Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 4 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Lý - Trường Tiểu học Hiệp Hòa

 Một người chính trực

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài. HS trả lời đ¬¬ược các câu hỏi trong SGK.

- Hiểu ND: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.

- GDHS luôn trung thực, biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải.

* GDKNS: Xác định giá trị, tự nhận thức bản thân, tư duy phê phán.

II. ĐỒ DÙNG:

 - Bảng phụ chép sẵn nội dung đoạn: Một hôm.Trần Trung Tá để luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

 - 2HS đọc bài Người ăn xin

- 1HS nêu nội dung bài

- GV nhận xét.

2. Bài mới:

 a. Giới thiệu bài:

 - HS quan sát tranh vẽ SGK tr. 35 nêu nội dung tranh.

 - GV giới thiệu chủ điểm: Măng mọc thẳng

- GV giới thiệu tên bài học và ghi bảng.

 b. H¬¬¬ướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.

 *Luyện đọc

 - GV gọi 1, 2 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm theo.

 - GV hư¬¬ớng dẫn HS chia đoạn:

+ Đoạn 1: Từ đầu . Lý Cao Tông.

+ Đoạn 2: .Tô Hiến Thành được.

+ Đoạn 3: còn lại

 

doc32 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 207 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 4 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Lý - Trường Tiểu học Hiệp Hòa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ậc phẳng tạo nên ruộng bậc thang giúp cho việc giữ nước, chống xói mòn. Họ thường trồng ngô, lúa, chè, rau và cây ăn quả. Điều đó thể hiện sự thích nghi và cải tạo môi trường của người dân ở HLS.
- GV treo bản đồ ĐLTN VN. HS chỉ trên BĐ vị trí của địa điểm ghi ở hình 1
 * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- GV cho HS qs tranh, ảnh đã sưu tầm được, dựa vào vốn hiểu biết để thảo luận theo các câu hỏi sau:
+ Kể tên một số sản phẩm thủ công nổi tiếng của một số dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn?
+ Nhận xét về màu sắc của thổ cẩm? Hàng thổ cẩm được dùng để làm gì ?
	- Đại diện các nhóm lần lượt trình bày trước lớp. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
	- GV kết luận: Một số nghề thủ công truyền thống của người dân ở Hoàng liên Sơn là dệt, thêu, may, đan, rèn, đúc,..và sản phẩm của họ rất được nhiều người yêu thích như vải thổ cẩm, làn mây, 
* Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
- HS qs H.3 và đọc mục 3 trong sgk tr. 78 để TLCH:
+ Kể tên một số khoáng sản ở Hoàng Liên Sơn? 
+ Hiện nay ở vùng núi Hoàng Liên Sơn khoáng sản nào được khai thác nhiều nhất? Mô tả lại quy trình sản xuất ra phân lân. 
+ Tại sao chúng ta phải bảo vệ, giữ gìn và khai thác khoáng sản hợp lí?
+ Ngoài khai thác khoáng sản, người dân miền núi còn khai thác gì? 
+ Vì sao ở Hoàng Liên Sơn lại phát triển mạnh về nghề khai thác khoáng sản? Em còn biết ở nơi nào cũng phát triển về nghề này? 
	- GV cùng HS nhận xét, bổ sung.
	- GV kết luận: Ở Hoàng Liên Sơn phát triển mạnh nghề khai thác khoáng sản vì ở vùng miền núi này có nhiều khoáng sản. Người dân ở đây khai thác khoáng sản: a - pa- tit, đồng, chì, kẽm ...và khai thác lâm sản: gỗ, mây, nứa
	- HS hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở vùng núi Hoàng Liên Sơn
- GV ghi bảng: Ghi nhớ (SGK tr. 78). 
- 2 HS nhắc lại ND ghi nhớ.
3. Củng cố, dặn dò:
	- 1, 2 HS nhắc lại nội dung ghi nhớ. 
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS chuẩn bị bài: 
Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn.
LUYỆN VIẾT
Bài 4: Đêm trăng trên Hồ Tây
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - HS viết đúng, đều, đẹp bài Đêm trăng trên Hồ Tây
	- Rèn luyện kĩ năng trình bày một đoạn văn, kĩ năng viết chữ đều và viết chữ nét thanh nét đậm.
	- HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.	
II. ĐỒ DÙNG:
 - GV và HS: Vở luyện viết chữ đẹp 4 - T.1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
	- Thế nào là chữ nét đều?
	- Nêu cách viết để được chữ nét thanh nét đậm? 
	( Nét đưa lên nhẹ tay, nét xuống hơi ấn bút )
2. Dạy bài mới: 
 a, Giới thiệu bài: 
	Giới thiệu nội dung, y/cầu giờ học.
 b, HDHS tìm hiểu và viết đúng:
- GV đọc mẫu.
- HS đọc thầm lại bài.
	+ Nêu nội dung của đoạn văn.
	+ Trong đoạn văn, có những từ ngữ nào khi viết hay nhầm lẫn.
 ( Sai lỗi chính tả )? ( trong vắt, lơ thơ, rọi,)
- HS gấp vở, luyện viết những tiếng khó:
	+ GV đọc từng từ ngữ.
	+ HS viết vào vở nháp, 1 em lên bảng viết.
- GV nhận xét, lưu ý HS những từ hay viết sai.
 c, HDHS viết bài: 
 Đêm trăng trên Hồ Tây 
	( Vở luyện viết chữ đẹp 4 – T.1 – Trg 4 )
- HS tự luyện viết bài. GV theo dõi, HDHS viết sao cho đẹp.
- GV nhận xét một số bài của HS và nhận xét chung.
3. Củng cố dặn dò: 
	- GV nhận xét giờ học và HDHS chuẩn bị bài sau.
------------------------------------------------------------------
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
An toàn giao thông: Bài 3: Đi xe đạp an toàn
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- HS biết xe đạp là phương tiện giao thông thô sơ, dễ đi, nhưng phải đảm bảo an toàn. Hiểu vì sao trẻ em phải có đủ điều kiện của bản thân và có chiếc xe đạp đúng quy định mới có thể đi được xe ra đường phố. Biết những quy định của luật GTĐB đối với người đi xe đạp ở trên đường.
- HS có thói quen đi sát lề đường và luôn quan sát khi đi đường, trước khi đi kiểm tra các bộ phận của xe.
- GDHS có ý thức thực hiện các quy định bảo đảm ATGT.
II. ĐỒ DÙNG: - Một số hình ảnh đi xe đạp đúng, sai ( HĐ2) 
 - Sa bàn ( HĐ3)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 1. Kiểm tra bài cũ: 
+ Vạch kẻ đường có tác dụng gì? 
+ Hàng rào chắn có mấy loại là những loại nào? 
- GV nhận xét.
 2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi bảng tên bài.
 b. Các hoạt động 
* Hoạt động 1: Lựa chọn xe đạp an toàn.
+ Mục tiêu : Giúp HS xác định được thế nào là một chiếc xe đạp bảo đảm an toàn.
- HS biết khi nào thì trẻ em có thể đi xe đạp ra đường.
+ Cách tiến hành: 
- GV đưa ra hình ảnh một chiếc xe đạp, cho HS thảo luận theo chủ đề: Chiếc xe đạp theo câu hỏi sau:
+ Chiếc xe đạp bảo đảm an toàn là chiếc xe như thế nào?
- HS thảo luận sau đó đại diện nhóm lên trình bày kết quả.
- HS nhận xét, GV củng cố, KL: Muốn đảm bảo an toàn khi đi đường trẻ em phải đi xe đạp nhỏ, đó là xe của trẻ em, xe đạp phải còn tốt, có đủ các bộ phận, đặc biệt là phanh, đèn. 
* Hoạt động 2: Những quy định để đảm bảo an toàn khi đi đường.
+ Mục tiêu: HS biết những quy định đối với người đi xe đạp trên đường. Có ý thức thực hiện nghiêm chỉnh những quy định của luật GTĐB
+ Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS quan sát tranh yêu cầu HS trao đổi theo cặp đôi yêu cầu:
+ Chỉ trên sơ đồ phân tích hướng đi đúng và hướng đi sai.
+ Chỉ trong tranh những hành vi sai ( phân tích nguy cơ tai nạn)
- Đại diện một số HS lên phân tích và nhận xét tranh.
- GV cùng HS nhận xét, củng cố.
- GV cho HS kể những hành vi của người đi xe đạp ngoài đường mà em cho là không an toàn.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 
+ Theo em, để đảm bảo an toàn người đi xe đạp phải đi như thế nào? 
- HS trả lời, GV củng cố các quy định đối với người đi xe đạp.
- GV gọi 1 vài HS nhắc lại.
* Hoạt động 3: Trò chơi giao thông
+ Mục tiêu: Củng cố những kiến thức của HS về cách đi đường an toàn. Thực hành trên sa bàn cách xử lí các tình huống khi đi xe đạp.
+ Cách tiến hành:
- GV dùng sa bàn gọi từng HS nêu lần lượt xử lí tình huống:
+ Khi phải vượt xe đỗ bên đường.
+ Khi phải đi qua vòng xuyến.
+ Khi đi từ trong ngõ ra.
- GV cùng HS khác nhận xét, củng cố.
 3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại các quy định với người đi xe đạp.
 	- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau: Lựa chọn đường đi an toàn.
Ngày soạn: 09 - 9 - 2016
 Ngày dạy: Thứ năm ngày 15 tháng 9 năm 2016
Buổi sáng:
TẬP LÀM VĂN
 Cốt truyện
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Hiểu thế nào là cốt truyện và ba phần cơ bản của cốt truyện: mở đầu, diễn biến, kết thúc (ND ghi nhớ).
 - Bước đầu biết sắp xếp các sự việc chính cho trước thành cốt truyện Cây khế và luyện tập kể lại chuyện đó (BT mục III). 
- Ý thức học tập tự giác
II. ĐỒ DÙNG: 
- Bảng phụ chép sẵn những những sự việc chính trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. (Phần nhận xét)
	- 6 Băng giấy chép sẵn ND từng sự việc chính truyện Cây khế (BT1 - luyện tập) 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 1. Kiểm tra bài cũ: 
	- 1HS: Nhắc lại nội dung cần ghi nhớ bài Viết thư.
	- 1HS: Đọc bức thư viết cho bạn hỏi thăm tình hình học tập. 
- GV nhận xét.
 2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu giờ học và ghi bảng tên bài.
b. Hình thành kiến thức:
 Yêu cầu 1:
- 1HS nêu yêu cầu bài 1. HS thảo luận theo nhóm đôi ghi lại những sự việc chính trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu vào VBTTV.
	- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- GV treo bảng phụ chép sẵn những những sự việc chính trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
- GV cùng HS nhận xét, chốt ý đúng.
 Yêu cầu 2 + 3:
- 1HS nêu yêu cầu 2 và yêu cầu 3. HS nêu cốt truyện là gì ? Cốt truyện gồm mấy phần, nội dung của từng phần?
- GV nhận xét, kết luận: Cốt truyện là một chuỗi các sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện. Cốt truyện gồm ba phần: Mở đầu; diễn biến; kết thúc
- HS nhắc lại kết luận trên. GV ghi bảng Ghi nhớ – SGK tr. 42. HS nhắc lại.
 c. Hướng dẫn HS luyện tập: 
 Bài tập 1: 
- GV treo bảng phụ. 1HS nêu yêu cầu. GV giải thích thêm về y/c của bài.
- HS thảo luận theo nhóm hoàn thành bài tập trong VBTTV
+ HS: Nêu lại những sự việc diễn ra trong truyện Cây khế.
+ HS: Lên bảng sắp xếp lại các sự việc chính câu chuyện Cây khế được ghi sẵn ở 6 băng giấy. GV cùng HS nhận xét, chốt ý đúng ( b - d - a - c - e - g)
 Bài tập 2: 
- 1HS nêu yêu cầu của bài .
+ HS: Kể theo đúng thứ tự chuỗi sự việc được sắp xếp ở BT1.
+ HS: Kể lại câu chuyện sao cho sáng tạo và hấp dẫn hơn 
	- GV tổ chức cho HS thi kể chuyện trước lớp.	
- GV cùng HSNX, chọn ra bạn kể đúng, kể hay câu chuyện để tuyên dương.
 3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nêu lại nội dung phần ghi nhớ.
- GV nhận xét tiết học. 
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau: Luyện tập xây dung cốt truyện.
-------------------------------------------------------------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Luyện tập về từ láy và từ ghép
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Qua luyện tập bước đầu nắm được hai loại từ ghép( có nghĩa tổng hợp, có nghĩa phân loại) BT1, BT2. Bước đầu nắm được ba nhóm từ láy ( giống nhau âm đầu, vần , cả âm đầu và vần) BT3. 
- Rèn kĩ năng phân biệt hai loại từ ghép( có nghĩa tổng hợp, có nghĩa phân loại) BT1, BT2, ba nhóm từ láy( giống nhau âm đầu, vần, cả âm đầu và vần)
	- Có ý thức học tập tự giác.
II. ĐỒ DÙNG:	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
1. Kiểm tra bài cũ : 
	- HS: 2HS lên bảng, mỗi em viết một từ ghép và một từ láy 
	- HS: Nêu khái niệm về từ ghép, từ láy đồng thời nêu sự khác nhau giữa từ ghép và từ láy. 
- GV nhận xét.
2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài : 
 	- GV nêu mục đích, y/c của tiết học và ghi bảng tên bài. 
 b. Hướng dẫn HS luyện tập 
 Bài tập 1: 
- 1HS nêu yêu cầu bài 1 .
- HS trao đổi theo cặp, làm bài vào vở BTTV.
- Đại diện một số nhóm trình bày trước lớp – GV kết hợp ghi bảng.
- HS giải thích thế nào là từ ghép có nghĩa tổng hợp, có nghĩa phân loại. 
- Lấy ví dụ khác để minh họa.( VD: cây cối, cây nhãn.)
- GV cùng HS khác nhận xét, bổ sung.
 Bài tập 2: 
- 1HS nêu yêu cầu bài 2 
- HS nhắc lại thế nào là từ ghép có nghĩa TH, có nghĩa phân loại.
- 2HS lên bảng làm bài. 
- Cả lớp làm bài vào VBTTV.
- GV cùng HS nhận xét, chốt kết quả đúng.
- 1 số HS giải thích tại sao các từ tàu hoả là từ ghép phân loại; núi non là từ ghép tổng hợp.
 Bài tập 3: 
- 1HS nêu yêu cầu bài. HS nêu các từ láy có trong bài
- GV cùng HS nhận xét, GV củng cố. 
- GV đặt câu hỏi để củng cố:
?- Muốn phân biệt các loại từ láy cần dựa vào những bộ phận nào? 
3. Củng cố, dặn dò:
+ Có mấy loại từ ghép? đó là những loại từ ghép nào? 
+ Nêu cách phân biệt từ ghép có nghĩa tổng hợp, có nghĩa phân loại.
+ Có mấy nhóm từ láy? Lấy ví dụ minh họa cho mỗi nhóm? 
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau: MRVT: Trung thực - Tự Trọng. 
---------------------------------------------------------------
TOÁN
Tiết 19: Bảng đơn vị đo khối lượng
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nhận biết được tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đề- ca- gam, héc- tô - gam; quan hệ giữa đề- ca- gam, héc- tô - gam và gam. So sánh, giải toán có lời văn liên quan đến chuyển đổi đơn vị đo khối lượng.
- Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng và thực hiện phép tính với số đo khối lượng. So sánh và giải đúng bài toán liên quan đến chuyển đổi đơn vị đo khối lượng(BT4). 
	- GDHS yêu thích môn Toán.
II. ĐỒ DÙNG: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 1. Kiểm tra bài cũ: 
	- 1HS lên bảng viết các đơn vị đo khối lượng đã học. 
 	- HS viết trên bảng mqh giữa các đơn vị đo khối lượng đã học. 
- GV nhận xét.
 2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi bảng tên bài.
b. Hình thành kiến thức: 
* Giới thiệu đề - ca - gam: 
- GV giữ lại các đơn vị đo khối lượng HS vừa viết trên bảng khi KTBC
- HS lần lượt đọc lại các đợn vị đo trên.
- GV giới thiệu: Đề - ca - gam viết tắt là dag. 1 dag = 10g
- HS nhắc lại: Đề - ca - gam viết tắt là dag: 1 dag = 10g 10 g = 1 dag
	- HS TLCH: 2 dag bằng bao nhiêu gam? 50 g bằng bao nhiêu dag?
	- GV nhận xét, chốt ý đúng. HS nhắc lại.
* Giới thiệu héc - tô - gam: GV giới thiệu tương tự như giới thiệu đơn vị đề - ca - gam. 
- GV treo bảng phụ. HS lần lượt lên bảng hoàn thiện bảng đơn vị đo khối lượng trên bảng phụ và nêu nhận xét về mqh giữa các đợn vị đo liền kề.
- GV nhận xét, kết luận: Mỗi đơn vị đo khối lượng đều gấp 10 lần đơn vị bé hơn liền nó. HS nhắc lại. 
 c. Thực hành:	
Bài tập 1: 
- 1HS nêu yêu cầu của bài. HS lần lượt làm bài trên bảng. Cả lớp làm vở.
- HS nêu cách chuyển đổi từ đơn vị đo khối lượng lớn hơn về đơn vị đo khối lượng bé hơn và ngược lại.
- GV cùng HS nhận xét, củng cố cho HS về mối quan hệ các đơn vị đo khối lượng liền nhau. 
 Bài tập 2: 
- 1HS nêu yêu cầu của bài. GV tổ chức cho HS làm bài tương tự như bài 1
- GV cùng HS nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài tập 3: ( Nếu còn thời gian) 
- 1HS nêu yêu cầu của bài.
- 2 HS lên bảng làm bài và giải thích cách so sánh.
- GV cùng HS nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài tập 4: ( Nếu còn thời gian) 
- 1HS đọc nội dung bài. 
- GV HSHD phân tích bài toán,
- 1HS giải bài trên bảng. 
- GV cùng HS nhận xét, chốt kết quả đúng.
3. Củng cố dặn dò: 
- HS nhắc lại các đơn vị đo khối lượng theo thứ tự từ lớn đến bé
- GV nhận xét giờ học. Nhắc HS chuẩn bị giờ sau: Bảng đơn vị đo khối lượng. 
---------------------------------------------------------------
KHOA HỌC
Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
	- HS biết phân loại thức ăn theo nhóm chất dinh dưỡng. Biết được để có sức khoẻ tốt phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn.
	- Chỉ vào bảng tháp dinh dưỡng cân đối và nói tên các nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít và ăn hạn chế.
	- Vận dụng vào thực tế cuộc sống ăn phối hợp nhiều loại thức ăn. Có ý thức ăn đảm bảo sức khoẻ để học tập.
* KNS: Tự nhận thức về sự cần thiết phối hợp các loại thức ăn; Bước đầu tự phục vụ khi lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp cho bản thân và có lợi cho sức khỏe.
II. ĐỒ DÙNG: 
- Hình trang 16, 17 SGK. 
- Tranh tháp dinh dưỡng cân đối. Phiếu ghi tên một số loại thức ăn như trang 16.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS nêu vai trò của vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ đối với cơ thể? 
2. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn tìm hiểu bài
* Hoạt động 1: Thảo luận về sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món
Bước 1: Thảo luận theo nhóm câu hỏi: Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món?
- GV đưa ra một số câu hỏi phụ để HS dễ trả lời:
	+ Nếu ngày nào cũng ăn một món cố định các em sẽ cảm thấy thế nào?
	+ Có loại thức ăn nào chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng không?
	+ Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta chỉ ăn thịt cá mà không ăn rau quả?
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện một số nhóm trả lời câu hỏi. GVHDHS đi đến kết luận: Mỗi loại thức ăn chỉ cung cấp một số chất dinh dưỡng nhất địnhở những tỉ lệ khác nhau. Không một loại thức ăn nào dù chứa nhiều chất dinh dưỡng đến đâu cũng không thể cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho nhu cầu của cơ thể. ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn không những đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng đa dạng, phức tạp của cơ thể mà còn giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn và quá trình tiêu hoá diễn ra tốt hơn.
* Hoạt động 2: Làm việc với SGK tìm hiểu tháp dinh dưỡng cân đối
Bước 1: Làm việc cá nhân
- HS nghiên cứu tháp dinh dưỡng cân đối trung bình cho một người một tháng (SGK). (GV lưu ý HS đây là tháp dinh dưỡng dành cho người lớn.)
Bước 2: Làm việc theo cặp: Hai HS thay nhau đặt câu hỏi và trả lời: Hãy nói tên nhóm thức ăn: Cần ăn đủ. Ăn vừa phải. Ăn có mức độ. Ăn ít. Ăn hạn chế?
Bước 3: Làm việc cả lớp: HS báo cáo kết quả làm việc theo cặp dưới dạng đố nhau:
+ HS1 nêu CH, HS2 Trả lời sau đó HS2 nêu CH tiếp HS1 trả lời cứ như vậy đến hết.
- GV nhận xét kết luận: Các thức ăn chứa nhiều chất bột đường, vi-ta-min, chất khoáng và chất sơ cần được ăn đầy dủ. Các thức ăn chứa nhiều chất đạm cần được ăn vừa phải. Đối với các thức ăn chứa nhiều chất béo nên ăn có mức độ. Không nên ăn nhiều đường và nên ăn hạn chế muối
* Hoạt động 3: Trò chơi đi chợ
- GV hướng dẫn cách chơi: có các phiếu viết tên các thức ăn. Các em chơi bán hàng. Một số em đóng vai người bán một số em đóng vai người mua.
- HS chơi đi chợ
- Từng HS tham gia chơi sẽ giới thiệu trước lớp những thức ăn đồ uống mà mình đã lựa chọn cho từng bữa ăn.
- Cả lớp và GV nhận xét xem lựa chọn của bạn nào là phù hợp là có lợi cho sức khoẻ.
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS đọc lại mục: Bạn cần biết.
- GV nhận xét giờ học. 
- HDHS cần ăn uống đủ chất dinh dưỡng để có sức khoẻ tốt.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn: 09 - 9 - 2016
 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 16 tháng 9 năm 2016
Buổi sáng:
 TẬP LÀM VĂN
 Luyện tập xây dựng cốt truyện
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Dựa vào gợi ý về nhân vật và chủ đề ( SGK), xây dựng được cốt truyện có yếu tố tưởng tượng gần gũi với lứa tuổi thiếu nhi và kể lại vắn tắt câu chuyện đó. 
- Xây dựng được cốt truyện theo gợi ý về nhân vật và kể lại câu chuyện đó. 
- GDHS thức học tập tự giác
II. ĐỒ DÙNG: 
	- Bảng phụ viết đề văn( phần luyện tập)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
	- 1HS nhắc lại ND ghi nhớ tiết trước: Cốt truyện	
	- 1HS kể lại câu chuyện Cây khế.
- GV nhận xét. 
2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học và ghi bảng tên bài.
 b. Thực hành:
 - GV treo bảng phụ 
- 1HS đọc đề bài. 
- HS phân tích đề - GV kết hợp gạch chân từ quan trọng.
- GV hướng dẫn HS xây dựng cốt truyện:
+ HS nêu lại các nhân vật trong câu chuyện cần xây dựng.
+ HS nêu một số chủ đề để xây dựng cốt truyện.
 	- GV nhận xét, nhắc nhở, gợi ý HS: Cần tưởng tượng những điều sẽ xảy ra, diễn biến của câu chuyện liên quan tới các nhân vật theo đề bài. Kể lại vắn tắt không cần kể cụ thể, chi tiết.
- HS nối tiếp nhau đọc gợi ý 1, 2. Cả lớp theo dõi SGK 
- 1, 2 HS nêu chủ đề mà mình lựa chọn.
- HS làm mẫu, trả lời lần lượt các câu hỏi trong SGK theo từng chủ đề.	
- HS thực hành kể vắn tắt câu chuyện tưởng tượng theo đề tài đã chọn theo nhóm đôi. 
- GV tổ chức cho HS thi kể chuyện trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện tưởng tượng sinh động, hấp dẫn nhất. HS viết vắn tắt cốt truyện của mình vào VBTTV 
3. Củng cố, dặn dò:
- 2, 3 HS nêu lại nội dung phần ghi nhớ bài Cốt truyện.
- GV nhận xét tiết học. 
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau: Viết thư ( KT viết)
--------------------------------------------------------------------------
TOÁN
 Tiết 20: Giây, thế kỉ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết đơn vị giây, thế kỉ. Mối quan hệ giữa phút và giây, thế kỉ và năm. HS biết cách tính khoảng thời gian từ một năm cho trước đến nay.
	- Biết xác định một năm cho trước thuộc thế kỉ nào. Tính được khoảng thời gian của một năm cho trước đến nay. ( BT 1 không làm 3 ý: 7 phút = ... giây; 9 thế kỉ = ...năm; 1/5 thế kỉ = ... năm) 
	- GDHS yêu thích môn Toán.
II. ĐỒ DÙNG: 
	- Đồng hồ thật có kim giây, kim giờ, kim phút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
	- 1HS nêu các đơn vị đo khối lượng đã học theo thứ tự từ lớn đến bé. 
	- 1HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng liền kề và đơn vị đo đề - ca - gam, héc - tô - gam với gam
- GV nhận xét.
2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 
	- GV giới thiệu và ghi bảng tên bài.
 b. Hình thành kiến thức
 * Giới thiệu về giây: 
- GV cho HS quan sát đồng hồ đang chạy và TLCH:
+ Kim giờ đi từ một số nào đến một số nào thì được một giờ? 
+ Kim phút đi từ vạch nào đến vạch nào thì được một phút? 
+ Một giờ bằng bao nhiêu phút? 
- HS trả lời - GV kết hợp ghi bảng: 1 phút = 60 giây
- HS nhắc lại 
- GV giới thiệu kim giây trên mặt đồng hồ: Khoảng thời gian kim giây đi từ một vạch đến vạch tiếp liền thì được một giây. Khoảng thời gian kim giây đi được một vòng là một phút, một phút tức là 60 giây.
- GV ghi bảng : 1 phút = 60 giây
- HS nhắc lại.
	- HS TLCH: 
+ 60 phút bằng bao nhiêu giờ? 
+ 60 giây bằng bao nhiêu phút?
	- GV nhận xét, chốt kq’ đúng.
 * Giới thiệu về thế kỉ: 
	- GV ghi bảng: 1 thế kỉ = 100 năm
	- GV giới thiệu và kết hợp ghi bảng: Bắt đầu từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ một; từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ hai; .... 
- HS nhắc lại.
- HS: 
+ Năm 2009 thuộc thế kỉ nào? 
+ Thế kỉ 21 bắt đầu từ năm nào? Giải thích cách xác định thế kỉ tiếp liền của thế kỉ trước?
	- GV nhận

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_4_nam_hoc_2016_2017_nguy.doc