Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 33 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Thanh Loan - Trường Tiểu học Hiệp An

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

 - HS biết đọc một đoạn trong bài văn với giọng phân biệt lời các nhân vật (nhà vua, cậu bé)

 - Hiểu những từ ngữ khó trong bài. Hiểu nội dung truyện: Tiếng cười như một phép màu làm cho cuộc sống của vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi. (TL được các CH trong SGK).

- Ham hiểu biết, thích khám phá thế giới.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: - HS đọc thuộc lòng và nêu nd bài Ngắm trăng và Không đề

2. Dạy bài mới

a. Giới thiệu bài

b. Luyện đọc và tìm hiểu bài

*. Luyện đọc:

 - HSTB nối tiếp nhau đọc từng đoạn văn 2 - 3 lượt.

 - GV kết hợp giúp HS đọc đúng các từ khó, hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài, hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ở những câu dài khó.

 - HS luyện đọc theo cặp.

 - Một HSG đọc cả bài .

 - GV đọc diễn cảm toàn bài.

*. Tìm hiểu bài :

 - HS đọc thầm bài văn và trả lời câu hỏi:

 + Con người phi thường mà cả triều đình háo hức nhìn là ai? Thái độ của nhà vua như thế nào khi gặp chú bé? Cậu bé phát hiện ra những truyện buồn cười ở đâu? Vì sao những chuyện ấy buồn cười? Tiếng cười làm thay đổi cuộc sống ở vương quốc u buồn như thế nào?

 + Em hãy tìm nội dung chính của mỗi đoạn văn (GV ghi ý chính của từng đoạn ).

 + Phần cuối truyện cho ta biết điều gì? Hãy nêu ý chính của bài văn.

 - GV kết luận ghi ý chính lên bảng.

 

doc23 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 207 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 33 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Thanh Loan - Trường Tiểu học Hiệp An, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 anh (Đ/c Thanh dạy)
.......................................................................................................................
Buổi chiều: Tiếng việt (ôn)
Tiết 1: Luyện viết
Bài 32 : Dòng sông mặc áo
I. Mục tiêu.
	- Viết đúng chính tả, trình bày đúng, đều, đẹp đoạn văn trong bài tập đọc Dòng sông mặc áo - Vở luyện viết chữ đẹp – T1 theo kiểu chữ thẳng.
	- Có ý thức rèn chữ viết đẹp.
II. Đồ dùng dạy – học: HS chuẩn bị Vở luyện viết chữ đẹp 4 – T.1
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC cần đạt của tiết học
b. Hớng dẫn luyện viết:
	- GV đọc bài 32: Dòng sông mặc áo trong vở luyện viết CĐ 4 - T.1; HS theo dõi.
	+ Nêu nội dung chính của bài ? (Vẻ đẹp của dòng sông thay đổi màu sắc trong ngày )
	+ Cách viết kiểu chữ đứng? Cách trình bày một đoạn văn?
	- Hớng dẫn HS nhận xét các hiện tượng chính tả cần viết đúng.
	- HS luyện viết các chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn trên giấy nháp: làm sao, nắng lên, rộng bao la, trôi, ráng, 
	- HS đọc thầm đoạn văn cần viết, chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai, cách trình bày.
c. HS luyện viết:
	- Nhắc HS quy định viết chính tả.
	- HS nhìn và viết cho đúng mẫu: 
 Bài 32: Dòng sông mặc áo
Dòng sông mới điệu làm sao
Nắmg lên mặc áo lụa đào thướt tha.
Trưa về trời rộng bao la,
áo xanh sông mặc như là mới may.
Chiều trôi thơ thẩn áng mây
Cài lên màu áo hây hây ráng vàng.
	- HS soát lại bài.
d. Chấm, chữa bài: 
- GV chấm 7-10 bài.
	- GV nêu nhận xét chung.
3. Củng cố, dặn dò:
	- GV nhận xét tiết học, yêu cầu HS ghi nhớ kĩ thuật viết chữ đều, đẹp.
	- HDHS chuẩn bị bài sau.
.........................................................................................................................
Tiết 2: LTVC
Ôn tập: Trạng ngữ
I. Mục đích yêu cầu.
	- Củng cố khái niệm về trạng ngữ, tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ nơi chốn, TN chỉ thời gian, TN chỉ nguyên nhân trong câu.
	- HS biết đặt câu có trạng ngữ, nhận diện được trạng ngữ chỉ nơi chốn, TN chỉ thời gian, TN chỉ nguyên nhân trong câu; Viết được đoạn văn có dùng trạng ngữ.
	- HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học: 
III. Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ; 
- Thế nào là trạng ngữ ? Nêu đặc điểm và tác dụng của trạng ngữ chỉ nơi chốn, TN chỉ thời gian, TN chỉ nguyên nhân trong câu? VD?
2. Dạy bài mới:
 a, Giới thiệu bài.
 b, Hướng dẫn luyện tập: 
	- GV chép từng bài lên bảng, HS làm việc cá nhân lên bảng gạch dưới các trạng ngữ ( Bài 1), nối trạng ngữ với bộ CN, VN thích hợp; điền các bộ phân theo yêu cầu (Bài 2,3 ). Đọc kết quả ( Bài 4)
	- Lớp và GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 1: Tìm trạng ngữ trong các câu sau:
ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn.
Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy bình yên và thong thả như thế.
Vì thương chúng tôi, mẹ luôn chịu khó thức khuya, dậy sớm.
Bài 3: Nối trạng ngữ ở bên trái với CN và VN ở bên phải để tạo thành câu cho phù hợp:
1. Do không chú ý nghe giảng
a. một bông hoa rập rờn trước gió.
2. Giữa vườn lá um tùm xanh mướt còn ướt đẫm sương đêm
b. chúng tôi rủ nhau đi thăm bạn Lan ốm.
3. Chiều hôm qua
c. tôi không hiểu bài.
Bài 3: Thêm trạng ngữ chỉ thích hợp vào chỗ trống cho các câu sau:
, cây phượng như một người khổng lồ có mái tóc màu xanh.
, trường em lại tổ chức buổi lễ chào cờ thật long trọng.
, em đến lớp bị muộn.
Bài 4: 
	HSKG: Viết đoạn văn ngắn tả hoạt động của một con vật mà em thích trong đó có câu chứa trạng ngữ. Gạch dưới bộ phận trạng ngữ đó.
	HSTB: Đặt 1 câu có TG chỉ nơi chốn, 1 câu có TN chỉ thời gian, 1 câu có TN chỉ ngyên nhân. Gách chân dưới bộ phân trạng ngữ của từ câu.
	- HS làm bài cá nhân
	- GV quan sát, HD những em còn lúng túng.
	- Vài HS đọc bài vừa viết, GVHDHS nhận xét sửa lỗi sai về ý, từ câu.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhắc lại đặc điểm và tác dụng của TN chỉ nơi chốn, TN chỉ thời gian, TN chỉ nguyên nhân trong câu? VD?
- GV chốt lại bài, nhận xét giờ học.
.........................................................................................................................
Tiết 3: TLV
Ôn tập: Miêu tả con vật
I. Mục Tiêu
	- Củng cố các cách mở bài và kết bài trong bài văn miêu tả con vật.	
- Làm tốt một số bài tập có liên quan.
- GDHS lòng yêu quý, sự chăm sóc, bảo vệ vật nuôi. 
II. Đồ dùng dạy học: Tranh con chó. 
III. Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ; 
	- Có mấy cách mở bài trong bài văn tả con vật? Là những cách nào?
	- Có mấy cách kết bài trong bài văn tả con vật? Là những cách nào?
2. Dạy bài mới:
 a, Giới thiệu bài.
 b, Hướng dẫn ôn tập qua đề bài sau: 
Bài 1: HSKG: Viết mở bài gián tiếp cho bài văn tả con chó nhà em.
HSTB: Viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp cho bài văn tả con chó nhà em.
- HS làm việc cá nhân: Viết bài vào vở.
- GV theo dõi và HD thêm.
	- HĐ cả lớp: Đại diện một số HS trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, sửa lỗi sai về ý, từ câu.
- GV kết luận chung. Cho điểm HS.
Bài 2: HSKG: Viết kết bài mở rộng cho bài văn tả con chó nhà em.
HSTB: Viết kết bài mở rộng hoặc không mở rộng cho bài văn tả con chó nhà em.
- HS làm việc cá nhân: Viết bài vào vở.
- GV theo dõi và HD thêm.
	- HĐ cả lớp: Đại diện một số HS trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, sửa lỗi sai về ý, từ câu.
- GV kết luận chung. Cho điểm HS.
* GV đọc cho HS nghe một số mở bài và kết bài hay.
3. Củng cố, dặn dò:
	- HS nhắc lại các cách mở bài và kết bài trong bài văn tả con vật?
	- GV liên hệ GDHS ý thức chăm sóc và bảo vệ vật nuôi, chốt lại nội dung giờ học, và nhận xét tiết học.
 Soạn: 16/4/2011 . Giảng: Thứ tư 20/4/2011
Buổi sáng
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
i. mục đích yêu cầu
- HS đựa vào gợi ý trong SGK, chòn và kể lại được câu chuyên (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nới về tinh thần lạc quan, yêu đời.
	- Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể, biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
	- Mạnh dạn, tự nhiên khi nói trước đông người. 
ii. đồ dùng dạy học 
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 1-2 HS kể lại câu chuyện: Khát vọng sống.
2. Dạy bài mới 
 a. Giới thiệu bài: Trực tiếp 
 b. GV hướng dẫn kể chuyện.
* Tìm hiểu đề bài 
	- 1HSTB đọc đề bài 
	- Phân tích đề bài dùng phấn màu gạch chân dưới những từ ngữ: được nghe, được đọc về tinh thần lạc quan, yêu đời.
	- HS nối tiếp nhau đọc phần gợi ý.
	- GV gợi ý HS kể chuyện.
	+ Em hãy gới thiệu về câu chuyện hay nhân vật mình định kể cho các bạn cùng biết.
* Kể trong nhóm 
	- HS hoạt động trong nhóm, mỗi nhóm 4 HS cùng kể chuyện, trao đổi với nhau về ý nghĩa truyện.
	- GV theo dõi, HD chung.
* Kể trước lớp 
	- Tổ chức cho HS thi kể.
	- Khuyến khích HS hỏi bạn về tính cách nhân vật, ý nghĩa hành động của nhân vật, ý nghĩa truyện .
	- HS nhận xét bạn kể. 
	- GV nhận xét cho điểm HS kể tốt.
 3. Củng cố - dặn dò .
	- Em học được điều gì qua những câu chuyện (đoạn truyện) vừa kể?
	- GV nhận xét tiết học. HD HS xem trước nội dung bài kể chuyện tiết tuần sau: KC được chứng kiến hoặc tham gia.
.........................................................................................................................
Tập đọc
 Con chim chiền chiện 
i. mục đích yêu cầu 
 - HS bước đầu biết đọc diễn cảm hai ba khổ thơ trong bài với giọng vui, hồn nhiên.
	- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: cao hoài, cao vợi, bối rối, ... Hiểu ý nghĩa của bài: Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn trong cảnh thiên nhiên thanh bình cho thấy sự ấm no, hạnh phúc, và tràn đầy tình yêu thương cuộc sống. TL được các CH trong SGK và thuộc hai, ba khổ thơ.
	- Luôn lạc quan, yêu đời yêu cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy – học 
III. Các hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra bài cũ:
	- 2 HS nối tiếp nhau đọc bài “Vương quốc vắng nụ cười ” và TLCH về nội dung bài.
2. Dạy bài mới
Giới thiệu bài: 
Luyện đọc và tìm hiểu bài:
*.Luyện đọc 
	- HSTB nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ 2-3 lượt.
	- GV giúp HS sửa lỗi phát âm,hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài, HDHS cách ngắt nhịp thơ. 
	- HS luyện đọc theo cặp.
	- Một HSG đọc cả bài.
	- GV đọc diễn cảm toàn bài.
*. Tìm hiểu bài : HS trả lời câu hỏi:
	 + Con chim chiền chiện bay lượn giữa khung cảnh thiên nhiên như thế nào?
Những từ ngữ và chi tiết nào vẽ nên hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn giữa không gian cao rộng? Hãy tìm những câu thơ nói về tiếng hót của con chim chiền chiện 	
	+ Qua bức tranh bằng thơ của Huy Cận, em hình dung được điều gì? HS nêu ý chính của bài?
 *. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài .
	- HS tiếp nối nhau đọc các khổ thơ. 
	- GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm 3 khổ thơ đầu.
	- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp và thi đọc diễn cảm.
	- HS nhẩm đọc thuộc lòng từng khổ thơ. (Yêu cầu thuộc ít nhất 2, 3 khổ thơ)
	- GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ.
3. Củng cố, dặn dò
	- Qua hình ảnh con chim chiền chiện, em hiểu được điều gì?
	- GV nhận xét tiết học và HDHS đọc lại bài và chuẩn bị bài sau: Tiếng cười là liều thuốc bổ.
................................................................................................................
Toán
 Tiết 163 Ôn tập về các phép tính với phân số (tiếp theo-170)
i. Mục đích yêu cầu
 	 - HS thực hiện được bốn phép tính với phân số.
	 - Biết vận dụng để tính giá trị của biểu thức và giải toán.
	- HS làm tốt các BT 1; 3a; 4a.
ii. đồ dùng dạy học 
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức có chứa PS?
2. Dạy bài mới 
 a. Giới thiệu bài : trực tiếp 
 b. Thực hành 
Bài 1: 
	- HS đọc và nêu yêu cầu bài: Tính tổng - hiệu - tích - thương của hai PS 4/5 và 2/7.
	- HS tự làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm. 
	- HS dưới lớp nhận xét bài trên bảng.
- GV đánh giá chung.
Bài 3a:
 - HS nêu yêu cầu bài: Tính giá trị của biểu thức.
 + Nêu thứ tự thực hiện phép tính trong một biểu thức có chứa PS?
 - 3 HS lên bảng làm bài (mỗi em một biểu thức). Lớp nhận xét 
 - GV đánh giá.
Bài 4a:
 - HS đọc đề bài bài toán 
 	+ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì ? 
	+ Để biết sau hai giờ vời nước đó chảy được mấy phần bể ta làm thế nào?
 - Lớp giải bài toán vào vở. 1 HS nêu cách giải
 - GV chấm và nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò 
 - Nhắc lại quy tắc cộng, trừ, nhân, chia phân số? 
 - GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau 
.........................................................................................................................
Kĩ thuật 
Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn
 (Tiết 1)
I. Muc tiêu: 
	- Đánh giá kiến thức khâu, thêu qua mức độ hoàn thành sản phẩm tự chọn của HS 	
- Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản (Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học; không bắt buộc HS nam thêu; HS khéo tay: vận dụng kiến thức, kĩ năng cắt khâu thêu để làm được đồ dùng đơn giản, phù hợp với HS.)
	- Yêu thích môn học.
ii. Đồ dùng dạy họC
	- Bộ dụng cụ cắt, khâu, thêu. Một số mẫu khâu thêu.
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu các bước thêu móc xích?
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài 
b. Hoạt động 1: GV tổ chức ôn tập các bài đã học trong chương 1 
	- GV yêu cầu HS nhắc lại các loại mũi khâu, thêu đã học.
	- GV nêu câu hỏi và gọi một số HS nhắc lại quy trình và cách cắt vải theo đường vạch dấu , khâu thường, khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường, khâu đột thưa, khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột, thêu móc xích.
	- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
	- GV nhận xét và củng cố những kiến thức đã học về cắt, khâu thêu.
c. HDHS thực hành cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn.
	- GV cho HS quan sát 1 số mẫu cắt, khâu thêu mà GV chuẩn bị.
	- HS nêu các dụng cụ, nguyên liệu và cách cắt, khâu, thêu các sản phẩm đó.
	- HS nêu sản phẩm mình sẽ cắt khâu, thêu.
	- HS chuẩn bị các nguyên liệu và dụng cụ thực hành. (Có thể thực hành nếu còn thời gian)
3. Củng cố dặn dò 
	- HS nhắc lại ND giờ học.
	- GV nhận xét tiết học Và HDHS chuẩn bị bài sau.
 ...................................................................................................................
Buổi chiều (Nghỉ)
 Soạn: 17/4/2011 . Giảng: Thứ năm 21/4/2011
Buổi sáng
Thể dục
Nhảy dây kiểu chân trước chân sau. TC: Dẫn bóng
I. Mục tiêu: 
 	- Ôn kĩ thuật nhảy dây kiểu chân trước chân sau: HS thực hiện cơ bản đúng ĐT nhảy dây kiểu chân trước chân sau.
- Tiếp tục chơi TC Dẫn bóng: HS chơi chủ động, an toàn.
- HS nghiêm túc trong quá trình tập luyện.
II - Địa điểm, phương tiện:
 	- Sân trường vệ sinh sạch sẽ, an toàn cho tập luyện, 
 	-Dây nhảy (Hai em một sợi).
III. Hoạt động dạy học:
1. Phần mở đầu: 6-10 phút.
 	- GV nhận lớp, phổ biến ND, yêu cầu giờ học: 1 phút.
 	- HS khởi động: 
 + Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông, vai, cổ tay : 1 phút.
 + Chạy nhẹ theo đội hình tự chọn
 + Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu
 + Tập 8 động tác bài thể dục phát triển chung
2. Phần cơ bản: 18- 22 phút.
 a) Môn tự chọn: 9-11 phút.
 	- Nhảy dây kiểu chân trước chân sau
+ HS nhắc lại cách nhảy dây theo kiểu chân trước chân sau và thực hành 
 	+ GV giảng giải lại KT và thị phạm ĐT. 
 	+ HS ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau theo nhóm hai người
	+ Thi nhảy dây giữa các bạn trong nhóm.
	+ Thi nhảy giữa các bạn đại diện của các nhóm để chon ra những bạn nhảy tốt nhất lớp.
	+ GV tuyên dương những em nhảy tốt nhất.
 b) Trò chơi: Dẫn bóng: 9-11 phút.
	- GV cùng HS nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- HS chơi trò chơi.
- GV theo dõi, giám sát, nhắc nhở HS trong quá trình chơi.
3. Phần kết thúc: 4-6 phút.
 	- GV cùng HS hệ thống bài: 1-2 phút.
 	- Một số động tác hồi tĩnh.
 	- GV nhận xét tiết học, nhắc nhở HS chuẩn bị bài sau.
................................................................................................................
Tập làm văn
 Miêu tả con vật (Kiểm tra viết)
i. mục đích yêu cầu 
	- HS biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để viết được bài văn miêu tả con vật đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài).
	- Biết diễn đạt thành câu, lời văn tự nhiên, chân thực
	- HS yêu mến và biết chăm sóc cọn vật trong gia đình.
ii. đồ dùng dạy học: - Vở viết bài.
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp 
b. Thực hành 
- GVghi đề lên bảng:
	Hãy chọn một trong các đề sau : 
 * Đề 1: Viết một bài văn miêu tả con vật mà em yêu thích. Trong đó có sử dụng lối mở bài gián tiếp.
 * Đề 2: Viết một bài văn tả con vật nuôi trong nhà. Trong đó có sử dụng cách kết bài mở rộng.
 * Đề 3: Viết một bài văn tả một con vật nuôi ở vườn thú mà em có dịp quan sát. Trong đó có sử dụng lối mở bài gián tiếp.
 * Đề 4: Viết 1 bài văn tả con vật lần đầu tiên em nhìn thấy trong đó sử dụng cách kết bài mở rộng.
	- GV nhắc nhở HS trước khi làm bài: Viết bài đủ 3 phần, ND từng phần phải bám sát dàn bài chung bài văn tả con vật, ...
	- HS viết bài, GV quan sát, HD những em còn lúng túng.
	- GV thu bài về chấm.
3. Củng cố dặn dò 
	- Nêu cấu tạo của bài văn tả con vật? Nội dung từng phần?
	- GV nhận xét tiết học và HDHS về nhà chuẩn bị tiết tập làm văn tới. 
.........................................................................................................................
Toán
Tiết 164: Ôn tập về đại lượng (170)
i. Mục đích yêu cầu
	- ôn tập về các đơn vị đo khối lượng và chuyển đổi được số đo khối lượng.
	- Thực hiện được phép tính với số đo đại lượng.
 - Giải được các bài toán có liên quan đến đại lượng: BT 1; 2; 4.
ii. đồ dùng dạy học
iii. Các hoạt động dạy - học.
1. Kiểm tra bài cũ: GV yêu cầu HS chữa bài tập về nhà.
2. Dạy bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Thực hành 
Bài 1:
	- HS nêu yêu cầu của bài tập: Viết số đo thích hợp vào chỗ chấm
	- HS tự làm bài vào vở
	- 2 HS nêu bài làm của mình. Lớp nhận xét 
	- GV đánh giá.
+ Nêu lại các đơn vị đo khối lượng từ lớn đến bé? Quan hệ giữa hai đ vị đo liền nhau?
Bài 2: 
	- Yêu cầu tương tự BT 1.
	- GV viết lên bảng 3 phép đổi sau: 1/2 yến = ..... kg
	7 tạ 20 kg =.......kg
	1500kg = .......tạ
	- Nêu cách đổi trong những trường hợp trên? 
	- HS nhận xét các ý kiến của HS. HS làm các phần còn lại.
	- HS kiểm tra bài cho nhau.
	- GV đánh giá.
Bài 4:
	- HS nêu yêu cầu của bài tập.
	+ Để tính được cả con cá và mớ rau nặng bao nhiêu ki-lô-gam ta làm như thế nào 
	- Lớp tự làm bài vào vở, 1HS lên bảng làm. HS chữa bài.
 - GV chấm một số bài, nhận xét đánh giá.
Bài 5 (Dành cho HSKG nếu còn tg): 
	- HS nêu yêu cầu bài và giải bài toán vào vở. 
	- GV nhận xét chung.
3. Củng cố - dặn dò 
	- Nhắc lại các đơn vị đo khối lượng? Quan hệ giữa hai đơn vị đo liền kề? 
	- GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau.
........................................................................................................................
Luyện từ và câu
Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu
i. mục đích yêu cầu 
- Hiểu được đặc điểm và tác dụng của trạng ngữ chỉ mục đích trong câu (trả lời câu hỏi: Để làm gì?Nhằm mục đích gì? Vì cái gì?– ND ghi nhớ) 
- Nhận diện được trạng ngữ chỉ mục đích trong câu (BT1 - mục III), bước đầu biết dùng trạng ngữ chỉ mục đích trong câu (BT2; 3)
	- HS yêu thích môn học.
ii. đồ dùng dạy học 
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là trạng ngữ chỉ thời gian? VD?
2. Dạy bài mới 
 a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
 b. Nhận xét
Bài tập 1: 
	- Một HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập 1 
 - GV yêu cầu HS trao đổi, thảo luận theo cặp: Tìm trạng ngữ trong cầu? Trạng ngữ đó làm rõ nghĩa cho câu về mặt nào?
	- HS suy nghĩ, làm bài.
	- HS phát biểu ý kiến. 
	+ Trạng ngữ chỉ mục đích trả lời cho những câu hỏi nào?
	- GV nhận xét, kết luận về tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ mục đích.
c. Ghi nhớ : 2 HS đọc ghi nhớ.
	- HS lấy VD về câu có trạng ngữ chỉ mục đích.
d. Luyện tập.
Bài tập 1: 
	- Một HS đọc nội dung bài tập: Xác định trạng ngữ chỉ mục đích trong các câu.
	- Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp.
	- HS suy nghĩ, làm bài.
	- HS khác nhận xét, GV đánh giá, kết luận lời giải đúng. 
Bài tập 2: GV tổ chức cho HS làm như bài tập 1: KQ như SGV trang 268
Bài tập 3: 
	- HS đọc yêu cầu của đề bài.
	- HS làm việc theo cặp. 
	- GV gợi ý: Các em hãy đọc kĩ đoạn văn, đặc biệt là câu mở đoạn, thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho phù hợp với câu in nghiêng 
	- HS báo cáo kết quả làm bài. Lớp nhận xét. 
	- GV đánh giá, chốt lại lời giải đúng: a. Đề mài cho răng mòn đi, ...
	b. Để tìm kiếm thức ăn, ....
3. Củng cố dặn dò 
	- Nhắc lại tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ mục đích trong câu?
	- GV nhận xét tiết học và HDHS chuẩn bị bài sau.
.......................................................................................................................
Buổi chiều
Lịch sử 
Tổng kết
i. Mục tiêu
	- Hệ thống những sự kiện tiêu biểu của mỗi thời kì lịch sử nước ta từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỉ XIX.
	- Lập bảng nêu tên và những cống hiến của các nhân vật lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn.
	- Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc.
II. đồ dùng học tập 
 	- Băng thời gian biểu thị các thời kì Lịch sử trong sách giáo khoa được phóng to.
III. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: Mô tả một vài nét của kinh thành Huế?
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. HDHS ôn tập.
*. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân 
	- GV đưa ra băng thời gian, giải thích băng thời gian và yêu cầu HS điền nội dung các thời kì, triều đại vào ô trống cho chính xác.
*.Hoạt động 2: Làm việc cả lớp 
	- GV đưa ra một danh sách các nhân vật lịch sử : Hùng Vương, An Dương Vương, Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lí Thái Tổ, Lí Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo , Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ v..v....
	- GV yêu cầu HS ghi tóm tắt công lao của các nhân vật lịch sử trên.
*. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp 
	- GV đưa ra một số địa danh, di tích lịch sử, văn hoá có đề cập trong sách giáo khoa như: Lăng vua Hùng

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_33_nam_hoc_2010_2011_ngu.doc