Giáo án môn Mĩ thuật 5 - Chủ đề 3: Hoạt động ở trường em

GV hướng dẫn HS sắp xếp các bức vẽ.

Đặt câu hỏi để giúp HS biết cách quan sát, cảm nhận, nhận xét về những bức tranh trình bày:

- Tư thế của người mẫu trong bức vẽ thế nào ?

- Hình vẽ nào có tỷ lệ cân đối hợp lí?

- Hình vẽ nào chưa cân đối ?

- Hình vẽ nào nhìn hài hước, ngộ nghĩnh ?

- Em thích bức vẽ nào nhất? Tại sao?

Có thể gợi mở, đặt câu hỏi khuyến khích các em chia sẽ cách vẽ kí họa, cách quan sát mẫu

 

doc3 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 678 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Mĩ thuật 5 - Chủ đề 3: Hoạt động ở trường em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chủ đề 3: HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG EM
Thời lượng 5 tiết
Bài 3 : Vẽ đề tài trường em.
Bài 11 : Đề tài ngày NGVN
Bài 13 : Nặn dáng người.
Bài 15 : Vẽ đề tài Quân Đội.
Bài 14 : Vẽ đề tài tự chọn.
I/ MỤC TIÊU :
- HS hiểu về các hoạt động ở trường về chủ đề ngày NGVN, về chủ đề Quân đội và biết cách vẽ, tạo những hình ảnh về bạn bè, thầy cô giáo, về bộ đội
- Hiểu được hình dáng con người trong các hoạt động để tạo được những bức tranh, nghệ thuật sắp đặt về đề tài Nhà trường, đề tài Quân đội..
- HS phát triển được khả năng tưởng tượng và sáng tạo về một câu chuyện của chính các em ở trường, ở nơi công cộng khác
- HS phát triển được khả năng diễn đạt những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
II/ CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG:
GV: Tranh, ảnh về đề tài NGVN, Quân đội, đề tài khác
HS: Giấy A4, A3, màu, keo
III/ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Hoạt động 1: Vẽ theo quan sát
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV cho HS quan sát bạn làm mẫu rồi vẽ kí họa lại trên giấy. Mỗi mẫu từ 1 đến 2 bạn và thời gian không quá 3 đến 5 phút. Với nhiều dáng mẫu khác nhau. Đặt câu hỏi :
Đầu to thế nào với thân người?
Cánh tay, chân bạn ra sao?
Bạn làm mẫu đứng thế nào?
Bạn đứng thẳng hay nghiêng?
GV có thể đặt câu hỏi để giúp học sinh quan sát mẫu vẽ thuận tiện đồng thời biết cách vẽ kí họa những nét chính của dáng người.
- HS quan sát mẫu vẽ và trả lời các câu hỏi theo cảm nhận
- HS vẽ kí họa nhanh, mỗi e vẽ nhiều mẫu hoặc một mẫu với nhiều tờ giấy.
Hoạt động 2: Trưng bày nhân hàng hình ảnh.
GV hướng dẫn HS sắp xếp các bức vẽ.
Đặt câu hỏi để giúp HS biết cách quan sát, cảm nhận, nhận xét về những bức tranh trình bày:
- Tư thế của người mẫu trong bức vẽ thế nào ?
- Hình vẽ nào có tỷ lệ cân đối hợp lí?
- Hình vẽ nào chưa cân đối ?
- Hình vẽ nào nhìn hài hước, ngộ nghĩnh?
- Em thích bức vẽ nào nhất? Tại sao?
Có thể gợi mở, đặt câu hỏi khuyến khích các em chia sẽ cách vẽ kí họa, cách quan sát mẫu
HS trưng bày các bức vẽ của mình theo chiều dọc
Tùy theo cảm nhận của mình mà HS trả lời những câu hỏi của GV.
Hoạt động 3: Sáng tác tranh và tô màu theo chủ đề.
GV cho HS làm việc theo nhóm, cặp
Giới thiệu cho các em hiểu về chủ đề NGVN, Quân đội hoặc đề tài tự do qua những tranh, ảnh đã chuẩn bị trước
- Chủ đề tranh là gì? 
- Các nhân vật có mối quan hệ gì với nhau?
- Đâu là hình ảnh trọng tâm của tranh?
- Hoạt động trong tranh là hoạt động gì?
- GV khuyến khích, hướng dẫn học sinh cách chọn màu cho phù hợp với chủ đề. - Quan sát hướng dẫn các em trong việc phân chia công việc, nhiệm vụ trong nhóm nhằm tránh tình trạng HS không làm việc
HS thảo luận để tìm ra chủ đề cho nhóm mình. Dùng những hình ảnh đã kí họa tạo thành một bức tranh, có thể vẽ thêm nhân vật, phong cảnh làm bức tranh thêm phong phú sinh động.
Tùy theo chủ đề mà mỗi nhóm có câu trả lời thích hợp.
HS tô màu tranh của nhóm mình
Hoạt động 4: Trưng bày và thuyết trình về bức tranh.
GV cho mỗi nhóm lần lượt lên trình bày sản phẩm của nhóm mình.
Có thể dùng phương pháp phỏng vấn, gợi mở, tìm kiếm những hình ảnh tương phản để phân tích khuyến khích các em đưa ra những hội thoại với nhau về tác phẩm.
- Nhóm khác có thể bổ sung thêm cho nhóm bạn về nội dung câu chuyện hay không?
- Nếu là nhóm em thì em có thể có nội dung khác như thế nào?
Màu sắc trong tranh thế nào?
- Em có thể sử dụng những màu nào khác để tô không?
- Kết thúc chủ đề GV giúp HS hiểu rỏ thêm về cách trình bày, cách quan sát mẫu rồi vẽ kí họa, biểu diễn được nội dung câu chuyện của nhóm mình.
Chuẩn bị : thước kẻ, giấy, màu, keo.
Lần lượt từng nhóm lên dán tranh trên bảng và trình bày câu chuyện của nhóm mình như một vở kịch ngắn, các em tự tìm ra những tình huống biểu cảm, hành động để nội dung câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn
- HS trả lời theo cảm nhận của nhóm.
- HS có thể đặt câu hỏi nhằm làm rõ thêm nội dung câu chuyện
☺ Duyệt (ý kiến nhận xét):..........................................................................
	Nhôn myõ, ngày..tháng..năm.
 BGHduyeät

File đính kèm:

  • docHoat_dong_o_truong_em.doc