Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 27 - Năm học 2016-2017 - Trần Văn Ghi - Trường Tiểu học Thượng Quận

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Sau những thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam, Bắc, ngày 27-1-1973, Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa- ri.

- Những điều khoản quan trọng nhất của Hiệp định Pa- ri.

- Rèn kĩ năng quan sát tranh trả lời câu hỏi.

- Giáo dục HS lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc.

II. CHUẨN BỊ: - Tranh SGK

 - Tranh ảnh, t liệu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG:

1. Kiểm tra bài cũ: - Tại sao gọi chiến thắng 12 ngày đêm cuối năm 1972 ở Hà Nội và các thành phố khác ở miền Bắc là chiến thắng " Điện Biên Phủ trên không " ?

- HS trả lời. GV nhận xét.

2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - Nêu MĐ,YC của giờ học.

 b. Các hoạt động:

* Hoat động 1:( làm việc cá nhân). Lí do buộc Mĩ phải kí Hiệp định.

- GV yêu cầu HS đọc SGK, trả lời câu hỏi.

? Tại sao vào thời điểm sau năm 1972, Mĩ phải kí Hiệp định Pa- ri ?

- GV chốt ý đúng.

* Hoạt động 2: (làm việc theo nhóm)

Diễn biến và nội dung chính của Hiệp định.

? Lễ kí Hiệp định diễn ra ntn ?

? Trình bày nội dung chủ yếu nhất của Hiệp định Pa- ri ?

- GV tiểu kết chốt ý chính.

 Hoạt động3 : (làm việc cả lớp ). Ý nghĩa lịch sử.

- GV yêu cầu HS thảo luận tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pa- ri về Việt Nam.

? Việc kí kết đó có ý nghĩa gì ?

- GV cho HS nhắc lại. - HS đọc SGK Phần chữ nhỏ trả lời câu hỏi.

- Lớp nhận xét bổ sung.

+ Sau những thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam, Bắc năm 1972.

- HS đọc, quan sát SGK thảo luận trả lời.

+ Sáng sớm ngày 27-1-1973, cờ đỏ sao vàng, cờ nửa đỏ, nửa xanh .

+ Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; phải rút toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi Việt Nam .

- HS đọc SGK và thảo luận.

+ Đế quốc Mĩ thừa nhận thất bại ở Việt Nam.

+ Đánh dấu một thắnh lợi lịch sử mang tính chiến lược : đế quốc Mĩ buộc phải rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam.

- Lớp nhận xét bổ sung.

- HS đọc kết luận SGK.

 

doc16 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 232 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 27 - Năm học 2016-2017 - Trần Văn Ghi - Trường Tiểu học Thượng Quận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c và lấy ví dụ minh hoạ.
* Hoạt động 3 : Phần Luyện tập
Bài 1: - HS đọc yêu cầu của bài. 
- HS làm bài: Gạch dưới câu khiến trong đoạn văn. Đọc với giọng điệu phù hợp.
- HS nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 2: - HS đọc yêu cầu của bài.
- Viết 1 đoạn văn nói về lợi ích của loài cây.
- HS nối tiếp nhau trình bày bài viết của mình trước lớp. 
- HS nhận xét. GV nhận xét, đánh giá. 
Bài 3: - HS đọc yêu cầu của bài.
- Đặt câu khiến phù hợp với đối tượng mình yêu cầu, đề nghị.
- HS nhận xét. GV nhận xét, đánh giá. 
3. Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau.
Tiết 2: chính tả (Nhớ-viết)
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
i. Mục đích yêu cầu:
- HS nhớ - viết lại chính xác, trình bày đúng 3 khổ cuối của bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính theo thể tự do.
- Rèn kĩ năng viết đúng các tiếng có âm đầu và vần dễ viết sai chính tả s/x.
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.
ii. Chuẩn bị: 
- Phấn màu. 
iii. các hoạt động: 
1. Kiểm tra bài cũ:1HS đọc cho cả lớp và hai bạn trên bảng viết một số từ bắt đầu bằng l/n.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : Nêu mục đích yêu cầu của giờ học cần đạt.
b. Các hoạt động
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nhớ-viết 
- GV đọc 3 khổ cuối của bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính, lớp theo dõi SGK.
- HS đọc thầm lại đoạn thơ cần viết.
- HS tìm từ khó viết chính tả: xoa mắt đắng,đột ngột, sa, ùa vào, ướt,....
- HS nêu cách trình bày đoạn thơ.
- HS gấp SGK, tự viết bài. 
- HS tự soát lại bài.
- GV chấm 6 bài, nhận xét chung.
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm các bài tập chính tả.
Bài tập 2: 
- GV nêu yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài 2 phần a theo cặp: Tìm 3 trường hợp chỉ viết với s, không viết với x.
- Đại diện từng HS làm bài trên bảng.
- GV cùng cả lớp nhận xét, bổ sung, chốt lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà xem lại bài tập 2a, ghi nhớ các hiện tượng chính tả để không mắc lỗi khi viết.
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau.
Tiết 3: Toán
 ôn tập: Các phép tính với phân số
I. Mục đích yêu cầu: 
- Củng cố cho HS về các phép tính với phân số.
- Rèn luyện kĩ năng tính toán và giải bài toán có liên quan phân số.
- HS chăm chỉ học tập.
II. chuẩn bị:
- VBT, Phấn màu.
III. Các hoạt động: 
1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra khi ôn.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
* Hoạt động 1 : Củng cố KT
- HS nêu cách: + Cộng phân số, trừ phân số, nhân phân số, chia phân số.
- HS nhắc lại.
* Hoạt động 2 : Luyện tập
- GV yêu cầu HS làm các bài tập sau:
- GV tổ chức cho HS chữa lần lượt từng bài. 
 Bài 1 : Tính:
a) b) c) d) 
HS nêu yêu cầu của bài, nêu cách làm.
- HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở, HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng, nhấn mạnh cách tính. Củng cố cách cộng, trừ hai phân số.
Bài 2: Tính:
a) b) x 12 c) d) 
 - HS nêu yêu cầu của bài.
- HS tự làm bài vào vở.
- HS lên bảng làm bài. HS kiểm tra bài cho nhau, chữa bài trên bảng.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng, nhấn mạnh cách làm.
- Củng cố cách nhân, chia hai phân số.
Bài 3: Một tấm vải được chia thành ba phần. Phần thứ nhất bằng tấm vải, phần thứ hai 
bằng tấm vải. Hỏi:
 a) Cả hai phần gộp lại bằng mấy phần của tấm vải?
 b) Phần thứ ba bằng mấy phần của tấm vải?
- HS đọc đề bài, tóm tắt rồi giải bài toán.
- HS nêu cách làm. HS lên bảng làm. HS nhận xét. 
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng, nhấn mạnh cách trình bày bài giải.
Bài 4: 
Tính giá trị biểu thức:
 a) 	b) 
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS tự làm bài vào vở, gọi HS lên bảng làm bài. HS nhận xét. 
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
3. Củng cố, dặn dò 
- HS nhắc lại cách cộng ,trừ, nhân, chia phân số.
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
NS : 8/3/2017. Ngày dạy: Thứ tư ngày 15 tháng 3 năm 2017
Lớp 4 A: Buổi sáng
Tiết 1: Tập đọc 
con sẻ
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài phù hợp với nội dung; bước đầu biết nhấn giọng từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Hiểu ND: Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu sẻ non của sẻ già (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Biết tỏ lòng khâm phục trước lòng dũng cảm.
II. chuẩn bị: 
 GV : Tranh minh hoạ, b.phụ ghi nội dung câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy, học:
1. Kiểm tra bài cũ : 
- HS đọc bài “ Dù sao trái đất vẫn quay ” TL CH về nội dung bài.
2. Dạy bài mới : a. Giới thiệu bài.
 b. Các hoạt động : 
* Hoạt động 1 : HD HS luyện đọc. 
- HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ 2-3 lượt.
- GV giúp HS sửa lỗi phát âm, hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài.
- HD HS ngắt hơi đúng câu dài. HS luyện đọc theo cặp. HS, GV đọc toàn bài.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài. 
- HS đọc và trả lời câu hỏi :
 + Trên đường đi con chó thấy gì ? Con chó định làm gì con sẻ non ?
 + Việc gì xảy ra khiến con chó đột ngột dừng lại ?
 + Hình ảnh sẻ mẹ dũng cảm lao xuống cứu con được miêu tả như thế nào ? 
- GV gợi hỏi và giảng về sức mạnh vô hình- Đó là sức mạnh của tình mẹ con, một tình cảm tự nhiên, bản năng... 
- GV dùng tranh minh hoạ giảng bài, GV yêu cầu HS đọc phần cuối bài :
 + Vì sao tác giả bày tỏ lòng kính phục đối với con sẻ nhỏ bé ? 
- HS đọc lại toàn bài và tìm ý chính của bài .
* Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS đọc diễn cảm. 
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn. 
- GV HD HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn 2,3: “Bỗng từ trên câyxuống đất”
- HS nhẩm đọc TL bài thơ, GV tổ chức HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung bài thơ. GV NX tiết học. HD VN đọc bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: kể chuyện
kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia 
i. mục đích yêu cầu:
- Chọn được câu chuyện đã tham gia (hoặc chứng kiến) nói về lòng dũng cảm theo gợi ý trong SGK.
- Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự hợp lí để kể lại rõ ràng; biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
- KN ra quyết định, làm chủ bản thân; đảm nhận trách nhiệm. 
- Mạnh dạn, tự nhiên khi nói trước đông người. 
ii. chuẩn bị: GV: Chuẩn bị một câu chuyện mẫu.
iii. các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 1-2 HS kể lại 1 câu chuyện đã nghe, đọc ở tuần trước.
2. Dạy bài mới : a. Giới thiệu bài.
 b. Các hoạt động: 
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu đề bài. 
 - HS đọc yêu cầu của đề bài tiết kể chuyện.
 - GV phân tích đề, dùng phấn màu gạch chân các từ : Lòng dũng cảm, chứng kiến hoặc tham gia.
 - GV hỏi : Đề yêu cầu gì ? GV gọi HS đọc gợi ý SGK.
 - HS mô tả lại những gì diễn ra trong hai bức tranh minh hoạ.
 - GV yêu cầu HS nhắc lại gợi ý 2. 
 - GV : Em định kể câu chuyện về ai? Câu chuyện đó xảy ra khi nào ? Hãy giới thiệu cho các bạn cùng nghe.
* Hoạt động 2 : Kể trong nhóm. 
 - GV chia HS thành nhóm 4, yêu cầu các em kể câu chuyện của mình trong nhóm và trao đổi để hiểu ý nghĩa câu chuyện , ý nghĩa hành động của nhân vật .
 - Gv đi hướng dẫn từng nhóm.
* Hoạt động 3 : Kể trước lớp.
- Tổ chức cho HS thi kể. GV ghi nhanh lên bảng tên HS, nội dung truyện.
- Mỗi HS kể, GV khuyến khích HS dưới lớp hỏi bạn về nội dung ý nghĩa truyện để tạo không khí hào hứng, sôi nổi trong giờ học.
- HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu.
- Nhận xét cho điểm từng học sinh.
 3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS xem trước nội dung bài kể chuyện tiết tuần sau.
Tiết 3: toán
t133. Hình thoi 
i. mục đích yêu cầu : 
- HS nhận biết hình thoi và một số đặc điểm của hình thoi. 
- Phân biệt được hình thoi với các hình đã học.
- GD ý thức học tập.
ii. chuẩn bị:
 GV: Bảng phụ BT1.
iii. các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ : 
- GV kiểm tra VBT của HS.
2. Dạy bài mới : 
 a. Giới thiệu bài.
 b. Các hoạt động : 
* Hoạt động 1 : Giới thiệu hình thoi. 
- GV yêu cầu HS dùng các thanh nhựa trong bộ lắp ghép kĩ thuật để lắp ghép thành một hình vuông. GV làm tương tự.
- GV yêu cầu HS mô tả lại hình mình vừa lắp ghép, đặt lên giấy để vẽ hình vuông trên giấy. GV vẽ trên bảng.
- GV xô lệch hình của mình để được hình thoi và yêu cầu HS cả lớp làm theo.
- GV giới thiệu: Hình vừa tạo được từ mô hình được gọi là hình thoi.
- GV yêu cầu Hs đặt hình thoi vừa tạo lên giấy và yêu cầu vẽ hình thoi theo mô hình. GV vẽ trên bảng lớp.
- GV yêu cầu HS quan sát hình đường diềm trong sách giáo khoa và yêu cầu HS chỉ hình thoi có trong đường diềm.
- GV đặt tên cho hình thoi trên bảng là ABCD. GV hỏi: Đây là hình gì ? 
* Hoạt động 2 : Nhận biết một số đặc điểm của hình thoi.
- Gv yêu cầu HS quan sát hình thoi ABCD trên bảng. GV hỏi: 
+ Kể tên các cặp cạnh song song với nhau có trong hình thoi ABCD.
+ Hãy dùng thước và đo độ dài các cạnh của hình thoi ABCD.
+ Độ dài của các cạnh hình thoi như thế nào so với nhau ? 
GV kết luận: Hình thoi có hai cặp cạnh đối diện song song và bốn cạnh bằng nhau.
* Hoạt động 3 : Thực hành. 
 Bài 1 : 
- GV đưa ra bảng phụ có vẽ các hình như trong bài tập 1. yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi .
+ Hình nào là hình thoi ? 
+ Hình nào không phải là hình thoi ? 
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài 2 : 
- Cho HS nêu yêu cầu bài.
- GV cho HS tìm hiểu thêm ý nghĩa của phép nhân phân số với số tự nhiên 
- GV Gv vẽ hình thoi lên bảng và yêu cầu HS quan sát.
- GV nêu : nối A với C ta được đường chéo AC của hình thoi ABCD. Nối B với D ta được đường chéo BD của hình thoi ABCD. Gọi điểm giao nhau của đường chéo là O.
- GV yêu cầu: Hãy dùng ê ke kiểm tra xem hai đường chéo của hình thoi có vuông góc với nhau không ? 
Hãy dùng thước có vạch đo để kiểm tra xem hai đường chéo có cắt nhau tại trung điểm của mỗ đường hay không ?
- GV yêu cầu HS nêu đặc hai đường chéo của hình thoi.
- HS Nhận xét, GV đánh giá.
Bài 3 : 
- HS đọc đề bài.
- GV tổ chức cho HS thi cắt hình thoi để xếp thành ngôi sao. 
- HS gắp cắt hình thoi như trong sách giáo khoa.
- GV tổng kết cuộc thi, tuyên dương HS cắt nhanh, đẹp.
- GV thu vở chấm, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò 
 + Hình như thế nào thì được gọi là hình thoi ? 
 + Hai đường chéo của hình thoi như thế nào so với nhau ? 
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau. 
Lớp 5 B: Buổi chiều
Tiết 1: Địa lí
Châu mĩ
i. mục đích yêu cầu: 	
- Mô tả được sơ lược đựoc vị trí địa lí, giới hạn của châu Mĩ. Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu.
- Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ châu Mĩ.
- Chỉ và đọc tên được vị trí một số dãy núi và đồng bằng lớn ở châu Mĩ trên bản đồ (lược đồ).
II. Chuẩn bị: - Quả Địa cầu hoặc Bản đồ Thế giới.
 - Bản đồ Tự nhiên châi Mĩ.
 - Tranh ảnh hoặc tư liệu về rừng A- ma- dôn.
iii. các hoạt động: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Dân cư châu Phi chủ yếu thuộc chủng tộc nào? Em hiểu biết gì về đất nước Ai Cập ?
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - Nêu MĐ,YC của giờ học.
 b. Các hoạt động: 
a) Vị trí địa lý và giới hạn.
* Hoạt động 1 (làm việc cả lớp): 
- GV giới thiệu trên quả Địa cầu đường phân chia giữa bán cầu Đông và bán cầu Tây.
- GV hỏi : nhữnc châu lục nào nằm ở bán cầu Đông, những châu lục nào nằm ở bán cầu Tây.
- GV yêi cầu HS trả lời những câu hỏi ở mục 1 SGK.
- GV sửa chữa, giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- GV kết luận.
b) Đặc điểm tự nhiên.
*Hoạt động 2 (làm việc nhóm đôi):
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2 và đọc SGK và trả lời các câu hỏi trong mục 2.
- GV sửa chữa, giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- GV kết luận.
* Hoạt động 3 (làm việc cả lớp):
- GV hỏi:
+ Châu Mĩ có những đới khí hậu nào?
+ Tại sao châu Mĩ lại có nhiều đới khí hậu? 
+ Nêu tác dụng của rừng rậm A- ma- dôn.
- GV tổ chức cho HS giới thiệu bằng tranh ảnh hoặc bằng lời về rừng A- ma- dôn.
- GV nhận xét, sửa chữa. 
- GV kết luận.
*Hoạt động 4 (làm việc cả lớp):
- GV yêu cầu HS nêu kết luận chung của bài.
- Một số HS trả lời kết hợp chỉ trên bản đồ.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS thảo luận nhóm.
 - Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- Một số HS chỉ trên bản đồ Tự nhiên châu Mĩ: những dãy núi, đồng bằng, sông lớn.
- Một số HS trả lời.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS giới thiệu tranh ảnh sưu tầm về rừng A- ma- dôn.
- 1-2 HS nêu và đọc kết luận SGK.
3. Củng cố dặn dò :
- GV tóm tắt ý chính của bài. Đánh giá nhận xét giờ học
- Dặn HS chuẩn bị giờ sau.
- Nhận xét giờ học. HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Khoa học
Bài 53: Cây con mọc lên từ hạt
I. Mục đích yêu cầu:
- Quan sát mô tả cấu tạo của hạt. Nêu được điều kiện nảy mầm và quá trình phát triển thành cây của hạt .
- Giới thiệu kết quả làm việc thực hành đã làm việc ở nhà .
- HS yêu thích lao động.
II. chuẩn bị:
- Hình trang 108, 109 SGK 
- Ươm một số hạt lạc (hoặc đậu xanh, đậu đen,...) vào bông ẩm (hoặc giấy thấm hay đất ẩm) khoản 3-4 ngày trước khi có bài học và đem đến lớp .
III. Các Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra
- Nêu sự hình thành hạt và quả?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
* Hoạt động 1: Thực hành tìm hiểu cấu tạo của hạt.
Bước 1: Làm việc theo nhóm
 - GV đi đến các nhóm kiểm tra và giúp đỡ.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
Rút ra kết luận: 
Hạt gồm: vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.
* Hoạt động 2: Thảo luận
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Nêu điều kiện để hạt nảy mầm ?
- Chọn ra những hạt nảy mầm tốt để giới thiệu với cả lớp. 
Bước 2: Làm việc cả lớp 
 - GV tuyên dương nhóm có nhiều HS gieo hạt thành công. 
 Rút ra kết luận: Điều kiện để hạt nảy mầm là có độ ẩm và nhiệt độ thích hợp (không quá nóng, không quá lạnh)
 * Hoạt động 3: Quan sát
Bước 1: Làm việc theo cặp.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
 GV gọi một số HS trình bày trước lớp 
 Kết thúc tiết học, GV dặn HS về nhà làm thực hành như yêu cầu ở mục Thực hành trang 109 SGK.
 GV kết luận quá trình phát triển thành cây của hạt. 
- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn nhóm mình cẩn thận tách hạt lạc (hoặc đậu xanh, đậu đen,..)đã ươm ra làm đôi. Từng bạn chỉ rỡ đâu là vỏ phôi , chất dinh dưỡng.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hinh2,3,4,5,6 và đọc thông tin trong các khung chữ trang 108,109 SGK để làm bài tập .
-Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ xung nhận xét.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc 
- Từng HS giới thiệu kết quả gieo hạt của mình. Trao đổi kinh nghiệm với nhau :
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận và gieo hạt cho nảy mầm của nhóm mình 
- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát hình 7 trang 109 sgk, chỉ vào từng hìmh và mô tả quá trình phát triển của cây mớp từ khi reo hạt cho đến khi ra hoa, kết quả và cho hạt mới.
3. Củng cố dặn dò:
 Về nhà làm thực hành như yêu cầu mục thực hành trang 109 SGK. 
 Tiết 3: Toán*
Luyện tập: nhân, chia số đo thời gian
i. mục đích yêu cầu: 
- Củng cố kĩ năng về nhân, chia số đo thời gian.
- HS biết làm các bài toán đã cho.
- HS biết hợp tác khi làm bài. 
II. Chuẩn bị: - Bảng phụ
iii. các hoạt động: 
1. Kiểm tra bài cũ: - Sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - Nêu MĐ,YC của giờ học
 b. Các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Ôn lại lí thuyết
- HS nêu lại cách nhân, chia số đo thời gian.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
* Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: GV cho HS mở VBT phần này ra làm.
- HS làm bài cá nhân.
- GV cùng cả lớp hoàn thiện bài tập.
Bài 2: Đặt tính rồi tính
a/ 13 phút 14 giây x 6 c/ 3,5 giờ x 4
b/ 5 giờ 40 phút : 4 d/ 46,5 phút : 5
Bài 3: Một người làm việc từ 14 giờ đến 17 giờ 30 phút thì xong 7 sản phẩm. Hỏi trung bình mỗi sản phẩm ngời đó làm hết bao nhiêu thời gian?
- HS làm bài cá nhân. GV quan sát giúp đỡ những HS còn lúng túng.
- GV cùng HS nhận xét, hoàn thiện bài tập.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học . Về nhà luyện tập tiếp . 
NS : 9/3/2017. Ngày dạy: Thứ năm ngày 16 tháng 3 năm 2017
Lớp 5 C: Buổi sáng
Tiết 1: tập làm văn
Ôn tập về tả cây cối
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết được trình tự tả, tìm được các hình ảnh so sánh, nhân hoátác giả đã sử dụng để tả cây chuối trong bài văn.
- Viết được đoạn văn ngắn tả một bộ phận của một cây quen thuộc.
- Yêu quý htiên nhiên.
II . chuẩn bị:
- Dàn bài tả cây cối 
III. các Hoạt động dạy và học:
1.Kiểm tra bài cũ 
- GV kiểm tra đoạn văn đã viết ở tiết trước.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
Hướng dẫn HS luyện tập
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập số 1, xác định yêu cầu của bài 1 ?
GV treo bảng phụ nhắc lại dàn bài tả cây cối-gọi 1,2 HS đọc 
- Tổ chức hoạt động nhóm
- Gọi đại diện nhóm nêu kết quả 
Câu a ?
Câu b ?
Câu c ?
GV nhấn mạnh: t/g nhân hoá cây chuối 
-chỉ đặc điểm, phẩm chất của người.
-chỉ hoạt động của người.
-chỉ những bộ phận đặc trưng của người.
+ Lưu ý:
Cây chuối con, cây chuối mẹ, cây mẹ không phải là nhân hoá mà chỉ là sự chuyển nghĩa từ vựng thông thường 
Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc đề bài tập số 2 ,xác định yêu cầu của bài ?
*Lưu ý:
 Khi tả, sử dụng các biện pháp tu từ
HS làm việc cá nhân
Gọi nhiều HS trình bày nối tiếp nhau.
Lớp đọc thầm theo
Cả lớp đọc thầm lần 2
+ Từng thời kì phát triển của cây: cây chuối concây chuối tocây chuối mẹ.
Tả từ bao quát đến chi tiết.
+ Theo ấn tượng của thị giác-thấy hình dáng của cây, lá, hoa, 
Còn có thể bằng xúc giác, thị giác, vị giác, khứu giác.
+ dài như lưỡi mác..,..ngả ra..như những cái quạt lớn,.
đĩnh đạc, ..thành mẹ.,..đánh động cho mọi người biết..,.
+ Viết 1 đoạn văn ngắn tả một bộ phận của cây(lá, hoa quả, rễ thân) 
HS có thể quan sát tranh, ảnh, tham khảo 1 số bài văn
Lớp NX, sửa sai
+ Chủ đề?
+ Nội dung các chi tiết?
+ Sử dụng từ ngữ - biện pháp tu từ ?
- Bình bài hay nhất
3. Củng cố, dặn dò:
- NX tiết học, về nhà tiếp tục hoàn thành đoạn văn.
- Đọc trước 5 đề ôn tập của tiết sau và chuẩn bị 1 đề em thích.
Tiết 2: Khoa học
Bài 54: Cây con có thể mọc lên từ
một số bộ phận của cây mẹ
I. Mục đích yêu cầu:
- Kể tên một số cây được mọc ra từ thân, cành, lá, rễ của cây mẹ.
- Thực hành trồng cây bằng một bộ phận của cây mẹ.
- HS yêu thích lao động .
II. Chuẩn bị :
- Hình trang 110, 111 SGK
- Chuẩn bị theo nhóm:
 + Vài ngọn mía, vài củ khoai tây, lá bỏng(sống đời), củ gừng, riềng, hành, tỏi
 + Một thùng giấy (hoặch gỗ), to đựng đất
III. Các Hoạt động:
1. Kiểm tra bài cũ
- Nêu điều kiện nảy mầm và quá trình phát triển thành cây của hạt ?
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
* Hoạt động 1: Quan sát 
Bước 1: Làm việc theo nhóm 
+ Tìm chồi trên vật thật (hoặc hình vẽ ): ngọn mía , củ khoai tây, lá bỏng, củ gừng, hành ,tỏi?
+ Chỉ vào từng hình trong hình 1 trang 110 SGK và nói về cách trồng mía .
GV kiểm tra và giúp đỡ các nhóm làm việc.
Bước 2: Làm việc cả lớp .
- GV có thể yêu cầu HS kể tên một số cây khác có thể trồng bằng một bộ phận của cây mẹ.
ị Rút ra kết luận:
ở thực vật, cây con có thẻ mọc lên từ hạt hoặc mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ .
* Hoạt động 2: Thực hành
GV phân khu vực cho các nhóm, Nhóm trởng cùng nhóm mình trồng cây bằng thân hoặc cành hoặc lá của cây mẹ(do nhóm tự chon )
ị Rút ra kết luận SGK trang 111
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo chỉ dẫn trang 110 SGK. HS vừa kết hợp quan sát các hình vẽ tronng SGK vừa quan sát vật thật các em mang đến lớp:
- Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung.
- HS kể .
- HS nêu.
- HS nêu.
 3. Củng cố dặn dò:
- Về nhà thực hành trồng cây bằng thân hoặc lá của cây mẹ.
- Chuẩn bị tiết sau. 
Tiết 3: toán
Tiết 134: Thời gian
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết cách tính thời gian của 1 chuyển động đều.
- Thực hành tính thời gian của 1 chuyển động.
- Giáo dục ý thức vận dụng thực tế sáng tạo.
II. chuẩn bị: - Phấn màu
IiI. Các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ
- Viết công thức tính vận tốc, quãng đường ?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
* HĐ1: Hình thành cách tính thời gian
a) Bài toán 1
- GV cho HS rút ra quy tắc tính thời gian của chuyển động
b) Bài toán 2
- Gọi HS nhận xét bài giải của bạn
- GV giải thích, trong bài toán này số đo thời gian viết dưới dạng hỗn số là thuận tiện nhất
- GV giải thích lí do đổi số đo thời gian thành 1giờ 10phút cho phù hợp với cách nói thông dụng
c) Củng cố
- GV viết sơ đồ lên bảng
	v = s : t
s = v x t t = s : v
- GV lưu ý HS, khi biết 2 trong 3 đại lượng: vận tốc, quãng đường, thời gian ta có thể tính được đại lượng thứ 3
* HĐ2

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_27_nam_hoc_2016_2017_tra.doc