (3’)Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.Yêu cầu HS về nhà làm lại vào vở : BT3 để nhớ lại cách lựa chọn các từ đồng nghĩa trong đoạn văn. Chuẩn bị : Mở rộng vốn từ : Tổ Quốc( Soạn bài 1,2,3 . HSK-G soạn thêm bài 4) 
-2 HS tiếp nối nhau đọc toàn văn yêu. cầu của các bài tập 1. Cả lớp đọc thầm lại.
- HS làm việc theo nhóm. Đại diện mỗi nhóm dán kết quả làm bài trên lớp, trình bày kết quả làm việc 
- 1 HS nhìn bảng phụ đọc.
- HS lắng nghe . 
- HS đọc toàn văn yêu cầu. Cả lớp đọc thầm lại.
- Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả làm bài.1, 2 HS đọc lại bài làm có lời giải đúng.Cả lớp sửa lại bài trong SGK theo lời giải đúng.
- HS lắng nghe . 
IV/ Rút kinh nghiệm tiết dạy:
 Toán: ÔN TẬP: SO SÁNH HAI PHÂN SỐ (TT) (Tiết 4)
I/ Muc tiêu:
- Biết so sánh phân số với đơn vị, so sánh hai phân số có cùng tử số.
- BT cần làm: 1,2,3/7 SGK.
- HSK-G : làm BT 4/7 SGK.
- HSY: GV rèn kĩ năng ở bài 2, HS nắm được dạng bài. 
II/ Đồ dùng dạy học:
III/ Các hoạt động dạy học :
1/ Bài cũ: (3’) 
- Muốn so sánh hai phân khác mẫu số ta thực hiện như thế nào?
- GV viết lên bảng 2 phân số, yêu cầu HS so sánh.
- GV nhận xét.
2/ Bài mới: 
- Giới thiệu – ghi đề.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập(32’)
Bài 1/7: So sánh phân số với 1.
-Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
-GV yêu cầu HS so sánh và giải thích .
-Từ đó GV yêu cầu HS trả lời: Thế nào là phân số lớn hơn 1; bé hơn 1; bằng 1.
* Lưu ý : cách so sánh phân số với 1.
Bài 2/7: So sánh hai phân số.
- GV có thể tiến hành tương tự bài tập 1.
-Từ đó, GV yêu cầu HS nêu cách so sánh hai phân số có cùng tử số.
* Lưu ý: cách so sánh hai phân số có cùng tử số.
Bài 3/7:Chọn phân số lớn
-Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
-GV hướng dẫn HS so sánh hai phân số với 1. Sau đó nhận xét xem phân số nào lớn hơn.
Bài 4/7: Giải toán có lời văn.
-Gọi 1 HS đọc đề bài.
-GV hướng dẫn HSK-G làm bài vào vở.
-Gọi 1 HS làm bài trên bảng.
-GV chấm, sửa bài.
3/ Hoạt động cuối: (3’)Củng cố dặn dò: 
- Muốn so sánh hai phân số có cùng tử số, ta thực hiện như thế nào?
-Thế nào là phân số bằng 1, lớn hơn 1, bé hơn 1. -GV nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài sau: Phân số thập phân (Tìm hiểu xem phân số thập phân là gì ? cho VD? Và soạn bài tập ở SGK) 
-1 HS nêu yêu cầu bài tập.
-HS làm miệng.
-HS trả lời.
-HS phát biểu.
-1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Lớp lắng nghe . 
-HS làmbài vào vở.
-1 HS đọc đề bài.
-HS làm bài vào vở.
-1 HS làm bài trên bảng.
- HS lắng nghe. 
- Vài HS nhắc lại. 
IV/ Rút kinh nghiệm tiết dạy:
 Thứ hai ngày 08 tháng 9 năm 2014
 Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH (Tiết 2)
I/ Muc tiêu:
 - Nêu được nhưng nhận xét về cách miêu tả cảnh vật trong bài Buổi sớm trên cánh đồng( BT1).
- Lập được dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày ( BT2). 
* Yêu thiên nhiên , đất nước . Bảo vệ thiên nhiên . 
- HSY: Được GV giúp đỡ thêm ở bài 2. 
II/ Đồ dùng dạy học:
GV: Tranh, ảnh quang cảnh của một số vườn cây, công viên, cánh đồng, đường phố, nương rẫy (nếu có).
-Những ghi chép kết quả quan sát cảnh một buổi trong ngày (theo yêu cầu của bài tập )
HS: Bút dạ , 2 –3 tờ giấy khổ to để 1 số HS viết dàn ý.
III/ Các hoạt động dạy học :
1/ Bài cũ: (3’) 
- 1 HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ trong tiết Tập làm văn trước (Cấu tạo của bài văn tả cảnh).
2/ Bài mới: Giới thiệu – ghi đề.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập(32’)
Bài tập 1: Đọc bài văn và nêu nhận xét.
- GV cho HS trao đổi nhóm.
- GV có thể giao cho mỗi nhóm thực hiện chỉ 1 phần yêu cầu của bài.
- GV nhấn mạnh về nghệ thuật quan sát và chọn lọc chi tiết tả cảnh rất đặc sắc.
- Nhận xét chốt ý.
* Lưu ý: Cách quan sát trong bài văn tả cảnh. Khi quan sát cần có sự chọn lọc chi tiết.
Bài tập 2: Lập dàn ý bài văn tả cảnh.
- GV giới thiệu một vài ảnh minh hoạ cảnh vườn cây, công viên, nương rẫy(nếu có), kiểm tra những ghi chép kết quả quan sát (bài làm ở nhà) của từng HS.
- Cả lớp và GV tính điểm, đánh giá cao những quan sát chính xác, cách diễn đạt có cái riêng, độc đáo, cách trình bày kết quả quan sát rõ ràng, gây ấn tượng.
* Khắc sâu : Cách lập dàn ý bài văn tả cảnh. (có đủ 3 phần , chọn lọc chi tiết và sắp xếp các chi tiết 1 cách hợp lí ) 
* Yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường . 
3/ Hoạt động cuối (3’)Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh kết qủa quan sát, viết lại vào vở, lập dàn ý tả một cảnh em đã chọn, đã quan sát, chuẩn bị cho tiết Tập làm văn tới.
- 1 HS đọc thành tiếng toàn văn yêu cầu bài.1. Cả lớp đọc thầm lại và làm việc theo nhóm Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc. 
- Cả lớp lắng nghe . 
- HS quan sát . 
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở.
-1HS đoc bài tham khảo Buổi sớm trên cánh đồng – một mẫu về nghệ thuật quan sát của tác giả Lưu Quang Vũ.
- HS tiếp nối nhau trình bày những gì đã thấy khi quan sát cảnh một buổi trong ngày.
- Lớp lắng nghe . 
- HS lắng nghe . 
IV/ Rút kinh nghiệm tiết dạy:
 Toán: PHÂN SỐ THẬP PHÂN (Tiết 5)
I/ Muc tiêu
- Biết đọc, viết phân số thập phân. Biết rằng có một số phân số có thể viết thành phân số thập phân và biết cách chuyển phân số đó thành phân số thập phân.
- BT cần làm: 1,2,3,4(a,c)/8 SGK.
- HS K-G : làm BT 4(b,d)/8 SGK.
- HSY: Được GV giúp đỡ thêm ở bài 2. 
II/ Đồ dùng dạy học:
III/ Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
1/ Bài cũ: (3’) 
- Muốn so sánh hai phân số có cùng tử số, ta thực hiện như thế nào?
- Thế nào là phân số bằng 1, lớn hơn 1, bé hơn 1.
- GV nhận xét.
2/ Bài mới: Giới thiệu – ghi đề.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu phân số thập phân.(12’)
GV viết lên bảng các phân số có mẫu số là 10,100,1000 như SGK và hỏi: 
-Em có nhận xét gì về mẫu số của các phân số trên?
- GV giới thiệu các phân số thập phân.
-GV yêu cầu HS tìm một phân số thập phân bằng phân số 
- GV gọi 2 HS làm bài trên bảng, lớp làm vào nháp.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV kết luận như SGK/8
-HS nêu nhận xét.
-2 HS làm bài trên bảng, lớp làm bài vào nháp.
- HS lắng nghe. 
Hoạt động 2: Luyện tập.(20’)
Bài 1/8:Đọc các phân số thập phân.
-Yêu cầu HS làm miệng.
Bài 2/8:Viết các phân số thập phân.
-Yêu cầu HS làm bài trên bảng con.
Bài 3/8:Tìm phân số thập phân trong các phân số đã cho.
-GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi.
-Gọi HS trình bày kết quả làm việc.
-GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 4 a,c/8:Viết số thích hợp vào ô trống
-Gọi HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS làm bài vào vở. GV giúp HSY cách xác định số thích hợp cần viết vào ô trống . 
-Gọi 2 HS làm bài trên bảng.
Bài 4 b,d/8 -GV hướng dẫn HSK-G làm bài vào vở.
3/ Hoạt động cuối: (3’)Củng cố dặn dò 
- Thế nào là phân số thập phân?
- GV nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau:Luyện tập ( Ôn lại cách so sánh 2 phân số , soạn bài 3 ) 
-HS làm miệng.
-HS làm bài trên bảng con.
-HS làm việc theo nhóm đôi.
-HS trình bày kết quả .
- Lớp lắng nghe. 
-1 HS nêu yêu cầu.
-HS làm bài vào vở.
-2 HS làm bài trên bảng.
- HSK-G thực hiện. 
IV/ Rút kinh nghiệm tiết dạy:
 TUẦN 2
Thứ ba ngày 09 tháng 9 năm 2014
 Tập đọc: NGHÌN NĂM VĂN HIẾN (Tiết 3)
I/ Muc tiêu: 
- Biết đọc đúng văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê. 
- Hiểu nội dung: Việt Nam có truyền thống khoa cử , thể hiện nền văn hiến lâu đời.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK) 
* Tự hào về văn hóa dân tộc . 
- HSK-G : Đọc mẫu giúp các bạn trong nhóm . 
- HSY : GV theo dõi sửa sai cho HS trong quá trình luyện đọc . 
II/ ĐDDH:
GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.Bảng phụ viết sẵn một đoạn để hướng dãn HS luyện đọc. 
III/ Các hoạt động dạy học :
1/ Bài cũ: (3’)
- GV kiểm tra 2 HS đọc bài Thư gửi các học sinh và trả lời những câu hỏi sau bài ? Nêu nội dung bài học ? 
2/ Bài mới: Giới thiệu – ghi đề.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc (10-12’)
- GV gọi 1, 2 HSK-G đọc mẫu bài văn. Chú ý đọc rõ ràng, rành mạch bảng thống kê theo trình tự cột ngang. Kết hợp giải nghĩa từ . GV theo dõi sửa sai cho các em trong quá trình đọc . 
- GV đọc mẫu toàn bài 1 lần.
* Lưu ý: Cách đọc bảng thống kê.
- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV. 
- HS lắng nghe . 
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài(10’)
- Gọi HS đọc lướt đoạn 1, trả lời câu hỏi1 SGK. 
- Cho HS đọc thầm bảng số liệu thống kê trả lời câu hỏi 2. GV theo dõi, cung cấp thêm vốn từ hoặc đặt câu hỏi gợi ý giúp HSY dễ trả lời . 
- Tổ chức nhóm 4 – trả lời câu hỏi 3 SGK. 
- Nhận xét rút nội dung bài.
Khắc sâu: Truyền thống khoa cử, nền văn hiến lâu đời của nước ta . 
* Tự hào về truyền thống văn hóa dân tộc ; nâng cao tinh thần hiếu học . 
-HS trả lời. HS khác nhận xét . 
- Từng em làm việc cá nhân.
- Thảo luận nhóm 4 ( HSK-G giúp các bạn trong nhóm ) đại diện nhóm trình bày , nhóm khác nhận xét . 
- HS lắng nghe . 
- HS lắng nghe . 
Hoạt động 3: Đọc đúng(8-10’)
- GV hướng dẫn HS tìm giọng đọc của bài văn (giọng rõ ràng, rành mạch, đúng văn bản khoa học thường thức ). 
- GV đọc mẫu một đoạn văn. 
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm . GV theo dõi nhắc nhở HSY khi các em đọc vấp . 
3/Hoạt động cuối (3’) Củng cố dặn dò - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị cho tiết Tập đọc tới Sắc màu em yêu (Đọc bài và tìm hiểu nội dung bài đọc ; soạn câu hỏi SGK ) . 
- HS luyện đọc như hướng dẫn của GV . 
- HS lắng nghe . 
- HS thi luyện đọc diễn cảm . 
IV/ Rút kinh nghiệm tiết dạy:
 Toán: LUYỆN TẬP (Tiết 6)
I/ Muc tiêu:
- Biết đọc, viết các phân số thập phân trên một đoạn của tia số. Biết chuyển một số phân số thành phân số thập phân.
- BT cần làm: 1,2,3/9 SGK.
- HSK-G : làm BT 4,5/9 SGK. 
- HSY: Được GV giúp đỡ thêm ở BT2,3. 
II/ ĐDDH:
GV: Bảng phụ viết nội dung bài tập 5/9
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ: (3’) 
- Thế nào là phân số thập phân? Cho ví dụ.-Tìm phân số thập phân bằng phân số .
-GV nhận xét.
2/ Bài mới: Giới thiệu – ghi đề.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Luyện tập (32’)
Bài 1/9: Đọc, viết các số thập phân 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Gọi 1 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở.
- GV và HS sửa bài.
* Khắc sâu: Phân số thập phân.
Bài 2/9: Chuyển phân số thành số thập phân 
- GV yêu cầu HS làm bài trên bảng con.
* Lưu ý: HSYChuyển từ phân số thành phân số thập phân.
Bài 3/9:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Gọi 2 HS làm bài trên bảng lớp.
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở tập. GV giúp HSY câu lời giải . 
-GV chấm, sửa bài.
Bài 4/9: HSK-G thực hiện . 
- GV yêu cầu HS làm miệng và giải thích vì sao. 
Lưu ý : Cách trình bày . 
Bài 5/9: HSK-G thực hiện . 
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV hướng dẫn HS tóm tắt sau đó giải vào vở.
- Gọi 1 HS làm bài trên bảng lớp.
-GV chấm, sửa bài.
3/ Hoạt động cuối : (3’)Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS làm bài nào sai về nhà sửa lại. 
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập phép cộng trừ hai phân số (nắm chắc quy tắc , soạn bài 1,2 SGK). 
- HS nêu yêu cầu bài tập.
-1 HS làm bài trên bảng, lớp làm bài vào vở.
- HS lắng nghe . 
-HS làm bài trên bảng con.
-2 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở tập.
- HS làm miệng.
- 1 HS đọc đề bài.
- HSK-G tóm tắt và giải bài vào vở.
- HS lắng nghe . 
IV/ Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Thứ tư ngày 10 tháng 9 năm 2014
 Luyện từ và câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ : TỔ QUỐC (Tiết 3)
I/ Muc tiêu :
- Tìm được một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc trong bài TĐ hoặc CT đã học (BT1); tìm thêm được một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc( BT2); tìm được một số từ chứa tiếng quốc (BT3).
- Đặt câu với một trong những từ ngữ nói về Tổ quốc, quê hương (BT4).
- HSK-G có vốn từ phong phú, biết đặt câu với các từ ngữ nêu ở BT4.
- HSY: Tham gia thảo luận nhóm cùng bạn ở bài 2. 
II/ ĐDDH:
GV: Bảng phụ.
HS:Từ điển đồng nghĩa tiếng Việt, Sổ tay từ ngữ tiếng Việt tiểu học.(nếu có)
III/ Các hoạt động dạy học :
1/ Bài cũ: (3’) 
- GV kiểm tra 2 HS làm lại các bài tập của tiết học trước (làm miệng) :
- 1HS làm bài tập 2 (với mỗi từ chỉ màu xanh, đỏ, trắng, đen, em tìm1 từ đồng nghĩa. Sau đó, đặt 4 câu với 4 từ vừa tìm được). 1HS làm lại bài tập 3.
2/ Bài mới: Giới thiệu – ghi đề.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập.(32’)
Bài 1/18: Tìm từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc trong bài Thư gửi các học sinh và Việt Nam thân yêu.
- Nêu yêu cầu bài.
- Cho HS trao đổi theo cặp.
- Gọi HS phát biểu.
- Nhận xét chốt ý như SGV /68.
* Lưu ý: Giải nghĩa từ dân tộc, Tổ quốc.
Bài 2/18: Tìm thêm những từ đồng nghĩa với Tổ quốc.
- Nêu yêu cầu- tổ chức nhóm 4.
- Gọi các nhóm phát biểu.
- Nhận xét sửa sai.
Bài 3/18: Tìm thêm những từ chứa tiếng Quốc(nước).
- Chia lớp làm 4 nhóm – yêu cầu các em tìm từ ghi vào bảng phụ.
- Nhận xét tuyên dương.
* Lưu ý: Cho HS nêu nghĩa một số từ tìm được.
Bài 4/18: Đặt câu. 
- GV hướng dẫn HS cách làm như SGV/68-69 . 
- Cho HS làm vở. Yêu cầu HSK-G đặt câu với các từ ngữ nêu ở bài tập . GV theo dõi giúp HSY đặt câu đúng ngữ pháp , đúng ngữ cảnh . 
- GV chấm 1 số vở , nhận xét . 
3/ Hoạt động cuối: (3’)Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở các từ đồng nghĩa với Tổ quốc (BT2), sử dụng từ điển giải nghĩa 3, 4 từ tìm được ở BT4. Chuẩn bị bài sau: Luyện tập từ đồng nghĩa (Soạn bài 1,2 Bài 3 HSKG). 
- HS trao đổi theo cặp.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe . 
- HS lắng nghe . 
- HS thảo luận nhóm.
- Lớp lắng nghe. 
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV. 
- HS thực hiện . 
- HS lắng nghe . 
- HS làm vở. HSK-G có vốn từ phong phú, biết đặt câu với các từ ngữ nêu ở BT4.
- HS ghi nhớ . 
IV/ Rút kinh nghiệm tiết dạy:
 Toán: ÔN TẬP: PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ HAI PHÂN SỐ (Tiết 7)
I/ Muc tiêu:
- Biết cộng (trừ ) hai phân số phân số có cùng mẫu số, hai phân số phân số không cùng mẫu số.
- BT cần làm: 1,2(a,b),3/10 SGK.
- HSK-G làm BT 2c/10 SGK.
- HSY: Được GV rèn kĩ năng ở bài 2. 
II/ ĐDDH:
GV: Bảng phụ viết nội dung bài tập 3/10.
HS: SGK. 
III/ Các hoạt động dạy học :
1/ Bài cũ: (3’) 
- GV gọi 1 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét.
2/ Bài mới: Giới thiệu – ghi đề.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập phép cộng, phép trừ hai phân số.(10’)
- GV viết bảng phép tính cộng, trừ 2 phân số.
- GV yêu cầu HS thực hiện phép tính.
- GV rút ra qui tắc – Gọi HS nhắc lại quy tắc.
- GV tiến hành tương tự cho phép cộng và phép trừ hai phân số khác mẫu số.
Khắc sâu: Kỹ năng cộng, trừ hai phân số.
-HS thực hiện phép tính.
-2 HS nhắc lại quy tắc.
- HS lắng nghe . 
Hoạt động 2: Luyện tập.(22’)
Bài 1/10: Tính.
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét , chốt ý đúng . 
Bài 2 (a,b) /10: Cộng trừ phân số . 
- GV yêu cầu HS làm bảng con.
* Lưu ý: Giúp HSY cách cộng, trừ phân số với số tự nhiên, cách trình bày bài . 
2c/10: GV hướng dẫn HSK-G làm vào vở.
 Bài 3/10:Toán có lời văn.
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV hướng dẫn HS tự tóm tắt sau đó làm bài vào vở. GV giúp HSY câu lời giải . 
- GV cho 1 HS làm bài trên bảng nhóm . 
- GV chấm, sửa bài.
3/Hoạt động cuối: (3’) Củng cố dặn dò 
- Muốn cộng hay trừ hai phân số có cùng mẫu số ta thực hiện như thế nào?
- Muốn cộng hay trừ hai phân số khác mẫu số ta thực hiện như thế nào?
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau: Ôn tập phép nhân và chia hai phân số (Nắm chắc quy tắc và soạn bài 1,2,3 SGK). 
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS thực hiện . 
- HS lắng nghe . 
- HS làm bảng con.
- HS thực hiện . 
- 1 HS đọc đề bài.
- HS làm bài vào vở.
- HS thực hiện 
- HS lắng nghe . 
- Vài HS nhắc lại. 
IV/ Rút kinh nghiệm tiết dạy:
 Chính tả: LƯƠNG NGỌC QUYẾN (Tiết 2)
I/ Muc tiêu:
- Nghe – viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức văn xuôi.
- Ghi lại đúng phân vần của tiếng( từ 8 đến 10 tiếng) trong BT2 ; chép đúng các tiếng phần vần vào mô hình, theo yêu câu (BT3).
* Ý thức rèn viết đẹp.
HSK-G làm mẫu , giúp các bạn trong nhóm . 
HSY : GV theo dõi , kịp thời sửa sai cho HS . Giúp các em làm BT3 . 
*NDĐC:Giảm bớt các tiếng có vần giống nhau ở bài 2, tăng thời gian cho bài 3. 
II/ ĐDDH:
GV: Bảng phụ viết mô hình cấu tạo tiếng trong BT3.
HS: VBT
III/ Các hoạt động dạy học :
1/ Bài cũ: (3’) 
- 1 HS nhắc lại quy tắc chính tả với ng/ngh, g/gh, c/k. Sau đó, đọc cho 2, 3 bạn viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con hay viết vào nháp 6, 7 từ ngữ
2/Bài mới: Giới thiệu – ghi đề.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe – viết.(22’)
- GV đọc toàn bài chính tả trong SGK 1 lượt. GV nói thêm về nhà yêu nước Lương Ngọc Quyến : ch

File đính kèm:

  • docOn_tap_Khai_niem_ve_phan_so.doc