Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 15 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Duy Hưng - Trường Tiểu học Hiệp Hòa

BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO

I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU :

- HS phát âm đúng tên người dân tộc trong bài; biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng đoạn.

- Hiểu ND : Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành. (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3).

- Có ý thức trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG : Sử dụng thiết bị nghe nhìn

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS đọc thuộc bài thơ Hạt gạo làng ta, trả lời các câu hỏi về nội dung bài đọc.

- GV nhận xét chung.

2. Bài mới :

a, Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.

HĐ1. Luyện đọc: GV cùng HS nối nhau đọc toàn bộ bài văn.

- Chia bài làm 4 đoạn:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến dành cho khách quý.

+ Đoạn 2: Từ Y hoa đến bên.đến sau khi chém nhát dao.

+ Đoạn 3: từ Già Rok.đến xem cái chữ nào.

+ Đoạn 4: Phần còn lại.

- Lần 1: Từng tốp HS nối nhau đọc 4 đoạn, sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi.

- Lần 2: HS đọc theo cặp cả bài, kết hợp giải nghĩa từ, đọc chú giải.

- Cần chú ý HS đọc đúng.

- Kết hợp giải nghĩa các từ được chú giải. Có thể giải thích thêm một số từ HS chưa hiểu

 

doc30 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 237 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 15 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Duy Hưng - Trường Tiểu học Hiệp Hòa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giới thiệu bài : GV nêu MĐYC
b) Thực hành.
Bài 1: HS nêu nội dung của bài tập.
- HS làm a, b, c ( HS làm xong tiếp tục làm cả bài)
- 2 HS làm vào bảng nhóm, HS khác làm vào vở.
- HS chữa bài, nhận xét.
- GV nhận xét chung, hệ thống kiến thức liên quan.
Bài 2: HS làm cột 1; HS làm cả bài.
- HS làm vào bảng nhóm, cả lớp làm vào vở.
- GV chữa bài trên bảng, HS đối chiếu chữa bài của mình.
- HS nêu cách làm: Chuyển hỗn số thành số thập phân rồi tiến hành so sánh hai số thập phân.
Bài 3: Dành cho HS làm bài nhanh.
- HS đọc đề bài, nêu YC.
- GV lưu ý HS tính và dừng lại khi đã có hai chữ số ở phần thập phân của thương. 
- 2 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm vào vở.
- HS nhận xét. GV chữa bài và hệ thống kiến thức liên quan.
Bài 4: HS đọc đề bài, nêu cách làm ở từng phần. 
- HS làm phần a, c. ( HS làm xong làm cả.)
- 4 HS trình bày cách giải của mình trên bảng nhóm..
- HS cả lớp theo dõi 
- HS làm bài. HS nêu nhận xét: 
- HS đổi chéo bài, kiểm tra cho nhau.
a) 0,8 x x = 1,2 x 10
 0,8 x x = 12
 x = 12 : 0,8
 x = 15
- GV chữa bài, nhận xét và hệ thống kiến thức liên quan. Khen ngợi HS học tích cực.
3. Củng cố , dặn dò : 
- GV cùng HS tổng kết tiết học.
- Dặn chuẩn bị bài sau.
Buổi chiều Toán*
 Luyện tập các phép tính với STP
I. Mục đích yêu cầu:
- Tiếp tục củng cố cho học sinh các phép tính với số thập phân.
- HS nắm được thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức. HS vận dụng kiến thức đã học vào làm tính và giải bài toán có lời văn.
- HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. HDHS luyện tập:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
 a) 12,3 + 4,11 b)58,1 - 5,6 c) 5,3 x 6,4 d) 65,1 : 15 
- HS làm bài. GV bao quát và giúp đỡ một số HS.
- HS lên bảng chữa bài. 
- HS nhận xét, bổ sung.GV chữa bài và hệ thống nội dung bài.
Bài 2: Tìm X: 
a) X x 2,5 = 2,3 - 1,2 b) 18,93 : X = 1,27 - 0,97
- HS tự làm bài vào vở. 
- 2 HS lên bảng chữa bài. 
GV- HS nhận xét, bổ sung và hệ thống nội dung bài..
Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a) 35,1 x 13 + 7 x 35,1 
b) 1, 032 x 8 x 125
+ HS nêu lại thứ tự thực hiện các phép tính trong từng biểu thức. 
- HS làm bài vào vở.
- HS lên bảng chữa bài. 
- HS nhận xét. GV chốt lại lời giải đúng.
Bài 4: Biết 3 lít dầu cân nặng 7,8 kg. Hỏi có 6,5 lít dầu thì cân nặng bao nhiêu kg?
+ HS đọc đề bài. 
+ Phân tích đề toán. HS nêu cách giải.
+ HS làm bài vào vở, 1HS chữa bài.
- GV thu một số vở của học sinh nhận xét và hệ thống nội dung học.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV yêu cầu học sinh nêu lại những nội dung vừa ôn luyện.
- Nhận xét tiết học.
Tiếng Việt*
Ôn Tập đọc : Buôn Chư Lênh đón cô giáo 
Bài - Chuỗi ngọc lam 
I.Mục đích yêu cầu 
- Củng cố nội dung các bài tập đọc Buôn Chư Lênh đón cô giáo và bài Chuỗi ngọc lam cho HS.
- Rèn kĩ năng đọc cho HS. HS đọc đúng, lưu loát, trôi chảy và diễn cảm các bài được ôn.
- Giáo dục HS yêu quý thầy cô giáo.
II.Đồ dùng 
III.Các hoạt động dạy học
1.KTBC: Đọc thuộc một bài thơ hoặc đoạn thơ mà em thích ? Vì sao?
- HS, GV nhận xét.
2. Bài mới
a.GTB. Trực tiếp
b.HD ôn bài Chuỗi ngọc lam
- 1 HS đọc toàn bài. HS nêu giọng đọc toàn bài.
- HS tiếp nối nhau đọc nối tiếp đoạn .
- GV sửa lỗi và giúp HS hiểu các từ được chú giải, giải thích thêm một số từ HS chưa hiểu .
- HS đọc lần 2 và trả lời câu hỏi của GV đưa ra.
- HS nêu nội dung chính của bài. 
GV chốt: Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác. GV đưa câu hỏi liên hệ: Em đã và sẽ quan tâm tới ai? Em cần làm gì để thể hiện điều đó?
* GV HD HS đọc phân vai.
- HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm 3.
- Thi đọc diễn cảm theo nhóm.
- HS bình chọn bạn đọc hay nhất. 
- GV nhận xét và hệ thống kiến thức liên quan, khen ngợi các em học tốt, tích cực trong giờ học.
c. HD ôn bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo
(GV hướng dẫn tương tự)
- GV tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 3.
- Thi đọc diễn cảm đoạn 3.
- HS bình chọn bạn đọc hay nhất. GV nhận xét, khen ngợi HS đọc tốt, tích cực trong tiết học.
3.Củng cố, dặn dò .
- Các em vừa ôn bài tập đọc nào ? Qua bài tập đọc đó em giúp ra bài học gì ?
- Học tập đem lại cho chúng ta những gì ?
Nhận xét tiết học, căn dặn HS.
Luyện viết
Bài 15: ca dao
I. Mục đích, yêu cầu:
- Giúp cho học sinh viết đúng, viết đẹp, ngồi đúng tư thế viết.
- Học sinh viết đúng, đẹp, trình bày đúng bài Ca dao theo thể thơ lục bát trong vở luyện viết lớp 5.
- Học sinh có ý thức rèn chữ viết đẹp.
II. Đồ dùng: Vở luyện viết chữ đẹp lớp 5.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ : KT sự chuẩn bị của học sinh: vở viết, bút viết
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: GV nêu nhiệm vụ học tập của HS.
b. Hướng dẫn học sinh luyện viết:
- Nhắc nhở học sinh tư thế ngồi viết; cách cầm bút.
- Học sinh đọc bài ca dao.
?: Nêu nội dung của bài ca dao? (Hình ảnh đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ đánh thắng đế quốc Mĩ xâm lược đã in sâu vào lòng mỗi ngời dân Việt Nam...)
+ Nêu lại những từ dễ viết sai có trong bài (lên đường, vang lừng, sôi nổi, Mỹ nguỵ, dành tặng anh ...)
+ Lưu ý học sinh cách trình bày bài ca dao theo thể thơ lục bát.
- Học sinh luyện viết.
+ HS viết bài vào vở. 
+ GV theo dõi, nhắc nhở học sinh, chú ý đến học sinh viết chậm, sai lỗi như Đạt, Tân , Khoa, H. Tuấn.
- GV thu một số vở của học sinh, nhận xét. GV khen ngợi các em viết đúng, chữ viết đẹp, trình bày bài sạch sẽ.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS xem lại bài viết, phát hiện những chỗ viết còn sai, chưa đẹp. Tự sửa chữa.
- GV nhận xét tiết học.
Ngày soạn: 23 / 11 / 2016
Ngày dạy: Thứ tư ngày 30 tháng 11 năm 2016
Tập đọc
Về ngôi nhà đang xây
I. Mục đích - yêu cầu :
- Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể tự do. HS biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui, tự hào.
- Hiểu ND, ý nghĩa: Hình ảnh đẹp của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới của đất nước. 
- GD tình yêu quê hương, đất nước.
II. Đồ dùng :
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Kiểm tra bài cũ : HS đọc bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo & trả lời câu hỏi của bài.
- GV nhận xét chung.
2. Bài mới
a) Giới thiệu : GV nêu MĐYC
HĐ1. Luyện đọc:
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS đọc tiếp nối từng khổ thơ. Sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS.
- HS luyện đọc từ khó.
- HS đọc lần 2. GV kết hợp giải nghĩa các từ được chú giải. Có thể giải thích thêm một số từ HS chưa hiểu. Chú ý nhấn mạnh những từ ngữ gợi tả: xây dở, nhú lên, huơ huơ, thở ra, nồng hăng,... 
- HS đọc trong nhóm đôi.
- GV đọc diễn cảm( HS nêu giọng đọc toàn bài: giọng nhẹ nhàng tình cảm.)
HĐ2.Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm & trả lời câu hỏi trong nhóm đôi.
- Một số HS trả lời trước lớp.
- Câu hỏi bổ sung: Em có suy nghĩ gì khi đọc xong bài thơ này?
- HS nêu lại nội dung bài. GV ghi nội dung chính: Hình ảnh đẹp của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới của đất nước
HĐ3. Đọc diễn cảm:
- HD đọc diễn cảm khổ thơ 3.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc trước lớp. HS nhận xét. 
- GV nhận xét và khen ngợi các em đọc tốt, diễn cảm và tích cực trong giờ học.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung bài thơ. Em thấy địa phương mình có những gid thay đổi? Điều đó chứng tỏ điều gì?
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS tốt.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.	
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Hạnh phúc
 I. Mục đích - yêu cầu :
- Hiểu nghĩa của từ hạnh phúc. Củng cố về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa .
-Tìm được từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa với từ hạnh phúc, nêu được một số từ ngữ chứa tiếng phúc ; xác định yếu tố quan trọng nhất tạo nên một gia đình hạnh phúc.
- GD tình cảm gia đình.
II. Đồ dùng : Bài tập 4 viết sẵn trên bảng phụ. 
-Từ điển từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa.
- Phiếu học tập BT 1.
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Kiểm tra bài cũ : Chúng ta đang học về chủ điểm gì?
- Em hãy kể một việc làm vì hạnh phúc của con người trong các bài tập đọc em đã học trong chủ điểm này? Vậy em hiểu thế nào là hạnh phúc?
- GV nhận xét chung.
2. Bài mới:	
a) Giới thiệu : GV nêu MĐYC của tiết học.
b) HD HS luyện tập.
Bài 1: HS làm việc cá nhân trên phiếu.
- 2 HS đọc lại nghĩa đúng của từ hạnh phúc.
- GV nhận xét, hệ thống nội dung bài.
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS hoạt động trong nhóm đôi. Cho HS tra từ điển từ đồng nghĩa để làm bài.
- HS phát biểu, mỗi HS chỉ cần nêu 1 từ.
- Gọi HS đặt câu với các từ vừa tìm được. Nhận xét .
- GV đọc bài thơ Buổi tối nhà em.
- HS phát biểu trả lời câu hỏi của GV.
Bài 3:- HS đọc đề bài và đọc mẫu.
- GV chép đề bài lên bảng, hỏi HS nghĩa tiếng phúc trong từ hạnh phúc?
- HS chuẩn bị trong 5 phút( tra từ điển), viết từ tìm được vào giấy nháp.
- HS nối tiếp nêu.GV ghi bảng. 
- HS nối tiếp giải thích từ: phúc ấm, phúc đức, phúc hậu, phúc lợi, phúc lộc, phúc phận. Đặt câu với từ: phúc tinh, phúc trạch, vô phúc, có phúc.
Bài 4. (bảng phụ) HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- HS trao đổi theo cặp để trao đổi về ý kiến của mình về hạnh phúc.
- Tổ chức cho HS tranh luận trước lớp.
- GV kết luận.
- Các em sẽ làm gì để góp phần tạo nên hạnh phúc trong gia đình mình?
3. Củng cố dặn dò
- Tiếng phúc trong từ hạnh phúc có nghĩa là gì?
- GV nhận xét tiết học. Dặn ghi nhớ các từ vừa tìm được.
- Nhắc nhở HS luôn có ý thức làm những việc có ích, góp phần tạo nên niềm hạnh phúc của gia đình mình. 
 Toán
Tiết 73: Luyện tập chung
I. Mục đích - yêu cầu :
- HS biết thực hiện các phép tính với số thập phân và vận dụng để giải toán, tính giá trị của biểu thức.
- Rèn luyện cho HS kĩ năng thực hành các phép chia có liên quan đến số thập phân. Làm đúng, nhanh các bài tập 1(a,b,c); 2(cột 1); bài 3.
- GD ý thức học tập.
II. Đồ dùng :
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Kiểm tra bài cũ : KT về cách chia số thập phân cho số thập phân. 
2. Bài mới
a) Giới thiệu : GV nêu MĐYC
b) HD HS luyện tập.
Bài 1(a,b,c): GV viết các phép tính lên bảng.
- HS làm bài.(HS làm nhanh hoàn thiện cả phần d.)
- GV gọi 3 học sinh lên bảng đặt tính rồi tính. 
- HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài và hệ thống kiến thức. Kết quả là:
a) 266,22 : 34 = 7,83	b) 483 : 35 = 13,8
c) 91,08 : 3,6 = 25,3	d) 3 : 6,25 = 0,48
Bài 2a: HS nêu nội dung bài tập.
a) GV hỏi học sinh về thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức số:
( 128,4 - 73,2) : 2,4 - 18,32
- HS làm bài vào vở nháp. GV nhận xét và chữa bài.
- Kết quả: 4,68
b) HS hoàn thành nhanh làm phần b, cách làm tương tự phần a)
- HS nhận xét.
- GV nhận xét và chữa bài.
Bài 3: GV đọc bài toán, yêu cầu 1 HS đọc lại. 
- GV tóm tắt bài toán lên bảng, HS làm bài vào vở. 
- 1 HS lên bảng chữa bài. 
- HS nhận xét. GV chữa bài và hệ thống kiến thức bài.
 Bài 4: HS hoàn thành nhanh làm bài rồi nêu miệng kết quả.
- HS nhận xét, bổ sung. 
- GV chữa bài và chốt kiến thức liên quan.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV chốt lại nội dung vừa luyện tập.
- HS nêu lại thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
 Địa lí
Thương mại & du lịch
I. Mục đích - yêu cầu :
- HS nêu được một số đặc điểm nổi bật về thương mại và du lịch của nước ta. HSK-G nêu được vai trò của thương mai đối với phát triển kinh tế, những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch.
- HS nhớ tên một số điểm Hà Nội, TP HCM, Vịnh Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, 
- HS yêu quý quê hương, đất nước.
II. Đồ dùng : Sử dụng thiết bị nghe nhìn
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Kiểm tra bài cũ : - Nêu một số tuyến đường quan trọng của nước ta ?
- GV nhận xét chung.
2. Bài mới: 	
a) Giới thiệu bài : GV nêu MĐYC
1- Hoạt động thương mại.
Hoạt động 1: (Làm việc theo cặp)
- HS dựa vào SGK trả lời các câu hỏi sau:
+ Thương mại gồm những hoạt động nào?
+ Những địa phương nào có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước?
+ Nêu vai trò của ngành thương mại?
+ Kể tên các mặt hàng xuất, nhập khẩu chủ yếu ở nước ta? 
- GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- HS trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ các trung tâm thương mại lớn nhất nước ta.
- HS nhận xét. GV kết luận chung. 
2- Ngành du lịch
Hoạt động 2:(Làm việc theo nhóm 6).
- HS dựa vào SGK & vốn hiểu biết để : 
+Trả lời các câu hỏi của mục 2 trong SGK.
+ Vì sao những năm gần đây, lượng du khách đến nước ta ngày một tăng lên?
+ Kể tên các trung tâm du lịch lớn ở nước ta?
- HS trình bày kết quả.
- HS nhận xét. GV kết luận:
+ Nước ta có nhiều điều kiện để phát triển du lịch. 
+ Số lượng du khách đến nước ta do đời sống được nâng cao, các dịch vụ du lịch phát triển.
+ Các trung tâm du lịch lớn: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu,...
- GV giới thiệu đén HS qua một số hình ảnh đã sưu tầm.
3. Củng cố dặn dò
- 2, 3 HS nhắc lại nội dung bài học. ở địa phương em có hoạt động du lịch và thương mại nào? Nó đem lại cho người dân những gì?
- GV nhận xét bài học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: 24 / 11 / 2016
Ngày dạy : Thứ năm ngày 1 tháng 12 năm 2016
 Tập làm văn
Luyện tập tả người
(Tả hoạt động)
I. Mục đích - yêu cầu:
- Nêu được nội dung chính của từng đoạn, những chi tiết tả hoạt động của nhân vật trong bài văn (BT1).
- Viết được một đoạn văn tả hoạt động của một người (BT2).
- HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng: 
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc một biên bản cuộc họp tổ, họp lớp, họp chi đội của mình trong giờ trước.
2. Bài mới : 
a, Giới thiệu bài: Trực tiếp
b, Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: 1 HS đọc bài và y/c của bài.
- HS làm việc theo cặp.
- GV lần lượt nêu từng câu hỏi của bài và y/c trả lời.
+ Xác định đoạn của bài văn? (Đoạn 1: Bác Tâm.. loang ra mãi. Đoạn 2: Mảng đường hình chữ nhật. Khéo như vá áo. Đoạn 3: Còn lại).
+ Nêu nội dung chính của từng đoạn? (Đoạn 1: Tả bác Tâm đang vá đường.Đoạn 2: Tả kết quả lao động của bác Tâm. Đoạn 3: Tả bác Tâm đứng ngắm mảng đường đã vá xong).
+ Tìm những chi tiết tả hoạt động của bác Tâm trong bài văn? (Tay phải cầm búa, tay trái xếp rất khéo những viên đá bọc nhựa đường đen nháy vào chỗ trũng. Bác đập búa đều đều xuống những viên đá, hai tay đưa lên, hạ xuống nhịp nhàng. Bác đứng lên vươn vai mấy cái liền).
- HS nêu, bổ sung. GV nhận xét chung.
Bài 2: 2 HS đọc bài và y/c của bài.
- HS giới thiệu người mình định tả.
- HS viết đoạn văn. GV bao quát chung và giúp HS gặp khó khăn trong khi làm.
- HS đọc đoạn văn của mình.
- HS nhận xét. GV khen ngợi HS làm tốt, tích cực trong giờ học..
3. Củng cố dặn dò.
- GV cùng HS hệ thống nội dung bài.
- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
 Toán
Tiết 74: Tỉ số phần trăm
I. Mục đích yêu cầu:
- HS bước đầu nhận biết về tỉ số phần trăm.
- Biết viết một số phân số dưới dạng tỉ số phần trăm. Làm được các bài tập 1; 2. Bài làm khoa học, rõ ràng .
- HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng: Bảng mét vuông minh họa như SGK.
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Kiểm tra bài cũ : 2 HS nhắc lại cách chia một số thập phân cho một số tự nhiên, chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên, chia một số tự nhiên cho một số thập phân,...
2. Bài mới :
a, Giới thiệu bài: Trực tiếp
HĐ 1 : Giới thiệu khái niệm tỉ số phần trăm (xuất phát từ tỉ số)
VD1: GV treo bảng mét vuông, giải thích bài toán.
+ Tỉ số của diện tích trồng hoa hồng và diện tích vườn hoa bằng bao nhiêu?
- GV viết: = 25 % 
- Hướng dẫn HS đọc: Hai mươi lăm phần trăm.
+ Ta nói: Tỉ số phần trăm diện tích trồng hồng và diện tích vườn hoa là 25%; hoặc Diện tích trồng hoa hồng chiếm 25% diện tích vườn hoa.
HĐ2 : ý nghĩa thực tế của tỉ số phần trăm
VD2: GV nêu ví dụ.
- HS viết :+ Tỉ số của HS giỏi và số HS toàn trường?
 + Đổi thành số phân số thập phân có mẫu số là 100?
 + Viết thành tỉ số phần trăm?
- GV kết luận: Tỉ số phần trăm của số HS giỏi và số HS toàn trường là 20%; hay Số HS giỏi chiếm 20% số HS toàn trường. Tỉ số này cho biết: Cứ 100 HS của trường thì có 20 HS giỏi.
HĐ3: Thực hành
Bài 1: Hướng dẫn HS phân tích mẫu.
- HS làm bài.
- HS nhận xét, bổ sung. GV hệ thống kiến thức liên quan.
Bài 2: HS đọc nội dung bài tập. 
- GV hướng dẫn HS phân tích đề và tìm cách giải.
- 1 HS lên bảng làm. HS dưới lớp làm vào vở.
- HS nhận xét. GV chữa bài và nhận xét và hệ thống nội dung bài học.
Bài 3: HS làm thêm khi làm nhanh.
- HS làm vào vở.
- HS đọc bài làm. GV chữa bài, hệ thống nội dung bài.
3. Củng cố, dặn dò
- GV cùng HS hệ thống nội dung bài.
- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu
Tổng kết vốn từ
I. Mục đích yêu cầu:
- HS nêu được một số từ ngữ, tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bạn bè theo yêu cầu của BT1, BT2. Tìm được một số từ ngữ tả hình dáng của người theo yêu cầu của BT3 (chọn 3 trong số 5 ý a, b, c, d, e).
- Viết được đoạn văn tả hình dáng người thân khoảng 5 câu theo yêu cầu của BT4.
- HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng:
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Kiểm tra bài cũ : HS đặt câu với từ hạnh phúc. Em hiểu hạnh phuc là gì?
- GV nhân xét.
2. Bài mới : 
a, Giới thiệu bài: Trực tiếp 
b, HDHS làm bài tập:
Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài theo nhóm 4.
- Đại diện các nhóm báo cáo; mỗi nhóm báo cáo một ý, các nhóm khác bổ sung.
+ Người thân trong gia đình: cha, mẹ, chú, dì, ông, bà, thím, mợ, cậu, cô, bác, anh, chị em, cháu, chắt, chút, anh rể, chị dâu
+ Những người gần gũi em ở trường học: thầy giáo, cô giáo, bạn bè, .
+ Các nghề ngiệp khác nhau: công nhân, nông dân, hoạ sĩ, bác sĩ, giáo viên..
+ Các dân tộc anh em trên đất nước ta: Ba- na, Ê - đê, Gia- rai, Dao, Kinh, Tày, Nùng, Thái, Hmông, Mường, Dáy, Khơ- mú, Xơ- đăng,.
- GV chữa bài và nhận xét chung.
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm việc theo nhóm, báo cáo dưới hình thức thi xem nhóm nào tìm được nhiều thành ngữ, tục ngữ đúng hơn.
- Đại diện các nhóm lên dán bảng, trình bày.
- HS hận xét. GV tuyên dương các nhóm làm bài tốt..
Bài 3: (HS có thể chọn 3 trong 5 ý)
- HS làm việc theo nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm tiếp nối nhau báo cáo kết quả.
- HShận xét, bổ sung.
GV chữa bài và hệ thống kiến thức liên quan.
Bài 4: 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- 1 số HS đọc thành tiếng trước lớp.
- HS nhận xét, chữa bài. GV nhận xét chung và hệ thống kiến thức liên quan.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV cùng HS hệ thống nội dung bài.
- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
Buổi chiều. Toán*
Luyện tập: Phép chia số thập phân
I. Mục đích, yêu cầu:
- Tiếp tục củng cố cho học sinh về chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên, thương là một số thập phân. Chia một số thập phân cho một số thập phân, chia nhẩm,...
- HS thực hành tính đúng các phép tính đã cho vận dụng vào giải toán.
- HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng :
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. HDHS luyện tập:
Bài 1: Tính nhẩm:
a) 36,84 x 0,1 =
 14,61 x 0,01 =
 362,15 x 0,001 =
b) 6,84 x 100 =
 9,071 x 10 =
 12,009 x 1000 =
+ HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng chữa bài.
+ GV-HS chốt lại kết quả đúng.
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
a) 224: 64 b) 211,68: 42 c) 36,64 : 1,6 d) 37,2 : 1,2
+ HS làm bài vào vở, gọi 2 HS lên bảng tính.
+ GV-HS nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài 3: Tính giá trị biểu thức:
a) 25,4 x 16 : 1,2 =
b) 76,88 : 6,2 - 6,8 =
c) 46,8 - 6,8 x 1,5 =
+ HS nêu lại thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức, rồi làm bài.
+ 3 HS lên bảng chữa bài.
- HS nhận xét, bổ sung. GV hệ thống nội dung học.
Bài 4: Bác An thu hoạch được 2,6 tạ khoai tây và bác đã bán được tất cả là 975 000 đồng. Hỏi bác An đã bán mỗi tạ khoai với giá bao nhiêu tiền?
+ HS tự làm bài vào vở. 
- Gọi HS nêu miệng. GV-HS nhận xét, bổ sung.
Bài 5: Đặt tính rồi tính thương và xác định số dư của phép chia (nếu chỉ lấy đến 2 chữ số ở phần thập phân của thương)
 6,71 : 2,5 15,87 : 4,5
+ HS thực hiện phép chia, sau đó trả lời miệng.
+ GV nhận xét, bổ sung và hệ thống kiến thức. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV yêu cầu 2 học sinh nêu lại nội dung vừa ôn luyện.
- Nhận xét tiết học.
Tiếng Việt*
TLV: Luyện tập tả người
I. Mục đích, yêu cầu:
- Tiếp tục củng cố cho học sinh về văn tả người. Cờu tạo của một bài văn tả người.
- HS nắm được dàn ý chung của bài văn tả người và b

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_15_nam_hoc_2016_2017_ngu.doc