Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 1 - Năm học 2019-2020 - Lê Thị Mĩ Hoa

I.MỤC TIÊU: Sau khi học bài này, HS biết:

- HS lớp 5 là HS của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.

- Có ý thức học tập rèn luyện.

- Vui và tự hào khi là HS lớp 5.

*KNS: Tự nhận thức (tự nhận thức mình là HS lớp 5).

II. CHUẦN BỊ:

- Các bài hát về chủ đề Trường em.

- Mi-crô không dây để chơi trò chơi phóng viên.

- Giấy A4, bút màu.

- Các truyện nói về tấm gương HS lớp 5 gương mẫu.

III.NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC GIẢNG DẠY:

1.Nội dung: Sau khi học bài này, HS biết HS lớp 5 là HS của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập ; ý thức học tập rèn luyện; Vui và tự hào khi là HS lớp 5.

2.Phương pháp: Trực quan, kể chuyện, giảng giải, hỏi đáp, đàm thoại.

 3.Hình thức: Học cá nhân, thực hành trò chơi sắm vai, thảo luận nhóm.

 

doc36 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 291 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 1 - Năm học 2019-2020 - Lê Thị Mĩ Hoa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iết là c
Âm “gờ”
Viết là gh
Viết là g
Âm “ngờ”
Viết là ngh
Viết là ng
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Xem bài: Nghe-viết Lương Ngọc Quyến (S/17).
Tiết 1: Luyện từ và câu
 TỪ ĐỒNG NGHĨA
I.MỤC TIÊU:
- Bước đầu hiểu từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau, hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn, từ đồng nghĩa không hoàn toàn (ND ghi nhớ)
- Tìm được từ đồng nghĩa ở BT1, BT2 (2 trong số 3 từ) đặt câu được với cặp từ đồng nghĩa, theo mẫu BT3.
- Thể hiện thái độ lễ phép khi lựa chọn và sử dụng từ đồng nghĩa để giao tiếp với người lớn. 
* HS (HTT) đặt câu được với 2,3 cặp từ đồng nghĩa tìm được (BT3)
II.CHUẨN BỊ: Bảng phụ, bút dạ.
IIINỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC GIẢNG DẠY:
1.Nội dung: Bước đầu hiểu từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau, hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn, từ đồng nghĩa không hoàn toàn (ND ghi nhớ) ; Tìm được từ đồng nghĩa ở BT1, BT2 (2 trong số 3 từ) đặt câu được với cặp từ đồng nghĩa, theo mẫu BT3 ;
Thể hiện thái độ lễ phép khi lựa chọn và sử dụng từ đồng nghĩa để giao tiếp với người lớn. 
	2.Phương pháp: Giảng giải, thực hành, động não, hỏi đáp.
	3.Hình thức: Học cá nhân, thực hành, thảo luận nhóm. 
 GV
 HS
A.Kiểm tra: KT việc chuẩn bị bài của HS.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
 * GV chép đoạn văn sau lên bảng: Chúng tôi kể chuyện về mẹ của mình. Bạn Hùng quê Nam Bộ gọi mẹ bằng má. Bạn Hòa gọi mẹ bằng u. Bạn Na, bạn Thắng gọi mẹ là bu. Bạn Vân quê ở Phú Thọ gọi mẹ là bầm.Bạn Nam gọi mẹ là bủ. Còn bạn Phước người Huế lại gọi mẹ là mạ.
- Những từ mẹ, bu, u, bầm .đều chỉ về ai?
- Nghĩa của chúng có giống nhau không ? 
- Cách gọi của chúng như thế nào? 
* Những từ có cách gọi khác nhau nhưng nghĩa của chúng giống nhau người ta gọi là từ đồng nghĩa. Để biết được có mấy loại từ đồng nghĩa? Chúng ta cùng tìm hiểu thêm 2VD trong SGK.
2.Các hoạt động :
Hoạt động 1: Nhận xét 
Bài 1:
- YCHS đọc yc của bài.
- Nêu các từ in đậm trong đoạn văn? 
- YCHS so sánh nghĩa của các từ in đậm trong 2 đoạn văn. 
*Kết luận: Những từ có nghĩa giống nhau như vậy là các từ đồng nghĩa.
+ GV ghi VD1 lên bảng:
 Mẹ già như chuối ba hương 
 Như xôi nếp mật, như đường mía lau 
 Con ra tiền tuyến xa xôi 
 Yêu bầm, yêu nước cả đôi mẹ hiền. 
- YCHS tìm từ đồng nghĩa. 
- GV: Mẹ, bầm có nghĩa giống nhau, cách gọi khác nhau và có thể thay thế được cho nhau trong lời nói, người ta gọi đó là từ đồng nghĩa hoàn toàn. 
+ GV ghi VD2 lên bảng:chém/chặt/đốn ; sông/ kênh/ rạch ; ăn/xơi/đớp/chén.
- GV: chém/chặt/đốn là dùng dao làm rơi một vật nào đó đứt ra, nhưng nó đặt trong ngữ cảnh và văn cảnh khác nhau nên người ta gọi đó là từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
Bài 2:
- YCHS làm trong SGK để rút ra kết luận.
- Những từ nào thay thế được cho nhau? Vì sao?
- Những từ nào không thay thế được cho nhau? Vì sao?
- GV chốt lại:
+ XD và KT có thể thay thế được cho nhau vì nghĩa của các từ ấy giống nhau hoàn toàn.
+ 3 từ trên không thể thay thế cho nhau vì nghĩa của chúng không giống nhau hoàn toàn.
- Qua hai BT trên, bạn nào cho biết thế nào là từ đồng nghĩa?
- Có mấy loại từ đồng nghĩa? 
- Khi sử dụng hai loại từ đồng nghĩa này chúng ta cần lưu ý điều gì?
- YCHS đọc ghi nhớ 
Hoạt động 2: Luyện tập:
Bài 1: 
- YCHS đọc yc
- YCHS TL nhóm 2 trong thời gian 2 phút để xếp những từ in đậm thành từng nhóm đồng nghĩa.
- YCHS trình bày, nhận xét. 
Bài 2:
- YCHS đọc yc.
- YCHS thảo luận nhóm 4, tìm từ đồng nghĩa với các từ đẹp, to lớn, học tập.
- YC đại diện nhóm trình bày, nhận xét.
- YCHS đặt 2-3 cặp từ.
Bài 3:
- YCHS làm bài cá nhân.
- YCHS trình bày, bổ sung.
- Chỉ về mẹ. 
- Giống nhau. 
- Khác nhau. 
- HS đọc. 
a) Xây dựng-kiến thiết 
b) Vàng xuộm-vàng hoe-vàng lịm 
- Nghĩa của các từ này giống nhau (cùng chỉ một hoạt động, một màu).
- Mẹ, bầm.
- HS làm bài.
- Kiến thiết và xây dựng (vì nghĩa của các từ ấy giống nhau hoàn toàn).
- Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm (vì nghĩa của chúng không giống nhau hoàn toàn).
- Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
- Có hai loại từ đồng nghĩa: từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn. 
- Từ đồng nghĩa hoàn toàn, có thể thay thế cho nhau trong lời nói.
- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn, khi dùng từ này,ta phải cân nhắc để lực chọn cho đúng.
- 2-3HS đọc. 
- HS đọc. 
- HS thực hiện.
- KQ:
+ nước nhà-non sông.
+ hoàn cầu-năm châu.
- Nhận xét bổ sung. 
- HS đọc. 
- YCHS sửa bài (HT tìm được 2 trong số 3 từ).
- KQ: 
+ Đẹp: Xinh xắn, tươi đep, mĩ lệ, đẹp đẽ
+ To lớn: To tướng, vĩ đạị, khổng lồ
+ Học tập: Học hành, học hỏi
- HS thực hiện. 
+ Phong cảnh nơi đây thật mĩ lệ. Cuộc sống mỗi ngày một tươi đẹp.
+ Em bắt được một chú cua càng khổng lồ còn Nam bắt được một chú ếch to tướng.
+ Chúng em rất chăm học hành. Ai cũng thích học hỏi những điều hay từ bè bạn.
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Xem bài: Luyện tập về từ đồng nghĩa (SGK/13) 
Tiết 1: Địa lí
VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC CỦA CHÚNG TA
I.MỤC TIÊU:
- Mô tả sơ lược được vị trí địa lí và giới hạn nước VN: 
+ Trên bản đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á.Việt Nam vừa có đất liền, vừa có biển, đảo và quần đảo.
+ Những nước giáp đất liền nước ta: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
- Ghi nhớ diện tích phần đất liền VN: 330 000km2
- Chỉ phần đất liền VN trên bản đồ.
* HS Biết được những thuận lợi và một số khó khăn do vị trí địa lí của nước ta đem lại.
- Biết phần đất liền hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc-Nam, đường bờ biển cong cong như hình chữ S.
II.CHUẨN BỊ:
- Lược đồ VN khu vực Đông Nam Á.
- Lược đồ VN.
III.NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC GIẢNG DẠY:
1.Nội dung: Mô tả sơ lược được vị trí địa lí và giới hạn nước VN ; Ghi nhớ diện tích phần đất liền VN: 330 000km2 ; Chỉ phần đất liền VN trên bản đồ ; Biết phần đất liền hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc-Nam, đường bờ biển cong cong như hình chữ S.
	2.Phương pháp: Trưc quan, quan sát, động não, hỏi đáp.
	3.Hình thức: Học cá nhân, thực hành, thảo luận nhóm. 
 GV
 HS
A.Kiểm tra: SGK
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Để tìm hiểu Việt Nam-Đất nước chúng ta như thế nào. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ điều đó.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Vị trí địa lí và giới hạn
- YCHS quan sát H1/SGK, trả lời:
- Đất nước VN gồm những bộ phận nào? 
- Chỉ vị trí phần đất liền của nước ta trên lược đồ.
- Phần đất liền của nước ta giáp với những nước nào? 
- Biển bao bọc phía nào phần đất liền nước ta? 
- Biển nước ta tên gì?
- Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta?
- YCHS mô tả sơ lược vị trí địa lí và giới hạn nước VN.
- Vị trí của nước ta thuận lợi khó khăn gì cho việc giao lưu với các nước khá?
* Kết luận: VN nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Nước ta là một bộ phận của Châu Á, có vùng biển thông với đại dương nên có nhiều thuận lợi trong việc giao lưu với các nước bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không.
Hoạt động 2: Hình dạng và diện tích:
- YCHS quan sát hình 2 và bảng số liệu, thảo luận nhóm 4 trả lời các câu hỏi sau:
.N 1,2,3:
- Phần đất liền của nước ta có đặc điểm gì? 
.N 4,5,6:
- Từ bắc vào nam theo đường thẳng, phần đất liền của nước ta dài bao nhiêu km?
- Nơi hẹp ngang nhất là bao nhiêu km?
.N 7,8:
- Diện tích lãnh thổ nước ta là bao nhiêu km2?
* Kết luận: Phần đất liền nước ta hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc-Nam với đường biển cong cong như hình chữ S. Chiều dài từ Bắc vào Nam khoảng 1650 km và nơi hẹp nhất chưa đầy 50 km.
-YCHS đọc ghi nhớ.
- HS quan sát.
- Đất liền, biển, đảo và quần đảo.
- HS lên bảng chỉ.
- Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
- Đông, nam, tây nam.
- Biển Đông.
- Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc, Bạch Long VĩHoàng Sa, Trường Sa.
- 1HS mô tả. 
- Thuận lợi: Giao lưu với nhiều nước trên thế giới bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không.
- Khó khăn: Hẹp ngang, địa hình nghiêng về phía đông, giáp biển nhiều, phía tây bị dãy Trường Sơn chắn nên ảnh hưởng gió lào nóng.
- HS quan sát.
- Hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc-Nam với đường biển cong cong như hình chữ S.
- Khoảng 1650 km. 
- Chưa đầy 50 km (Đồng Hới-Quảng Bình)
- 330 000 km2 
- 2HS đọc. 
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Địa hình và khoáng sản.
Thứ tư, ngày 28 tháng 08 năm 2019
Tiết 3: Toán
ÔN TẬP: SO SÁNH HAI PHÂN SỐ
I.MỤC TIÊU: Giúp HS:
	- Biết so sánh hai PS có cùng MS, khác MS.
- Biết sắp xếp các PS theo thứ tự từ bé đến lớn.
 - Biết vận dụng để làm bài tập 1,2.
 - Giúp HS yêu thích học toán, cẩn thận khi làm bài.
II.NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC GIẢNG DẠY:
1.Nội dung: Biết so sánh hai PS có cùng MS, khác MS ; Biết sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn ; Làm bài 1, 2.
	2.Phương pháp: Luyện tập, động não, hỏi đáp.
	3.Hình thức: Học cá nhân, thực hành, trò chơi, thảo luận nhóm. 
 GV
 HS
A.Kiểm tra: 
- YCHS:
a) Rút gọn phân số sau: ; 
b) Quy đồng mẫu số sau: ; 
- Nhận xét.
- 2HS lên bảng làm, cả lớp làm vào nháp 
a) = = ; = = 
b) = = ; = = 
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Trong tiết học toán này các em ôn lại cách so sánh hai phân số.
2.Ôn tập cách so sánh hai phân số:
a) So sánh hai phân số cùng mẫu số:
- GV viết: và YCHS so sánh 
- Khi so sánh hai phân số cùng mẫu số ta làm như thế nào?
b)So sánh hai phân số khác mẫu số:
- GV viết: và YCHS so sánh 
- Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số ta làm như thế nào? 
3.Thực hành:
Bài 1: 
- YCHS đọc yc.
- YCHS trình bày kết quả.
Bài 2:
- YCHS đọc yc.
- YCHS làm bài.
- Nghe.
* KQ: 
- Khi so sánh hai phân số cùng mẫu số ta so sánh tử số các phân số đó. Phân số nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn. Phân số nào có tử số bé hơn thì bé hơn.
- KQ: = ; = 
- Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số ta quy đồng mẫu số các phân số đó, sau đó so sánh như phân số cùng mẫu số.
- HS đọc. (CHT)
- KQ: < = 
 > > 
- HS đọc. (CHT)
- KQ: a)< < b) < < 
C.Củng cố-dặn dò :
- Dãy PS nào dưới đây được viết theo thứ tự từ lớn đến bé.
- Nhận xét tiết học.
- Xem bài: Ôn tập so sánh hai PS (TT).
 A. ; ; C. ; ; 
 B. ; ; D. ; ; 
Tiết 2: Tập đọc
QUANG CẢNH LÀNG MẠC NGÀY MÙA
I.MỤC TIÊU:
- Biết đọc diễn cảm đoạn trong bài; nhấn giọng những từ ngữ tả màu vàng rất khác nhau của cảnh, vật.
- ND: Bức tranh làng quê vào ngày mùa rất đẹp. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK) 
* HS (HTT) đọc diễn cảm được toàn bài, nêu được tác dụng gợi tả của từ ngữ chỉ màu vàng. 
- GDHS tình yêu quê hương, đất nước, tự hào là người Việt Nam. 
* GDBVMT (Gián tiếp): Bằng nghệ thuật QS rất tinh tế, cách dùng từ gợi cảm, chính xác và đầy sáng tạo, tác giả đã vẽ lên bằng lời một bức tranh làng quê vào ngày mùa toàn là màu vàng với vẻ đẹp đặc sắc và sống động. Do vậy, chúng ta luôn có ý thức giữ gìn và bảo vệ nó.
II.CHUẨN BỊ: Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III.NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC GIẢNG DẠY:
1.Nội dung: Biết đọc diễn cảm đoạn trong bài ; nhấn giọng những từ ngữ tả màu vàng rất khác nhau của cảnh, vật ; Hiểu ND: Bức tranh làng quê vào ngày mùa rất đẹp ; Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
2.Phương pháp: Trực quan, làm mẫu, giảng giải, thực hành, động não, đàm thoại. 
	3.Hình thức: Học cá nhân, luyện tập, thảo luận nhóm.
 GV
 HS
A.Kiểm tra:
- Ngày khai trường tháng 9/1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
- Sau CM tháng 8, nhiệm vụ của toàn dân là gì?
- Nhận xét.
a) Đó là ngày khai trường được tổ chức linh đình.
b)Là ngày khai trường đầu tiên của nước VN Dân chủ cộng hòa.
c) Đó là ngày khai trường gặp nhiều khó khăn nhất.
a) XD lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại làm cho chúng ta.
b) Là theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. 
c) Cả hai ý trên đều đúng.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa giới thiệu với các em vẻ đẹp của làng quê VN ngày mùa. Đây là một bức tranh quê được vẽ bằng lời rất đặc sắc của nhà văn Tô Hoài.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc:
- YCHS đọc cả bài.
- YC 4HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (2 lượt).
+ Rèn phát âm: Sương sa, vàng suộm, vàng hoe, xõa xuống..
+ Giải nghĩa từ: ở phần chú giải. 
- GV giải thích thêm: Hợp tác xã (Cơ sở sản xuất, kinh doanh tập thể).
- Bài đọc với giọng như thế nào?
- YC luyện đọc nhóm 2. 
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
 + Giọng to vừa phải, chậm rải, rõ ràng.
 + Nhấn giọng từ ngữ tả màu vàng.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
- Bài văn mà các em vừa đọc thuộc thể loại văn gì? Tả cảnh gì? 
* Rút từ: cảnh làng mạc ngày mùa. 
- Kể tên những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng đó? 
- Chọn 1 từ chỉ màu vàng trong bài và cho biết từ đó gợi cho em cảm giác gì?
- Những chi tiết nào về thời tiết làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động?
- Những chi tiết nào về con người làm cho bức tranh quê thêm đẹp và sinh động? 
+ Rút từ: bức tranh quê sinh động. 
* GDBVMT: Bằng nghệ thuật QS rất tinh tế, cách dùng từ gợi cảm, chính xác và đầy sáng tạo, tác giả đã vẽ lên bằng lời một bức tranh làng quê vào ngày mùa toàn là màu vàng với vẻ đẹp đặc sắc và sống động. Do vậy, chúng ta luôn có ý thức giữ gìn và bảo vệ nó.
- Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả với quê hương? 
- Hãy nêu nội dung bài? 
- Nghe.
- HS đọc. 
+ Đ1: Từ đầu khác nhau.
+ Đ2: Có lẽ..treo lơ lửng.
+ Đ3: Từng chiếc...quả ớt đỏ chói.
+ Đ4: Tất cả.ra đồng ngay.
- HS đọc. 
- HS đọc phần chú giải trong SGK.
- Chậm rãi, dịu dàng. 
- HS luyện đọc theo nhóm 2.
- Văn tả cảnh, quang cảnh làng mạc ngày mùa. 
- Những vật trong bài có màu vàng là:
+ lúa-vàng xuộm + lá mít-vàng ối 
+ nắng-vàng hoe + tàu đu đủ-vang tươi
+ xoan-vàng lịm + quả chuối-chín vàng
+ tàu lá chuối-vàng ối + gà, chó-vàng mượt
+ bụi mía-vang xọng + mái nhà rơm-vàng mới
+ rơm, thóc-vàng giòn
- vàng mượt: chỉ sự mượt mà, óng ánh.
- vàng xọng: gợi cảm giác mọng nước.
- vàng giòn: màu vàng của vật được phơi già nắng.
- Quang cảnh không có cảm giác héo vàng, hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông. Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ. Ngày không nắng, không mưa.
- Không ai tưởng đến ngày hay đêm, mà chỉ mải miết đi gặt, kéo đá, cắt rạ. Chia thóc HTX. Ai cũng vậy, cứ buông bát đũa là đi ngay, cứ trở dậy là ra đồng ngay. Con người chăm chỉ say mê với công việc. Hoạt động của con người làm cho bức tranh quê rất sinh động.
- Phải rất yêu quê hương tác giả mới viết được bài văn tả cảnh ngày mùa hay như thế.
- Bức tranh làng quê vào ngày mùa rất đẹp.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- YCHS đọc lại 4 đoạn của bài. 
- GV treo đoạn văn và HD HS đọc diễn cảm đoạn: Từ “Màu luá chín vàng mới”.
- Tìm những từ ngữ cần nhấn giọng để tả màu vàng của cảnh vật.
- YCHS đọc theo cặp.
- Tổ chức đọc diễn cảm.
- Bình chọn bạn đọc hay.
- 4HS đọc. 
- Vàng xuộm, hoe, lịm, ối, tươi, chín vàng, vàng xọng, vàng giòn, vàng mượt, vàng mới. 
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Xem bài: Nghìn năm văn hiến (SGK/15).
Tiết 1: Kể chuyện
LÝ TỰ TRỌNG
I.MỤC TIÊU:
- Dựa vào lời kể cua GV và tranh minh họa, HS biết thuyết minh cho ND mỗi tranh bằng 1-2 câu ; Kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng chí, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù.
* HS kể được câu chuyện một cách sinh động, nêu đúng ý nghĩa câu chuyện 
 - GDHS lòng yêu nước, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
II.CHUẨN BỊ:
- Tranh minh họa.
- Bảng phụ viết lời thuyết minh cho 6 tranh.
III.NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC GIẢNG DẠY:
1.Nội dung: Dựa vào lời kể cua GV và tranh minh họa, HS biết thuyết minh cho ND mỗi tranh bằng 1-2 câu ; Kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện ; Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng chí, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù.
2.Phương pháp: Kể chuyện, giảng giải, hỏi đáp, đàm thoại. 
	3.Hình thức: Học cá nhân, thực hành, thảo luận nhóm.
 GV
 HS
A.Kiểm tra: SGK
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Trong tiết KC mở đầu chủ điểm nói về Tổ quốc của chúng ta, các em sẽ được nghe kể về chiến công của một thanh niên yêu nước mà tên tuổi đã đi vào lịch sử dân tộc VN: anh Lý Tự Trọng tham gia cách mạng khi mới 13 tuổi. Để bảo vệ đồng chí của mình, anh đã dám bắn chết tên mật thám Pháp. Anh hi sinh khi mới 17 tuổi.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: GV kể
- GV kể lần 1 không dùng tranh kết hợp giải nghĩa từ, ghi bảng: LTT, tên đội Tây, mật thám Lơ-grăng, luật sư.
- GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào từng tranh minh họa.
- GV giải nghĩa từ khó: Sáng dạ, mít tinh, luật sư, Quốc tế ca.
Hoạt động 2: HD HS kể chuyện:
- YCHS đọc yc của câu 1.
- GV gợi ý: Dựa vào ND câu chuyện và tranh minh họa trong SGK, các em hãy thảo luận nhóm đôi tìm cho mỗi tranh 1,2 câu thuyết minh.
- GV dán từng bức tranh lên bảng. 
* Kết luận:
+ Tranh 1:Lý Tự Trọng rất sáng dạ được cử ra nước ngoài học tập.
+ Tranh 2: Về nước, anh được giao nhiệm vụ chuyển và nhận thư từ, tài liệu.
+ Tranh 3: Trong công việc, anh Trọng rất bình tĩnh và nhanh trí.
+ Tranh 4: Trong một buổi mít tinh, anh bắn chết một tên mật thám và bị giặc bắt.
+ Tranh 5: Trước tòa án của giặc, anh hiên ngang khẳng định lí tưởng CM của mình.
+Tranh 6: Ra pháp trường, Lý Tự Trọng hát vang bài “Quốc tế ca”.
- YCHS đọc YC BT 2,3.
* KC trong nhóm: 
- Trong câu chuyện gồm 6 tranh, bây giờ chúng ta cùng thảo luận nhóm 6 kể cho nhau nghe nội dung của từng tranh trong vòng thời 7 phút và trao đổi với nhau tìm nội dung, ý nghĩa của câu chuyện. 
* KC trước lớp: 
- YC 1HS trong nhóm kể nội dung tranh 1,2 
- YC 1HS trong nhóm kể nội dung tranh 3,4 
- YC 1HS trong nhóm kể nội dung tranh 5,6 
- YC 2HS kể toàn bộ câu chuyện và nêu nội dung và ý nghĩa của câu chuyện .
- GV gợi cho HS tự nêu câu hỏi để rút ra ý nghĩa câu chuyện.
+ Vì sao các người coi ngục gọi anh là “Ông Nhỏ”?
+ Vì sao thực dân Pháp vẫn xử bắn anh khi anh chưa đến tuổi vị thành niên?
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn.
- HS nghe.
- HS vừa nghe vừa QS tranh trong SGK.
- HS đọc. 
- HS trao đổi theo nhóm 2.
- 1HS kể 
- 1HS kể 
- 1HS kể 
+ 1 em nhìn tranh kể.
+ 1 em không nhìn tranh. 
+ Vì khâm phục anh, tuy tuổi nhỏ mà dũng cảm, chí lớn, có khí phách.
+ Vì chúng sợ khí phách anh hùng của anh.
+ Là thanh niên sống phải có lí tưởng, yêu quê hương đất nước, dũng cảm kiên cường.
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Xem bài: Kể chuyện đã nghe đã đọc về một anh hùng, danh nhân của nước ta.
GDNGLL
CHỦ ĐỀ THÁNG 8 
MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU CỦA EM
TUẦN 1 - HOẠT ĐỘNG 1: LỄ KHAI GIẢNG
I.MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:
- HS hiểu được ý nghĩa của ngày khai giảng.
- Tạo được không khí phấn khởi, hào hứng, tự hào trong ngày khai giảng.
- HS biết yêu trường, yêu lớp.
II.QUY MÔ HOAT ĐỘNG:
Tổ chức theo theo quy mô toàn trường.
III.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- Đĩa nhạc bài Quốc ca, bài hát truyền thống của nhà trường
- Quốc kỳ, ảnh Bác Hồ, cờ hoa và các phương tiện khác.
- Giấy mời cha mẹ HS và các ban ngành.
IV.CÁCH TIẾN HÀNH:
1.Chuẩn bị:
- Gửi giấy mời
- Hướng dẫn HS hát Quốc ca, Đội ca.
- HS tập các tiết mục văn nghệ.Trang hoàng địa điểm lễ khai giảng
2.Tiến hành lễ khai giảng:
- HS tập kết về vị trí đã định.
- Chào đón khách mời.
- Người dẫn chương trình tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
- Chào cờ.
- Hiệu trưởng đọc báo cáo tổng kết năm học trước.
- Đại diện chính quyền địa phương đọc thư của Chủ tịch nước.
- Đại diện HS đọc lời hứa danh dự.
- Hiệu trưởng tuyên bố khai giảng năm học mới.
- Bế mạc lễ khai giảng, HS trở về lớp theo hướng dẫn của GV.
Thứ năm, ngày 29 tháng 08 năm 2019
Tiết 4: Toán
ÔN TẬP: SO SÁNH HAI PHÂN SỐ (Tiếp theo)
I.MỤC TIÊU: Giúp HS ôn tập, củng cố về:
	- So sánh PS với đơn vị.
	- So sánh hai PS có cùng TS.
	- Biết vận dụng để làm bài tập 1,2,3, 4.
 - GDHS yêu thích học toán, cẩn thận khi làm bài. 
II.NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC GIẢNG DẠY:
	1.Nội dung: So sánh PS với đơn vị ; So sánh hai PS có cùng TS ; Làm bài 1, 2 3, 4.
2.Phương pháp: Luyện tập, giảng giải, hỏi đáp, động não, đàm thoại. 
	3.Hình thức: Học cá nhân, thực hành, thảo luận nhóm.
 GV
 HS
A.Kiểm tra: 
- YCHS nêu cách ss 2PS cùng

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_1_nam_hoc_2018_2019_le_t.doc