Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 8 - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Thanh Lan - Trường Tiểu học Hiệp Hòa

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Hiểu ý nghĩa của bài : Bài thơ nói về mơ ước của các em nhỏ muốn có phép lạ để cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn .

- Đọc trơn toàn bài. Đọc diễn cảm bài văn thể hiện niềm vui, niềm khát khao của thiếu nhi khi ước mơ về một tương lai tốt đẹp. Rèn phát ân chuẩn l/n.

- GD học sinh yêu hoà bình, yêu tự do .

II. ĐỒ DÙNG

- GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK ( GTB) .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:

- 2 HS đọc bài Ở vương quốc tương lai, trả lời câu hỏi trong SGK

2. Bài mới: a, Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.

 b, Các hoạt động:

*Hoạt động 1: Luyện đọc.

- GV đọc toàn bài.

- HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ 2-3 lượt. Chú ý các tiếng có âm đầu l/n

- GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài .

- Hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ở những câu thơ khó.

- HS luyện đọc theo cặp .

- Một, hai HS đọc cả bài.

*Hoạt động 2: Tỡm hiểu bài

- HS đọc thầm cả bài thơ trả lời câu hỏi:

+ Câu thơ nào được lặp lại trong bài? Việc lặp lại đó nói lên điều gì?

- HS đọc thầm cả bài thơ .

+ Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ? Những điều ước đó là gì?

- HS nhận xét về ước mơ của các bạn nhỏ trong bài thơ.

+ Em thích ước mơ nào trong bài thơ? Vì sao?

- HS nêu, bổ sung

- GV nhận xét.

+ Nội dung của bài thơ em vừa đọc là gì?

- HS nêu, GV bổ sung và ghi bảng.

 

doc37 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 123 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 8 - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Thanh Lan - Trường Tiểu học Hiệp Hòa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 chúng mình có phép lạ.
- HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ 2-3 lượt .
- Hãy nêu cách đọc diễn cảm của từng khổ thơ? Học sinh đọc lại diễn cảm từng khổ thơ đã được học trong giờ tập đọc?
- HS luyện đọc theo cặp .
- Một , hai HS đọc cả bài
? Câu thơ nào được lặp lại trong bài? Việc lặp lại đó nói lên điều gì?
- Em hãy nêu điều ước của các bạn nhỏ? Những điều ước đó là gì?
- GV yêu cầu HS nhận xét về ước mơ của các bạn nhỏ trong bài thơ. 
? Em thích ước mơ nào trong bài thơ? Vì sao? 
*Đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng bài thơ: 
- Năm HS nối tiếp nhau đọc 5 khổ thơ của bài. GV nhắc nhở các em tìm đúng giọng đọc của bài thơ và thể hiện diễn cảm .
- Thi đọc diễn cảm 2- 3 khổ thơ theo trình tự đã hướng dẫn .
- HS HTL từng khổ thơ, cả bài thơ.
GV và học sinh nhận xét giọng đọc diễn cảm của học sinh.
HĐ2. Luyện đọc bài đôi giày ba ta màu xanh.
( GV hướng dẫn tương tự – Bài văn xuôi)
3. Củng cố dặn dò 
- HS nêu nội dung ý nghĩa của bài đôi giày ba ta màu xanh.
- GV nhận xét tiết học. GV dặn HS 
Tiết 2. Tiếng việt*
Ôn về từ ghép - từ láy. Ôn về câu
I.Mục đích yêu cầu 
- Củng cố cho HS nắm chắc về từ ghép, từ láy. Ôn tập về câu
- Phân biệt được từ ghép, từ láy. Tìm được đúng từ trong các đoạn văn, thơ. Xác định được đúng ba loại câu đã học. Đặt câu theo yêu cầu. Cảm nhận được về bài thơ, văn.
- Giáo dục HS sự yêu thương, giúp đỡ con người .
II.Đồ dùng 
III.Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ : Thế nào là từ ghép, từ láy ? Lấy ví dụ minh họa?
- Thế nào là từ ghép phân loại và từ ghép tổng hợp ? Lấy ví dụ
2. Bài mới:	a, Giới thiệu bài: - GV nờu mục đớch, yờu cầu tiết học.
b, Cỏc hoạt động:
HĐ1. Ôn về từ ghép, từ láy 
Bài 1a. Tìm 3 từ láy. Đặt câu với một từ láy vừa tìm được.
 b.Tìm 3 từ ghép. Đặt câu với một từ ghép vừa tìm được.
- HS làm bài, chữa bài.
- HS. GV nhận xét củng cố kiến thức cho HS. 
HĐ2. Ôn về câu
- Các em đã học các kiểu câu nào ? Lấy ví dụ
- Một câu gồm mấy bộ phận chính? Bộ phận chính thứ nhất trả lời cho câu hỏi nào ? Bộ phận chính thứ hai trả lời cho câu hỏi nào ?
- Câu dùng để làm gì ?
 - HS nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, củng cố kiến thức cho các em.
Bài 2: Đặt 3 câu theo ba mẫu câu đã học.
- HS làm bài, chữa bài.
 HS. GV nhận xét, 
Bài 3: Tìm từ dùng sai trong câu sau
- Bạn Lan rất chân chính, nghĩ sao nói vây.
- Người nào tự tin, người đó sẽ không tiến bộ được.
- HS làm bài, chữa. GV nhận xét, 
Bài 4: Đọc bài thơ và nêu suy nghĩ của mình về bạn nhỏ trong bài thơ
Tan học về giữa trưa
Nắng rất nhiều mà bà chẳng thấy
Qua đường lắm xe, bà dò qua cái gậy
Cái gậy tre run ren.
Bà ơi, cháu tên là Hương
Cháu dắt tay bà qua đường 
Bà qua rồi lại đi cùng cái gậy
Cháu trở về, cháu vẫn con thương.
 Mai Hương
- HS làm bài, nêu. GV nhận xét, giúp các em hiểu thêm về bài thơ.
3. Củng cố, dặn dò
- GV và HS hệ thống lại bài.
- GV nhận xét tiết học.
Chiều:Tiết 3. Luyện viết
Bài 8: không nên phá tổ chim 
I. Mục đích yêu cầu
- Củng cố và nâng cao cho HS cách viết và trình bày bài không nên phá tổ chim, theo kiểu chữ đứng. Nắm được nội dung bài viết.
- HS viết bài theo đúng kĩ thuật, đúng tốc độ và đúng mẫu. Bài viết sạch đẹp, rõ ràng.
- Rèn tính kiên trì, cẩn thận.
II. Đồ dùng: 
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ : 
2. Bài mới:	a, Giới thiệu bài: - GV nờu mục đớch, yờu cầu tiết học.
b, Cỏc hoạt động:
HĐ1: Ôn lại kiến thức: 
- GV cùng HS ôn lại kĩ thuật viết chữ, kiểu chữ đứng.
HĐ2: Thực hành
 Bài viết: không nên phá tổ chim.
- HS đọc bài viết( 3 – 4 lần). 
- GV đọc bài viết không nên phá tổ chim.
- GV nêu câu hỏi để HS nêu nội dung bài viết không nên phá tổ chim.
Tại sao không nên phá tổ chim?
Em đã làm gì để bảo vệ các loài động vật?
- HS nêu, bổ sung. GV giới thiệu thêm cho HS hiểu.
- GV hướng dẫn HS cách viết và trình bày bài viết.
- HS viết. HS viết đúng, chính xác đoạn văn, trình bày sạch, đẹp.
- GV quan sát HS viết, giúp đỡ HS khi có lúng túng để các em tiến bộ
- GV chấm một số bài, nhận xét chung.
3. Củng cố, dặn dò
- Nêu nội dung bài viết không nên phá tổ chim? 
- GV cùng HS củng cố lại cách viết và cách trình bày bài văn.
- GV nhận xét giờ học. 
- Chuẩn bị bài sau, tìm hiểu nội dung bài viết và cách trình bày bài.
Ngày soạn 13. 10. 2014
 Ngày dạy: Thứ năm ngày 16 tháng 10 năm 2014
Tiết 1 tập làm văn
Ôn văn viết thư
I. Mục đích yêu cầu
- Củng cố cho HS cách viết viết 1 bức thư. 
- Biết vận dụng những kiến thức để viết những bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin. Bài làm khoa học, rõ ràng.
- Giáo dục tình bạn thân ái, đoàn kết, chân tình.
II. Đồ dùng 
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu cấu tạo của một 1 bức thư ?
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
HĐ1: Ôn lại kiến thức có liên quan
- HS đọc lại bài: Thư thăm bạn, TLCH:
+ Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì?
+ Một bức thư cần có những ND gì?
+ Bức thư mở đầu, kết thúc NTN?
- 1,2 HS trả lời các em khác nhận xét. 
- GV nhận xét và nói đây là phần chính của một bức thư các em có thể viết tách từng ý riêng hoặc viết xen kẽ các nội dung đó trong bức thư.
- Qua bức thư đã đọc, em thấy một bức thư thường mở đầu và kết thúc ntn? 
 HĐ2: Luyện tập 
a/ Đề bài: Em có người bạn ở xa, hãy viết thư cho bạn và kể về ước mơ của em cho 
bạn nghe.
- Một HS đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm lại, tự xác định yêu cầu của đề.
- GV gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài trên bảng.
Hỏi: Đề bài yêu cầu em viết thư cho ai? 
+ Đề bài xác định mục đích viết thư để làm gì?
+ Thư viết cho bạn cùng tuổi cần dùng từ xưng hô như thế nào? 
+ Cần thăm hỏi bạn những gì? 
+ Cần kể cho bạn những gì?
+ Nên chúc bạn hứa hẹn điều gì? 
b. HS thực hành viết thư
 - HS viết ra giấy nháp những ý cần viết trong lá thư.
- 1-2 em dựa vào dàn ý trình bày miệng lá thư. GV nhận xét.
- HS viết thư vào vở. HS yêu cầu viết đủ 3 phần, mỗi phần không cần dài.
- GV khuyến khích các em viết được một lá thư thăm hỏi chân thành, tình cảm, kể được nhiều việc ở lớp trường em.
- 2HS đọc lá thư. GV chấm chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những em viết hay.
- Yêu cầu những em chưa hoàn thành về nhà tiếp tục hoàn chỉnh lá thư.
Ngày soạn 8. 10. 2015
 Ngày dạy: Thứ năm ngày 15 tháng 10 năm 2015
Tiết 1 tập làm văn
Ôn: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
I. Mục đích yêu cầu 
- Củng cố kĩ năng phát triển câu chuyện: Sắp xếp các đoạn văn kể chuyện theo trình tự thời gian.
- Viết câu mở đoạn để liên kết các đoạn văn theo trình tự thời gian. Sắp xếp các đoạn văn theo trình tự thời gian .
- GD ý thức làm việc có khoa học, yêu thích môn học. Tư duy sáng tạo, phân tích, 
phán đoán. 
II. Đồ dùng 
- GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung bốn đoạn văn ( BT1) .
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra 2 HS: Mỗi em đọc bài viết phát triển câu chuyện ở giờ trước.
2. B ài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập1: Một HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm.
- GV yêu cầu HS mở SGK trang73, 74, xem lại nội dung BT2.
- HS làm bài, mỗi em đều viết câu mở đầu cho 4 đoạn văn. HS phát biểu ý kiến.
- Cả lớp và GV nhận xét.
 - GV dán bảng phụ viết 4 đoạn văn hoàn chỉnh cho HS so sánh, đối chiếu.
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của bài tập, suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
 - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu của bài, GV nhấn lại yêu cầu của bài.
- Một số HS nói tên câu chuyện mình sẽ kể.
- HS suy nghĩ làm bài cặp đôi, viết nhanh ra nháp trình tự các sự việc.
- HS thi kể chuyện. ( HS kể câu chuyện, đoạn truyện ngắn, ít tình tiết. HS kể cả câu chuyện, với những tình tiết hấp dẫn, gây sự chú ý cho các bạn.)
- Cả lớp nhận xét xem câu chuyện có diễn ra theo đúng trình tự thời gian không.
- HS, GV nhận xét, tuyên dương các em thực hành tốt.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS phát triển câu chuyện giỏi.
- Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân.
Tiết 3 Toán
t39: Luyện tập chung
i. Mục đích yêu cầu
- Củng cố kiến thức về tính gia strị của biểu thức và áp dụng các tính chất của phép cộng, phép trừ để tính..
- Giải bài toán về tính gía trị của biểu thức, Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. Bài làm khoa học, sạch.
- GD ý thức học.
ii. Đồ dùng 
iii. Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ : Nêu các bước giải trong bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng?
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: HS đọc đề của bài tập.
- HS nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức trong bài.
GV HD học sinh làm 1 phần a.
- HS tự làm bài vào vở nháp, một em lên bảng làm bài .
- GV chữa bài trên bảng.
Bài 2: HS đọc đề của bài tập. GV HD học sinh làm bài phần a.
- HS giải bài toán .
- HS tự làm bài vào vở, 1HS lên bảng làm bài .
- HS kiểm tra bài cho nhau. GV chữa bài trên bảng.
Bài 3: HS đọc đề của bài tập .
- GV HD học sinh làm phần a 
- HS chữa bài.
- GV nên hỏi để HS nêu cách tính hợp lí trong bài toán .
Bài 4: HS đọc đề. Hỏi HS để tóm tắt bài toán.
- HS nêu cách giải.
- HS làm bài vào vở, gọi một em lên bảng làm bài.
- GV nhận xét bài trên bảng.
Bài 5: HS đọc đề bài .
- HS nêu cách tìm số bé trong bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng.
- HS tự làm bài, gọi một em lên bảng làm bài .
- HS chữa bài, GV củng cố kiến thức.
3. Củng cố , dặn dò 
- GV nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau .
Tiết 2 luyện từ và câu
Dấu ngoặc kép
i. Mục đích yêu cầu 
- Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép.
- Vận dụng những hiểu biết trên để dùng dấu ngoặc kép trong khi viết. Làm chính xác các bài tập liên quan.
- HS có ý thức viết đúng qui tắc chính tả .
ii. Đồ dùng 
- Ba bảng phụ ghi nội dung bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ : 
- HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết học luyện từ và câu trước 
- Viết một VD về tên người, một VD về tên địa lí nước ngoài.
2. Bài mới:	a, Giới thiệu bài: - GV nờu mục đớch, yờu cầu tiết học.
b, Cỏc hoạt động:
HĐ1: Nhận xét: 
Bài tập 1: HS đọc nội dung bài tập 1(bảng phụ) 
- GV dán bảng phụ có ghi nội dung bài 1. HS đọc và suy nghĩ trả lời câu hỏi:
+ Những từ ngữ và câu nào được đặt trong dấu ngoặc kép?
+ Từ ngữ và câu đó là lời của ai? 
+ Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép. 
Bài tập 2 : HS đọc yêu cầu của bài 
- GVnói về con tắc kè.
+ Từ lầu chỉ cái gì? 
+ Tắc kè hoa có xây được lầu theo nghĩa trên không? 
+ Từ lầu trong khổ thơ được dùng với nghĩa thế nào? 
+ Ngoặc kép được dùng để làm gì? 
- HS nêu, bổ sung. GV nhận xét .
 HĐ2. Phần ghi nhớ:
- Gọi ba em đọc ghi nhớ. GV nhắc lại nội dung ghi nhớ.
- GV minh hoạ cho ghi nhớ để HS hiểu.
HĐ3: Phần luyện tập:
Bài 1: HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV đưa ra ba tờ phiếu, gọi ba HS lên bảng làm bài.
- HS làm bài vào vở nháp
- Cả lớp nhận xét rút ra lời giải đúng.
Bài 2: HS đọc yêu cầu của đề bài. GV gợi ý HS làm bài.
- HS làm bài miệng.
- HS và GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài 3: Một HS đọc yêu cầu của đề bài.
- GV gợi ý HS tìm những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt trong phần a,b đặt những từ đó trong đấu ngoặc kép.
- HS làm bài vào vở. 2 HS đọc bài làm của mình.
3. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học .
- Nhắc HS ghi nhớ kiến thức đã học. 
Ngày soạn 8. 10. 2015
 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 16 tháng 10 năm 2015
Tiết 1. tập làm văn
luyện tập phát triển câu chuyện
i. mục đích yêu cầu 
- Củng cố cách phát triển câu chuyện theo trình tự đã chọn.
- HS tiếp tục luỵên tập kĩ năng phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian ( Đoạn trích ở vương quốc tương lai ). Nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian.
- GD ý thức học tập .
ii. đồ dùng 
- GV: Bảng phụ ghi VD về cách chuyển một lời thoại(bt1) .
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ : 
HS lên bảng kể lại câu chuyện em đã kể ở lớp hôm trước.
2. Bài mới:	a, Giới thiệu bài: - GV nờu mục đớch, yờu cầu tiết học.
b, Cỏc hoạt động:
Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài tập 1: Một HS đọc yêu cầu của đề.
- Gọi một HS lên làm mẫu, chuyển lời thoại giữa Tin-tin và em bé thứ nhất
- GV nhận xét, dán bảng phụ có ghi lời chuyển thể
- Từng cặp HS đọc đoạn trích, quan sát tranh minh hoạ, tập kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian.
- Hai, ba HS thi kể.
- HS cả lớp nhận xét. GV nhận xét chung.
Bài tập 2. HS nêu yêu cầu của bài tập . 
- GV hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của bài
- Từng cặp HS suy nghĩ, tập kể câu chuyện theo trình tự không gian.
- Hai, ba HS thi kể, lớp nhận xét.
- HS nhận xét. 
- GV nhận xét chung.
Bài tập 3 HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- GV hướng dẫn chung các em.
- HS so sánh hai cách mở đầu đoạn 1, 2.( giống và khác nhau)
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nêu nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
3. Củng cố dặn dò 
- Thế nào là kể theo trình tự thời gian, không gian ?
- GV nhận xét tiết học .
 Tiết 3 toán
Tiết 40: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt
i. Mục đích yêu cầu
- Giúp HS có biểu tượng về góc nhọn, góc tù, góc bẹt..
- Sử dụng ê ke để nhận dạng góc nào là góc nhọn, góc tù, góc bẹt. Bài làm chính xác, khoa học và rõ ràng.
- Yêu thích môn học .
ii. Đồ dùng 
- GV: Bảng phụ viết sẵn VD như SGK 
iii. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ : 
2. Bài mới:	a, Giới thiệu bài: - GV nờu mục đớch, yờu cầu tiết học.
b, Cỏc hoạt động:
 HĐ1: Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt:
* Giới thiệu góc nhọn:
- GV vẽ góc nhọn lên bảng, HS quan sát sau đó chỉ cho HS biết về góc nhọn .
- GV nêu đỉnh, cạnh của góc nhọn. 
- GV vẽ lên bảng góc nhọn khác để HS quan sát rồi đọc tên đỉnh, cạnh của góc nhọn đó. HS tìm, nêu góc nhọn mà em thấy, biết trong thực tế.
- GV cho HS nêu VD về góc nhọn mà em thấy trong cuộc sống.
*Giới thiệu về góc tù:
GV hướng dẫn HS theo các bước như trên.
* Giới thiệu về góc bẹt:
 GV hướng dẫn HS làm các bước tương tự như giới thiệu về góc nhọn.
 HĐ2: Thực hành 
Bài 1: Cho HS quan sát các hình trong SGK 
- HS nhận biết được góc nào là góc nhọn , góc nào là góc tù, góc vuông, góc bẹt.
- HS có thể nhận dạng góc qua nhìn tổng thể hoặc dùng ê ke để đo.
HS nêu tên đỉnh góc, tên các cạnh của góc trong mỗi hình.
- GV cho các em khác nhận xét bổ sung.
Bài 2 : Cho HS quan sát các hình trong SGK.
 - GV yêu cầu HS nêu được hình tam giác nào là hình tam giác có ba góc nhọn, hình tam giác có góc vuông, hình tam giác có góc tù.
- Cho HS dùng ê ke để nhận biết.
- HS nêu, bổ sung.
- GV hướng dẫn cho các em, hệ thống lại nội dung .
 3. Củng cố dặn dò 
- HS và GV hệ thống lại nội dung bài. 
- GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LấN LỚP 
 NGHE KỂ CHUYỆN GƯƠNG HỌC SINH NGHẩO VƯỢT KHể
I. MỤC ĐÍCH, YấU CẦU:
- HS biết cảm thụng với những khú khăn của cỏc bạn HS nghốo vượt khú.
- Biết học tập tinh thần nỗ lực vươn lờn của cỏc HS nghốo vượt khú.
- Giỏo dục HS cú ý thức quan tõm, giỳp đỡ những bạn cú hoàn cảnh khú khăn.
II. QUI Mễ HOẠT ĐỘNG
Tổ chức theo quy mụ lớp.
III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Cỏc mẩu chuyện sưu tầm ở lớp, ở trường hoặc qua sỏch bỏo, truyện, mạng Internet về tấm gương HS nghốo vượt khú.
- Hỡnh ảnh hoặc đoạn phim tư liệu (nếu cú) về những tấm gương HS nghốo vượt khú.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới:
 a, Giới thiệu bài: - GV giới thiệu, ghi bảng.
 b, Cỏc hoạt động:
*Hoạt động 1: Chuẩn bị.
- Trước 1 – 2 tuần GV phổ biến yờu cầu HS sưu tầm những gương HS vượt khú ở lớp, ở trường hoặc những cõu chuyện, bài viết, mẩu tin, băng hỡnh, tranh ảnh, sưu tầm qua cỏc phương tiện thụng tin đại chỳng về gương HS nghốo vượt khú. Ai sưu tầm được sẽ đăng kớ để thầy cụ giỏo sắp xếp tiết mục kể chuyện trong tuần tới.
- Cử (chọn) người dẫn chương trỡnh.
- Chuẩn bị tiết mục văn nghệ.
*Hoạt động 2: Kể chuyện.
- MC tuyờn bố lớ do, giới thiệu ý nghĩa của buổi kể chuyện.
- MC lần lượt giới thiệu và mời cỏc bạn lờn kể cõu chuyện hoặc giới thiệu tranh ảnh, băng hỡnh về HS nghốo vượt khú mà mỡnh đó sưu tầm được.
- Sau mỗi phần kể của HS, MC/ GV cú thể tổ chức cho lớp cựng trao đổi: Bạn cú suy nghĩ gỡ về tấm gương vượt khú đú?
- Xen kẽ giữa cỏc phần kể của HS là cỏc tiết mục văn nghệ và một số cõu chuyện, băng hỡnh mà GV đó sưu tầm được.
3. Nhận xột – Đỏnh giỏ:
- GV khen ngợi những HS đó sưu tầm và kể những cõu chuyện cảm động về tinh thần vượt khú của cỏc bạn HS nghốo. Nhắc nhở HS hóy học tập gương vượt khú vươn lờn trong học tập của cỏc bạn.
- Khuyến khớch HS trong lớp hóy thu gom sỏch vở, đồ dựng, đồ chơi, quần ỏo, của mỡnh để giỳp đỡ cho cỏc bạn nghốo ở lớp, ở trường hay cỏc bạn nghốo trong cả nước cú điều kiện vượt qua những khú khăn.
- Tuyờn bố kết thỳc buổi sinh hoạt.
Toán
Ôn: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó 
i. Mục tiêu 
- Tiếp tục giúp HS biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
- Giải được bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng
- Tính chính xác và yêu thích môn học .
ii. Đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ đã viết sẵn cách tìm hai số
iii. Các hoạt động dạy học 
1. KTBC: 
2. Dạy bài mới 
* Giới thiệu bài : trực tiếp 
*HĐ1: GV cùng hs ôn lại cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai sốđó:
* HĐ2: Thực hành 
Bài 1: Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi là 72 m, chiều dài hơn chiều rộng 54dm. Tìm chiều dài và chiều rộng của mảnh đất đó ?
- Cho HS tự tóm tắt bài toán.
- Gv HD học sinh làm bài HS tự giải bài toán vào vở, gọi một HS lên bảng làm bài. 
- Cho HS chữa bài trên bảng.
Bài 2 : Cô Vân và cô Hoà mua chung một mảnh vải giá 90 000 đồng, cô Vân phải trả cho cửa hàng nhiều hơn cô Hoà 15 000 đồng. Hỏi mỗi người phải trả cho cửa hàng bao nhiêu tiền ?
 Làm tương tự bài 1 
Bài 3 : Trung bình cộng của hai số là số lớn nhất có hai chữ số, số lớn hơn số bé 52 đơn vị. Tìm hai số ? 
- HS đọc đề bài, xác định dạng toán.
- Muốn tìm hai số trước tiên ta phải biết điều gì ? 
- Tìm tổng của hai số bằng cách nào ? 
Gv hd học sinh làm bài theo từng bước tìm số lớn trước.
- Học sinh chọn một trong hai cách. HS làm xong thì làm cách 2.
Hs lên bảng giải bài.
3. Củng cố dặn dò 
- Nêu cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó ?
- GV nhận xét tiết học 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau 
Kĩ thuật
Điều kiện ngoại cảnh của cây rau, hoa.
I. Mục đích yêu cầu 
- HS biết được các điều kiện ngoại cảnh và ảnh hưởng của chúng đối với cây rau, hoa.
- HS nêu được các điều kiện ngoại cảnh của cây rau , hoa.
- Có ý thức chăm sóc cây rau , hoa đúng kĩ thuật.
II. Đồ dùng 
- Hình trong sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy học 
1. KTBC : - Nêu các vật liệu trồng rau ,hoa?
2. Bài mới 
*HĐ1. Giới thiệu bài : Trực tiếp
*HĐ 2. HS tìm hiểu các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây rau, hoa.
Giáo viên treo tranh, HS quan sát tranh, hình trong SGK trả lời câu hỏi :
 Cây rau , hoa cần những điều kiện ngoại cảnh nào ? 
- HS nêu, bổ sung. GV giải thích cho HS.
*HĐ3. HS tìm hiểu ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh đối với sự sinh trưởng phát triển của cây rau, hoa.
 a. Nhiệt độ : 
 GV hỏi : Nhiệt độ không khí có nguồn gốc từ đâu ? Nhiệt độ của các mùa trong năm có giống nhau không ? 
 Hãy nêu tên các loại rau , hoa trồng ở các mùa khác nhau.
- HS nêu, bổ sung. GV chốt kiến thức.
 b. Nước :
 GV hỏi : Cây rau, hoa lấy nước ở đâu? Nước có tác dụng như thế nào đối với cây ?
 Cây có hiện tượng gì khi thiếu hoặc thừa nước ? 	
 c. ánh sáng :
 GV hỏi : Cây nhận ánh sáng từ đâu ? ánh sáng có tác dụng như thế nào đối với cây rau, hoa? 
 Quan sát những cây trồng trong bóng râm em thấy có hiện tượng gì ?
 Muốn có đủ ánh sáng cho cây ta phải làm như thế nào ?
 - HS nêu, bổ sung. GV chốt kiến thức.
 d. Chất dinh dưỡng 
 GV hỏi: Các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây là gì? Nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây là gì?
 Cây hấp thụ chất dinh dưỡng nhờ bộ phận nào ?
 - HS nêu, bổ sung. GV chốt kiến thức. 
 e. Không khí :
 HS quan sát tranh và cho biết nguồn cung cấp không khí cho cây .
 Nêu tác dụng của không khí đối với cây ? 
 Làm thế nào để đảm bảo đủ không khí cho cây ? 
- HS nêu, bổ sung. GV chốt kiến thức.
3. Nhận xét dặn dò
- Nêu các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát tri

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_8_nam_hoc_2015_2016_nguy.doc