Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tập đọc : (tiết 45) Hoa học trò

- HS luyện đọc từ khó

- 1 HS đọc phần chú giải.

- Luyện đọc câu khó

- 2 HS ngồi cùng bàn tiếp nối nhau đọc.

- Theo dõi GV đọc mẫu.

- Đọc thầm, 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và trả lời.

+ Những em bé lớn trên lưng mẹ có nghĩa là những em bé lúc nào cũng ngủ trên lưng mẹ. Mẹ đi đâu, làm gì cũng địu em trên lưng.

 

doc25 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1085 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tập đọc : (tiết 45) Hoa học trò, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m biết ?
- Hồ Gươm, Bảo tàng Thành phố, Công viên Thủ Lệ ...
2. Em hãy đề ra một số hoạt động, việc làm để bảo vệ, giữ gìn công trình công cộng đó ?
- Không xả rác bừa bãi, không viết vẽ bậy lên tường của Bảo tàng hoặc ây cối ở Hồ Gươm và Công viên Thủ Lệ, không khạc nhổ bữa bãi ...
- Nhận xét câu trả lời của các nhóm.
- Các nhóm nhận xét.
- Hỏi : Siêu thị, nhà hàng ... có phải là các công trình công cộng cần bảo vệ, giữ gìn không ?
- Không phải là các công trình công cộng. Vì mặc dù không phải là các công trình nhưng đó là những nơi công cộng, cũng cần phải giữ gìn.
* Kết luận : Công trình công cộng là những công trình được xây dựng mang tính văn hóa, phục vụ chung cho tất cả mọi người. Siêu thị, nhà hàng ... tuy không phải là các công trình công cộng nhưng chúng ta cũng phải bảo vệ, giữ gìn vì đó đều là sản phẩm do người lao động làm ra.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: Nêu nội dung ghi nhớ SGK.
Về nhà chuẩn bị câu chuyện về những việc làm của mình, của các bạn hoặc của nhân dân địa phương trong việc bảo vệ các công trình công cộng.
Bài sau : Giữ gìn các công trình công cộng(T2).
KHOA HỌC : (Tiết 45) ÁNH SÁNG
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Nêu được ví dụ về các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng:
+ Vật tự phát sáng: Mặt Trời, ngọn lửa,
+ Vật được chiếu sáng: Mặt Trăng, bàn ghế,
- Nêu được một số vật cho ánh sáng truyền qua và một số vật không cho ánh sáng truyền qua.
- Nhận biết được ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền tới mắt ta.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Hình minh họa trong SGK/90,91.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. BÀI CŨ:
- Tiếng ồn có tác hại gì đối với con người ?
- Hãy nêu những biện pháp để phòng chống ô nhiễm tiếng ồn ?
* Nhận xét, ghi điểm.
B. BÀI MỚI : * Giới thiệu bài : Ánh sáng rất quan trọng đối với cuộc sống của mọi sinh vật. Muốn nhìn thấy vật ta cần phải có ánh sáng, nhưng có những vật không cần ánh sáng mà ta vẫn nhìn thấy chúng. Đó là những vật tự phát sáng. Tại sao trong đêm tối, ta vẫn nhìn thấy mắt mèo ? Các em cùng học bài để biết.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
* Hoạt động 1 : Vật tự phát sáng và vật được phát sáng.
- Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp. Yêu cầu HS quan sát các hình minh họa trong SGK, trao đổi và viết tên những vật tự phát sáng và những vật được chiếu sáng.
* Kết luận : Ban ngày vật tự phát sáng duy nhất là Mặt trời, còn tất cả mọi vật khác được Mặt trời chiếu sáng. Ánh sáng từ Mặt trời chiếu lên tất cả mọi vật nên ta dễ dàng nhìn thấy chúng. Vào ban đêm, vật tự phát sáng là ngọn đèn điện khi có dòng điện chạy qua. Còn Mặt trăng cũng là vật được chiếu sáng là do Mặt trời chiếu sáng. Mọi vật mà chúng ta nhìn thấy ban đêm là do được đèn chiếu sáng hoặc do ánh sáng phản chiếu từ Mặt trăng chiếu sáng.
- 2 HS ngồi cùng bàn quan sát, trao đổi và viết ra giấy.
+ Hình 1 : Ban ngày
Vật tự phát sáng : Mặt trời
Vật được chiếu sáng : bàn ghế, gương, quần áo, sách vở, đồ dùng ...
+ Hình 2 : Ban đêm
Vật tự phát sáng : ngọn đèn điện, con đom đóm ...
Vật được chiếu sáng : Mặt trăng, gương, bàn ghế, tủ ...
* Hoạt động 2 : Ánh sáng truyền theo đường thẳng.
- Nhờ đâu ta có thể nhìn thấy vật ?
- Ta có thể nhìn thấy vật là do vật đó tự phát sáng hoặc có ánh sáng chiếu vào vật đó.
- Theo em, ánh sáng truyền theo đường thẳng hay đường cong ?
- Ánh sáng truyền theo đường thẳng.
- Yêu cầu HS đọc các thí nghiệm SGK.
- HS đọc.
* Kết luận: Ánh sáng truyền theo đường thẳng.
* Hoạt động 3 : Vật cho ánh sáng truyền qua và vật không cho ánh sáng truyền qua.
- Tổ chức cho HS làm thí nghiệm, mỗi nhóm 4 HS.
- Làm theo hướng dẫn của GV.
- Hướng dẫn : Lần lượt đặt ở khoảng giữa đèn và mắt một tấm bì, một tấm kính thủy tinh, một quyển vở, một thước mêka, chiếc hộp sắt ... sau đó bật đèn pin. Hãy cho biết với những đồ vật nào ta có thể nhìn thấy ánh sáng của đèn?
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
- Trình bày kết quả thí nghiệm.
- Hỏi : Ứng dụng liên quan đến các vật cho ánh sáng truyền qua và những vật không cho ánh sáng truyền qua người ta đã làm gì?
... người ta đã làm các loại cửa bằng kính trong, kính mờ hay làm cửa gỗ...
* Kết luận : Ánh sáng truyền theo đường thẳng và có thể truyền qua các lớp không khí, nước, thủy tinh, nhựa trong. Ánh sáng không thể truyền qua các vật cản sáng như tấm bìa, tấm gỗ, quyển sách, chiếc hộp sắt hay hòn gạch ... Ứng dụng tính chất này người ta đã chế tạo ra các loại kính vừa che bụi mà vẫn có thể nhìn được, hay chúng ta có thể nhìn thấy cá bơi, ốc bò dưới nước ...
- Lắng nghe
* Hoạt động 4 : Mắt nhìn thấy vật khi nào?
- Mắt ta nhìn thấy vật khi nào ?
- Gọi HS đọc thí nghiệm SGK, suy nghĩ và đoán xem kết quả thí nghiệm ntn ?
* Kết luận : Mắt ta có thể nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt. Chẳng hạn khi đặt vật trong hộp kín, và bật đèn thì vật đó vẫn được chiếu sáng, nhưng ánh sáng từ vật đó truyền đến mắt lại bị cản bởi cuốn vở nên mắt không nhìn thấy vật trong hộp. Ngoài ra, để nhìn thấy vật cũng cần phải có điều kiện về kích thước của vật và khoảng cách từ vật tới mắt. Nếu vật quá bé mà lại để quá xa tầm nhìn thì bằng mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy được.
- Mắt ta nhìn thấy vật khi.
+ Vật đó tự phát sáng.
+ Có ánh sáng chiếu vào vật.
+ Không có vật gì che mặt ta.
+ Vật đó ở gần mắt ...
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
+ Ánh sáng truyền qua các vật ntn ?
+ Khi nào mắt ta nhìn thấy vật ?
- Về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
Bài sau : Bóng tối.
KỂ CHUYỆN : (Tiết 23) KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU :
- Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác.
- Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện đã kể).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bảng lớp viết sẵn đề bài.
	- GV và HS chuẩn bị các tập truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện danh nhân, truyện cười, truyện thiếu nhi ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. BÀI CŨ:
- Gọi 2 HS lên bảng tiếp nối nhau kể lại câu chuyện Con vịt xấu xí của An-đéc-xen và nói ý nghĩa câu chuyện.
- Nhận xét HS kể chuyện và ghi điểm.
B. BÀI MỚI: 1. Giới thiệu bài : Các em đã được đọc, được nghe rất nhiều câu chuyện ca ngợi cái đẹp, phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với các ác. Tiết kể chuyện hôm nay, các em cùng kể cho cả lớp nghe những câu chuyện đó. Lớp chúng mình cùng lắng nghe để bình chọn ai là người có câu chuyện hay nhất và bạn nào kể chuyện hấp dẫn nhất.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
2. Hướng dẫn kể chuyện
a) Tìm hiểu đề bài
- Gọi HS đọc đề bài, GV dùng phấn màu gạch chân dưới các từ : được nghe, được đọc, ca ngợi cái đẹp, cuộc đấu tranh đẹp, xấu, thiện, ác.
- HS lắng nghe.
- Gọi HS đọc phần gợi ý.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc.
- Hỏi : 
- HS phát biểu.
+ Em biết những câu chuyện nào có nội dung ca ngợi cái đẹp ?
+ Chim họa mi, Cô bé lọ lem, Nàng công chúa và hạt đậu, Cô bé tí hon, Con vịt xấu xí, Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn ...
+ Em biết những câu chuyện nào nói về cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác ?
+ Cây tre trăm đốt, Cây khế, Thạch Sanh, Tấm Cám, Sọ Dừa, Gà trống và cáo, Trâu đoàn kết giết hổ ...
+ Em hãy giới thiệu những câu chuyện mà mình sẽ kể cho các bạn nghe.
+ Tiếp nối nhau giới thiệu.
- GV khen ngợi, động viên các em.
b) Kể chuyện trong nhóm
- Chia HS thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 HS.
- Kể chuyện, trao đổi và nhận xét.
- GV đi giúp đỡ từng nhóm. Yêu cầu HS chú ý lắng nghe bạn kể và cho điểm từng bạn trong nhóm.	
- Gợi ý cho HS các câu hỏi.
* HS kể hỏi :
+ Bạn thích nhân vật nào trong truyện tôi vừa kể ? Vì sao ?
+ Hành động nào của nhân vật làm bạn nhớ nhất ?
+ Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
* HS nghe kể hỏi :
+ Tại sao bạn lại chọn câu chuyện này ?
+ Câu chuyện của bạn có ý nghĩa gì ?
+ Bạn thích nhất tình tiết nào trong truyện ?
c) Thi kể và trao đổi về ý nghĩa truyện
- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp.
- HS thi kể, lớp theo dõi hỏi lại bạn và trả lời câu hỏi của bạn.
- Gọi HS nhận xét từng bạn kể theo các tiêu chí đã nêu.
- Nhận xét bạn kể và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, cho điểm HS. 
- HS bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hấp dẫn nhất.
- HS cả lớp tham gia bình chọn.
- Tuyên dương, trao phần thưởng.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà kể lại những câu chuyện bạn đã nghe cho người thân nghe. 
Bài sau : Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU : (Tiết 45) DẤU GẠCH NGANG
I. MỤC TIÊU : 
	- Nắm được tác dụng của dấu gạch ngang (ND ghi nhớ).
	- Nhận biết và nêu được tác dụng của dấu gạch ngang trong bài văn (BT1, mục III); viết được đoạn văn có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu lời đối thoại và đánh dấu phần chú thích (BT2).
* HS khá, giỏi viết đoạn văn ít nhất 5 câu (BT2). 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. BÀI CŨ: 
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu mỗi HS đặt 1 có sử dụng các từ ngữ thuộc chủ điểm Cái đẹp.
- 1 HS đứng tại chỗ nêu các thành ngữ thể hiện cái đẹp.
- Nhận xét chung và ghi điểm.
B. BÀI MỚI: 1. Giới thiệu bài : Trong tiết học hôm nay các em sẽ tìm hiểu về dấu gạch ngang và tác dụng của nó trong câu văn, đoạn văn. Thực hành viết đoạn văn có sử dụng dấu gạch ngang.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
2. Tìm hiểu ví dụ
* Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- 2 em tiếp nối nhau đọc.
- Yêu cầu HS tìm những câu văn có chứa dấu gạch ngang. GV ghi lên bảng.
Đoạn a
- Cháu con ai ?
- Thưa ông, cháu là con ông Thư.
Đoạn b
Cái đuôi dài - bộ phận khỏe nhất của con vật kinh khủng dùng để tấn công - đã bị trói xếp vào bên mạng sườn.
Đoạn c
- Trước khi bật quạt, đặt quạt nơi chắc chắn ...
- Khi điện đã vào quạt, tránh để ...
- Hằng năm, tra dầu mỡ vào ổ trục ...
- Khi không dùng, cất quạt ...
* Bài 2:
Dấu gạch ngang dùng để làm gì ?
- GV kết luận : Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu chỗ bắt đầu lới nói của nhân vật trong đối thoại, phần chú thích trong câu, các ý trong một đoạn liệt kê.
- Tác dụng của dấu gạch ngang.
+ Đoạn a : Dấu gạch ngang đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật (ông khách và cậu bé) trong đối thoại.
+ Đoạn b : Dấu gạch ngang đánh dấu phần chú thích về cái đuôi dài của con cá sấu trong câu văn.
+ Đoạn c : Dấu gạch ngang liệt kê các biện pháp cần thiết để bảo quản quạt điện được bền.
3. Ghi nhớ:
- Yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ.
- 2 HS đọc.
- Hãy lấy ví dụ minh họa về việc sử dụng dấu gạch ngang.
- Gọi HS nói tác dụng của từng dấu gạch ngang trong câu văn bạn dùng.
+ Em gặp thầy (cô) ở sân trường và chào.
- Em chào cô ạ !
+ Em rất thích cây hoa hồng nhung - giống cây bố em mang từ Đà Lạt về.
+ Mẹ em đi chợ, viết ra giấy những vật dụng cần mua :
- Dao,
- Chổi lau nhà,
- Bát, đũa ...
4. Luyện tập
* Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- 2 em đọc.
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm đôi.
- 2 nhóm HS làm vào bảng nhóm. 
- Gọi HS phát biểu.
- Dán bảng nhóm và trình bày. Gọi HS nhận xét.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
+ Pa – xcan thấy bố mình - một viên chức tài chính - vẫn cặm cụi trước bàn làm việc. ( đánh dấu phần chú thích trong câu).
+ “Những dãy tính cộng hàng ngàn con số, một công việc buồn tẻ làm sao !” – Pa – xcan nghĩ thầm. (Đánh dấu phần chú thích trong câu).
+ - Con hi vọng món quà này có thể làm bố bớt nhức đầu vì những con tính- Pa – xcan nói. (Dấu ngang thứ nhất đấnh dấu chỗ bắt đầu lời nói của Pa-xcan; dấu gạch ngang thứ hai đánh dấu phần chú thích.)
* Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- 2 HS đọc.
- Hỏi : Trong đoạn văn em viết, dấu gạch ngang được sử dụng có tác dụng gì ?
- Dấu gạch ngang dùng để : đánh dấu các câu đối thoại và đánh dấu phần chú thích.
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- HS thực hành viết đoạn văn.
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn của mình, nói về tác dụng dấu gạch ngang mình dùng.
- 1 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. Lớp chú ý theo dõi.
- GV sửa lỗi ngữ pháp, dùng từ, dùng dấu gạch ngang cho từng HS.
- 3-5 HS đọc. Lớp theo dõi, nhận xét.
- Nhận xét và cho điểm bài viết tốt.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: Nêu tác dụng của dấu gạch ngang ?
- Về nhà học thuộc phần ghi nhớ, em nào viết chưa đạt về viết lại.
Bài sau : MRVT Cái đẹp.
ĐỊA LÍ : (Tiết 23)
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ (tt)
I. MỤC TIÊU : 
	- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ:
+ Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh nhất trong cả nước.
+ Những nghành công nghiệp nổi tiếng là khai thác dầu khí, chế biến lương thực, thực phẩm, dệt may.
* HS khá, giỏi: Giải thích vì sao đồng bằng Nam Bộ là nơi có ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất đất nước: do có nguồn nguyên liệu và lao động dồi dào, được đầu tư phát triển.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Một số tranh ảnh về hoạt động sản xuất công nghiệp và Chợ nổi của người dân ở ĐB Nam Bộ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. BÀI CŨ :
HS1: Hãy nêu những đặc điểm về hoạt động sản xuất nông nghiệp và các sản phẩm của người dân ở ĐB Nam Bộ ?
HS2: Đặc điểm mạng lưới sông ngòi, có ảnh hưởng ntn đến hoạt động sản xuất của người dân ĐB Nam Bộ ?
* GV nhận xét, ghi điểm.
B. BÀI MỚI: Giới thiệu bài và ghi đề lên bảng
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
* Hoạt động 1 : Vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm, tìm hiểu SGK thu thập thông tin để điền vào bảng.
- Tiến hành thảo luận nhóm 4.
- Đại diện 2 nhóm lên trình bày trên bảng.
- Nhận xét, tổng hợp ý kiến của HS.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Vì sao đồng bằng Nam Bộ là nơi có ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất đất nước?
* Kết luận : Nhờ có nguồn nguyên liệu và lao động, lại được đầu từ xây dựng nhiều nhà máy nên ĐB Nam Bộ đã trở thành vùng có ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta với một số ngành nghề chính như : khai thác dầu khí, chế biến lương thực, thực phẩm 
Ngành CN
Sản phẩm chính
Thuận lợi do
Khai thác dầu khí
Dầu thô khí đốt
Vùng biển có dầu khí
Sản xuất điện
Điện
Sông ngòi có thác ghềnh
Chế biến lương thực, thực phẩm
Gạo, trái cây
Có đất phù sa màu mỡ
Nhiều nhà máy
..
..
.
Nhờ có nguồn nguyên liệu và lao động, lại được đầu từ xây dựng nhiều nhà máy nên ĐB Nam Bộ đã trở thành vùng có ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta với một số ngành nghề chính như : khai thác dầu khí, chế biến lương thực, thực phẩm ...
* Hoạt động 2: Chợ nổi tiếng trên sông.
- Yêu cầu HS nhắc lại phương tiện giao thông đi lại chủ yếu của người dân ĐB Nam Bộ.
- Xuồng, ghe.
- Vậy các hoạt động sinh hoạt như mua bán, trao đổi ... của người dân thường diễn ra ở đâu ?
- Trên các con sông.
* Kết luận : Chợ nổi trên sông là một nét văn hóa độc đáo của ĐB Nam Bộ, cần được tôn trọng và giữ gìn.
* Hoạt động 3 : Trò chơi “Giải ô chữ”
- GV phổ biến luật chơi.
+ GV chuẩn bị các ô chữ với các nội dung khác nhau, kèm theo những lời gợi ý.
+ HS nào giải được nội dung ô chữ nhanh và đúng nhất sẽ nhận được phần thưởng.
1. Đây là khoáng sản được khai thác chủ yếu ở ĐB Nam Bộ. (Dầu mỏ).
2. Nét văn hóa độc đáo của người dân Nam Bộ thường diễn ra ở đâu. (Sông).
3. Đây là hoạt động sản xuất của người dân đối với lương thực thực phẩm, dem lại hiệu quả lớn. (Chế biến)
- GV tổ chức cho HS chơi.
- HS chơi.
- Nhận xét, tuyên dương.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: Đọc nội dung ghi nhớ SGK.
- Nhận xét tiết học.
Bài sau : Thành phố Hồ Chí Minh
Thứ tư ngày 20 tháng 2 năm 2013
TẬP ĐỌC : (Tiết 46)
KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ
I. MỤC TIÊU :
- Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ trong bài với giọng nhẹ nhàng có cảm xúc.
- Hiểu nội dung bài : Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tà - ôi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. (Trả lời các câu hỏi, thuộc một khổ thơ trong bài).	* KT : Đọc đoạn 1
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Tranh minh họa bài TĐ trong SGK.
	- Bảng phụ ghi sẵn đoạn thơ cần hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. BÀI CŨ:
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn bài Hoa học trò và trả lời câu hỏi về nội dung bài trong SGK.
- Nhận xét và ghi điểm. 
B. BÀI MỚI : 1. Giới thiệu bài và ghi đề lên bảng.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
a) Luyện đọc
- 1 HS đọc toàn bài.Chú ý giọng đọc, toàn bài đọc với giọng âu yếm, nhẹ nhàng, đầy tình thương yêu, giọng to vừa đủ nghe.
- Yêu cầu HS mở SGK. Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ (2 lượt).
- HS đọc bài theo trình tự 
HS1 : Em cu Tai ... vung chày lún sân.
HS2 : Em cu Tai ... ngủ ngoan A-kay hỡi.
- HS tìm và luyện đọc từ khó đọc
- Yêu cầu HS tìm hiểu nghĩa các từ khó được giới thiệu ở phần chú giải.
- HS luyện đọc câu khó: 
 Mẹ giã gạo / mẹ nuôi bộ đội.....
 Lưng đưa nôi / và tim hát thành lời
- Yêu cầu HS đọc bài theo cặp.
- HS luyện đọc từ khó
- 1 HS đọc phần chú giải.
- Luyện đọc câu khó
- 2 HS ngồi cùng bàn tiếp nối nhau đọc.
- GV đọc mẫu. 
- Theo dõi GV đọc mẫu.
b) Tìm hiểu bài 
- Yêu cầu HS đọc thầm bài thơ, thảo luận để trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Đọc thầm, 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và trả lời.
+ Em hiểu thế nào là “Những em bé lớn trên lưng mẹ” ?
+ Những em bé lớn trên lưng mẹ có nghĩa là những em bé lúc nào cũng ngủ trên lưng mẹ. Mẹ đi đâu, làm gì cũng địu em trên lưng.
+ Người mẹ làm những công việc gì ? Những công việc đó có ý nghĩa ntn ?
+ Người mẹ vừa giã gạo, tỉa bắp, vừa nuôi con khôn lớn. Mẹ giã gạo để nuôi bộ đội. Những công việc đó đóng góp phần to lớn vào công cuộc chống Mỹ cứu nước của toàn dân tộc.
+ Những hình ảnh nào trong bài nói lên tình yêu thương và niềm hi vọng của người mẹ đối với con ?
- GV giảng : Địu con trên lưng khi giã gạo, tỉa bắp trên nương, những hình ảnh đó thật đẹp. Nó nói lên tình thương yêu của mẹ đối với con và mẹ mong cho cu Tai mau lớn, có sức mạnh khác thường “vung chày lún sân” để làm được những công việc có ích. Ước mơ này thể hiện tình thương con và lòng yêu nước thiết tha của người mẹ miền núi.
+ Những hình ảnh nói lên tình yêu thương của mẹ đối với con : Lưng đưa nôi và tim hát thành lời, mẹ thương A-kay, mặt trời của mẹ em nằm trên lưng. Hình ảnh nói lên niềm hi vọng của mẹ đối với con : Mai sau con lớn vung chày lún sân.
+ Theo em, cái đẹp thể hiện trong bài thơ này là gì ?
Đó là cái đẹp của thiên nhiên.
Đó là cái đẹp của tình mẹ con.
Đó là cái đẹp của em bé.
a) + Cái đẹp trong bài thơ là thể hiện được lòng yêu nước thiết tha và tình thương con của người mẹ.
c) Học thuộc lòng bài thơ
- Yêu cầu 2 HS tiếp nối nhau đọc bài thơ. Lớp theo dõi phát hiện ra giọng đọc hay.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.
- Treo bảng phụ có ghi đoạn thơ cần đọc diễn cảm: Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi.vung chày lún sân.
- GV đọc mẫu, sau đó tổ chức cho HS tự đọc diễn cảm cá nhân.
- Theo dõi GV đọc, sau đó tự luyện đọc.
- Tổ chức cho HS học thuộc lòng theo nhóm.
- Gọi HS đọc thuộc lòng 1 khổ thơ trong bài.
- 4 HS nhóm, cùng học thuộc lòng.
- 2-3 HS đọc.
- GV nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: Nêu nội dung chính của bài thơ ?
- HS về nhà học thuộc lòng bài thơ.
Bài sau : Vẽ về cuộc sống an toàn.
TOÁN : (Tiết 113) PHÉP CỘNG PHÂN SỐ (Tr 126)
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Biết cộng hai phân số có cùng mẫu số.
- Bài tập cần làm: 1, 3.
* HS khá, giỏi làm bài 2.	* KT : BT 1
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1 băng giấy hình chữ nhật
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. BÀI CŨ :
2 HS làm bài 2 c, d cuối trang 125.
Nhận xét ghi điểm.
B. BÀI MỚI: 1. Giới thiệu bài : Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và thực hành về phép cộng các phân số.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
2. Tìm hiểu ví dụ.
- GV nêu : Có một băng giấy, bạn Nam tô màu băng giấy, sau đó Nam tô màu tiếp của băng giấy. Hỏi bạn Nam đã tô màu bao nhiêu phần của băng giấy ?
- HS đọc nhẩm đề bài.
- Gấp đôi băng giấy 3 lần để chia thành 8 phần bằng nhau.
- HS thực hành.
+ Băng giấy được chia thành mấy phần bằng nhau ?
... 8 phần bằng nhau.
+ Lần thứ nhất bạn Nam tô màu mấy phần băng giấy ?
+ Lần thứ hai bạn Nam tô màu mấy phần băng giấy ?
+ Như vậy bạn Nam đã tô màu mấy phần bằng nhau ?
... băng giấy.
... băng giấy.
... 5 phần bằng nhau.
+ Hãy đọc phân số chỉ phần băng giấy mà bạn Nam đã tô màu ?
+ Bạn Nam đã tô màu băng giấy
- GV kết luận : Cả hai lần bạn Nam tô màu được tất cả là băng giấy.
3. Hướng dẫn cộng hai phân số cùng mẫu
- Muốn biết 

File đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 23.doc