Bài giảng Lớp 4 - Môn Đạo đức - Tiết 20 - Kính trọng , biết ơn người lao động

Nắm vững kiến thức và kỹ năng sử dụng câu kểAi làm gì? Để nhận biết câu kể trong đó có đoạn văn (BT1),xác định được bộ phận CN,VN trong câu kể tìm được (BT2)

- Viết được đoạn văn có dùng kiểu câu Ai làm gì? (BT3)

- HS khá giỏi: Viết được đoạn văn (5 câu) có 2,3 câu kể đã học

 

doc27 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1063 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Đạo đức - Tiết 20 - Kính trọng , biết ơn người lao động, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay 
 Ghi tựa :Phân số và phép chia số tự nhiên 
2. Tìm hiểu bài 
 Hoạt động 1 :Trường hợp có thương là một STN
- Nêu : Có 8 quả cam chia đều cho 4 em . Hỏi mỗi em được mấy quả cam ?
- Các số 8 , 4, 2 được coi là số gì ?
* Vậy thực hiện chia 1 STN cho 1 STN khác 0 ta được thương là STN , nhưng không phải lúc nào cũng có thể thực hiện như vậy .
Hoạt động 2 : Trường hợp thương làphân số
- Nêu tiếp : 3 cái bánh chia đều cho 4 em . Hỏi mỗi em được bao nhiêu phần của cái bánh ?
- Cho HS thảo luận nhóm đôi tìm cách chia đều 3 cái bánh cho 4 em.
 - Ghi bảng : 3 : 4 = 
- Trong phép chia 3 : 4 = có gì khác so với thương trong phép chia 8:4 = 2 ?
* Em có nhận xét gì về tử số và mẫu số của thương 
Kết luận :
 Thương của phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 có thể viết thành một phân số , tử số là số bị chia , mẫu số là số chia .
3. Thực hành
 Bài 1
- Cả lớp tự làm bài – sau đó chữa bài trước lớp.
- Nhận xét bài làm HS .
 Bài 2 (ý đầu)
- Gọi HS đọc y/c và bài mẫu .
- Lớp tự làm bài vào vở .
- Gọi 1 HS lên bảng làm .
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm .
* Nhận xét – chữa bài – cho điểm HS.
- Gọi HS dưới lớp nêu kết quả làm của mình.
* Nhận xét tuyên dương HS .
 Bài 3 
- Gọi HS đọc y/c đề bài phần a .
- Y/c HS tự làm bài vào vở .
- Gọi 1 HS lên bảng làm .
- Gọi HS nêu nhận xét câu b.
C . CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
 - Nhận xét tiết học , tinh thần thái độ học tập của HS .
 - Dặn HS về xem lạiccác bài đã làm .
--Chuẩn bị : Phân số và phép chia số tự nhiên .(tt)
- 2 HS thực hiện , lớp theo dõi .
- Lắng nghe .
Hoạt động lớp .
- Nêu : 8 : 4 = 2 (quả cam) .
Nhận xét : Làcác số tự nhiên .
- Lắng nghe và nhớ .
- HS thảo luận để đi đến kết luận :
- Nêu : 3 : 4 = (cái bánh) 
- Thương trong phép chia 8 : 4 = 2 là 1 STN , còn thương trong phép chia 3 : 4 = là phân số .
*  số bị chia là tử số của thương và số chia là mẫu số của thương .
- 2 HS nhắc lại .
- Tự nêu thêm các ví dụ .
Hoạt động lớp , SGK / 108
- 2 HS lên bảng làm .
- Lớp tự làm bài –nhận xét bài bạn .
- 1 HS đọc to .
- Làm bài theo mẫu rồi chữa bài .
- 1 HS lên bảng làm .
- Nhận xét – bổ sung ( nếu có ).
- HS nêu miệng kết quả làm của mình .
-1 HS đọc to y/c bài phần a ) Viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân sốcó mẫu số bằng 1.
- Làm bài theo mẫu. 
- 1 HS lên làm trên bảng .
- 2 HS đọc to nhận xét .
- Lắng nghe .
Buổi chiều:
Chính tả 
Tiết 20	 CHA ĐẺ CỦA CHIẾC LỐP XE ĐẠP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đùng BT CT phương ngữ (2) a/b, hoặc bài (3) a/b
II. CHUẨN BỊ
- Một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT 2b , BT3b .
III. CÁC HOAT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của Thầy 
Hoạt động của Trò
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Lớp viết bảng con các từ : mỏ thiếc , thiết tha , tiếc của , tiết học , dáo diết .
- Nhận xét chữ viết – KT tập chữa lỗi .
- Nhận xét lớp .
B . BÀI MỚI :
1. Giới thiệu bài :Tiết chính tả hôm nay , các em sẽ được nghe viết đoạn văn : Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp và làm các bài tập .
Ghi tựa : Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp .
2.: Hướng dẫn nghe - viết chính tả .
a/. Tìm hiểu nội dung đoạn văn
- Gọi HS đọc đoạn văn – và hỏi:
+ Trước đây bánh xe đạp được làm bằng gì ?
+ Sự kiện nàolàm Đân – lớp nãy sinh ý nghĩa làm lốp 
xe đạp ?
+ Phát minh của Đân – lớp được đang kí chính
thức vào năm nào ?
+ Nội dung chính đoạn văn là gì ?
b/. HD viết từ khó .
- Đọc thầm lại đoạn văn , chú ý những chữ cần
viết hoa , những từ ngữ dễ viết sai
- Cho HS phân tích và viết các từ khó đó .
* Nhận xét chữ víêt của HS .
c/. Viết chính tả
- Nhắc HS chú ý cách trình bày , ghi nhớ cách viết những tên riêng nước ngoài, những chữ số, những từ ngữ dễ viết sai 
- Đọc bài chính tả .Xong , đọc lại cho lớp soát lại bài.
d/Chấm , chữa bài .Chấm chữa 5- 7 bài .
5: Hướng dẫn luyện tập chính tả
Bài 2 ( chọn b )
+ Nêu yêu cầu BT 2 b
+ Dán lên bảng 3 , 4 tờ phiếu lên bảng
* Nhận xét chốt lời giải đúng :Cuốc, buộc, thuốc, chuột 
C . CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
- Nhắc những em hay viết sai chính tả về nhà viết lại những từ ngữ đã được ôn luyện .
- Chuẩn bị HTL 1 đoạn bài “ Chuyện cổ tích loài người ” ( Mắt trẻ em .. trái đất).
- Lớp thực hiện vào bảng con.
- Lắng nghe .
Hoạt động cả lớp , SGK / 14
- 1 HS đọc to đoạn văn , lớp đọc thầm theo.
+làm bằng gỗ , nẹp sắt .
+ một hôm ông suýt ngã vì vấp phải ống cao su dẫn nước . Sau đó ông nghĩ cách cuộn cao su cho vừa bánh xe rồi bơm hơi căng lên thay cho gỗ và nẹp sắt.
+ .vào năm 1880.
+ Đân – lớp là người đã phát minh ra chiếc lốp xe đạp bằng cao su
- Đọc thầm lại đoạn văn , chú ý những chữ cần viết hoa , những từ ngữ dễ viết sai và nêu lên trứơc lớp : Đân – lớp . suýt ngã , cuộn , săm ,..
- HS phân tích từng từ , viết vào bảng con.
- Viết bài vào vở .
- Soát lại bài .
- Từng cặp đổi vở , soát lỗi cho nhau .
- Đối chiếu SGK , tự sửa những chữ viết sai ở lề trang vở .
Hoạt động tổ nhóm
- 1 HS đọc to y/c.
- 3 HS lên thi làm nhanh trên giấy
- Lớp theo dõi nhận xét .
- Lắng nghe .
Lịch sử 
Tiết 20	 CHIẾN THẮNG CHI LĂNG
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nắm được 1 số sự kiện về khởi nghĩa Lam Sơn (tập trung vào trậnChi Lăng): Lê Lợi chiêu binh sĩ xây dựng lực lượng tiến hành khởi nghĩa chống quân Minh. Chi Lăng là 1 trong những trận quyết định thằng lợi của cuộc khởi nghĩa. Diễn biến trận Chi lăng: Quan địch do Liễu Thăng chỉ huy đến ải Chi Lăng,kị binh ta nghênh chiến, nhử Liễu Thăng và kị binh của giặc vào ải, khi vào ải,quân ta tấn công, Liễu Thăng bị giết, quân giặc hoảng loạn và rút chạy. Ý nghĩa: Đập tan mưu đồ cứu viện thành Đồng Quan của quân Minh, quân Minh phải xin hàng và rút về nước.Thua trận Chi Lăng và 1 số trận khác, quân Minh đầu hàng, rút về nước.Lê Lợi lên ngôi Hoàng Đế (1428), mở đầu thời Hậu,Lê.
- Nêu các mẫu chuyện về Lê Lợi (kể chuyện Lê Lợi trả gươm chua Rùa thần)
II.CHUẨN BỊ
- Hình minh hoạ trong SGK .
- Bảng phụ ghi các câu hỏi cho HĐ 2 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. KIỂM TRA BÀI CŨ 
B BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài:
- Treo hình 2 /46 và hỏi : Hình chụp đền thờ ai ? Người đó có công lao gì đối với dân tộc?
- Đây là ảnh chụp đền thờ vua Lê Thái Tổ , Người có công lớn lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược và lập nên triều Hậu Lê . Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về trận đánh Chi Lăng và ý nghĩa của cuộc chiến thắng đó .
 Ghi tựa :Chiến thắng Chi Lăng .
2.Tìm hiểu bài :
Hoạt động 1 : Tìm hiểu Ải Chi Lăng -bối cảnh dẫn tới trận Chi Lăng.
 - GV trình bày bối cảnh dẫn tới trận Chi Lăng :
+Cuối năm 1407 nhà Minh xâm lược nước ta , do chưa đủ thời gian đoàn kết toàn dân nên nhà Hồ lãnh đạo thất bại, nước ta rơi vào ách đô hộ của nhà Minh.
+ Không chịu khuất phục trước quân thù , nhân dân ta liên tục nổi dậy đấu tranh , tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo .
+ Năm 1418,từ vùng núi Lam Sơn(Thanh Hoá) cuộc khởi ngghĩa lan rộng ra cả nước. Năm 1426, quan Minh bị quân khởi nghĩa bao vây ở Đông Quan (Thăng Long), tướng giặc là Vương Thông hoảng sợ một mặt - xin hàng một mặt cho người về nước xin cứu viện. Liễu Thăng chỉ huy 10 vạn quân kéo vào nước ta theo đường Lạng Sơn .
+ Biết quân giặc phải đi qua Ải Chi Lăng , nghĩa quân chọn đây là trận quyết định tiêu diệt giặc .
Vậy Ải Chi Lăng có địa hình ntn – chúng ta cùng tìm hiểu bài .
- Treo lược đồ trận Chi Lăng –y/c HS quan sát khung cảnh trận và cho biết :
 + Thung lũng Chi Lăng ở tỉnh nào ?
 + Thung lũng có hình gì ?
 + Hai bên thung lũng là gì ?
 + Lòng thung lũng có gì đặc biệt ?
 + Theo em với địa hình như trên Chi Lăng có lợi gì cho quân ta và có hại cho địch ntn ?
* Tổng kết ý chính và giảng thêm :
 Chính tại Ải Chi Lăng , năm 981 dưới sự lãnh đạo của Lê Hoàn, quân và dân ta đánh tan quân xâm lược nhà Tống , Sau gần 5 thế kỉ dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi , quân dân ta lại giành chiến thắng vẻ vang ở đây.
Hoạt động 2 : Trận Chi Lăng 
- Gọi HS đọc bài trong SGK – quan sát lược đồ.
- HS TL nhóm 4 –dựa theo nội dung vàlược đồ và trả lời các câu hỏi sau :
- Treo câu hỏi gợi ý lên :
1/. Lê Lợi đã bố trí quân ta ở Chi Lăng ntn ?
2/. Kị binh của quân ta đã làm gì khi quân Minh đến trước Ải Chi Lăng ?
3/. Trước hành động của quân ta , kị binh của giặc đã làm gì ?
4/. Kị binh của giặc thua ntn ? 
5/. Bộ binh của giặc thua ntn ?
- Tổ chức cho HS thuật lại được diễn biến trận 
- Cho HS trình bày .
- Gọi HS khá trình bày lại diển biến trận Chi Lăng?
Hoạt động 3 : Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của chiến thắng Chi Lăng.
- Gọi HS đọc lại nội dung bài trong SGK .
- HS TL nhóm đôi và cho biết :
 + Kết quả của trận Chi Lăng ?
 + Theo em , vì sao quân ta giành được thắng lợi ở ải Chi Lăng 
* GV tóm ý và nêu ý nghĩa: Trận Chi Lăng chiến thắng vẻ vang , mưu đồ cứu viện Đông Quan của nhà Minh bị tan vở . Quân Minh phải đầu hàng , rút về nước , nước ta độc lập , Lê Lợi lên ngôi vua mở đầu thời Hậu Lê 
- Gọi HS đọc Ghi nhớ /46.
C . CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
- Nhận xét tiêt học , tinh thần thái độ học tập HS .
-Về đọc lại bài và học ghi nhớ.
-Chuẩn bị: Nhà Hậu Lê và việc tổ chức quản lý đất nước.
- Quan sát hình và trả lời theo ý hiểu .
- Lắng nghe và nhớ .
Hoạt động lớp , cá nhân , SGK / 44
+ ở tỉnh Lạng Sơn nước ta .
+ Thung lũng hẹp và có hình bầu dục .
+Phía tây thung lũng là dãy núi đa hiểm trở ,phía đông là dãy núi đất trùng trùng điệp điệp .
+ Lòng thung lũng có sông lại có 5 ngọn núi nhỏ là núi Quỷ Môn Quan , núiMa Sẳn , núi Phượng Hoàng , núi Mã Yên , núi Cai Kinh .
+ Địa thế tiện cho quân ta mai phục đánh giặc , còn giặc đã lọt vào Chi Lăng khó mà có đường thoát ra .
- Lắng nghe và nhớ .
Hoạt động lớp , cá nhân .
-2 HS đọc bài trong SGK , lớp theo dõi.
- Mỗi nhóm 4 em HĐ- Các nhóm thảo luận .nhau để đi đến kết quả :
1/quân ta mai phục chờ địch ờ 2 bên sườn núi và lòng khe.
2/.Kị binh ta ra nhgênh chiến rồi quay đầu giả vờ thua để nhữ Liễu Thăng cùng đám kị binh vào ải.
3/. KỊ binh giặc thấy vậy , ham đuổi nên bỏ xa quân bộ ở phía sau đang lũ lượt chạy .
4/.Khi kị binh giặc đang bì bõm lội qua đầm lầy thì 1 loạt pháo hiệu nổ vang như sấm dậy . Lập tức 2 bên sườn núi những chùm tên và mũi tên lao vun vút xuống , Liễu Thăng và đám kị binh tối tăm mặt mũi, Liễu Thăng bị giết tại trận .
5/.Quân bộ binh của địch cũng bị quân ta mai phục , lại nghe Liễu Thăng chết thì
 hôt hoảng , lớp chết lớp bỏ chạy.
- Đại diện nhóm trình bày .
-Nhóm khác nhận xét – bồ sung ý kiến .
- Vài em dựa vào dàn ý trên để thuật lại diễn biến chính của trận Chi Lăng .
-1 HS đọc to , lớp theo dõi SGK .
- 2 HS cùng bàn trao đổi nhau 
+Quân ta đại thắng , quân địch thua tr6ạn bỏ chạy về nước , Liễu Thăng tử tr6ạn .
+ ..quân ta rất anh dũng , mưu trí biết lợi dụng địa thế để đánh giặc .
- Lắng nghe .
- 2 HS đọc to ghi nhớ .
- Lắng nghe .
Luyện từ và câu 
Tiết 39	 LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ AI LÀM GÌ ?
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nắm vững kiến thức và kỹ năng sử dụng câu kểAi làm gì? Để nhận biết câu kể trong đó có đoạn văn (BT1),xác định được bộ phận CN,VN trong câu kể tìm được (BT2)
- Viết được đoạn văn có dùng kiểu câu Ai làm gì? (BT3)
- HS khá giỏi: Viết được đoạn văn (5 câu) có 2,3 câu kể đã học
II. CHUẨN BỊ
-Phiếu học tập. 	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của Thầy 
Hoạt động của Trò
A. KIỂM TRA BÀI CŨ 
 - Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập:
 Đặt 2 câu có chứa tiếng Tài (có nghĩa là có khả năng hơn người bình thường - hoặc tiền của )
 - Nhận xét – cho điểm HS .
B BÀI MỚI :
1.Giới thiệu bài: Trong các tiết học trước , các em đã nắm được CN – VN , ý nghĩa của CN trong câu kể Ai làm gì ? Đây là kiểu câu được sử dụng nhiều trong khi nói và viết . Tiết học hôm nay , giúp các em luyện tập để nắm chắc cấu tạo và cách sử dụng kiểu câu này .
 Ghi tựa :Luyện tập về câu kể Ai làm gì ?
2. Hướng dẫn luyện tập .
 - Bài 1 : 
- Gọi HS đọc y/c và đoạn văn. 
- Y/c HS đọc thầm –trao đổi nhau tìm các câu kể 
- Gọi HS trình bày
+ Dán bảng 2 , tờ phiếu ; mời 2 em đánh dấu trước các câu kể . 
- Gọi HS khác nhận xét bài bạn .
* Nhận xét –kết luận lời giải đúng
 - Bài 2 : 
- Gọi HS đọc yêu cầu BT .
- Y/c HS tự làm bài .
+ Mời 2 em lên bảng xác định CN , VN của các câu đã viết trên phiếu .
Gọi HS nhận xét bài bạn .
* Nhận xét –kết luận lời giải đúng
 - Bài 3 
- Gọi HS đọc y/c bài tập .
- Đề bài y/c các em viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 5 câu kể – kể về công việc trực nhật của tổ em .Các em cần viết ngay vào thân bài , kể công việc cụ thể của từng người – không viết cả bài . Khi kể các em chú ý tránh lặp từ bằng cách thêm một số từ nối – 1 số nhận xét . Trong đoạn phải có 1 số câu kể Ai làm gì ?
+ Công việc trực nhật của em gồm những công việc gì 
- Y/c HS tự làm bài vào vở .
- Phát giấy khổ to cho 3 HS ( giỏi , khá, tr.bình ).
- Y/c HS làm vào giấy dán bài lên bảng .
–Gọi HS nhận xét , bổ sung ( nếu có ).
- Gọi HS đọc đoạn văn của mình làm .
* Nhận xét – cho điểm những HS viết tốt .
C . CỦNG CỐ – DẶN DÒ 
- Nhận xét tiết học .
- Yêu cầu HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà hoàn chỉnh , viết lại vào vở .
-Chuẩn bị : Mở rộng vốn từ : Sức khỏe
- 3 HS thực hiện.
- Mỗi HS đặt 2 câu theo 2 nghĩa của tiếng Tài .
- Lắng nghe .
Hoạt động nhóm , cá nhân .
- 1 em đọc nội dung BT . Cả lớp theo dõi 
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn , trao đổi cùng bạn để tìm câu kể Ai làm gì ? 
- 2 HS lên bảng ghi câu kể Ai làm gì ?
 + Tàu chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa.
 + Một số chiến sĩ thả câu.
 +Một số khác quây quần trên boong sau ca hát, thổi sáo .
 + Cá heo gọi nhau quây quần đến quanh tàu như để chia vui
- HS khác nhận xét –chữa bài ( nếu có )
- 1 HS đọc to y/c .
- Làm bài cá nhân , đọc thầm từng câu , xác định CN – VN trong mỗi câu rồi đánh dấu // phân cách 2 bộ phận ; sau đó gạch 1 gạch dưới CN , 2 gạch dưới VN .
- 2 HS lên thực hiện trên phiếu:
+ Tàu chúng tôi // buông neo trong vùng biển Trường Sa .
 + Một số chiến sĩ // thả câu.
 + Một số khác // quây quần trên boong sau ca hát , thổi sáo .
 + Cá heo // gọi nhau quây đến quanh tàu như để chia vui .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
Hoạt động lớp.
- Đọc yêu cầu BT .
- Lắng nghe để thực hiện .
+ lau bảng , quét lớp , kê bàn ghế , lau cửa sổ , đổ rác ,
- Cả lớp viết đoạn văn .
- 3HS thực hiện vào giấy . 
- Những em làm bài trên giấy có đoạn văn viết tốt dán bài ở bảng , đọc kết quả 
- HS Tiếp nối nhau đọc đoạn văn đã viết , nói rõ câu nào là câu kể Ai làm gì ? .
- Cả lớp nhận xét .
Thứ tư, ngày 04 tháng 01 năm 2012
Buổi sáng:
Toán 
Tiết 98	 PHÂN SỐ VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN (tt)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết được thương của phép chia 1 số tự nhiên cho 1 số tự nhiên khác 0 có thể viết thành 1 phân số.
- Bước đầu biết so sánh phân số với 1
II. CHUẨN BỊ
- Phấn màu .Hình minh hoa bài học như trong SGK 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. KIỂM TRA BÀI CŨ 
 - Gọi HS lên bảng làm bài tập :
1/.Viết thương của mỗi phép chia dưới dạng phân số 
 8: 9 , 7:12 , 1:4 , 15:36 .
2/. Viết thương dưới dạng phân số rồi tính :
 4:12 , 35:7 , 105:35 , 242:11
- Nhận xét – cho điểm HS .
B BÀI MỚI 
1.Giới thiệu bài: Trong giờ học hôm nay, các em sẽ t/t tìm hiểu về phân số và phép chia STN .
 Ghi tựa :Phân số và phép chia số tự nhiên (tt) 
2.Tìm hiểu bài :
- Gọi Hs đọc ví dụ 1.
- Nêu ví dụ 1 . Hướng dẫn để HS tự nêu cách giải quyết vấn đề .
- GV mô tả bằng hình cho HS rõ hơn .
- Nêu ví dụ 2 . Hướng dẫn để HS tự nêu cách giải quyết vấn đề .
+ và 1 quả cam , bên nào có nhiểu cam hơn . Hãy so sánh và 1 ?
* Vậy : Những phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì phân số đó lớn hơn 1 .
Ta viết : > 1 
- Hãy viết thương của 4:4 dưới dạng phân số và STN .?
- = 1 . Vậy hãy so sánh tử số và mẫu số ?
* Vậy : Những phân số có tử số bằng mẫu số thì phân số đó bằng 1.
 - Hãy so sánh 1 và quả cam và so sánh tử số và mẫu số ?
 < 1
* Vậy : Những phân số nào có tử số bé hơn mẫu số thì phân số đóbé hơn 1.
3. Luyện tập thực hành 
 Bài 1 
- Gọi HS đọc y/c bài tập .
- Cho HS làm vào bảng con .
* Nhận xét bảng HS viết .
 Bài 3 
- Gọi HS đọc y/c bài .
- Y/c HS tự làm vào vở .
* Quan sát giúp đỡ HS làm còn lúng túng .
* Chấm 1 số vở và nhận xét .
C . CỦNG CỐ- DẶN DÒ :
 - Gọi HS đọc lại phần nhận xét / 109 .
- Nhận xét tiết học, tinh thần thái độ học tập HS.
- Về xem lại nội dung đã học hôm nay và các bài đã học ,để tiết sau thực hành : Luyện tập .
- 2 HS thực hiện 
- Lắng nghe .
Hoạt động lớp .SGK / 109
- 1 HS đọc to ví dụ 1.
* HS tự nêu cách giải quyết vấn đề .
- Ăn 1 quả cam tức là ăn 4 phần hay quả cam 
 Ăn thêm quả nữa tức là ăn thêm 1 phần ; Như vậy , ăn tất cả 5 phần hay quả cam .
- Quan sát hình GV mô tả .
- Đọc ví dụ 2 .
* HS tự nêu cách giải quyết vấn đề .
- Chia đều 5 quả cam cho 4 người thì mỗi người nhận được quả cam .
- HS nhận biết :
 quả cam là kết quả của phép chia đều 5 quả cam cho 4 người . 
Ta có : 5 : 4 = .
 quả cam gồm 1 quả cam và quả cam , do đó quả cam nhiều hơn 1 quả cam . 
- 4 : 4 = = 1
- Nêu : Phân số có tử số bằng mẫu số .
- Nêu tiếp : Phân số có tử số bé hơn mẫu số .
 phân số đó bé hơn 1 .
Hoạt động lớp , SGK / 110 .
-1 HS đọc to y/c .
- Lớp làm làm vào bảng con .
- 1HS đọc to y/c bài .
- Lớp tự làm bài vào vở .
- 2 HS nhắc lại phần nhận xét .
- Lắng nghe .
Khoa học 
Tiết 40	 BẢO VỆ BẦU KHÔNG KHÍ TRONG SẠCH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Nêu được 1 số biện pháp bảo vệ không khí trong sạch: thu gom,xử lý phân, rác hợp lý; Giảm khí thải, bảo vệ rừng và trồng cây.
*Giáo dục BVMT: Có ý thức thực hiện tốt các biện pháp hiệu quả đễ gữ bầu không khí traong sạch .
*KNS: -Kỹ năng trình bày và tuyên truyền về việc bảo vệ bàu không khí trong sạch.
-Kỹ năng lựa chọn giải pháp bảo vệ môi trường không khí.
II. CHUẨN BỊ
- Hình trang 80 , 81 SGK .
- Sưu tầm các tư liệu , hình vẽ , tranh ảnh về các hoạt động bảo vệ môi trường không khí
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. KIỂM TRA BÀI CŨ :
 - Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi :
1/Thế nào là không khí trong sạch , không khí bị ô nhiễm ?
2/Những nguyên nhân nào gây ô nhiễm không khí ?
3/Không khí bị ô nhiễm gây tác hại gì đối với đời sống sinh vật 
- Nhận xét – cho điểm .
B . BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài: Ô nhiễm không khí gây tác hại đến sức khoẻ của con người , chúng ta nên làm gì và khôngnên làm gì để bảo vệ môi trường không khí ? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay .Ghi tựa Bảo vệ bầu không khí trong sạch .
2.Tìm hiểu bài :
HĐ 1 : Những biện pháp bảo vệ bầu không khí trong sạch .
 - Y/c hS HĐ theo cặp quan sát hình trong SGK / 80
Và 81 – trao đổi nhau trả lời các câu hỏi :
 + Nêu những việc nên làm hay không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch ?
- Gọi HS trình bày trước lớp .
* Nhận xét sau mỗi khi HS trình bày và khẳng định những việc nên làm nêu trong tranh :
a). Những việc nên làm :
H1 : Các bạn làm vẽ sinh trong lớp học để tránh buị.
H2 : Vứt rác vào thùng rác có nắp đậy , nắp tránh bốc mùi hôi – khí độc .
H3: Nấu ăn bằng bếp cải tiến tiết kiệm củi ; khói –khí thải theo ống bay lên cao , tránh cho người đun bếp và những người xung quanh hít .
H5 : Trường học có nhà vệ sinh qui định , cách giúp HS đi đại tiểu tiện đúng nơi qui định và xử lí tốt không gây ô nhiễm môi trường .
HS 6: Cảnh thu gom rác ở thành phố làm đường phố sạch đẹptránh bị ô nhiễm môi trường .
H7 :Trồng cây gây rừng là biện pháp tốt nhất để giữ cho bầu không khí trong sạch .
b). Những việc không nên làm :
H4 : Nhóm bếp tha tổ ong gây nhiều khói , khí độc hại làm cho mọi người sống chung quanh trực tiếp hít phải..
+ Em , Gia đình em , địa phương đã làm gì để bảo vệ bầu không khí trong sạch ?
*- Kết luận : Chống ô nhiễm không khí bằng cách :
+ Thu gom và xử lí rác , phân hợp lí .
+ Giảm lượng khí thải độc hại của xe và của nhà máy .
+ Bảo vệ rừng , trồng nhiều cây xanh 2 bên đường để hạn chế tiếng ồn – cải thiện chất lượng không khí thông qua hấp thụ CO2.
+ Quy hoạch xây dựng đô thị – khu công nghiệp để h5n chế ô nhiễm không khí trong dân cư .
* GD BVMT : Không khí rất cần thiết cho cho cuộc sống của con người nhưng những tài nguyênvô giá ấy đang bị 

File đính kèm:

  • docTUAN 20.doc