Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 6 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Lý - Trường Tiểu học Hiệp Hòa

 Nỗi dằn vặt của An- đrây- ca

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu tiên phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện. Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện tốt giọng điệu từng nhân vật

* KNS: Ứng xử lịch sự trong giao tiếp, thể hiện sự cảm thông, xác định giá trị.

- Hiểu ND: Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.

 HS trả lời đư¬¬¬ợc các câu hỏi trong SGK. Trả lời đ¬ược câu hỏi 4 và nêu nội dung bài.

- GDHS luôn trung thực, biết quan tâm đến mọi người xung quanh.

II. ĐỒ DÙNG:

 - Bảng phụ chép sẵn nội dung đoạn : Bước vào phòng ông nằm. ít năm nữa để luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

- 1 HS đọc bài Gà Trống và Cáo

- 1 HS đọc và nêu nội dung bài

- GV nhận xét, cho điểm.

2. Bài mới:

a . Giới thiệu bài: GV giới thiệu tên bài học và ghi bảng.

b. H¬¬¬¬ướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.

* Luyện đọc:

 

doc19 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 193 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 6 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Lý - Trường Tiểu học Hiệp Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
V cùng HS nhận xét, chốt ý đúng
- HS nêu lại cách phân tích số liệu trên biểu đồ hình cột.
Bài tập 4 ( phần a, b) 1HS nêu yêu cầu bài.
- 1HS nhắc lại 1 thế kỉ = năm
- 2HS lần lượt lên bảng làm phần a, b ( HS làm xong làm thêm phần c.)
- HS nhận xét và nêu cách xác định một năm bất kì thuộc TK nào. 
- GV cùng HS nhận xét, chốt ý đúng.
Bài tập 5: ( Nếu còn thời gian) 
 	- 1HS nêu yêu cầu của bài 
- GV HDHS tìm hiểu thêm yêu cầu của bài.
- 1HS lên bảng làm bài và giải thích cách làm.
- GV nhận xét, chốt ý đúng.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV hướng dẫn HS làm BT2
Bài tập 2: + 1HS nêu yêu cầu bài 2.
+ HS phân tích yêu cầu của bài. 1HS làm phần a, b trên bảng 
+ 1HS làm phần c, d và giải thích cách làm. 
- HS + GV nhận xét, củng cố cho HS cách so sánh STN
 - GV nhận xét tiết học. Nhắc HS chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung.
----------------------------------------------------------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Danh từ chung và danh từ riêng
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Hiểu được khái niệm danh từ chung và danh từ riêng( ND ghi nhớ). 
- Nhận biết được DT chung và DT riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng(BT1, mục III). Nắm được quy tắc viết hoa DT riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế. 
	- Có ý thức học tập tự giác.
II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ chép sẵn ND BT1; Bản đồ Tự nhiên Việt Nam( Phần nhận xét)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: - 1 HS: Nêu khái niệm về danh từ. HS khác: Lấy VD minh họa và đặt câu với từ đó. GV nhận xét.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài. GV nêu mục đích, y/c của tiết học và ghi bảng tên bài. 
 b. Hình thành kiến thức.
* Nhận xét: GV treo bảng phụ
 Bài tập 1: - 1HS nêu lần lượt yêu cầu từng phần.
 - GV cho HS quan sát bản đồ tự nhiên Việt Nam để tìm con sông chảy qua nhiều tỉnh phía Nam nước ta.
- HS thảo luận theo nhóm đôi yêu cầu của bài tập và ghi vào VBTTV
- Đại diện một số nhóm trình bày trước lớp – GV kết hợp ghi bảng.
- GV cùng HS nhận xét, bổ sung.
Bài tập 2: - 1HS nêu yêu cầu.
	- 1 HS nêu lại từ vừa tìm được ở từng phần.
	- HS giải nghĩa lần lượt từng từ và so sánh nghĩa của mỗi cặp từ: 
sông - Cửu Long; vua – Lê Lợi. GV nhận xét, kết luận: 
+ Những tên chung của một loại sự vật như sông, vua được gọi là danh từ chung.
+ Những tên riêng của một sự vật nhất định như Cửu Long, Lê Lợi được gọi là danh từ riêng.
	- 1, 2HS nhắc lại kết luận.
Bài tập 3:- 1HS nêu yêu cầu.
 - 1HS nhận xét về cách viết của các từ sông - Cửu Long; vua – Lê Lợi.
	 - HS so sánh sự khác nhau về cách viết của các cặp DT nêu trên, từ đó nêu cách viết hoa DT riêng. GV nhận xét, chốt ý đúng
* Ghi nhớ: SGK tr. 38. 1, 2 HS nhắc lại ghi nhớ.
c. Luyện tập.
Bài tập 1: 	GV treo bảng phụ: 1HS đọc bài và nêu yêu cầu 
- HS thảo luận theo nhóm đôi yêu cầu của bài tập và ghi vào VBTTV
- Đại diện một số nhóm lên gạch một gạch dưới DT chung, gạch hai gạch dưới DT riêng trên bảng phụ. GV cùng HS nhận xét, chốt ý đúng.
- HS nêu dấu hiệu để nhận biết DT chung và DT riêng.
Bài tập 2: 
- 1HS nêu yêu cầu bài 2
- HS làm bài cá nhân vào vở BTTV. GV quan sát nhắc nhở, giúp đỡ HS còn lúng túng.
+ HS lần lượt đọc họ và tên của bạn vừa tìm 
+ HS phân biệt họ và tên những bạn vừa được nêu là DT riêng hay DT chung.
- GV cùng HS nhận xét, chốt ý đúng
3. Củng cố, dặn dò: 
- 2, 3 HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
 	- GV nhận xét tiết học. Nhắc HS chuẩn bị bài sau: 
 MRVT: Trung thực - đoàn kết.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn: 27 - 9 - 2014
 Ngày soan: Thứ tư ngày 01 tháng 10 năm 2014
 TẬP ĐỌC
	 Chị em tôi 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, bước đầu diễn tả được nội dung câu chuyện. Đọc diễn cảm toàn bài.
	* KNS: Tự nhận thức về bản thân, thể hiện sự cảm thông, xác định giá trị, lắng nghe tích cực.
- Hiểu ND bài: Khuyên HS không nói dối vì đó là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tôn trọng của mọi người đối với mình.
Trả lời các câu hỏi trong SGK. Nêu được nội dung bài
- GDHS luôn trung thực trong cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG: 
	- Bảng phụ chép sẵn câu văn là lời nói của các nhân vật trong bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ:
	- 2HS đọc nối tiếp bài tập đọc Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca 
	- 1 HS đọc diễn cảm toàn bài và nêu nội dung bài.
- GV nhận xét, cho điểm. 
2. Bài mới: 
a . Giới thiệu bài. - GV giới thiệu tên bài học và ghi bảng. 
b. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
* Luyện đọc: 
- Gọi 1, 2HS khá - giỏi đọc bài, cả lớp đọc thầm theo.
- GV hướng dẫn HS chia đoạn : 
+ Đoạn 1: Từ đầu.tặc lưỡi cho qua. 
+ Đoạn 2: ......cho nên người. 
+ Đoạn 3: còn lại
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài:
	+ Lần 1: HS đọc, GV theo dõi, uốn nắn cách đọc.
+ Lần 2: HS đọc, GV hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó.
+ Lần 3: HS đọc, GV theo dõi, uốn nắn cho HS cách đọc.
- 1HS đọc cả bài.
 	- GV đọc mẫu cả bài.
* Tìm hiểu bài: 
- HS đọc thầm đoạn 1 TLCH: 
+ Cô chị xin phép ba cho đi đâu? 
+ Cô có đi học nhóm thật không, em đoán xem cô đi đâu? 
+ Cô nói dối ba như vậy đã nhiều lần chưa? Vì sao cô lại nói dối được nhiều lần như vậy?
+ Vì sao mỗi lần nói dối, cô chị lại thấy ân hận?
- HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý đúng
- 1, 2 HS nêu ý đoạn 1.
- GV cùng HS nhận xét, GV củng cố, ghi bảng ý 1: Thói quen nói dối của cô chị
- HS đọc thầm đoạn 2 + 3 TLCH:
+ Cô em đã làm gì để chị mình thôi nói dối? 
+ Vì sao cách làm của cô em giúp được chị tỉnh ngộ? 
+ Cô chị đã thay đổi như thế nào? 
+ Câu chuyện muốn nói với các em điều gì? 
- GV cùng HS nhận xét, bổ sung.
- HS nêu ý đoạn 2 + 3.
- GV cùng HS nhận xét, GV ghi bảng ý 2: Nhờ sự giúp đỡ của cô em đã giúp chị bỏ được thói quen xấu là hay nói dối 
- GV cùng HS nhận xét, chốt ý đúng
 	- 1, 2 HS rút ra nội dung bài học ( ý 2 mục I ) 
	- GV nhận xét và ghi bảng đại ý. 2 HS nhắc lại đại ý.
c. Luyện đọc diễn cảm.
- GV treo bảng phụ ghi nội dung câu văn cần luyện đọc.
 	- GV đọc mẫu từng câu.
 	- HS nêu chỗ ngắt nghỉ giữa các cụm từ; HS khác nêu các từ ngữ cần nhấn giọng, cách thể hiện giọng điệu của từng nhân vật - GV kết hợp gạch chân.
	- HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm.
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm theo đoạn, cả bài trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương những bạn đọc tốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- 1, 2 HS nêu lại nội dung bài học. GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau: Trung thu độc lập. 
------------------------------------------------------------------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MRVT: Trung thực – Tự trọng
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm Trung thực - Tự trọng (BT1, BT2). Bước đầu biết sắp xếp các từ Hán Việt có tiếng trung theo hai nhóm nghĩa (BT3) và đặt câu được với một từ trong nhóm(BT4). Hiểu nghĩa các từ in đậm ở BT1, BT3
- Tìm được các từ đúng chủ điểm. Hoàn thành bài tập 1, 2, 3, 4. Giải nghĩa được các từ in đậm ở BT1, BT3
	- Có ý thức học tập tự giác.
II. ĐỒ DÙNG:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 1. Kiểm tra bài cũ:
	- 1 HS nêu khái niệm về danh từ và lấy ví dụ minh họa.
	- 1 HS: Phân biệt danh từ chung với danh từ riêng và lấy ví dụ minh họa cho mỗi loại. 
- GV nhận xét, cho điểm.
 2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài - GV nêu mục đích, y/c của tiết học và ghi bảng tên bài. 
 b. Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài tập 1: - 1HS nêu yêu cầu và đọc nội dung bài 1. Cả lớp đọc thầm.
- HS giải nghĩa lần lượt các từ trong ngoặc đơn
- HS trao đổi theo cặp, làm bài vào vở BTTV.
- Đại diện một số nhóm lần lượt nêu các từ cần điền vào ô trống - GV kết hợp ghi bảng thứ tự các từ cần điền. GV cùng HS nhận xét , chốt ý đúng.
- 1HS đọc lại đoạn văn vừa hoàn thành.
 Bài tập 2: - 1HS nêu yêu cầu bài 2 .Cả lớp làm bài cá nhân vào VBTTV.
- HS lần lượt trình bày nghĩa của mỗi từ.
- GV, HS nhận xét, chốt ý đúng. HS tìm thêm một số từ có tiếng trung
Bài tập 3: - 1HS nêu yêu cầu bài.
- HS giải nghĩa lần lượt các từ được in đậm trong bài. 
- GV chia lớp thành các nhóm thảo luận và tổ chức cho HS thi theo nhóm: Mỗi nhóm cử ra 2 HS đại diện để viết trên bảng những từ cùng nhóm nghĩa.
- Các nhóm khác nhận xét, tìm ra nhóm thắng cuộc, GV tuyên dương kịp thời các nhóm thắng cuộc.
Bài tập 4: - 1HS nêu yêu cầu bài. HS làm bài cá nhân vào VBTTV.
- Một số HS đọc câu mình vừa đặt 
- GV, HS n.xét, tuyên dương những HS đặt được câu văn hay, đúng chủ đề.
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi 2 HS nhắc lại nghĩa của các từ ở BT2
 	- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau: Cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam.
--------------------------------------------------------------------
TOÁN
 Tiết 28 : Luyện tập chung
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
	- Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của một chữ số trong một số. Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng, thời gian. Đọc được thông tin trên biểu đồ cột. Tìm được số trung bình cộng.
	- Rèn kĩ năng viết, đọc, so sánh các số tự nhiên; nêu đúng giá trị của một chữ số trong một số. Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng, thời gian. Đọc đúng thông tin trên biểu đồ hình cột. Tìm được số trung bình cộng.
	- GDHS yêu thích môn Toán.
II. ĐỒ DÙNG: 
	- Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 1. Kiểm tra bài cũ:
- 2HS ghi trên bảng các đơn vị đo khối lượng, thời gian theo thứ tự từ lớn đến bé.
- HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo liền nhau. 
- GV nhận xét, cho điểm.
 2. Bài mới: 
	 a. Giới thiệu bài. 
	GV giới thiệu và ghi bảng tên bài.
 b. Thực hành.	
Bài tập 1: - 1HS nêu yêu cầu của bài
- HS thảo luận theo nhóm đôi tìm ra đáp án đúng và ghi vào vở.
- Đại diện các nhóm trình bày kq’ trước lớp – GV kết hợp ghi bảng
- Nhóm khác nhận xét
- GV nhận xét, chốt kq’ đúng . 
Bài tập 2: - GV treo bảng phụ 
 	- 1HS nêu yêu cầu của bài.
	- GVHDHS phân tích yêu cầu bài 
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi a, b, c, e, g (HS trả lời tiếp câu hỏi d, h và nêu cách tìm trung bình số sách của mỗi bạn đã đọc được). Cả lớp làm bài vào vở.
	- GV chấm vở của HS
 	- GV cùng HS nhận xét.
Bài tập 3: ( Nếu còn thời gian) 
 	- 1HS đọc bài. 
	- GVHDHS phân tích bài toán
	- 1HS giải toán trên bảng
 	- GV cùng HS nhận xét, chốt kq’ đúng. ( ĐS: 140m) 
3. Củng cố dặn dò: 
- HS nhắc lại cách tìm số TBC của nhiều số 
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc nhở HS chuẩn bị giờ sau: Phép cộng và phép trừ. 
----------------------------------------------------------------------
 KHOA HỌC
 Một số cách bảo quản thức ăn
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- HS kể tên một số cách bảo quản thức ăn: Làm khô, ướp lạnh, ướp mặn, đóng hộp,
- Thực hiện được một số biện pháp bảo quản thức ăn ở gia đình.
- Có ý thức sử dụng thức ăn an toàn hợp vệ sinh.
II. ĐỒ DÙNG: Phiếu HT dùng cho HĐ2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Vì sao hàng ngày chúng ta phải ăn nhiều rau và quả chín?
	- HS nêu cách chọn thực phẩm an toàn. GV nhận xét cho điểm.
2. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
 HĐ1: Tìm hiểu các cách bảo quản thực phẩm
* Mục tiêu: Kể tên các cách bảo quản thức ăn
* Cách tiến hành:
 Bước 1: Làm việc theo nhóm đôi: HS quan sát các hình 24, 25 SGK và trả lời câu hỏi:
	+ Chỉ và nói các cách bảo quản thức ăn trong từng hình ?
 Bước 2: Làm việc cả lớp: Đại diện một số nhóm trình bày trước lớp
* Kết luận: Có nhiều cách để giữ thức ăn được lâu hơn, không bị mất chất dinh dưỡng và ôi thiu như: làm khô, ướp lạnh, ướp mặn, đóng hộp...
 * HĐ 2: Tìm hiểu cơ sở khoa học của các cách bảo quản thức ăn
* Mục tiêu: Giải thích được cơ sở khoa học của các cách bảo quản thức ăn.
* Cách tiến hành
 Bước 1: GV giảng: Các loại thức ăn tươi có nhiều nước và các chất dinh dưỡng, đó là môi trường thích hợp cho vi sinh vật phát triển. Vì vậy chúng dễ bị hư hỏng, ôi thiu. 
	+ Vậy muốn bảo quản thức ăn được lâu hơn chúng ta phải làm thế nào?
 Bước 2: - Cả lớp thảo luận câu hỏi: Nguyên tắc chung của việc bảo quản thức ăn là gì ?
	- GV giúp HS rút ra được nguyên tắc chung của việc bảo quản thức ăn là: làm cho các vi sinh vật không có môi trường hoạt động hoặc ngăn không cho các vi sinh vật xâm nhập vào thức ăn.
 Bước 3: GV phát phiếu học tập, cho HS làm bài tập
	+ Trong các cách bảo quản thức ăn dưới đây, cách nào làm cho vi sinh vật không có điều kiện hoạt động? Cách nào ngăn không cho các vi sinh vật xâm nhập vào thực phẩm ?
a. Phơi khô, nướng, sấy.	 c. Ướp lạnh
b. Ướp muối, ngâm nước mắm.	d. Đóng hộp e. Cô đặc với đường.
* Kết luận: Có hai cách bảo quản thức ăn: Làm cho vi sinh vật không có điều kiện hoạt động. Ngăn không cho các vi sinh vật xâm nhập vào thực phẩm.
* HĐ 3: Tìm hiểu một số cách bảo quản thức ăn ở nhà
* Mục tiêu: HS liên hệ thực tế về cách bảo quản một số thức ăn mà gia đình áp dụng.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc cá nhân. 
Bước 2: Làm việc cả lớp
	- Một số HS trình bày, HS khác bổ sung và học tập lẫn nhau
* Kết luận: Có nhiều cách bảo quản thức ăn.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nêu các cách bảo quản thức ăn?
- HS đọc lại mục bạn cần biết. Giáo viên liên hệ giáo dục HS an toàn thực phẩm.
	- GVHDHS vận dụng bài học vào thực tế để bảo quản thức ăn ở nhà.
	- GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn : 28 - 9 - 2012
 Ngày soan: Thứ tư ngày 03 tháng 10 năm 2012
KỂ CHUYỆN
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Dựa vào gợi ý SGK, biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về tính tự trọng. Tìm đọc câu chuyện trong SGK nói về lòng tự trọng.
- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện. Lời kể rõ ràng, rành mạch, bước đầu biểu lộ tình cảm qua giọng kể lại đủ ý bằng lời của mình. Kể được câu chuyện trong SGK.
- GDHS luôn biết giữ gìn phẩm giá của mình.
II. ĐỒ DÙNG:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 1. Kiểm tra bài cũ:
	- 1HSTB kể lại câu chuyện nói về lòng trung thực.
	- 1HSK,G nêu ý nghĩa câu chuyện bạn vừa kể.
- GV nhận xét. 
 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài. GV giới thiệu và ghi bảng tên bài.
 b. Hướng dẫn HS kể chuyện. 
 * HDHS tìm hiểu đề bài. 
- Gọi 1HSTB đọc đề bài – GV ghi bảng, gạch chân dưới từ nêu y/c chính của đề.
- 4 HSK,G đọc lần lượt 4 gợi ý SGK tr. 59. Cả lớp đọc thầm.
- HSK,G: Tìm và kể lại câu chuyện trong SGK.
- Một số HS giới thiệu câu chuyện của mình
 * HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa truyện.
- HS tập kể câu chuyện trong nhóm và trao đổi về ý nghĩa truyện. 
- Đại diện nhóm kể - Cả lớp cùng trao đổi về nội dung và ý nghĩa câu chuyện.
- Lớp cùng GV nhận xét và chọn ra bạn kể hay, tự nhiên.
 3. Củng cố, dặn dò: 
 - GV nhận xét tiết học, nhắc HS về nhà luyện kể chuyện.
 - GV yêu cầu HS đọc trước đề bài của tiết KC tuần 7 
 Ngày soạn : 28 - 9 - 2013
 Ngày giảng: Thứ năm ngày 03 tháng 10 năm 2013
 TẬP LÀM VĂN
 	 Trả bài văn viết thư
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn viết thư ( đúng ý, bố cục rõ, dùng từ đặt câu và viết đúng chính tả,..) tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV. 
- Đánh giá được bài văn của mình và của bạn, sửa lỗi , viết lại một đoạn cho hay hơn. Biết nhận xét và sửa lỗi để có các câu văn hay.
- Ý thức học tập tự giác
II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ ghi các lỗi sai của HS về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý cần chữa chung trước lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS nêu lại bố cục bài văn viết thư và nội dung từng phần của một lá thư. GV nhận xét
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích,yêu cầu của tiết học.
 b. NX chung và hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình.
- 1HS nêu lại lần lượt từng đề bài của tiết KT viết giờ trước.
- GV nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp :
 + Nhìn chung các em đã XĐ đúng YC của đề, trình bày đủ 3 phần, chữ viết sạch, đẹp, thể hiện tình cảm tương đối tốt với người nhận thư( Em Hân, Hạ Vy, Linh, Hương,). Song bên cạnh đó còn một số em sai về lỗi chính tả, diễn đạt câu còn chưa rõ nghĩa.
- GV treo bảng phụ các lỗi được viết theo trình tự sau:
 + Lỗi về bố cục + Lỗi dùng từ + Lỗi về ý
 + Lỗi chính tả + Lỗi viết câu 
- HS chữa một số lỗi điển hình trên bảng. Cả lớp tự chữa vào vở nháp.
- GV cùng HS nhận xét, sửa sai.
 C. Trả bài và hướng dẫn HS chữa bài.
- GV trả vở văn cho HS và HDHS chữa bài .
- HS tự tìm lỗi sai của mình rồi sửa lại vào VBTTV tr. 37
- GV đọc một số đoạn thư, bức thư hay của HS trước lớp. 
- HS lắng nghe để tìm ra những ý hay, câu văn thể hiện tình cảm tốt của người viết trong bức thư vừa được nghe.
	- Một số HS nêu nhận xét trước lớp.
- HS tự chọn 1 đoạn trong bức thư của mình viết chưa đạt và viết lại trong VBTTV.
- 3, 4 HS đọc lại bức thư đã viết lại.
- GV cùng HS nhận xét, biểu dương những bài chữa tốt.
 3. Củng cố, dặn dò:
 - 2, 3 HS nhắc lại bố cục bài văn viết thư và một số lưu ý khi viết thư.
 - Về nhà sửa tiếp bức thư cho hay hơn. Đọc trước đề văn tuần 7.
TOÁN
 	Tiết 29: Phép cộng
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết đặt tính và biết thực hiện phép cộng các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp. Tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- Rèn kĩ năng đặt tính và thực hiện phép cộng các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp.. Nêu được cách tìm và tìm đúng thành phần chưa biết của phép tính.
	- GDHS yêu thích môn Toán.
II. ĐỒ DÙNG: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 1. Kiểm tra bài cũ: 
	- 2HS lên bảng thực hiện phép cộng: 1345 + 569 và 10235 + 5610
	- HS nêu cách đặt tính và thứ tự thực hiện phép cộng.
- GV nhận xét, cho điểm.
 2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài. GV giới thiệu và ghi bảng tên bài.
 b. Hình thành kiến thức. 
	VD1: 
- GV ghi bảng phép cộng: 48 352 + 21 026.
- HS thực hiện phép tính trên bảng.
- HS nêu từng bước đặt tính và thực hiện – GV kết hợp ghi bảng 
VD2: 
- GV ghi bảng phép cộng: 367 859 + 541 728.
- HS nhận xét về số các chữ số của mỗi số hạng sau đó thực hiện phép tính trên bảng.
- HS nêu từng bước đặt tính và thực hiện – GV kết hợp ghi bảng 
- HS so sánh điểm giống nhau khi thực hiện 2 phép cộng trên
- GV nxét, khắc sâu cách đặt tính, thực hiện tương tự như cách + các số đã học
 c. Thực hành.	
Bài tập 1: - 1 HS nêu yêu cầu của bài
- 4 HS làm bài trên bảng. Cả lớp làm bài vào vở. 
- GV nhận xét, củng cố cho HS cách cộng hai số có nhiều chữ số 
Bài tập 2: (dòng 1, 3) 1HS nêu yêu cầu của bài 
	- GV tổ chức cho HS lên bảng làm bài tương tự như bài 1( HS làm xong làm thêm dòng 2)
	- GV cùng HS nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài tập 3: - 1HS đọc bài. HS khác tóm tắt và phân tích bài toán.
- 1HS làm bài trên bảng. Cả lớp làm bài vào vở. GV chấm một số vở. 
- GV cùng HS nhận xét chốt kq’ đúng ( ĐS: 385 994 cây) 
Bài tập 4: ( Nếu còn thời gian)
- 1 HS nêu yêu cầu của bài. 2 HS làm bài trên bảng. 
- 2 HS lần lượt nêu cách tìm số bị trừ, số trừ chưa biết. 
 - GV củng cố cho HS tìm số hạng chưa biết của phép tính 
3. Củng cố dặn dò: 
- 1 HS nêu lại cách đặt tính và cách cộng hai số có nhiều chữ số 
- GV nhận xét giờ học. Nhắc nhở HS chuẩn bị giờ sau: Phép trừ 
 Ngày soạn: 28 - 9 - 2013
 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 04 tháng 10 năm 2013
 TẬP LÀM VĂN
 Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Dựa vào 6 bức tranh minh họa truyện Ba lưỡi rìu và lời dẫn giải dưới tranh để kể lại được cốt truyện (BT1). 
- Biết phát triển ý nêu dưới 2, 3 tranh để tạo thành 2, 3 đoạn văn kể chuyện. Phát triển được cả câu chuyện dựa vào 6 bức tranh và lời dẫn giải của từng tranh.
- Ý thức học tập tự giác
II. ĐỒ DÙNG: 
	- 6 tranh minh họa như SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ:
	- 1HS nhắc lại ND ghi nhớ bài Đoạn văn trong bài văn kể chuyện	
	- 1HS kể lại câu chuyện Hai mẹ con và bà tiên (BT1 sgk tr. 54).
- GV nhận xét. 
 2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài. 
	GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học và ghi bảng tên bài.
 b. Thực hành.
 Bài tập 1: - 1HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV treo 6 tranh minh họa và giới thiệu: Đây là câu chuyện Ba lưỡi rìu, nội dung mỗi tranh minh họa cho một sự việc chính của câu chuyện.
+ HS: nêu số sự việc chính của câu chuyện.
	+ HS: Nêu nội dung của từng sự việc.
+ HS lần lượt đọc lời giải thích c

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_6_nam_hoc_2016_2017_nguy.doc