Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 23 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Duy Hưng - Trường Tiểu học Hiệp Hòa

I. MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU:

- HS biết đọc đúng, đọc diễn cảm bài văn; giọng phù hợp với tính cách nhân vật.

- Hiểu đượcnội dung bài: Ca ngợi quan án là người thông minh có tài xử kiện.(Trả lời các câu hỏi SGK)

- Có ý thức học tập tốt.

II. ĐỒ DÙNG:Sử dụng thiết bị nghe nhìn

III. CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY - HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ: Cao Bằng, trả lời câu hỏi về nội dung bài

- HS nêu, GV nhận xét chung.

2. Bài mới:

a, Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC của tiết học

HĐ1. Luyện đọc.

- 1HS đọc toàn bài. Lớp đọc thầm toàn bài .

- Hỏi bài được chia làm mấy đoạn ?

- Lần lượt 3 học sinh luyện đọc tiếp nối cả bài (2, 3 lần). GV kết hợp luyện đọc từ khó, câu dài và giải nghĩa từ khó trong bài.(Trong quá trình học sinh luyện đọc sửa cách phát âm cho học sinh)

- HS đọc trong nhóm đôi.

- 1HS đọc toàn bài, nêu giọng đọc.

- Nhận xét và sửa cho học sinh đọc cho đúng .

 

doc34 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 220 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 23 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Duy Hưng - Trường Tiểu học Hiệp Hòa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 C. 0,007m3 A. 0,00007m3
+ HS làm bài vào vở, nêu đáp án đúng.
+ HS-GV nhận xét, bổ sung.
Bài 4 : Một cái thùng có dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 6dm, chiều rộng 3,5m và chiều cao 24dm. Tính diện tích xung quanh và toàn phần của cái thùng ấy ?
- GV HDHS phân tích đề.
- HS làm bài, chữa bài.
- GV chữa bài và hệ thống kiến thức liên quan.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV cùng HS chốt lại nội dung vừa ôn luyện.
- Nhận xét tiết học.
 Tiếng Việt*
LTVC: ôn tập về từ và cấu tạo từ
I. Mục đích, yêu cầu:
- Tiếp tục củng cố cho học sinh về: từ, cấu tạo của từ.
- HS phân biệt từ đơn, từ phức (từ ghép, từ láy), phân biệt từ nhiều nghĩa, từ đồng nghĩa, từ đồng âm. Biết tìm từ thích hợp cho trước thay thế cho từ trong văn cảnh.
- HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng :
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới. 
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. HDHS luyện tập:
Bài1: Điền những từ đã được phân cách trong đoạn thơ sau vào từng ô trống trong bảng cho phù hợp:
Tìm/ nơi/ thăm thẳm/ rừng/ sâu/
Bập bùng/ hoa chuối/, trắng/ màu/ hoa ban/.
Tìm/ nơi/ bờ/ biển/ sóng/ tràn/
Hàng/ cây/ chắn/ bão/ dịu dàng/ mùa/ hoa.
Từ đơn
Từ phức
Từ láy
Từ ghép
tìm, nơi, rừng, sâu, ...
bập bùng, thăm thẳm, dịu dàng
hoa chuối, hoa ban
+ HS làm bài vào vở, gọi 2 HS lên bảng chữa bài. GV-HS nhận xét, bổ sung.
Bài 2: Nhóm từ nào dưới đây chứa từ nhiều nghĩa, từ đồng nghĩa, từ đồng âm? Điền câu trả lời vào từng chỗ trống:
a- đánh giá, đánh đàn, đánh cá --> nhóm từ có chứa từ .................................. (từ nhiều nghĩa).
b- đồng lúa xanh rờn, bãi ngô xanh biếc, nước da xanh xao --> nhóm từ có chứa từ ........................................................... (từ đồng nghĩa)
c- quyển từ điển ờ trên giá sách, giá bán lẻ, giá như tôi là cậu ta --> nhóm từ có chứa từ .................................... (từ đồng âm)
+ HS làm bài vào vở, gọi HS lần lượt nêu miệng. GV-HS nhận xét, bổ sung.
Bài 3: Đọc câu văn sau: 
"Một sớm chủ nhật đầu xuân, khi mặt trời vừa hé mây nhìn xuống, Thu phát hiện ra chú chim lông xanh biếc sà xuống cành lựu. "
Chọn từ trong từng ngoặc đơn có thể thay thế cho từ in đậm. Câu văn sau khi đã thay từ có hay như trước không? Viết câu trả lời của em.
(vén, mở, xé --> hé sa, nhảy, chuyền, đậu --> sà )
- HS làm bài và vở, 
- HS trình bày kết quả trước lớp. 
- HS nhận xét, bổ sung. GV chữa bài; có thể thay thế được từ em chọn, song vẫn không hay bằng từ tác giả đã viết.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nêu lại nội dung vừa học. Nêu cấu tạo của từ? 
- Nhận xét tiết học.
Luyện viết
Bài 23: Tự nguyện
I.Mục đích, yêu cầu:
- Rèn cho học sinh viết đúng, viết đẹp, ngồi đúng tư thế viết. Nắm được nội dung bài viết.
- Học sinh viết, trình bày đúng bài Tự nguyện trong vở luyện viết lớp 5.
- Học sinh có ý thức rèn chữ viết đẹp.
II.Đồ dùng: Vở luyện viết chữ đẹp lớp 5.
III.Các hoạt động dạy học:
1.KTBC. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: vở viết, bút viết
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Hướng dẫn học sinh viết
 Nhắc nhở học sinh tư thế ngồi viết; cách cầm bút.
- Học sinh đọc bài: Tự nguyện
?: Nêu nội dung chính của bài thơ? (Nói ước mơ cao đẹp của con người, ...)
+ Nêu lại những từ dễ viết sai có trong bài (bồ câu trắng, hướng dương, bao phen, nối liền, ...)
+ Lưu ý học sinh cách trình bày bài cho đẹp.
+ HS nêu lại khoảng cách giữa các chữ.
+ Nêu lại cách viết chữ nét thanh, nét đậm.
- Học sinh luyện viết.
+ HS luyện viết ra giấy nháp một số từ khó.
+ HS viết bài vào vở.
+ HS viết nhanh, đẹp có thể viết kiểu chữ: chữ đứng hoặc chữ nghiêng thanh đậm.
+ HS viết chưa tốt có thể viết chữ nét đều.
- GV thu một số vở của học sinh nhận xét. GV khen các HS học tốt,viết đúng, đep và tích cực trong giờ học.
3.Củng cố, dặn dò:
- 1HS nêu nội dung bài viết.
- HS xem lại bài viết, phát hiện những chỗ viết còn sai, chưa đẹp. 
- GV nhận xét tiết học.
Buổi chiều Ngày soạn: 9/ 2/ 2017
Ngày dạy :Thứ năm ngày 16 tháng 2 năm 2017
Tập làm văn
Lập chương trình hoạt động
I. Mục đích - yêu cầu:
- HS lập được một chương trình hoạt động tập thể góp phần giữ gìn trật tự, an ninh (theo gợi ý trong SGK).
- HS biết lập một chương trình hoạt động. Lập được chương trình hoạt động theo yêu cầu.
- HS có ý thức giữ gìn trật tự, an ninh.
GD KNS: Kĩ năng hợp tác; kĩ năng đảm nhiểm trách nhiệm.
II. Đồ dùng: Bảng phụ viết sẵn cấu tạo 3 phần của một CTHĐ và tiêu chuẩn đánh giá CTHĐ. Bảng nhóm, bút dạ, giấy khổ to.
III. Các hoạt động dạy – học :
1, Kiểm tra bài cũ : HS nhắc lại tác dụng của việc lập chương trình hoạt động và cấu tạo của một CTHĐ.
2. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài :GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
HĐ1. Tìm hiểu đề bài
- Một HS đọc yêu cầu của đề bài. Cả lớp theo dõi SGK.
- Cả lớp đọc thầm lại đề bài, suy nghĩ, lựa chọn 1 trong 5 hoạt động đã nêu.
- GV nhắc HS lưu ý: 
+ Đây là những hoạt động do BCH liên đội của trường tổ chức. Khi lập 1 CTHĐ, em cần tưởng tượng mình là liên đội trưởng hoặc liên đội phó của liên đội.
+ Nên chọn hoạt động em đã biết, đã tham gia.
- Một số HS nối tiếp nhau nói tên hoạt động các em chọn để lập CTHĐ.
+ Mục tiêu của chương trình hoạt động đó là gì?
+ Việc làm đó có ý nghĩa ntn đối với lứa tuổi các em?
+ Địa điểm tổ chức ở đâu?
+ Hoạt động đó cần các dụng cụ và phương tiện gì?
- GV treo bảng phụ đã viết cấu tạo 3 phần của một chương trình hoạt động. 
HĐ2. HS lập CTHĐ:
- HS tự lập CTHĐ và vở. GV phát bút dạ và bảng nhóm cho 3 HS lập CTHĐ khác nhau làm vào bảng nhóm.
- GV nhắc HS nên viết vắn tắt ý chính, khi trình bày miệng mới nói thành câu.
- GV dán phiếu ghi tiêu chuẩn đánh giá CTHĐ lên bảng.
- Một số HS trình bày, sau đó những HS làm vào bảng nhóm trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét từng CTHĐ. 
- GV giữ lại trên bảng lớp CTHĐ viết tốt hơn cả cho cả lớp bổ sung, hoàn chỉnh. HS tự sửa lại CTHĐ của mình.
- Cả lớp và GV bình chọn người lập được bản CTHĐ tốt nhất, người giỏi nhất trong tổ chức công việc, tổ chức hoạt động tập thể.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học; khen những HS tích cực học tập; 
- Dặn HS về nhà hoàn thiện CTHĐ của mình .
 Toán
Tiết114: thể tích hình hộp chữ nhật
I. Mục đích - yêu cầu:
- HS có biểu tượng về thể tích hình hộp chữ nhật.
- Biết tính thể tích hình hộp chữ nhật. Biết vận dụng công thức tính thể tính hình hộp chữ nhật để giải một số bài tập liên quan. Làm được các bài tập 1. HS khá, giỏi làm được tất cả các bài tập.
- HS yêu thích học toán.
II. Đồ dùng: Mô hình thể tích của hình hộp chữ nhật.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : HS nhắc lại mối quan hệ giữa mét khối, đề- xi- mét khối và xăng- ti- mét khối.
2. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
HĐ1: VD: 
- GV nêu VD, HD HS làm bài:
- Tìm số HLP 1cm3 xếp vào đầy hộp:
+ Mỗi lớp có bao nhiêu hình lập phương 1 cm3?
+ Mười lớp có bao nhiêu hình lập phương 1 cm3?
+ Vậy thể tích của HHCN có chiều dài 20cm, chiều rộng 16cm, chiều cao 10cm là 3200 hình lập phương 1cm3 hay chính là 3200 cm3.
+ Thể tích của hình hộp chữ nhật này được tính thế nào?
HĐ2: Quy tắcCông thức:,:
+ 20cm, 16cm, 10cm lần lượt là gì của hình hộp chữ nhật?
+ Như vậy, trong bài toán trên để tính thể tích của HHCN ta làm thế nào?
- Nếu gọi a, b, c lần lượt là 3 kích thước của HHCN, V là thể tích của HHCN, thì thể tích HHCN được tính như thế nào?
- HS nêu. GV chốt: V= a x b x c
HĐ3: Luyện tập:
Bài tập 1: HS nêu nội dung bài.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cả lớp làm bài vào vở, 
- 1 HS lên bảng. GV nhận xét, chữa bài và hệ thống kiến thức liên quan.
Bài tập 2: HS nêu nội dung bài và nêu cách làm.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- HS làm vào vở, 1 HS lên bảng.
- Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài; hệ thống kiến thức liên quan.
Bài tập 3: HS nêu nội dung bài.
- GV hướng dẫn HS giải bài. HS làm vào vở. 
- HS đổi chéo vở kiểm tra cho nhau. 1HS chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét, hệ thống nội dung tiết học.
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nhắc lại quy tắc và công thức tính thể tích HHCN.
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Toán*
Luyện tập thể tích hình hộp chữ nhật
I. Mục đích, yêu cầu:
- Củng cố cho học sinh về cách tính diện tích xung quang và thể tích hình hộp chữ nhật.
- HS vận dụng tính được thể tích của hình hộp chữ nhật. Làm đúng các bài tập, trình bày bài rõ ràng và khoa học.
- HS tích cực học bài, làm bài.
II. Đồ dùng : 
III- Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Học sinh nêu lại cách tính thể tích của hình hộp chữ nhật.
1HS lên bảng ghi công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật.
- GV nhậ xét và hệ thống kiến thức.
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. HDHS luyện tập:
Bài 1: Tính thể tích hình hộp chữ nhật, biết:
a) Chiều dài 18dm, chiều rộng 15dm, chiều cao 12 dm
b) Chiều dài 2,4dm; chiều rộng 2dm; chiều cao 8cm.
- HS đọc đề bài và nêu các bước giải.
- HS làm phần a,b; GV bao quát chung và giúp đỡ một số em HS.
- HS chữa bài trên bảng.
- GV theo dõi giúp đỡ học sinh. Lưu ý học sinh đến đơn vị đo
Bài 2: Một bể nước dạng hình hộp chữ nhật. Người ta đo trong lòng bể có chiều dài 1,8m; chiều rộng 1,5m và chiều cao 1,2m. Hiện giờ nước trong bể chiếm 3/5 thể tích bể. 
a) Tính thể tích của bể?
b) Hỏi trong bể có bao nhiêu lít nước? (Biết 1dm3 = 1 lít)
- HS làm cả phần a,b.
- Gọi học sinh lên chữa bài.
- GV.HS nhận xét, bổ sung, hệ thống kiến thức liên quan.
Bài 3 : Một cái thùng có dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 5,8 dm, chiều rộng 4,2dm, chiều cao 27cm. Tính diện tích xung quanh và thể tích của cái thùng ấy ?
- HS đọc đề bài và nêu các bước giải.
- GV HDHS phân tích đề.
- HS làm bài, chữa bài.
- GV nhận xét, chữa bài và hệ thống kiến thức liên quan.
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nêu lại cách tính Sxq và thể tích của hình hộp chữ nhật. 
- Nhận xét tiết học. Cặn dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. 
 Ngày soạn: 9/ 2 / 2017
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 17 tháng 2 năm 2017
Luyện từ và câu
luyện tập về câu chia theo mục đích nói
(Câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến)
I. Mục đích, yêu cầu:
- Củng cố cho học sinh về các kiểu câu chia theo mục đích nói: câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến đã học ở lớp 4.
- HS nhớ lại khái niệm từng kiểu câu đã học, vận dụng làm được các bài tập giáo viên đưa ra.
- HS vận dụng nói và viết đúng TV.
II. Đồ dùng:
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: - HS làm lại BT 2 tiết Mở rộng vốn từ: Môi trường
2. Bài mới:
a- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b- HD HS làm bài tập:
Bài 1: Em hãy nêu lại các kiểu câu chia theo mục đích nói đã học? Nêu khái niệm từng kiểu câu đó. (có 4 kiểu câu: câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến; HS nêu khái niệm từng kiểu câu).
Bài 2: Cho đoạn văn sau: 
"Cáo chộp được Cốc. Cốc van nài: 
- Ôi, xin ngài tha cho tôi! Tôi gầy yếu quá! Ngài là người cao quý mà.
- Gầy nhai càng giòn. Mày chỉ mỗi cái tài mò cá dưới hồ thôi.
- Đâu ạ! Tôi còn có tài khác nữa.
- Tài gì?
- Ngài cứ cầm đuôi tôi nhúng xuống nước rửa cho sạch rồi hãy ăn thịt tôi, lúc đó tôi xin nói tài của mình.
Cáo nhìn thấy người Cốc bẩn thật bèn cầm đuôi Cốc nhúng xuống nước. Thế là Cốc rứt đuôi lặn biến xuống nước. Cáo chưng hửng và kêu lên: "A, Cốc tài thật!" "
- Em hãy ghi lại 1 câu kể, 1 câu hỏi, 1 câu cảm, 1 câu khiến trong đoạn văn trên.
+ HS suy nghĩ làm bài vào vở, gọi HS nêu miệng. 
- HS nhận xét, bổ sung. GV chữa bài.
 Câu kể: Cáo chộp được Cốc. . Câu hỏi: Tài gì?
 Câu cảm: A, Cốc tài thật! . Câu khiến: Ôi, xin ngài tha cho tôi! ...
 Bài 3: Viết lại thành 1 câu hỏi, 1 câu khiến, 1 câu cảm từ mỗi câu kể sau:
a) Mặt trời mọc.
b) Bé Hà hát quan họ.
- HS suy nghĩ làm bài vào vở. Gọi HS nêu miệng.
- HS nhận xét, bổ sung. GV chữ bài; VD: 
Câu kể
Câu hỏi
Câu khiến
Câu cảm
a) Mặt trời mọc
Mặt trời mọc rồi à?
Mặt trời mọc đi!
A, mặt trời mọc rồi!
b) Bé Hà hát quan họ.
Bé Hà hát quan họ phải không?
Bé Hà hãy hát quan họ đi!
ồ, bé Hà hát quan họ!
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- HS ghi nhớ kiến thức đã học về các kiểu câu chia theo mục đích nói vừa ôn tập
tập làm văn
Trả bài văn Kể chuyện 
I. Mục đích – yêu cầu:
- Nắm được yêu cầu của hai đề số 1, 2 và số 3 SGK về văn kể chuyện; cấu tạo của bài văn kể chuyện.
- Nhận biết và tự sửa được lỗi trong bài văn của mình và sửa lỗi chung; viết lại một đoạn văn đúng hoặc viết lại đoạn văn cho hay hơn .
- GD HS yêu cái thiện, căm ghét cái ác.
II. Đồ dùng
- Một số lỗi của học sinh về câu, về từ ngữ, về cách diễn đạt và một số lỗi chính tả 
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : Nêu dàn ý của bài văn kể chuyện ?
2. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b, Tìm hiểu đề bài
- HS một số em nêu đề bài của mình đã làm .
- Nêu yêu cầu chính của đề bài ? Để làm tốt được bài cần thực hiện điều gì ?
- Một số học sinh nối tiếp nhau nói tên câu chuyện cần làm .
c/ Nhận xét bài làm của học sinh 
Ưu điểm
- HS nắm vững yêu cầu của đề bài mình chọn.Thực hiện đúng theo yêu cầu của đề bài.
- Thực hiện đúng các bước của bài văn kể chuyện.
- Bài viết bố cục đủ ba phần, thể hiện được nội dung câu chuyện.
- Diễn đạt khá lưu loát, trôi chảy, câu văn giàu hình ảnh...... Đã rút ra bài học, liên hệ được với bản thân.
 Nhược điểm
- Sai lỗi chính tả trong bài viết còn nhiều.
- Câu văn viết còn rườm rà, không đủ chủ ngữ, vị ngữ hoặc câu quá dài.... Nội dung bài ở một vài em còn còn sơ sài.,...
 d/ hướng dẫn học sinh sửa lỗi chung 
- Đọc cho học sinh chép một số lỗi đã chuẩn bị lúc chấm .
- Nhận xét và bổ sung ( nếu cần )
- Đọc cho học sinh nghe một số đoạn văn hay .
- Học sinh thảo luận nhóm bàn cách sửa lỗi .
- Lần lượt một số học sinh nêu phương án sửa của mình, Lớp nhận xét bổ sung . 
- GV yêu cầu mỗi học sinh chọn một đoạn văn của minh chưa được hay để tự sửa. GV bao quát chung và giúp đỡ một số em.
- Một số em đọc lại đoạn viết .
3. Củng cố dặn dò :
Nêu cấu tạo bài văn kể chuyện? .
- Nhận xét giờ học. Về nhà viết cho hoàn chỉnh hơn về đoạn văn đã sửa 
- Chuẩn bị cho giờ sau .
Toán
Tiết 115 : thể tích hình lập phương
I. Mục đích – yêu cầu:
- HS biết cách tính thể tích hình lâp phương và công thức tính thể tích hình lập phương
- HS biết vận dụng công thức tính thể tích HLP để giải một số bài tập liên quan. Làm đúng các bài tập 1 ; 3. Bài làm khoa học, rõ ràng.
- HS yêu thích học toán.
II. Đồ dùng : Mô hình HLP
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : Nêu quy tắc và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật ?
- GV nhận xét, hệ thống kiến thức.
2. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài : Nêu MĐ-YC của tiết học.
HĐ1: Hình thành công thức tính thể tích hình lập phương:
- HS quan sát hình LP, nêu diện tích các mặt của HLP.
- GV tổ chức để HS tự tìm ra được cách tính và công thức tính thể tích của hình lập phương như là một trường hợp đặc biệt của hình hộp chữ nhật.
- HS nêu. GV chốt.
 V= a x b x c (....)
- 2,3 HS nêu lại quy tắc và công htức tính.
HĐ2: Thực hành :
Bài 1: HS vận dụng trực tiếp công thức tính thể tích hình lập phương.
- GV tổ chức cho học sinh tự làm bài vào vở.
- Yêu cầu học sinh trao đổi bài làm cho bạn kiểm tra và nhận xét bài làm của bạn.
- HS nêu kết quả. 
- GV nhận xét bài làm của học sinh; hệ thống nội dung của bài.
Bài 2: HS hoàn thành nhanh sau khi hoàn thành xong bài 1, làm tiếp bài 2: 
- HS tự đọc đề bài.
- Học sinh tìm hướng giải bài toán. 
- HS tự làm bài vào vở.
- Gọi một số học sinh nêu kết quả, các học sinh khác nhận xét, 
- GV chữa bài và kết luận; hệ thống kiến thức, củng cố cách làm bài.
Bài 3: GV tổ chức cho học sinh cả lớp cùng suy nghĩ làm bài.
- 1HS đọc đề bài, nêu hướng giải bài toán.
- HS làm bài vào vở. 
- HS chữa bài, GV chữa bài và thu một số vở nhận xét, hệ thống kiến thức liên quan.
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nêu lại quy tắc và công thức tính thể tích của hình lập phương?
- GV nhận xét tiết học.
- Học bài và chuẩn bị cho giờ sau 
Sinh hoạt lớp
Nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp 
 I. Mục đích yêu cầu
- HS nắm được ưu, hạn chế của cá nhân, tổ, tập thể trong tuần. Tổng kết phong trào Kế hoạc nhỏ của lớp.
- HS rèn luyện, phấn đấu vươn lên trong tuần học tiếp theo.Thi đua học tập và rèn luyện thật tốt Mừng Đảng – Mừng Xuân.
- HS chấp hành tốt qui định của trường, lớp, của đội đề ra trong đợt nghỉ Tết.
II. Nội dung
1. HS nhận xét:
- Từng tổ trưởng nhận xét về mọi hoạt động của tổ mình trong tuần như đi học; truy bài; đồng phục; học tập; vệ sinh; ..
- Ban cán sự lớp lần lượt nhận xét chung hoạt động của lớp trong tuần. 
- Cá nhân phát biểu ý kiến.
 2. GV nhận xét chung .
- Tuyên dương ..............
3. Phương hướng hoạt động tuần tiếp theo.
- Chấp hành nghiêm nề nếp lớp, nhà trường, Đội đề ra. 
- Giữ vệ sinh cá nhân thật tốt, ăn măc đủ ấm trong những ngày rét.
- Giữ gìn môi trường trong sạch, an toàn. Chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông đường bộ.
- Thực hiện tốt về việc không sản xuất, mua bỏn, vận chuyển, nhập khẩu, xuất khẩu, tàng trữ và sử dụng cỏc loại phỏo, thuốc phỏo, vật liêu gây nổ.
- Học tập nắm chắc nội dung học và vận dụng tốt kiến thức vào thực hành, cuộc sống. Hăng hái, tích cực học tập trong các tiết học. 
- Tiếp tục xây dựng lớp học xanh, sạch, thân thiện, môi trường thân thiện, an toàn.
- Rèn cho HS đọc đúng và viết đúng, viết đẹp. Phụ đạo HS chậm.
4. Sinh hoạt văn nghệ: 
- HS tổ chức sinh hoạt văn nghệ : múa, hát, kể chuyện, đọc thơ ...cho HS chào mừng năm mới 2017.
Địa lý (5b - 5A)
 ôn tập một số nước láng giềng của việt nam
I. Mục đích, yêu cầu: 
 - HDHS ôn luyện một số đặc điểm chính của các nước Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc (các nước láng giềng của Việt Nam)
- HS nhận biết được đặc điểm về vị trí, địa hình, kinh tế ... của các nước láng giềng của Việt Nam.
- HS có ý thức xây dựng tình đoàn kết với các nước láng giềng của Việt Nam.
II. Đồ dùng : 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu vị trí địa lí, giới hạn của châu Âu? 
- HS nêu. GV nhận xét chung.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích - yêu cầu của tiết học.
b. HD học sinh ôn luyện:
HS hoàn thành các bài tập sau:
1) HDHS hoàn thành bảng sau:
Tên nước
Thuộc khu vực
Tên thủ đô
Cam-pu-chia
(Đông Nam á)
(Phnôm-pênh)
Lào
Đông Nam á
(Viêng Chăn)
Trung Quốc
(Đông á)
(Bắc Kinh)
- HS làm bài vào vở, gọi HS lên bảng điền.
- HS nhận xét, bổ sung. GV khen ngợi HS làm bài tốt.
2) Viết tên một số mặt hàng (sản phẩm) chính của ba nước láng giềng vào bảng sau:
Tên nước
Cam-pu-chia
Lào
Trung Quốc
Sản phẩm
tôm cá nước ngọt, lúa gạo, cao du, hồ tiêu, đường thốt nốt
quế, cánh kiến, gỗ, lúa gạo
tơ lụa, gốm, sứ, chè, máy móc, thiết bị, hàng điện tử, ô tô, hàng may mặc, đồ chơi
- HS trao đổi nhóm đôi, hoàn thành bảng, gọi HS nêu miệng kết quả.
- GV.HS nhận xét, bổ sung, hệ thống kiến thức..
3) Ghi chữ L vào những ô trống trước ý chỉ đặc điểm tự nhiên của Lào và chữ C vào ô trống trước ý chỉ đặc điểm tự nhiên của Cam-pu-chia:
a. Lãnh thổ không giáp biển.
b. Địa hình chủ yếu là đồng bằng.
c. Địa hình phần lớn là núi và cao nguyên.
d. Lãnh thổ có dạng hình lòng chảo, nơi thấp nhất là Biển Hồ.
- HS hoàn thành bài, gọi HS nêu miệng. 
- HS nhận xét. GV đưa câu hỏi liên hệ: Nêu một số điều em biết về các nước láng giềng của Việt Nam?
4) Em hãy kể tên một số mặt hàng chính; địa danh nổi tiếng của nước Trung Quốc mà em biết?
- Gọi HS lần lượt nêu tên từng mặt hàng. 
- HS cùng nhận xét, GV chốt đáp án đúng. 
Em biết gì về thêm về đất nước Trung Quốc?
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV cùng HS chốt lại nội dung vừa ôn tập. 
- Nhận xét tiết học.
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_23_nam_hoc_2016_2017_ngu.doc