Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 7 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Lý - Trường Tiểu học Hiệp Hòa

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung. Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện tốt tình cảm của các anh chiến sĩ đối với các em thiếu nhi.

* KNS: Xác định giá trị, đảm nhận trách nhiệm( xác định nhiệm vụ của bản thân)

- Hiểu ND: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ; mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước.

 HS trả lời đư¬¬¬ợc các câu hỏi trong SGK. Nêu được nội dung bài.

- GDHS chăm ngoan, học giỏi để xây dựng đất nước.

II. ĐỒ DÙNG:

 - Bảng phụ chép sẵn nội dung đoạn: Ngày mai.vui tươi để luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

- 1HS đọc bài Hai chị em

- 1HS đọc bài và nêu nội dung bài

- GV nhận xét, cho điểm.

2. Bài mới:

a . Giới thiệu bài: GV giới thiệu tên bài học và ghi bảng.

b. H¬¬¬¬ướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.

* Luyện đọc

 - Gọi 1, 2HS khá - giỏi đọc bài, cả lớp đọc thầm theo.

 - GV hư¬¬¬ớng dẫn chia đoạn :

+ Đoạn 1: Từ đầu .thân thiết của các em

+ Đoạn 2: .vui tươi

+ Đoạn 3: còn lại

 

doc25 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 198 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 7 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Lý - Trường Tiểu học Hiệp Hòa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong biểu thức
	- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau: Tính chất giao hoán của phép cộng.
-------------------------------------------------------------- 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 Cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam. 
- Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng một số tên riêng Việt Nam( BT1, BT2, mục III). Tìm và viết đúng một vài tên riêng Việt Nam( BT3). Tìm và viết đúng đầy đủ các tên riêng theo yêu cầu của BT3.
	- Có ý thức học tập tự giác.
II. ĐỒ DÙNG: 
	Bản đồ Địa lí tỉnh Hải Dương ( phóng to) - BT3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ:
	- 1HS: Nêu khái niệm về danh từ, DT chung, DT riêng và lấy ví dụ minh họa cho mỗi loại.
	- 1 HS: Phân biệt DT chung và DT riêng, viết trên bảng 2 DT riêng và nêu cách viết. 
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
	GV nêu mục đích, y/c của tiết học và ghi bảng tên bài. 
 b. Hình thành kiến thức.
* Nhận xét: 
- 1HS nêu yêu cầu – GV kết hợp ghi bảng tên người, tên địa lí ở phần a, b.
- HS đọc các tên riêng trên bảng. HS khác nhận xét về cách viết các tên riêng đó.
- GV nhận xét, kết luận: Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.
- 1, 2HS nhắc lại kết luận.
* Ghi nhớ : SGK tr. 68/ 1, 2 HS nhắc lại ghi nhớ.
- HS lấy ví dụ một số tên người, tên địa lí Việt Nam và nêu cách viết.
c. Luyện tập:
Bài tập 1: 
 - 1HS nêu yêu cầu.
 - 1 HS phân tích trước lớp những thông tin cần có khi viết địa chỉ của một người. 
 - HS làm bài vào VBTTV. 2, 3 HS viết trên bảng địa chỉ của gđ mình.
 - GV cùng HS nhận xét, bổ sung.
Bài tập 2: 
	 - 1HS nêu yêu cầu bài 2.
 - HS làm bài cá nhân vào vở BTTV. GV quan sát nhắc nhở, giúp đỡ HS khác.
 - HS lần lượt đọc và viết trên bảng một số xã, phường trong huyện.
 - GV cùng HS nhận xét, chốt ý đúng
Bài tập 3: GV treo bản đồ. 1HS nêu yêu cầu bài 3
- HS lần lượt lên chỉ trên bản đồ, nêu tên huyện, thị xã, thành phố ở tỉnh Hải Dương và viết tên huyện đó trên bảng( mỗi HS viết một tên huyện, thành phố).
- HS chỉ và viết lên bảng tên một số danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử của địa phương hay ở trong tỉnh của mình.
- HS làm bài cá nhân vào vở BTTV. GV quan sát nhắc nhở, giúp đỡ HS
- GV cùng HS nhận xét, chốt ý đúng
3. Củng cố, dặn dò: 
 - 2, 3 HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
- GV nxét tiết học. Nhắc HS chuẩn bị : 
	Luyện tập viết tên người, tên địa lí VN.
-------------------------------------------------------------------
CHIỀU
TOÁN*
Luyện tập phép cộng, phép trừ ( 2 tiết )
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Củng cố cho HS về cách cộng trừ số có nhiều chữ số.
- Rèn kĩ năng thực hiện cộng, trừ số có nhiều chữ số.
	- GDHS yêu thích môn Toán.
II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ chép sẵn nội dung các bài tập
III . HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 2HS lên bảng tự lấy ví dụ về phép cộng phép trừ rồi tính .
- HS: nêu cách thực hiện phép cộng, phép trừ. GV nhận xét.
2. Thực hành: 
Bài tập 1: Đặt tính rồi tính:
123 456 + 47 542 68 705 – 19 537
645 367 + 139 654 581 634 – 478 257
- 1 HS nêu yêu cầu bài. 4 HS lên bảng làm bài.
- HS dưới lớp nêu cách thực hiện phép cộng, trừ. 
Bài tập 2: Tìm x
a) X – 573 = 396 b) 396 – x = 24 x 4
c) X – 145 x6 = 175 : 5 d) 1000 : 8 – x = 15 x 7
- 1HS nêu yêu cầu bài.
- 2HS lần lượt lên bảng làm phần a, b - 2HS khác làm phần c, d. 
- Cả lớp làm bài vào vở. GV cùng HS nhận xét, chốt kq’đúng. 
- Gọi 1 vài HS nêu cách tìm số bị trừ, số trừ của phép tính.
Bài tập 3: Tìm tổng của số lớn nhất có năm chữ số và số lớn nhất có bốn chữ số.
- HS tự làm bài. GV gọi 1 HS lên bảng làm, dưới lớp nhận xét.
- GV củng cố, chốt dáp số đúng. 
Bài tập 4: 
 Tổng của hai số là 536 517. Nếu thêm 897 vào số hạng thứ hất và thêm 375 vào số hạng thứ hai thì tổng của hai số mới bằng bao nhiêu? 
- HS đọc đề toán, phân tích đề toán.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Tổng của hai số sẽ thay đổi như thế nào nếu ta thêm hoặc bớt một số đơn vị vào hai số hạng của tổng?
- HS trả lời, GV nhận xét, HS vận dụng vào bài tập.
- GV gọi 1 số HS trình bày bài. GV cùng HS nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài tập 5: Tìm x biết;
	a, x - 56 741 = 2 764	c, 13 745 – x = 6 423
	b, x + 7 584 = 18 452	d, 69 751 + x = 368 435
	- HS nêu cách tìm số hạng chưa biết trong phép tính, cách tìm số bị trừ và số trừ?
	- HS làm bài vào vở, 2 HS trình bày bảng, HS khác nhận xét
	- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài tập 6: Huyện A trồng được 157 630 cây lấy gỗ, huyện B trồng được ít hơn huyện A 2917 cây. Hỏi cả hai huyện trồng được bao nhiêu cấy lấy gỗ?
- 1 HS lên bảng làm. HS làm bài vào vở, GV chữa bài và thống nhất kết quả.
Bài tập 7: Một ô tô đi từ A đến B, trong 3 giờ đầu mỗi giờ ô tô đi được 54 km, trong 4 giờ sau vì trời mưa, xe đi mỗi giờ được 40km. Hỏi trung bình mỗi giờ ô tô đi được bao nhiêu km?
- HS đọc và nêu yêu cầu của bài. 1 HS nêu cách giải.
- HS làm bài vào vở, GV chấm 1 số bài nhận xét và thống nhất kết quả.
3. Củng cố dặn dò: 
- HS nêu lại cách thực hiện phép tính cộng trừ số có nhiều chữ số.
- GV nhận xét tiết học. 
---------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
 Ngày soạn: 03 - 10 - 2014
 Ngày giảng: Thứ tư ngày 08 tháng 10 năm 2014
TẬP ĐỌC
	 Ở Vương quốc Tương Lai 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Đọc rành mạch một đoạn kịch; bước đầu biết đọc lời nhân vật với giọng hồn nhiên. Đọc diễn cảm toàn bài.
- Hiểu ND bài: Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, có những phát minh độc đáo của trẻ em.
Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trong sgk. Nêu được nội dung bài.
- GDHS có niềm tin trong cuộc sống, luôn biết nuôi dưỡng những ước mơ trong sáng.
II. ĐỒ DÙNG: - Bảng phụ chép sẵn câu đối thoại: 10 dòng đầu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ:
	- 2HS đọc nối tiếp bài tập đọc Trung thu độc lập 
	- 1 HS đọc diễn cảm toàn bài và nêu nội dung bài. GV nhận xét, cho điểm. 
2. Bài mới 
 a . Giới thiệu bài: - GV giới thiệu tên bài học và ghi bảng. 
 b. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
 * Luyện đọc 
- Gọi 1, 2HS khá - giỏi đọc bài, cả lớp đọc thầm theo.
- GV hướng dẫn chia đoạn : 
+ Đoạn 1: Từ đầu.người hạnh phúc. 
+ Đoạn 2: ......chiếc lọ xanh. Đoạn 3: còn lại
- GV đọc mẫu đoạn 1 và HDHS cách đọc văn bản kịch. 
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài:
	+ Lần 1: HS đọc, GV theo dõi, uốn nắn cách đọc.
+ Lần 2: HS đọc, GV hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó.
+ Lần 3: HS đọc, GV theo dõi, uốn nắn cho HS cách đọc.
- 1HS đọc cả bài. GV đọc mẫu cả bài.
 * Tìm hiểu bài: 
- HS đọc thầm đoạn 1 TLCH: + Ti - tin và Mi- tin đến đâu và gặp những ai? 
+ Vì sao nơi đó có tên là vương quốc tương lai ?
- GV nhận xét, chốt ý đúng
- 1, 2 HS nêu ý đoạn 1 : Vương quốc tương lai – GV ghi bảng ý 1
- HS đọc thầm đoạn 2 + 3 TLCH:
+ Các bạn nhỏ trong công xưởng xanh sáng chế ra những gì?
+ Những trái cây mà Ti – tin và Mi – tin thấy trong khu vườn kì diệu có gì khác thường? 
+ Em thích những gì ở vương quốc Tương Lai?
- GV cùng HS nhận xét, bổ sung.
- HS nêu ý đoạn 2 + 3: Những ước mơ về cuộc sống tương lai của các bạn.
- GV ghi bảng ý 2. GV cùng HS nhận xét, chốt ý đúng
 - 1, 2 HS rút ra nội dung bài học ( ý 2 mục I ) - GV nhận xét và ghi bảng đại ý. 
 	- 2 HS nhắc lại đại ý.
 c. Luyện đọc diễn cảm.
- GV treo bảng phụ ghi nội dung đoạn kịch.
 	- GV HDHS cách đọc phân vai. HS luyện đọc phân vai theo nhóm.
- GV tổ chức cho HS thi đọc phân vai theo đoạn, cả bài trước lớp.
- HS + GV nhận xét, tuyên dương những bạn đọc tốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- 1, 2 HS nêu lại nội dung bài học. NX tiết học.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau: Nếu chúng mình có phép lạ. 
-------------------------------------------------------------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 Luyện tập viết tên người, tên địa lí Việt Nam 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Củng cố, khắc sâu cho HS cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam. 
- Vận dụng được những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam để viết đúng tên riêng Việt Nam trong BT1, viết đúng một vài tên riêng theo yêu cầu của BT2.
	- Có ý thức học tập tự giác.
II. ĐỒ DÙNG:- Bản đồ Địa lí Việt Nam – BT2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ:
	- 1 HS: Nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
	- 1 HS: Viết trên bảng lớp một số danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của địa phương. 
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
	 - GV nêu mục đích, y/c của tiết học và ghi bảng tên bài. 
b. Luyện tập.
Bài tập 1: 
- 1HS đọc bài ca dao và nêu yêu cầu. 
- GVHDHS phân tích yêu cầu của bài
- 1HS nêu tên riêng có trong bài – GV kết hợp ghi bảng
- 1HS nêu lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam .
- HS nêu lần lượt các tên riêng đã viết sai và sửa lại cho đúng trên bảng. 
- HS làm bài cá nhân vào VBTTV. 
- GV cùng HS nhận xét, bổ sung.
Bài tập 2: 
- 1HS nêu yêu cầu bài 2. GV treo bản đồ và nêu yêu cầu của trò chơi: 
+ Tìm nhanh trên bản đồ tên các tỉnh, thành phố và viết tên đó.
+ Tìm nhanh trên bản đồ tên các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và viết tên đó.
- GV tổ chức cho HS thi đua theo tổ: Trong thời gian 1 phút 30 giây tổ nào tìm và viết đúng được nhiều tên các tỉnh, thành phố, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tổ đó thắng cuộc.
- GV cùng HS kiểm tra kết quả và tuyên dương đội thắng cuộc.
3. Củng cố, dặn dò:
- 2, 3 HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
 	- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau: 
	Luyện tập viết tên người tên địa lí Việt Nam.
-------------------------------------------------------------------------------------
 TOÁN
Tiết 33: Tính chất giao hoán của phép cộng
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
	- Biết tính chất giao hoán của phép cộng.Biết sử dụng tính chất giao hoán trong phép cộng để so sánh giá trị của biểu thức.
- Bước đầu biết sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong thực hành tính. So sánh được giá trị của hai biểu thức số.
	- GDHS yêu thích môn Toán.
II. ĐỒ DÙNG: 
	- Bảng phụ kẻ sẵn bảng so sánh giá trị biểu thức a+ b và b + a( Cột 2, 3, 4 chưa viết số)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 1. Kiểm tra bài cũ: 
	- 2 HS lên bảng chữa BT 2 phần c và BT 3 cột cuối sgk tr. 42. 
	- 2 HS chữa BT 4 sgk tr. 42. 
- GV nhận xét, cho điểm.
 2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài. 
GV giới thiệu và ghi bảng tên bài.
b. Hình thành kiến thức.
	- GV treo bảng phụ. HS nêu yêu cầu bài tập.
	- HS tính giá trị của biểu thức a + b và b + a sau mỗi lần cho a và b nhận giá trị số
	- HS nhận xét về giá trị của hai biểu thức a + b và b + a ở từng cột.
	- GV n.xét, kết luận: Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi
- 2 HS nhắc lại và lấy thêm ví dụ khác để so sánh hai biểu thức a + b và b + a. 
c. Hướng dẫn HS luyện tập.
 Bài tập 1: 
- 1HS nêu yêu cầu của bài 1.
- HS làm mẫu phần a và giải thích cách tìm nhanh kết quả.
- 2HS lên bảng làm 2phần còn lại. Cả lớp làm bài vào vở.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
- HS nhắc lại tính chất giao hoán của phép cộng.
 Bài tập 2: 
 - 1HS nêu yêu cầu của bài.
	 - GVHDHS phân tích yêu cầu bài 
- 3HS lần lượt làm trên bảng phần a; HS làm xong làm phần b. 
- Cả lớp làm bài vào vở. GV chấm vở của HS
- GV cùng HS nhận xét, củng cố cho HS tính chất giao hoán của phép cộng dưới dạng tổng quát: m + n = n + m ; a + o = o + a = a. 
 Bài tập 3: ( Nếu còn thời gian) 
 	- 1 HS nêu yêu cầu bài tập. 
	- 3 HS làm bài trên bảng( mỗi HS làm 1 dòng) và giải thích cách so sánh.
 	- GV cùng HS nhận xét, chốt kq’ đúng. 
3. Củng cố dặn dò: 
- 1 HS nhắc lại tính chất giao hoán của phép cộng 
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc nhở HS chuẩn bị giờ sau: Biểu thức có chứa ba chữ.
KHOA HỌC
 Phòng bệnh béo phì
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
	- HS nhận biết dấu hiệu, nguyên nhân và tác hại của bệnh béo phì.
	KNS: Kĩ năng giao tiếp hiệu quả; kĩ năng ra quyết định; kĩ năng kiên định.
	- Nêu được cách phòng chống bệnh béo phì: Ăn uống hợp lí, điều độ, ăn chậm, nhai kĩ. Năng vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập TDTT.
	- Có ý thức phòng tránh bệnh béo phì, có thái độ đúng mực với người mắc bệnh béo phì.
II. ĐỒ DÙNG: 
- Hình trang 28, 29 SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS: Kể tên một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng?
	- HS khác nêu cách phòng tránh bệnh do thiếu chất dinh dưỡng?
2. Dạy bài mới	
a. Giới thiệu bài.
b. Tìm hiểu bài
	 HĐ 1: Tìm hiểu về bệnh béo phì: Làm việc cả lớp:
- GV lần lượt đọc từng câu hỏi trong phiếu học tập ( SGV- 66).	
- HS chọn phương án đúng nhất và trả lời. HS khác bổ sung. 
* Kết luận: GV kết luận như SGV
	 HĐ 2: Thảo luận về nguyên nhân và cách phòng chống bệnh béo phì	
- GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận:	
+ Nguyên nhân gây béo phì là gì?	
+ Làm thế nào để phòng tránh bệnh béo phì?	
+ Cần làm gì khi em bé và bản thân bạn bị béo phì hay có nguy cơ bị bệnh béo phì ?	
- Sau các ý kiến phát biểu của HS, GV có thể giảng thêm: 	
+ Hầu hết các nguyên nhân gây bệnh béo phì ở trẻ em là do những thói quen không tốt về mặt ăn uống, chủ yếu là bố mẹ cho ăn quá nhiều, ít vận động.	
+ Khi đã bị béo phì, cần: 
	Giảm ăn vặt, giảm lượng cơm, tăng thức ăn ít năng lượng. 
	Ăn đủ đạm, vi-ta-min và chất khoáng. 
	Đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để tìm đúng nguyên nhân gây bệnh béo phì để điều trị và nhận được lời khuyên về chế độ dinh dưỡng hợp lí. 
	Kh. khích em bé hoặc bản thân mình phải tăng vận động, luyện tập thể dục, thể thao. 
	HĐ3: Đóng vai	
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Mỗi nhóm thảo luận và tự đưa ra những tình huống dựa theo sự gợi ý của GV. 
Ví dụ:	 
	+ Tình huống 1: Em của bạn Lan có nhiều dấu hiệu bị béo phì. Sau khi học xong bài này, nếu là Lan, bạn sẽ về nhà nói gì với mẹ và bạn có thể làm gì để giúp em mình?
	+ Tình huống 2: Nga cân nặng hơn những người bạn cùng tuổi và cùng chiều cao nhiều. Nga đang muốn thay đổi thói quen ăn vặt, ăn và uống nhiều đồ ngọt của mình. Nếu là Nga, bạn sẽ làm gì, nếu hằng ngày, trong giờ ra chơi, các bạn của Nga mời Nga ăn bánh ngọt hoặc uống nước ngọt?	
- HS làm việc theo nhóm: Các nhóm tự thảo luận và đưa ra tình huống.
	+ Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân vai theo tình huống đã đề ra.
	+ Các vai hội ý lời thoại và diễn xuất. 
Các bạn khác góp ý kiến.	
- HS nên đóng vai, các HS khác theo dõi và đặt mình vào địa vị nhân vật trong tình huống nhóm bạn đưa ra và cùng thảo luận để đi đến lựa chọn cách ứng xử đúng.
3. Củng cố dặn dò 	
- HS đọc mục Bạn cần biết.
- GV liện hệ thực tế, nhắc nhở HS ý thức phòng chống bệnh béo phì.
- Nhận xét tiết học và HDHS chuẩn bị bài sau: 
 Bài 14: Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá.
-------------------------------------------------------------------------
CHIỀU: 
KHOA HỌC
 Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
	- Kể tên được một số bệnh lây qua đường tiêu hoá và nhận thức được mối nguy hiểm của các bệnh này. Nêu n. nhân và cách phóng chống một số bệnh lây qua đường tiêu hoá. KNS: Kĩ năng tự nhận thức; kĩ năng giao tiếp hiệu quả.
	- Biết cách phòng và tránh một số bệnh lây qua đường tiêu hoá.	
	- Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh và vận động mọi người cùng thực hiện
II. ĐỒ DÙNG: 
- Hình trang 30, 31 SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu nguyên nhân và cách phòng chống bệnh béo phì?
2. Dạy bài mới:	
a. Giới thiệu bài : trực tiếp 	
b. Tìm hiểu bài:
 Hoạt động 1: Tìm hiểu một số bệnh lây qua đường tiêu hoá
* Mục tiêu: Kể tên được một số bệnh lây qua đường tiêu hoá và nhận thức được mối nguy hiểm của các bệnh này.
* Cách tiến hành: GV đặt vấn đề: Trong lớp có bạn nào đã từng bị đau bụng hoặc tiêu chảy? Khi đó sẽ cảm thấy thế nào? Kể tên một số các bệnh lây qua đường tiêu hoá khác mà em biết?
	- GV giảng về triệu chứng một số bệnh tiêu chảy, tả, lị như SGV
	- GV đặt câu hỏi: Các bệnh lây qua đường tiêu hoá nguy hiểm như thế nào?
 *Kết luận; Như SGV.
Hoạt động 2: Thảo luận về nguyên nhân và cách phòng chống bệnh lây qua đường tiêu hoá
* Mục tiêu: Nêu được các nguyên nhân và cách để phòng chống một số bệnh lây qua đường tiêu hoá.
* Cách thức tiến hành; Làm việc theo nhóm
	- GV yêu cầu HS quan sát các tranh minh hoạ trang 30, 31 trong SGK : Chỉ và nói nội dung từng hình.	
- Việc làm nào của các bạn trong hình có thể dẫn đến bị lây bệnh qua đường tiêu hóa? Tại sao?	
- Việc làm nào của các bạn trong hình có thể phòng tránh được bệnh lây qua đường tiêu hoá? Tại sao?	
- Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
Bước 2: Làm việc cả lớp: Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. 
Hoạt động 3: Vẽ tranh có hoạt động
* Mục tiêu: Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh và vận động mọi người cùng thực hiện.
* Cách thức tiến hành:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm;	
- Xây dựng bản cam kết giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.	
- Thảo luận để tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá tiếp tục hoàn thiện nếu cần. 	
- GV đánh giá, nhận xét, chủ yếu tuyên dương các sáng kiến tuyên truyền cổ động mọi người cùng giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
3. Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. 
- HDHS chuẩn bị bài sau: Bài 15
--------------------------------------------------------------------------
 ĐỊA LÍ
Bài 6 : Một số dân tộc ở Tây Nguyên
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Biết Tây Nguyên có nhiều dân tộc cùng sinh sống (Gia - rai, Ê - đê, Ba - na, Kinh,...) nhưng lại là nơi thưa dân nhất nước ta. Giải thích vì sao người dân ở Hoàng Liên Sơn thường làm nhà sàn để ở: để tránh ẩm thấp và thú dữ. 
- Sử dụng được tranh ảnh để mô tả trang phục của một số dân tộc ở Tây Nguyên. Trang phục truyền thống: nam thường đóng khố, nữ thường quấn váy. Quan sát tranh, ảnh mô tả nhà rông
- HS yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :	
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam ( KTBC)
- Tranh, ảnh về nhà ở, trang phục, lễ hội , các loại nhạc cụ dân tộc ở Tây Nguyên ( HĐ2)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
1.Kiểm tra bài cũ : 
- GV treo bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam
	+ HS chỉ trên bản đồ các cao nguyên ở Tây Nguyên.
	+ HS: Nêu đặc điểm khí hậu ở Tây Nguyên.
- GV nhận xét.
 2. Bài mới 
 a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, y/c của tiết học và ghi bảng tên bài. 
 b. Các hoạt động 
 * Hoạt động1: Các dân tộc ở Tây Nguyên
- GV yêu cầu HS đọc thầm mục 1 sgk tr. 84 - TLCH:
+ Kể tên một số dân tộc ở Tây Nguyên ? 
+Trong các dân tộc kể trên những dân tộc nào sống lâu đời ở Tây Nguyên ? Những dân tộc nào ở nơi khác đến?.
+ Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có những đặc điểm gì riêng biệt? 
+ Để Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp, Nhà nước và các dân tộc ở đây đã và đang làm gì? 
- HS lần lượt trình bày trước lớp – GV kết hợp ghi bảng ý chính.
- GVnhận xét, kết luận : Tây Nguyên là nơi có nhiều dân tộc sinh sống như dân tộc Gia - rai, Ê - đê, Ba - na, Kinh,... . Mỗi dân tộc lại có những phong tục tập quán riêng biệt tuy nhiên ở đây lại là nơi thưa dân nhất nước ta .
* Hoạt động 2: Tìm hiểu nhà rông ở Tây Nguyên
- GV cho HS qs tranh, ảnh về nhà ở, trang phục, lễ hội, các loại nhạc cụ dân tộc ở Tây Nguyên thảo luận theo nhóm các câu hỏi sau:
+ Mỗi buôn ở Tây Nguyên thường có ngôi nhà gì đặc biệt?
+ Nhà rông được dùng để làm gì ? Hãy mô tả về nhà rông ?
+ Sự to, đẹp của nhà rông biểu hiện cho điều gì ?
- Đại diện các nhóm lần lượt trình bày trước lớp.(HS mô tả lại nhà rông: to hay nhỏ? Làm bằng vật liệu gì? Mái nhà cao hay thấp) 
	- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận : Ở Tây Nguyên mỗi buôn thường có một nhà rông, ở nhà rông diễn ra các sinh hoạt tập thể như hội họp, tiếp khách của cả buôn. Nhà rông càng to đẹp thì chứng tỏ buôn đó càng giàu có, thịnh vượng.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu về trang phục, lễ hội
- GV cho HS đọc thầm mục 3, qs hình 1, 2, 3, 5, 6 sgk tr. 85 thảo luận theo nhóm các câu hỏi sau:
+ Người dân Tây Nguyên nam, nữ thường mặc như thế nào?
+ Nhận xét về trang phục truyền thống của các dân tộc trong hình 1,2, 3
+ Lễ hội ở Tây Nguyên thường được tổ chức khi nào? 
+ Kể tên một số lễ hội đặc sắ

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_7_nam_hoc_2016_2017_nguy.doc