Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 17 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Duy Hưng - Trường Tiểu học Hiệp Hòa

NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU :

- HS biết đọc đúng và diễn cảm bài văn; biết định canh định cư là bảo vệ rừng.

- Hiểu ý nghĩa bài văn : Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn. Trả lời câu hỏi SGK.

- GD sự cần cù, sáng tạo và tính quyết đoán.

II. ĐỒ DÙNG : Sử dụng thiết bị nghe nhìn

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

1. Kiểm tra bài cũ :- 2 HS đọc bài Thầy cúng đi bệnh viện, trả lời các câu hỏi về ND bài đọc.

- GV nhận xét chung.

2. Bài mới :

a, Giới thiệu bài : Trực tiếp

HĐ1. Luyện đọc:

- HS đọc toàn bài. Chia bài làm 2 đoạn .

-2, 3 tốp học sinh tiếp nối nhau đọc nối tiếp đoạn .

- HD HS đọc đúng các từ khó ( Lào Cai, lúa nương, lặn lội,.).

- GV kết hợp sửa lỗi và giúp HS hiểu các từ được chú giải, có thể giải thích thêm một số từ HS chưa hiểu.

- HS luyện đọc theo cặp.

- GV đọc cả bài, HS nêu giọng đọc toàn bài.

 

doc29 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 182 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 17 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Duy Hưng - Trường Tiểu học Hiệp Hòa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tích cực tự giác học bài, làm bài.
II. Đồ dùng : 
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: HS lên bảng làm lại bài 2a. 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu MĐ-YC của tiết học.
b. HD học sinh luyện tập:
Bài 1: HS nêu nội dung bài.
- GV hướng dẫn làm. HDHS thực hiện một trong hai cách:
- Cách 1: Chuyển phần phân số của hỗn số thành phân số thập phân rồi viết số thập phân tương ứng. VD: ...
- Cách 2: Thực hiện chia tử số của phần phân số cho mẫu số:
Vì 1 : 2 = 0,5 nên ...
- HS làm bài vào vở rồi chữa bài,
- HS nhận xét, bổ sung. GV hệ thống nội dung học.
Bài 2: HS thực hiện theo các quy tắc tính đã học.
- HS làm bài vào vở.
- HS đổi vở cho nhau để kiểm tra kết quả, cách trình bày.
- GV thu một số vở của học sinh nhận xét và hệ thống nội dung học.
Bài 3: HS làm bài rồi chữa bài.
- HS chọn một cách thích hợp để làm.
- HS khác có thể làm bằng hai cách.
- HS làm bài vào vở .
- GV thu một số vở của học sinh nhận xét và hệ thống nội dung học.
Bài 4: HS tự làm bài, chép bài vào vở rồi khoanh vào ý đúng, 
- HS nêu miệng, 
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV chữa bài và hệ thống nội dung liên quan.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nêu lại nội dung vừa luyện tập.
- GV chốt nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học.
Buổi chiều. Toán*
luyện tập chung
I. Mục đích, yêu cầu:
- Củng cố cho học sinh kiến thức về cộng, trừ, nhân, chia số thập phân. Cách giải bài toán về tỉ số phần trăm.
- HS nắm được cách cộng, trừ, nhân, chia số thập phân. Biết giải bài toán về tỉ số phần trăm. Bài làm sạch sẽ, rõ ràng.
- HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng: 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. HD học sinh làm bài tập: 
 Bài 1: a) Tính, có đặt tính: 
 55,38 + 96,23 =	; 52,8 x 6,3 = ; 35,36 - 18,25 =	; 86,4 : 2,4 = 
b) Tính : 
 500 + 30 - 
- HS làm bài vào vở, gọi 2 học sinh lên bảng chữa bài.
-HS nhận xét, bổ sung. GV chốt kiến thức liên quan.
 Bài 2: Tìm tỉ số phần trăm của hai số:
 a) 8 và 40	b) 4 và 2 c) 92,5 và 25
- Gọi 3 học sinh lên bảng chữa bài. . 
- HS. GV nhận xét, bổ sung, hệ thống nội dung học.
Kết quả: a) 8 : 40= 0,5 = 50% b) 4 : 2=2= 200% c) 92,5 : 25 = 3,7 = 370%
 Bài 3: Lớp 5B có 35 học sinh, trong đó số học sinh thích học toán là 21 em. Hỏi số học sinh thích học toán chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh cả lớp.
- HS độc đề và nêu các bước giải. 
- HS trình bày miệng lời giải của mình. 
GV thu một số vở nhận xét.
Bài 4: Một cửa hàng có một số gạo. Buổi sáng bán được 25% số gạo. Buổi chiều bán được 40% số gạo còn lại. Cuối cùng cửa hàng còn 133 kg gạo. Hỏi lúc đầu cửa hàng có bao nhiêu kg gạo?
- HS suy nghĩ làm bài và nêu cách làm. 
- GV gợi ý học sinh các bước giải:
Cuối cùng cửa hàng còn lại số % gạo là: 100% - (25% + 40%) = 35%
Lúc đầu cửa hàng có số gạo là: 133 : 35 x 100 = 380 (kg)
- HS làm bài vào vở. Gọi 1 HS trình bày miệng lời giải.
- GV nhận xét, bổ sung, hệ thống nội dung học.
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nêu lại nội dung vừa luyện tập. 
- Nhận xét tiết học. 
Tiếng Việt*
Ôn Tập đọc - Bài : Thầy cúng đi bệnh viện
 Ngu công xã trịnh tường
I.Mục đích yêu cầu 
- Củng cố nội dung các bài tập đọc Thầy cúng đi bệnh viện và bài Ngu Công xã Trịnh Tường cho HS.
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho HS. HS đọc đúng, lưu loát, trôi chảy và diễn cảm các bài được ôn.
- Giáo dục HS yêu quý người lao động và bài trừ các hủ tục.
II.Đồ dùng 
III.Các hoạt động dạy học
1. KTBC: 
2. Bài mới
a.GTB. Trực tiếp
b.HD ôn bài Thầy cúng đi bệnh viện.
- 1 HS đọc toàn bài. HS nêu giọng đọc toàn bài.
- HS tiếp nối nhau đọc nối tiếp đoạn .
- GV sửa lỗi và giúp HS hiểu các từ được chú giải, giải thích thêm một số từ HS chưa hiểu .
- HS đọc lần 2 và trả lời câu hỏi của GV đưa ra.
- HS nhận xét, GV chốt nội dung từng câu hỏi.
- Em có suy nghĩ gì khi đọc xong câu chuyện này?
- HS nêu nội dung. GV chốt: Phê phán cách chữa bệnh bằng cúng bái, khuyên mọi người chữa bệnh phải đi bệnh viện. 
- 2, 3 HS nêu lại. GV đưa câu hỏi liên hệ: Qua bài hôm nay em rút ra được điều gì? Quê em có tục lệ nào cần lên án?
* GV HD đọc diễn cảm phần 3, 4. 
- GV đọc mẫu. HS luyện đọc theo cặp.
- 2 HS đọc diễn cảm, lớp nhận xét.
- GV nhận xét chung và GV khen ngợi những HS tốt, tích cực trong giờ học.
- HS nêu nội dung chính của bài. 
c. HD ôn bài Ngu Công xã Trịnh Tường. 
(GV hướng dẫn tương tự)
- GV tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 1.
- Thi đọc diễn cảm đoạn 1.
- HS bình chọn bạn đọc hay nhất. GV nhận xét, khen ngợi HS đọc tốt, tích cực trong tiết học.
3.Củng cố, dặn dò .
- Các em vừa ôn bài tập đọc nào ? 
- Kể tên các tấm gương người tốt, viêc tốt mà em biết? Khi làm việc tốt em thấy mình được gì?
- Nhận xét tiết học, căn dặn HS. 
Luyện viết
Bài 17: Với đảng mùa xuân
I. Mục đích, yêu cầu:
- Giúp cho học sinh viết đúng, viết đẹp, ngồi đúng tư thế viết.
- Học sinh viết, trình bày đúng bài thơ theo thể thơ lục bát trong vở luyện viết lớp 5. Chữ viết đẹp, rõ ràng.
- Học sinh có ý thức rèn chữ viết đẹp.
II. Đồ dùng: Vở luyện viết chữ đẹp lớp 5.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: KT sự chuẩn bị của học sinh: vở viết, bút viết
2. Bài mới :	 
a, Giới thiệu bài : Trực tiếp
b, Hướng dẫn học sinh luyện viết:
- Nhắc nhở học sinh tư thế ngồi viết; cách cầm bút.
- GV đọc bài viết.
- Học sinh đọc bài thơ: Với Đảng mùa xuân
? Hình ảnh mùa xuân trong bài thơ có gì đẹp? (Tổ quốc đẹp, giàu; đẹp từ mái tóc xanh đầu nguồn Pắc Bó, đẹp đến gót chân hồng đất mũi Cà Mau , ...)
- HS nêu, nhận xét. GV chốt nội dung.
+ Nêu lại những từ dễ viết sai có trong bài (nửa đời, Pắc Bó, gót chân, Cà Mau ...)
+ Lưu ý học sinh cách trình bày bài thơ.
+ HS nêu lại khoảng cách giữa các chữ.
+ Nêu lại cách viết chữ nét thanh, nét đậm.
- Học sinh luyện viết.
+ HS viết bài vào vở. 
+ GV theo dõi, nhắc nhở học sinh, chú ý đến học sinh viết chậm, sai lỗi.
- GV thu một số vở của học sinh nhận xét, đnhá giá. Khen ngợi các em viết đúng, trình bày sạch,đẹp.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS xem lại bài viết, phát hiện những chỗ viết còn sai, chưa đẹp. 
- GV nhận xét tiết học.
Ngày soạn: 7 / 12 / 2016
Ngày dạy: Thứ tư ngày 14 tháng 12 năm 2016
 Tập đọc
Ca dao về lao động sản xuất
I. Mục đích - yêu cầu :
- Biết đọc ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát. Thuộc lòng 2- 3 bài ca dao.
- Hiểu nội dung của các bài ca dao: Lao động vất vả trên ruộng đồng của những người nông dân đã đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người.(Trả lời các câu hỏi SGK).
- GD HS yêu quý lao động.
II. Đồ dùng:. 
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Kiểm tra bài cũ : 2HS nối tiếp đọc, nêu nội dung từng đoạn bài Ngu Công xã Trịnh Tường.
- HS nhận xét, GV nhận xét chung.
2. Bài mới :	
a, Giới thiệu bài : Trực tiếp
HĐ1. Luyện đọc.
-1 HS đọc toàn bài.
- HS đọc tiếp nối từng bài ca dao. GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS (nắng, lặng, lòng,...).
+ Lần 2: HS đọc theo nhóm 3 cả bài. GV kết hợp giải nghĩa các từ được chú giải. Có thể giải thích thêm một số từ HS chưa hiểu. 
- HS đặt câu để hiểu thêm nghĩa của từ.
- HS đọc trong nhóm đôi.
- GV đọc diễn cảm(giọng đọc tâm tình nhẹ nhàng,nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm)
HĐ2. Tìm hiểu bài
- GV HD HS đọc thầm SGK và trả lời câu hỏi trong SGK.
- HS nêu, bổ sung.
- GVnhận xét và ghi nội dung chính lên bảng: Lao động vất vả trên ruộng đồng của những người nông dân đã đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người
HĐ3. HD đọc diễn cảm toàn bài. 
- 3 HS đọc nối tiếp đọc.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm từng bài. 2 HS đọc diễn cảm, lớp nhận xét.
- HS đọc thuộc lòng.
- GV nhận xét, khen ngợi các em học tốt, tích cực trong giờ hoc..
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nêu lại nội dung bài. Qua bài hôm nay em rút ra được điều gì?
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu
ôn tập về từ và cấu tạo từ
I. Mục đích, yêu cầu:
- Củng cố kiến thức về từ và cấu tạo từ (từ đơn, từ phức, các kiểu từ phức, từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm).
- Nhận biết từ đơn, từ phức, các kiểu từ phức; từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm. Tìm được từ đồng nghĩa với từ đã cho.
- HS tích cực học tập để nắm vững kiến thức.
II. Đồ dùng III. 
Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: Dựa vào cấu tạo, từ được chia thành những kiều nào? (Từ đơn, từ phức). 
- HS nêu lại khái niệm 2 loại từ trên.
- GV nhận xét chung.
2. Bài mới:
a- Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC của tiết học
b- HD học sinh làm bài tập: 
Bài tập 1: HDHS nắm vững yêu cầu của BT.
- Gọi 1 HS nhắc lại kiến thức đã học ở lớp 4: Trong tiếng Việt có những kiểu cấu tạo từ như thế nào? (Từ đơn ; từ phức (từ ghép, từ láy)).
- Tổ chức cho HS làm việc và nêu kết quả.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- HS. GV nhận xét, bổ sung.
Bài tập 2: HDHS làm tương tự bài 1.
- HS nhận xét, chữa bài.
 - GV lưu ý cho HS: Từ đậu trong chim đậu trên cành với đậu trong thi đậu có thể có mối liên hệ với nhau nhưng do nghĩa khác nhau quá xa nên các từ điền đều coi chúng là từ đồng âm.
- HS. GV nhận xét, bổ sung, củng cố nội dung bài.
Bài tập 3: HS đọc bài, nêu yêu cầu của đề bài.
- Tổ chức cho HS trao đổi nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- HS nhận xét, bổ sung. GV nhận xét chung.
Bài tập 4: HS đọc bài, nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở.
- Gọi HS nêu miệng. 
- HS nhận xét, bổ sung. GV chữa bài và hệ thống nội dung bài. Khen ngợi các em làm tốt, tích cực trong giờ học.
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nêu lại khái niệm từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. HS lấy ví dụ từ đơn, từ phức.
- Nhận xét tiết học.
Toán
Tiết 83: Giới thiệu máy tính bỏ túi
I. Mục đích - yêu cầu :
- Làm quen với máy tính bỏ túi .
- Bước đầu biết dùng máy tính bỏ túi để thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, các số thập phân, chuyển một phân số thành số thập phân. Làm đúng các bài tập 1 ; 2 ; 3.
- GD HS yêu thích học toán.
II. Đồ dùng : Mỗi HS chuẩn bị một máy tính bỏ túi.
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Kiểm tra bài cũ:- KT về cách chia số tự nhiên.
2. Bài mới :	 
a, Giới thiệu bài :Trực tiếp 
HĐ1. HD HS làm quen với máy tính bỏ túi:
- HS quan sát máy tính bỏ túi và trả lời câu hỏi :
+ Trên máy tính có những gì?
+ Nêu tác dụng của từng bộ phận máy tính?
- HS nêu, bổ sung.
- GV giới thiệu cho HS hiểu về mày tính, cách sử dụng máy tính trong việc áp dụng làm tính và giải toán.
HĐ2. Thực hành
Bài 1, 2,: GV nêu phép tính(SGK), yêu cầu HS dùng máy tính để tính kết quả đồng thời nêu lại các thao tác đã thực hiện để tính kết quả phép tính đã nêu.
- HS dùng máy tính và thực hiện tính.
- HS thực hiên, nêu cách thực hiện. GV giúp HS hoàn thành các bài. 
Bài 3. HS nêu yêu cầu.
- HS thực hành làm .
- HS nêu kết quả và giải thích.
- GV nhận xét và hệ thống nội dung bài.
*Thi tính nhanh bằng máy tính bỏ túi.
- GV nêu cách chơi, luật chơi.
- GV nêu phép tính cho cả lớp thi .
- GV tổng kết cuộc thi, tuyên dương HS tính nhanh và đúng.
3. Củng cố dặn dò: 
- GV cùng HS hệ thống nội dụng học.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà không được tự dùng máy tính. Chỉ được dùng máy khi được phép của GV.
Địa lí
Ôn tập học kì I
I. Mục đích - yêu cầu :
- Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về dân cư, các ngành kinh tế của nước ta ở mức độ đơn giản . 
- Nêu tên và chỉ được vị trí một số trung tâm công nghiệp, đồng bằng, cảng biển, sân bay... của nước ta trên bản đồ.
- HS có ý thức ôn tập chuẩn bị kiểm tra giữa kì.
II. Đồ dùng :- Bản đồ hành chính Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Kiểm tra bài cũ :
2. Bài mới :	
a, Giới thiệu bài : Trực tiếp
b, HD HS ôn tập:
Bài 1: Đánh dấu x trước ý em cho là đúng:
a, Ngành sản xuất chính trong nông nghiệp nước ta:
 Chăn nuôi Trồng trọt	 Trồng rừng Nuôi và đánh bắt cá, tôm
b, Loại cây được trồng nhièu nhất ở nước ta là:
 Cà phê Lúa gạo	Chè Cao su
c, Lúa gạo được trồng nhiều ở vùng:
 Núi và cao nguyên Đồng bằng
 Trung du Ven biển
Bài 2: Sắp xếp các ý ở cột A với cột B sao cho đúng
A. Ngành công nghiệp
B. Nơi phân bố chủ yếu
Sắp xếp
1. Công nghiệp khai thác khoáng sản
2. Công nghiệp cơ khí, dệt may, thực phẩm
3. Công nghiệp điện(thuỷ điện)
4. Công nghiệp điện(nhiệt điện)
a, Trên các sông ở miền núi
b, Nơi dân cơ đông đúc, nhiều nguyên liệu
c, Nơi có mỏ khoáng sản
d, Gần nguồn nhiên liệu(than, dầu khí)
Bài 3: Kể tên các trung tâm du lịch lớn của nước ta.
- HS kể tên và xác định trên bản đồ hành chính Việt Nam.
- Chỉ được vị trí một số trung tâm công nghiệp, đồng bằng, cảng biển, sân bay... của nước ta trên bản đồ.
- HS nêu, bổ sung.
- GV nhận xét, hệ thống kiến thức liên quan. Khen ngợi các em HS tích cực trong giờ học.
3. Củng cố dặn dò.
- GV cùng HS hệ thống nội dung học.
- Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: 8/ 12 / 2016
Ngày dạy: Thứ năm ngày 15 tháng 12 năm 2016
Tập làm văn
ôn tập về viết đơn
I. Mục đích - yêu cầu:
- HS biết điền đúng nội dung vào một lá đơn in sẵn (BT1).
- Viết được đơn xin học môn tự chọn Ngoại ngữ (hoặc Tin học) đúng thể thức, đủ nội dung cần thiết; trình bày sạch sẽ.
- GD HS tôn trọng pháp luật.
* GD KNS: Kĩ năng ra quyết định; kĩ năng giải quyết vấn đề; Kĩ năng làm việc nhóm.
II. Đồ dùng :
III. Các hoạt động dạy- học
1. Kiểm tra bài cũ :
2. Bài mới :	 
a, Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Bài tập 1 (170): 
- Một HS đọc yêu cầu.
- GV treo bảng phụ đã viết sẵn nội dung BT 1.
- GV Cùng cả lớp trao đổi về một số nội dung cần lưu ý trong đơn.
- GV phát phiếu HT, cho HS làm bài.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét về nội dung và hệ thống nội dung bài.
- Bài tập 2 (170):
- GV Cùng cả lớp trao đổi về một số nội dung cần lưu ý trong đơn.
+ Đầu tiên ghi gì trên lá đơn?
+ Tên của đơn là gì?
+ Nơi nhận đơn viết như thế nào?
+ Nội dung đơn bao gồm nhưng mục nào?
- GV nhắc HS: Trình bày lý do viết đơn sao cho gọn, rõ, có sức thuyết phục 
- HS viết đơn .
- HS nối tiếp nhau đọc lá đơn.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét về nội dung và cách trình bày lá đơn. Khen ngợi HS làm tốt, trình bày bài rõ ràng, sạch sẽ.
3. Củng cố, dặn dò
- GV cùng HS hệ thống nội dung bài.
- Dặn HS viết chuẩn bị bài sau.
- Yêu cầu HS ghi nhớ mẫu đơn để viết đơn đúng thể thức khi cần thiết
Toán
Tiết 84: Sử dụng máy tính bỏ túi để giải toán về tỷ số
phần trăm
I. Mục đích - yêu cầu :
- Ôn tập các bài toán cơ bản về tỷ số phần trăm.
- HS biết sử dụng máy tính bỏ túi để giải các bài toán về tỉ số phần trăm. Bài làm khoa học, trình bày sạch sẽ.
- HS có ý thức học tập tốt.
II. Đồ dùng : Mỗi HS chuẩn bị một máy tính bỏ túi.
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Kiểm tra bài cũ : GV đọc một phép tính cộng, trừ để cho HS tính và nêu kết quả
2. Bài mới :
a, Giới thiệu bài : Trực tiếp
HĐ1: Hướng dẫn sử dụng máy tính bỏ túi để giải toán về tỷ số phần trăm:
* Tìm tỷ số phần trăm của 7 và 40
- GV nêu YC : Tìm tỷ số phần trăm của 7 và 40
- 1 HS nêu lại cách tính
- HS dùng máy tính để tính thương và tỉ số phần trăm.
- GV HD HS thao tác trên máy tính để tìm tỷ số %.
- HS đọc kết quả trên màn hình.
* Tính 34% của 56
- GV nêu vấn đề : Tìm 34% của 56.
- HS thực hiện. GV HD HS thao tác trên MTBT.
* Tìm một số biết 65% của nó bằng 78
- GV nêu vấn đề : Tìm một số khi biết 65% của nó bằng 78
- HS tính, nêu cách tính.
- GV HD HS thao tác trên MTBT
HĐ2:Thực hành
Bài 1: HS nêu yêu cầu. 
- HS sử dụng MTBT để thực hiện dòng 1, 2( HS làm cả) rồi ghi kết quả vào vở.
- HS nêu cách tính.
- GV nhận xét, củng cố kiến thức.
Bài 2: Thực hiện tương tự bài 1
Bài 3: a, b ( HS làm cả bài)
- HS đọc đề toán, tự giải bài.
- HS chữa bài. 
- GV nhận xét và hệ thống kiến thức liên quan.
3. Củng cố dặn dò:
- HS nhắc lại cách tìm tỉ số phần trăm, tìm một số phần trăm của một số và tìm một số khi biết một số phần trăm của số đó bằng máy tính bỏ túi.
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau. 
Luyện từ và câu
Ôn tập về câu
I. Mục đích - yêu cầu:
- HS tìm được 1 câu hỏi, 1 câu kể, 1 câu cảm, 1 câu khiến và nêu được dấu hiệu của mỗi kiểu câu đó (BT1).
- Phân loại được các kiểu câu kể (Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?), xác định được chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu theo yêu cầu của bài tập 2.
- HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng:
- 2 tờ giấy khổ to viết sẵn các nội dung cần ghi nhớ về các kiểu câu, các kiểu câu kể.
- Một vài tờ phiếu để HS làm bài 1,2.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ :- HS chữa bài tập 2 tiết trước.
2. Bài mới :	 
a, Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Bài 1: 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- HS đọc truyện vui.
- Trao đổi cả lớp:
+ Câu hỏi dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu hỏi bằng dấu hiệu gì?
+ Câu kể dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu kể bằng dấu hiệu gì?
+ Câu khiến dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu khiến bằng dấu hiệu gì?
+ Câu cảm dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu cảm bằng dấu hiệu gì?
- HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ về các kiểu câu.(Giấy khổ to)
- HS đọc lại ghi nhớ.
- Đọc thầm chuyện vui, viết vào vở các kiểu câu theo yêu cầu.
- HS trình bày bài.
- Nhận xét, chữa bài.
 GV hệ thống kiến thức trên giấy khổ to.
Bài 2: Phân loại các kiểu câu kể trong mẩu chuyện sau. Xác định thành phần của từng câu.
- HS nêu yêu cầu của bài.
+ Em đã biết những kiểu câu kể nào?
- HS đọc mẩu chuyện Quyết định độc đáo và thực hiện yêu cầu của bài.
- HS trình bày bài.
- HS chữa bài, nhận xét. 
- GV nhận xét và hệ thống nội dung bài.
3. Củng cố, dặn dò
- GV hệ thống nội dung bài. Nhắc HS nắm vững các kiểu câu kể, các thành phần câu.
- Nhận xét giờ học. 
Dặn HS về chuẩn bị bài sau.
Buổi chiều. Toán *
Luyện tập Giải toán về tỉ số phần trăm
I. Mục đích – yêu cầu 
- Củng cố cho HS về cách tìm tỉ số phần trăm của hai số; biết tìm một số phần trăm của một số và cách tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của nó.
- HS vận dụng giải bài toán có liên quan .
- GD HS ý‎ thức tích cực, tự giác trong học tập.
II. Đồ dùng 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ : 
- HS nhắc lại cách tìm tỉ số phần trăm của hai số a và b .
2. Bài mới : 
a, Giới thiệu bài :
Bài 1:	Tính giá trị của biểu thức:
a, 64,3 – 5,7 x 6= 	 	b, 84,21 : 2,1 – 2,9	=	
c, (16,5 – 8,4) x 1,5 : 0,1	=	 c, (24,7 + 16,25) : 1,5 =
- GV chép bài lên bảng. 
- HS cả lớp chép và làm vào vở . 
- HS chữa bài. GV hệ thống kiến thức liên quan.
Bài 2: Một cửa hàng bán 3,5 tạ gạo, trong đó 25% là gạo nếp. Hỏi cửa hàng bán bao nhiêu ki-lô-gam gạo mỗi loại?
- HS làm bài, chữa bài .
- GV chữa bài và hệ thống kiến thức liên quan.
Bài 3: Một trại nuôi gà có số gà trống bằng 25% số gà mái. Nếu trại đó mua thêm 72 con gà trống thì số gà trống bằng 40% số gà mái. Hỏi lúc đầu trại đó nuôi tất cả bao nhiêu con gà?
- HS đọc đề và phân tích đề, nêu cách làm.
- HS làm bài, chữa bài.
- GV chữa bài, hệ thống nội dung bài.
Bài 4: Một đội dự định trong ba ngày phải gặt xong 2ha lúa trên một cánh đồng. Ngày đầu tiên đội gặt được 25% diện tích đã định. Ngày thứ hai đội gặt được 40% diện tích còn lại. Hỏi ngày thứ ba đội đó gặt được bao nhiêu héc-ta lúa ? 
- HS đọc đề. GV HDHS làm bài.
- HS làm bài, chữa bài. 
- GV nhận xét và hệ thống nội dung kiến thức. Khen HS học tốt.
3. Củng cố dặn dò. 
- GV cùng HS củng cố lại nội dung buổi học .
- GV nhận xét giờ học .
Tiếng Việt*
TLV: Luyện tập tả người
I. Mục đích, yêu cầu:
- Tiếp tục củng cố cho học sinh về văn tả người.
- HS nắm được cách tả người đang hoạt động. Bài viết và trình bày đúng yêu cầu, đảm bảo nội dung.
- HS yêu mến mọi người xung quanh.
II. Đồ dùng 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Đề bài: Em thường xem các buổi ca nhạc trên sân khấu hoặc màn ảnh nhỏ. Hãy tả lại một ca sĩ đang biểu diễn bài hát mà em thích.
* HDHS phân tích đề:
- Thể loại: Miêu tả (kiểu bài: Tả người)
- Đối tượng tả: một ca sĩ đang biểu diễn bài hát mà em thích.
* HDHS lập dàn bài: HS tự lập vào vở, gọi HS trình bày miệng dàn ý của mình.
- GV- HS nhận xét, bổ sung.
1. MB: Ca sĩ Trần Tiến biểu diễn bài "Mặt trời bé con".Đó là bài hát mà em rất thích.
2. Thân bài:
- Chú Trần Tiến ôm cây đàn ghi-ta nhanh nhẹn bước ra sân khẩu.
- Chú gẩy đàn, điệu nhạc quen thuộc vọng 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_17_nam_hoc_2016_2017_ngu.doc
Giáo án liên quan