Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 27 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Duy Hưng - Trường Tiểu học Hiệp Hòa

I. MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU:

- HS đọc đúng và đọc diễn cảm biết bài văn với giọng ca ngợi, tự hào.

- HS hiểu ý nghĩa: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức trang dân gian độc đáo. (Trả lời được câu hỏi 1,2,3, 4 ở cuối bài.)

- HS yêu quý và giữ gìn nét văn hoá truyền thống.

II. ĐỒ DÙNG:TBNN,Tranh dân gian Đông Hồ

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ : Đọc bài: Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Văn, trả lời câu hỏi về nội dung bài .

2. Bài mới:

a, Giới thiệu bài: Qua tranh minh họa.

HĐ1: Luyện đọc

- 1HS đọc toàn bài. Lớp đọc thầm toàn bài .

- Hỏi bài được chia làm mấy đoạn ? ( 3 đoạn, mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn)

- Lần lượt 3 học sinh luyện đọc tiếp nối cả bài và kết hợp giải nghĩa từ khó ( 2, 3 lần). GV sửa cách phát âm cho học sinh ở một số từ khó và hướng dẫn câu khó .

- HS đọc theo cặp.

- 1HS đọc toàn bài, nêu giọng đọc.

- GV nhận xét và sửa cho học sinh đọc cho đúng .

HĐ2. Tìm hiểu bài.

- HS đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi 1,2,3 trong SGK.

- GV nhận xét.

 

doc31 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 206 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 27 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Duy Hưng - Trường Tiểu học Hiệp Hòa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng.
Bài 2: Lưu ý HS số đo thời gian và vận tốc phải cùng một đơn vị đo thời gian. 
GVHD HS hai cách giải bài toán.
- Cách 1: Đổi số đo thời gian về số đo có đơn vị là giờ: 15 phút = 0,25 giờ
Quãng đường đi được của người đi xe đạp là: 12,6 x 0,25 = 3,15 (km)
- Cách 2: Đổi số đo thời gian về số đo có đơn vị là phút: 1 giờ= 60 phút
Vận tốc của người đi xe đạp với đơn vị km/phút là:
12,6 : 60 = 0,21 (km/phút)
Quãng đường đi được của người đi xe đạp là:
0,21 x 15 = 3, 15 (km)
Bài 3: HS hoàn thành nhanh làm tiếp bài 3.
- HS tự làm bài vào vở.
- HS đọc bài giải, HS nhận xét.
- GV chữa bài làm của HS ; cách tính và cách trình bày.
3.Củng cố dặn dò: 
- 1HS nhắc lại cách tính quãng đường và nêu công thức chung.
- GV nhận xét giờ học .
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Khoa học
Cây con có thể lên từ một số bộ phận của cây mẹ
I. Mục đích – yêu cầu:
- HS biết một số cây được mọc ra từ bộ phận của cây mẹ.
- HS kể được tên một số cây có thể mọc lên từ thân, cành, lá, rễ của cây mẹ. Thực hành trồng cây bằng một bộ phận của cây mẹ.
- HS yêu thích lao động 
II. Đồ dùng: Chuẩn bị theo nhóm: Vài ngọ mía, vài củ khoai tây, lá bỏng(sống đời), củ gừng, riềng, hành, tỏi; Một thùng giấy (hoặch gỗ), to đựng đất (HĐ2)
III. các Họat động dạy- học
1.Kiểm tra bài cũ : Nêu điều kiện nảy mầm và quá trình phát triển thành cây của hạt ?
- HS nêu. GV nhận xét chung.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài; Trực tiếp
Hoạt động1: Quan sát 
* Mục tiêu : Giúp HS quan sát, tìm vị trí chồi ở một số cây khác nhau .
- Kể tên một số cây được mọc ra từ bộ phận của cây mẹ .
* Cách tiến hành : Làm việc theo nhóm đôi.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo chỉ dẫn trang 110 SGK. HS vừa kết hợp quan sát các hình vẽ trong SGK vừa quan sát vật thật các em mang đến lớp:
+ Tìm chồi trên vật thật (hoặc hình vẽ ): ngọn mía, củ khoai tây, lá bỏng, củ gừng, hành, tỏi?
+ Chỉ vào từng hình trong hình 1 trang 110 SGK và nói về cách trồng mía 
- GV kiểm tra và giúp đỡ các nhóm làm việc
* HS nêu, nhận xét.
- HS kể tên một số cây khác có thể trồng bằng một bộ phận của cây mẹ.
- HS nhận xét. GV rút ra kết luận.
Hoạt động 2: Thực hành
* Mục tiêu: HS thực hành trồng cây bằng một bộ phận của cây mẹ. 
* Cách tiến hành
- GV phân khu vực cho các nhóm, Nhóm trưởng cùng nhóm mình trồng cây bằng thân hoặc cành hoặc lá của cây mẹ(do nhóm tự chon )
- HS thực hành. GV bao quát chung và giúp đỡ các nhóm.
- GV nhận xét phần thực hành của các nhóm.
ị rút ra kết luận SGK trang 111
3. Củng cố dặn dò:
- GV cùng HS hệ thống lại nội dung hoc.
? Cây con có thể lên từ đâu ở bộ phận của cây mẹ ? Trồng cây xanh đem lại cho ta ích lợi gì? 
- Về nhà thực hành trồng cây. Dặn HS chuẩn bị bài sau. 
Buổi chiều Toán*
 Luyện tập
I. Mục đích, yêu cầu:
- Tiếp tục củng cố cho học sinh kiến thức đã học về tính vận tốc của chuyển động đều.
- HS vận dụng vào giải các bài toán liên quan đến thực tế.Vận dụng làm chính xác và nhanh các bài tập liên quan. Trình bày bài làm rõ ràng, sạch sẽ.
- HS tích cực, tự giác học bài, làm bài.
II. Đồ dùng: Sử dụng thiết bị nghe nhìn
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: HS nêu lại cách tính vận tốc của một chuyển động đều.
- 1 HS lên bảng ghi lại công thức tính: v = S : t
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Thực hành:
Bài 1: Quãng đường từ Hà Nội về quê dài 30km, chú Ba đi ô tô mất 0,5 giờ thì về tới quê. Tính vận tốc của ô tô.
+ HS đọc bài, phân tích đề.
+ HS làm bài vào vở, gọi 1 HS lên bảng chữa bài.
+ GV cùng HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, củng cố cách tính vận tốc.
- HS nêu lại quy tắc và công thức tính vận tốc.
Bài 2: Lúc 6 giờ 15 phút anh Hai đi xe máy từ nhà ra thành phố cách nhà 82 km. Anh đến thành phố l úc 8giờ 15phút. Tính vận tốc của xe máy anh đã đi.
+ HS làm bài vào vở, 
- 1HS trình bày lời giải..
- GV thu một số vở nhận xét.
 Thời gian anh Hai đi từ nhà ra thành phố là: 
 8giờ 15 phút - 6 giờ 1 phút = 2 giờ
 Vận tốc của xe máy anh đi là:
 82 : 2 = 41 (km/giờ)
Bài 3: Một ô tô đi từ Hà Nội đến Hải Phòng cách nhau 103 km hết 2 giờ 30 phút. Tính vận tốc của ô tô đó.
+ 1 HS đọc đề bài, HDHS phân tích bài toán.
+ HS nêu cách tính. (Lưu ý cách chuyển đổi 2 giờ 30 phút dưới dạng số thập phân để tính toán: 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ).
+ HS làm bài vào vở.
- 1HS trình bày lời giải..
- HS nhận xét, bổ sung. GV hệ thống kiến thức của bài.
Bài 4: Một xe mỏy đi từ Ngọc Hồi lỳc 7 giờ 30 phỳt và đến Kon Tum lỳc 9 giờ. Vận tốc của xe mỏy là 40 km/giờ. Tớnh quóng đường từ Ngọc Hồi đến Kon Tum.
- HS đọc đề, phân tích đề và nêu cách làm bài.
- HS làm bài, chữa bài. 
- GV nhận xét, chốt kiến thức liên quan.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV yêu cầu HS nêu lại cách tính vận tốc của một chuyển động đều.
- Nhận xét tiết học.
Tiếng Việt *
TLV: Tả cây cối
I. Mục đích, yêu cầu:
- Tiếp tục củng cố cho học sinh kiểu bài tả cây cối.
- HS nắm được cách tả và tả được cây theo yêu cầu đề bài giáo viên đưa ra. Bài văn đủ bố cục, câu văn rõ ràng, đủ ý và sinh động.
- HS yêu thích cảnh vật thiên nhiên.
II. Đồ dùng 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: HS nêu lại dàn bài chung của kiểu bài tả cây cối.
2.Bài mới. 
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. HDHS luyện tập:
Đề bài: ở trường em (hoặc gần nhà em) có một cây tán lá sum suê. Em hãy tả cây đó.
1- HDHS phân tích đề:
- Thể loại: Miêu tả.
- Kiểu bài: Tả cây cối.
- Đối tượng tả: Cây tán lá sum suê.
2- HDHS lập dàn ý: 
* HS tự lập dàn ý vào vở.
VD:Tả cây bàng
a) Mở bài: Cây bàng trồng ở đâu? Đã được bao lâu?
b)Thân bài:
 Đặc điểm của cây bàng
- Rễ ăn nổi trên mặt đất.
- Thân cây lớn màu nâu, sờ vào thấy ram ráp.
- Cành mọc chĩa ngang, tán lá chia thành nhiều tầng.
- Lá bàng to hơn bàn tay, mặt trên màu xanh đậm, mặt dưới màu xanh nhạt, nổi rõ những đường gân. Lá mọc thành từng chùm, kem dày cho bóng mát.
- Hoa bàng hình ngôi sao, nhỏ li ti, màu trắng ngà, thơm dìu dịu.
- Quả bàng hình thoi, lúc non màu xanh, lúc chín màu vàng, có vị ngọt mát.
- Chim chóc thường làm tổ trên cành lá.
- Gốc bàng là nơi tránh năng, vui chơi.
c) Kết bài:
Cây bàng là người bạn thân thiết của tuổi học trò.
- 3 HS dựa vào dàn ý vừa lập, trình bày miệng thành bài văn hoàn chỉnh.
- GV,HS nhận xét, bổ sung.
- HS viết bài vào vở. GV bao quát chung và giúp đỡ các em để các em hoàn thành bài theo yêu cầu.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu cấu tạo của bài văn tả cây cối?
- Sau khi làm xong bài văn, em có cảm nhận gì về cảnh vật xung quanh em.
- Nhận xét tiết học.
Luyện viết
Bài 27: trong lời mẹ hát
I. Mục đích, yêu cầu:
- Rèn cho học sinh viết đúng, viết đẹp, ngồi đúng tư thế viết. Nắm được nội dung 
bài viết.
- Học sinh viết, trình bày đoạn thơ trong bài: Trong lời mẹ hát trong vở luyện viết lớp 5.
- Học sinh có ý thức rèn chữ viết đẹp.
II. Đồ dùng: Vở luyện viết chữ đẹp lớp 5.
III. Các hoạt động dạy học:
1. KTBC. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: vở viết, bút viết
2. Bài mới	
a. Giới thiệu bài: Nêu MĐ-YC của tiết học
b. Hướng dẫn học sinh luyện viết:
- GV đọc bài viết.
- Học sinh đọc bài: Trong lời mẹ hát (2, 3 lần)
? Nêu nội dung chính của bài thơ? (Nói lên suy nghĩ, tình cảm và lòng biết ơn của con khi mẹ ngày một già, yếu ...)
+ Nêu lại những từ, cụm từ dễ viết sai có trong bài? (chạy, nôn nao, lưng mẹ, còng dần xuống, lời mẹ hát, ...)
+ Lưu ý học sinh cách trình bày bài cho đẹp.
+ HS nêu lại khoảng cách giữa các chữ.
+ Nêu lại cách viết chữ nét thanh, nét đậm.
c. Học sinh luyện viết.
+ HS luyện viết ra giấy nháp một số từ khó.
+ HS viết bài vào vở.
+ HS viết nhanh, đẹp có thể viết kiểu chữ: chữ đứng hoặc chữ nghiêng thanh đậm.
+ HS viết chưa tốt có thể viết chữ nét đều.
- GV thu một số vở của học sinh nhận xét. Khen ngợi các em học tốt, viết chữ đúng, đều và đẹp.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS xem lại bài viết, phát hiện những chỗ viết còn sai, chưa đẹp. 
- Em đã làm gì để đền đáp công ơn của cha mẹ?
- GV nhận xét tiết học
Ngày soạn : 9 / 3 / 2017
Ngày dạy: Thứ năm ngày 16 tháng 3 năm 2017
Tập làm văn
Ôn tập về tả cây cối
I. Mục đích – yêu cầu:
- HS biết trình tự tả, tìm được các hình ảnh so sánh, nhân hoá tác giả đã sử dụng để tả cây chuối trong bài văn. 
- HS viết được một đoạn văn ngắn tả một bộ phận của một cây quen thuộc. Câu văn đủ ý, rõ nghĩa, giàu hình ảnh và cảm xúc,....
- HS yêu quý và biết chăm sóc cây cối.
II .Đồ dùng: Dàn bài tả cây cối (BT1) 
III . các Hoạt động dạy - học 
1.Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra đoạn văn đã viết ở tiết trước.
2. Bài mới:. 
a. Giới thiệu bài : Nêu MĐ-YC của tiết học
b. HD HS luyện tập:
Bài 1: 1HS đọc yêu cầu bài tập số 1, xác định yêu cầu của bài.
- GV treo bảng phụ nhắc lại dàn bài tả cây cối, gọi 1,2 HS đọc. 
- Tổ chức hoạt động nhóm đôi.
- Đại diện nhóm nêu kết quả. 
- GV nhấn mạnh: t/g nhân hoá cây chuối :
+ Chỉ đặc điểm, phẩm chất của người.
+ Chỉ hoạt động của người.
+ Chỉ những bộ phận đặc trưng của người.
- GV nhận xét và hệ thống lại nội dung bài tập.
Bài 2: 1HS đọc đề bài tập số 2, xác định yêu cầu của bài .
- GV nhắc HS chú ý: Đề bài yêu cầu mỗi em chỉ viết một đoạn văn ngắn, chọn tả chỉ một bộ phận của cây ( lá hoặc hoa, quả, rễ, thân).
- GV hỏi HS đã quan sát một bộ phận của cây để chuẩn bị viết đoạn văn theo lời dặn của cô như thế nào. 
- Gọi HS nêu các em chọn tả bộ phận nào của cây.
- Cả lớp suy nghĩ, viết đoạn văn vào vở.
- Một số học sinh đọc đoạn văn đã viết. 
- HS nhận xét. GV nhận xét chung, khen những đoạn viết hay, tốt.
3.Củng cố dặn dò:
Nêu cấu tạo bài văn tả cây cối ?
- GV nhận xét tiết học. Đọc trước 5 đề ôn tập của tiết sau và chuẩn bị 1 đề em thích.
Toán
Tiết 134: Thời gian
I. Mục Đích – yêu cầu:
- HS biết cách tính thời gian của một chuyển động đều.
- Thực hành tính thời gian của một chuyển động. Vận dụng làm chính xác bài 1( cột 1, 2); bài 2 và nhanh các bài tập liên quan. Trình bày bài rõ ràng, sạch sẽ.
 Có ý thức học tập tốt.
II. Đồ dùng :
III. Các Hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: 1HS nêu cách tính và công thức tính vận tốc, quãng đường.
- GV nhận xét, hệ thống kiến thức.
2. Bài mới: 	
a, Giới thiệu bài:Nêu MĐ-YC của tiết học 
HĐ 1: Hình thành cách tính thời gian
Bài toán 1: HS đọc đầu bài .
- GV cho HS rút ra quy tắc tính thời gian.
- HS làm bài cá nhân vào nháp, 1 số HS đọc bài làm, lớp theo dõi nhận xét.
- HS viết công thức tính thời gian.
- GV khắc sâu cách tính thời gian, nêu công thức t = s : v.
Bài toán 2: HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở nháp và trình bày cách làm.
- 1 số HS đọc bài làm. 
- GV chốt câu trả lời đúng và lưu ý HS trong bài này số đo thời gian viết dưới dạng hỗn số là hợp lý nhất.
HĐ2:Thực hành:
Bài 1 (cột 1,2): HS tự làm bài vào vở theo HD (không cần kẻ bảng)
- Lưu ý HS có thể làm chẳng hạn:
81: 36 = 2,25 (giờ)
- HS chữa bài. GV củng cố kiến thức liên quan.
Bài 2: HS nêu nội dung bài tập.
- HS tự làm bài.
- 2HS lên bảng làm, cho lớp nhận xét bài làm của bạn.(HS làm nhanh tiếp tục hoàn thiện bài 3, nêu miệng.)
- HS nhận xét, GV hệ thống nội dung bài.
Bài 3: HS làm nhanh làm bài.
- 1HS đọc bài toán. HS nêu các bước giải bài toán và làm vào vở. 
- 2 HS lên bảng chữa bài.
- GV lưu ý yêu cầu tính thời điểm đến. Khen ngợi các em có cách tính nhanh, chính xác; tích cực trong giờ học.
3.Củng cố dặn dò: 
- 1 HS nhắc lại cách tính thời gian và nêu công thức tính.
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Toán*
Luyện tập chung
I.Mục đích, yêu cầu:
- Tiếp tục củng cố cho học sinh kiến thức đã học về tính quãng đường của chuyển
động đều.
- HS vận dụng vào giải các bài toán liên quan đến thực tế. Trình bày bài khoa học và
 rõ ràng.
- HS tích cực, tự giác học bài, làm bài.
II. Đồ dùng :Sử dụng thiết bị nghe nhìn
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: + HS nêu lại cách tính quãng đường của một chuyển động đều.
- 1HS lên bảng ghi lại công thức tính S = v x t
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Bài 1: Một xe lửa đi từ A lúc 8 giờ 15 phút, đến B lúc 10 giờ 20 phút với vận tốc 40km/giờ. Tính quãng đường AB.
- HS đọc bài, phân tích đề.
- HS làm bài vào vở, gọi 1 HS lên bảng chữa bài.
- GV cùng HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. (Lưu ý cách tính thời gian, đổi thời gian ra giờ: 10giờ 30phút - 8giờ15 phút = 2 giờ 15phút; 2giờ 15phút = 2,25giờ)
Bài 2: Một ô tô khởi hành từ thành phố Hồ Chí Minh lúc 10giờ sáng và đến Long Xuyên (An Giang) lúc 2 giờ chiều. Tính quãng đường xe đã đi biết vận tốc của xe là 42,5 km/giờ.
- HS đọc đề bài, phân tích đề.
- Lưu ý HS : 2 giờ chiều tức là 14 giờ, từ đó học sinh có cách tính tương tự bài 1
- HS làm bài vào vở, GV thu vở một số HS để nhận xét.
Bài 3: Trong chặng đua xe đạp Hà Nội - Hải Phòng, người về nhất hết 2 giờ 30 phút và đạt vận tốc 42 km/giờ. Tính độ dài chặng đua này.
- Lưu ý HS cách chuyển đổi 2giờ 30 phút = 2,5 giờ. HS tự làm bài.
- Gọi 1 HS trình bày miệng cách giải, 
- HS nhận xét, bổ sung. GVchữa bài và củng cố kiến thức.
Bài 4: 
Giải bài toán theo sơ đồ sau:
 40km/giờ 8giờ30phút 50km/giờ
 A M B
 7giờ AB = ..............km? 7giờ
- Gợi ý HS nhìn vào sơ đồ, nêu đề toán. GVHD học sinh tính quãng đường của 2 chuyển động ngược chiều (Quãng đường = Tổng hai vận tốc x Thời gian)
- HS làm bài vào vở, gọi 1 HS trình bày miệng.
- HS nhận xét, bổ sung. GV hệ thống kiến thức.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV yêu cầu HS nêu lại cách tính quãng đường của một chuyển động đều. - - GV nhận xét tiết học.
Ngày soạn : 9 / 3 / 2017
Ngày dạy : Thứ sáu ngày 17 tháng 3 năm 2017
Luyện từ và câu
Ôn tập: Quan hệ từ
I. Mục đích, yêu cầu:
- Củng cố cho học sinh về quan hệ từ đã học.
- HS vận dụng kiến thức đã học để xác định quan hệ từ trong câu văn, nắm được quan hệ từ đó biểu thị quan hệ gì.
- HS vận dụng vào nói và viết cho đúng và hay.
II. Đồ dùng: 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc thuộc lòng khoảng 4 câu ca dao, tục ngữ trong BT2.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. HD HS làm bài tập:
Bài tập 1: Gạch dưới các quan hệ từ trong mỗi câu sau:
a) Ông lão bắt đầu kể với tôi rất tỉ mỉ về việc sau một chuyến đi săn, Lê-nin mời ông đến Mát-xcơ-và để thăm Lê-nin và xem xét mọi việc.
b) Nếu quả thật chú em chưa nghe bài thơ thì lão ngâm cho mà nghe.
+ HS tự làm bài vào vở. HS nêu miệng. GV-HS nhận xét.
Bài tập 2: Gạch dưới quan hệ từ trong mỗi câu. Ghi lại quan hệ từ giữa các phần của câu do cặp từ này biểu thị:
a) Nhờ phục hồi rừng ngập mặn mà ở nhiều địa phương, mỗi trường đã có những thay đổi rất nhanh chóng. (nguyên nhân - kết quả)
b) Càng nghe ông già nói, tên phát xít càng ngây người ra. (tăng tiến)
+ HS tự làm bài ,1 HS lên bảng chữa bài. GV- HS nhận xét.
Bài tập 3: Viết các quan hệ từ có trong câu văn sau vào chỗ trống và chỉ ra mỗi quan hệ từ đó nối những từ ngữ nào với nhau.
Họ nhà chuồn chuồn cứ miên man đi tha phương cầu thực, nhưng hễ khi trời sắp dông gió thì lại bay qua đồng hoa cỏ may tìm về tránh mưa trong chân cỏ.
+ HS trao đổi nhóm đôi, làm bài vào vở. Gọi HS nêu miệng. 
+ GV-HS nhận xét bổ sung:
. Quan hệ từ: nhưng nối bộ phận câu trước với bộ phận câu sau nó.
. Cặp quan hệ từ hễ ... thì... nối "khi trời sắp dông gió" với bộ phận câu "lại bay qua đồng hoa cỏ may tìm về tránh mưa trong chân cỏ".
. Quan hệ từ về nối từ "tìm" với phần còn lại của câu sau từ đó.
Bài tập 4: Câu văn nào dùng đúng quan hệ từ: 
a) Đất có chất màu vì nuôi cây lớn.
b) Nếu chất màu của đất không có nước vận chuyển thì cây không thể lớn lên được.
c) Thắng gầy nhưng rất khoẻ.
. HS thảo luận nhóm đôi, nêu kết quả. GV- HS nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nêu lại nội dung của tiết học. Quan hệ từ dùng để làm gì? 
- Nhận xét tiết học. 
Tập làm văn
Tả cây cối
 (Kiểm tra viết)
I. Mục đích – yêu cầu:
- HS viết được 1 bài văn tả cây cối có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
- Biết trình bày một bài văn tả cây cối đúng cấu trúc, bài làm sạch sẽ.
- Có ý thức tốt trong giờ kiểm tra.
II .Đồ dùng : Tranh vẽ hay ảnh chụp 1 số loài cây.
III . các Hoạt động dạy - học 
1.Kiểm tra bài cũ : HS nhắc lại dàn bài của bài văn tả cây cối.
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài: Nêu MĐ-YC của tiết học.
b. Các hoạt động:
HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài:
- 2 HS nối tiếp nhau đọc Đề bài và Gợi ý của tiết Viết bài văn tả cây cối: HS đọc 5 đề bài, HS2 đọc gợi ý.
- Cả lớp đọc thầm lại các đề văn.
- Em sẽ chọn đề bài nào ? 
- HS nối tiếp nhau nói tên đề bài mà các em chọn:
- GV giải đáp thắc mắc của HS ( nếu có). GV hướng dẫn để các em nắm chắc yêu cầu và làm bài tốt.
HĐ2: HS làm bài:
- HS làm bài vào vở.
- GV bao quát chung, giúp đỡ HS còn lúng túng, gặp khó để các em hoàn thành abì viết theo yêu cầu.
- Thu bài làm của HS.
3.Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Căn dặn HS ôn các bài HTLtừ tuần 19 đến 27.
Toán
Tiết 135: Luyện tập
I. Mục đích- yêu cầu:
- HS biết tính thời gian của một chuyển động đều.
- Biết quan hệ giữa thời gian, vận tốc, quãng đường.Vận dụng làm chính xác bài 1; 2; 3 và nhanh các bài tập liên quan. Trình làm bày bài rõ ràng, sạch sẽ.
- HS có ý thức trong giờ học.
II. Đồ dùng:
III. Các Hoạt động dạy- học:
1.Kiểm tra bài cũ: 1 HS chữa bài tập 3, 1 HS nêu cách tính quãng đường.
- GV nhận xét, củng cố kiến thức.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Nêu MĐ-YC của tiết học 
b. Thực hành: 
Bài 1: HS đọc đề bài.
- HS tính điền vào ô trống, gọi HS kiểm tra kết quả của bạn.
-HS nhận xét, bổ sung. 
- GV chữa bài và củng cố cách tính thời gian.
Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài.
- HS nêu cách tính. GV hướng dẫn các bước làm bài.
- HS làm bài rồi chữa bài, lưu ý HS đổi:
 1,08 m = 108 cm.
- 1 số HS đọc bài làm, GV chốt câu trả lời đúng, củng cố kiến thức .
Bài 3: HS đọc đề bài, phân tích đề.
- HS nêu cách thực hiện. GV có thể HDHS tính:
72 : 96 = (giờ)
 giờ = 45 phút
- HS làm bài và chữa bài. GV nhận xét chung.
Bài 4: HS hoàn thành nhanh làm tiếp, HS có thể đổi:
420 m/phút = 0,42 km/phút hoặc 10,5 km = 10 500 m
- áp dụng công thức t = S : v để tính thời gian
- Kết quả là: 25 phút
- HS đọc bài làm trước lớp. GV chữa bài và củng cố cách tính thời gian cho HS.
3.Củng cố dặn dò: 
- 1HS nhắc lại cách tính thời gian và công thức tính.
- GV nhận xét giờ học .
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Sinh hoạt lớp
Nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp 
 I. Mục đích yêu cầu
- HS nắm được ưu, hạn chế của cá nhân, tổ, tập thể trong tuần. Nắm được nội dung và ý nghĩa ngày 26 -3.
- HS thi đua và rèn luyện, phấn đấu vươn lên trong tuần học tiếp theo. Khắc phục các hạn chế đã nêu.
- HS chấp hành tốt qui định của trường, lớp, của đội đề ra.
II. Nội dung
1. HS nhận xét:
- Từng tổ trưởng nhận xét về mọi hoạt động của tổ mình trong tuần như đi học; truy bài; đồng phục; học tập; vệ sinh; ..
- Ban cán sự lớp lần lượt nhận xét chung hoạt động của lớp trong tuần. 
- Cá nhân phát biểu ý kiến.
 2. GV nhận xét chung .
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Tuyên dương ..........................
3. Phương hướng hoạt động trong tuần tiếp theo.
- Giữ vệ sinh cá nhân thật tốt. Chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông đường bộ.
- Chấp hành nghiêm nề nếp lớp, nhà trường, Đội đề ra. 
- Thi đua học tập chào mừng ngày 26/3; ngày Thành lập Đoàn TNCS HCM với các 
nội dung
+ Trang trí lớp học.
+ Hoạt động tập thể (Múa hát ST). 
+ Thi Bóng đá mini cấp trường.
- Hăng hái, tích cực học tập trong các tiết học. Vận dụng tốt kiến thức vào thực hành, cuộc sống. Coi trọng sự tiến bộ và kĩ năng thực hành của các em.
- Ôn tập tốt phần kiến thức đã học trong HKII.
- Tiếp tục xây dựng lớp học xanh, sạch, thân thiện, môi trường thân thiện, an toàn.
- Rèn cho HS đọc đúng và viết đúng, viết đẹp. 
4. Sinh hoạt văn nghệ: 
- HS tổ chức sinh hoạt văn nghệ: múa, hát, kể chuyện, đọc th

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_27_nam_hoc_2016_2017_ngu.doc