Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 3 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thu Hiền - Trường Tiểu học Thượng Quận

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- HS biết đọc lá thư lưu loát, giọng đọc thể hiện sự thông cảm với người bạn bất hạnh bị trận lũ lụt cướp mất ba. Nắm được tác dụng của phần mở đầu và kết thúc bức thư.

- Hiểu được tình cảm của người viết: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn.

- GDKNS: KN giao tiếp, thể hiện sự cảm thông, xác định giá trị và tư duy sáng tạo.

- Giáo dục HS biết thông cảm và chia sẻ buồn, vui cùng bạn. Biết bảo vệ môi trường bằng cách trồng nhiều cây xanh để chống lũ lụt.

II. CHUẨN BỊ

- Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK.( GTB)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc thuộc bài: Truyện cổ nước mình, nêu ND bài.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài : Sử dụng tranh minh hoạ.

b. Các hoạt động

*HĐ1: Luyện đọc

- 1 HS đọc toàn bài. GVHDHS chia đoạn:

 + Đoạn 1: Từ đầu đến chia buồn với bạn.

 + Đoạn 2: Tiếp theo đến những người bạn mới như mình.

 + Đoạn 3: Còn lại.

 

doc22 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 143 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 3 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thu Hiền - Trường Tiểu học Thượng Quận, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i gì?
+ Theo em cậu bé đã nhận được gì ở ông lão? 
- GV nhận xét, nhấn mạnh:
+ Hình ảnh ông lão ăn xin.
+ Tình cảm chân thành, xót thương ông lão, tôn trong, muốn giúp đỡ ông. Cậu bé nhận được ở ông lão lòng biết ơn, sự đồng cảm.
- HS đọc lướt lại toàn bài tìm nội dung.
- GV chốt lại và ghi bảng nội dung chính.
- HS tự liên hệ. 
*HĐ3: Hướng dẫn đọc diễn cảm 
- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài. GV nhắc nhở các em tìm đúng giọng đọc của bài và thể hiện diễn cảm .
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm theo cách phân vai đoạn: “Tôi chẳng biết làm cách nào...nhận được chút gì của ông lão”.
- Tổ chức cho học sinh đọc toàn bài kết hợp TLCH của bài .
- GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò 
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau: Một người chính trực.
Tiết 2 Kể chuyện
kể chuyện đã nghe, đã đọc
i. mục đích yêu cầu 
- Dựa vào gợi ý trong SGK chọn và kể lại được câu chuyện ( đoạn truyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa, nói về lòng nhân hậu.
- Lời kể rõ ràng, rành mạch, bước đầu biểu lộ tình cảm qua giọng kể.
- Giáo dục HS lòng nhân hậu.
ii. chuẩn bị
- HS: sưu tầm truyện nói về lòng nhân hậu. ( HĐ 2)
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 1-2 HS kể lại 1 câu chuyện: Nàng tiên ốc.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài : Trực tiếp
b. Các hoạt động: 
*HĐ1: Hướng dẫn HS kể chuyện 
- Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
- Một HS đọc đề bài .GV gạch chân những từ ngữ quan trọng.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc các gợi ý 1,2 ,3,4.
- GV nhấn mạnh những truyện nói về lòng nhân hậu. Giúp HS biết được những biểu hiện của lòng nhân hậu.
- Gọi một số HS giới thiệu tên câu chuyện mình chọn.
- Gọi một HS đọc dàn ý bài văn kể chuyện .
*HĐ2: HS thực hành kể chuyện , trao đổi về ý nghĩa câu chuyện .
+ Kể chuyện trong nhóm: HS kể từng đoạn, sau đó kể toàn chuyện. Kể xong trao đổi về nội dung câu chuyện theo yêu cầu 4 trong SGK.
+ Thi kể chuyện trước lớp. 
- GV gọi HS xung phong kể trước lớp.
- HS đưa câu hỏi phát vấn.
- Cả lớp và GV nhận xét về: nội dung, cách kể, khả năng hiểu truyện.
- Cả lớp bình chọn nhóm , cá nhân kể chuyện hay nhất , hiểu truyện nhất.
3. Củng cố , dặn dò 
- Qua mỗi câu chuyên các bạn kể em học tập được điều gì ?
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: KC: Một nhà thơ chân chính.
Tiết 3 Toán
Tiết 13: luyện tập
I. Mục đích yêu cầu
- Củng cố về đọc số viết số đến lớp triệu. Thứ tự các số.
- Nhận biết giá trị của từng chữ số theo hàng và lớp.
- GDHS ham thích môn học. 
II. chuẩn bị
iii. Các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ : 
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài 
b. Các HĐ:
*HĐ1: Bài 1: Làm việc cá nhân
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS tự làm vào vở.
- GV chữa bài. 
*HĐ2: Bài 2: Làm việc theo cặp
- HS thảo luận phân tích và viết số vào vở.
- Đại diện 4 HS lên chữa bài.
- GV nhận xét đánh giá, chốt kết quả đúng.
*HĐ3: Bài 3: Làm việc cả lớp 
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Đọc các số liệu trong bảng. Lần lượt trả lời câu hỏi SGK.
*HĐ4: Bài 4: Làm việc cả lớp
- GV yêu cầu HS đếm thêm 100 triệu từ 100 triệu đến 900 triệu
- GV hỏi nếu đếm như trên thì số tiếp theo 900 triệu là số nào?
- HS trả lời.
- GV giới thiệu: Số 1000 triệu còn gọi là 1 tỉ. 1 tỉ viết là 1 000 000 000.
- GV hỏi: nếu nói 1 tỉ đồng tức là nói bao nhiêu triệu đồng?
- HS làm bài tập 4: HS nêu cách viết vào chỗ chấm
*HĐ5: Bài 5: HS quan sát lược đồ và nêu số dân của một số tỉnh, thành phố.
3, Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại các hàng, các lớp vừa học. 
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về xem lại bài 4, 5.
Chiều Tiết 1 luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: nhân hậu - đoàn kết
i. mục đích yêu cầu 
- HS biết thêm một số từ ngữ(gồm cả thành ngữ,tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Nhân hậu- Đoàn kết.Biết cách mở rộng vốn từ có tiếng hiền ,tiếng ác.
- Rèn kĩ năng sử dụng từ đúng văn cảnh,đúng nghĩa.
- Giáo dục HS có lòng nhân hậu, bao dung.
II. Chuẩn bị
- Từ điển Tiếng Việt ( BT 1); Bảng phụ ghi bài tập 2, 3.
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: Tiếng dùng để làm gì? Từ dùng để làm gì? Cho ví dụ.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học .
b. Các hoạt động
*HĐ1: Ôn tập
- HS nêu từ ngữ, câu ca dao, tục ngữ em biết về chủ điểm: Nhân hậu - Đoàn kết.
- HS nhận xét, bổ sung. 
- GV chốt từ ngữ
*HĐ2: P Luyện tập 
Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS tìm từ trong từ điển.
- HS tra từ điển để tìm từ viết ra nháp, đại diện một số em trình bày kết quả.
- Lớp và GV nhận xét, tuyên dương HS tìm nhiều từ đúng theo yêu cầu của bài.
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm.
Xếp các từ sau vào ô thích hợp trong bảng: nhân ái, tàn ác, bất hoà, lục đục, hiền hậu, chia rẽ, cưu mang, che chở, phúc hậu, hung ác, độc ác, đôn hậu, đùm bọc, trung hậu, nhân từ, tàn bạo.
+
-
Nhân hậu
M : nhân từ
M : độc ác
Đoàn kết
M : đùm bọc
M: chia rẽ
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét. GV nhận xét chốt lại kết quả.
Bài 3: 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS trao đổi theo cặp hoàn thành bài tập rồi trình bày kết quả làm việc.
- HS đọc thuộc lòng các thành ngữ đã hoàn chỉnh. Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 4: HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV chia nhóm theo tổ, giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- Các nhóm thảo luận nêu tình huống sử dụng4 thành ngữ, tục ngữ trên.
- HS của các nhóm nói trước lớp. 
- GVKL và nhấn mạnh các từ ngữ thuộc chủ điểm Nhân hậu - Đoàn kết.
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học, khen những em học tốt.
- HS học thuộc các câu tục ngữ, thành ngữ; Chuẩn bị bài sau: Từ ghép và từ láy.
Tiết 2 luyện từ và câu*
Ôn: Từ đơn và từ phức
I. Mục đích yêu cầu	
- Củng cố cho HS sự khác nhau giữa tiếng và từ, từ đơn và từ phức.
- Rèn kỹ năng: Phân biệt được từ đơn, từ phức. 
- Giáo dục HS có ý thức sử dụng từ chính xác.
II. Chuẩn bị:
- Phấn màu, ghi bảng hệ thống BT.
- Sách ôn luyện và KT.
iii. các hoạt động 
1. Bài cũ : Thế nào là từ đơn, từ phức? Cho VD?
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : 
b. Các hoạt động
*HĐ1: Ôn tập
- HS tự lấy ví dụ về từ đơn và từ phức.
- HS nêu nội dung ghi nhớ về từ đơn và từ phức.
- HS nhận xét, nhắc lại.
- GV nhận xét, chốt lại kiến thức.
*HĐ2: Luyện tập 
- Cho HS làm một số bài tập sau:
- Tổ chức cho HS chữa bài.
- Gv củng cố kiến thức vè từ đơn từ, phức qua mỗi bài.
Bài 1: Gạch một gạch dưới những từ đơn, hai gạch dưới những từ phức trong câu nói sau của Bác Hồ:
	Tôi có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được độc lập tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.
Bài 2: Cho đoạn văn :
	Mùa xuân mong ước đã đến. Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ sực nức bốc lên.
Xếp các từ đơn và từ phức ở đoạn văn trên vào bảng sau:
Từ đơn
Từ phức
Bài 3: Các chữ in đậm dưới đây là một từ phức hay hai từ đơn:
 a. Nam vừa được bố mẹ mua cho một chiếc xe đạp.
 b. Xe đạp nặng quá, đạp mỏi cả chân.
 c. Vườn nhà em có nhiều loại hoa: hoa hồng, hoa cúc, hoa nhài,...
 d. Màu sắc của hoa thật phong phú: hoa hồng, hoa tím, hoa vàng,...
 3. Củng cố, dặn dò 
- HS nhắc lại kiến thức về từ đơn, tờ ghép.
- GV nhận xét tiết học, khen những em học tốt.
Tiết 3 khoa học
Vai trò của chất đạm và chất béo
I Mục đích yêu cầu:
- HS có thể kể tên một số thức ăn chứa nhiều chất đạm và một số thức ăn chứa nhiều chất béo. 
- Nêu vai trò của chất béo và chất đạm đối với cơ thể.
- Giáo dục HS có ý thức ăn đủ chất đảm bảo cho sự phát triển bình thường của cơ thể, tránh ăn quá nhiều chất béo gây béo phì hoặc ăn ít chất đạm gây chậm lớn....
II. chuẩn bị
- Hình trang 12, 13/ SGK.
III: Các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: HS nêu vai trò của chất bột đường với cơ thể?
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
*HĐ1: Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo.
Bước 1: Làm việc cá nhân.
- HS quan sát các hình Tr. 11-12 SGK và TLCH:
+ Kể tên các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo?
+Kể tên các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo mà em thường ăn hàng ngày hoặc các em thích ăn?
Bước 2 : HS trả lời- HS khác bổ sung.
- GVKL: + Thức ăn chứa nhiều chất đạm: đậu nành, thịt lợn, trứng gà, tôm, cá, 
 + Thức ăn chứa nhiều chất béo: mỡ, lạc, vừng, dừa, dầu thực vật,...
*HĐ2: Tìm hiểu về vai trò của chất đạm và chất béo
Bước 1: Làm việc theo cặp
- HS thảo luận câu hỏi: 
+ Tại sao hàng ngày chúng ta cần ăn thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo?
+Nêu vai trò của chất đạm và chất béo đối với cơ thể?
Bước 2: Đại diện các nhóm trả lời.
- GV KL: Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể: tạo ra tế bào mới làm cho cơ thể lớn lên.
+ Chất béo giàu năng lượng giúp cho cơ thể hấp thụ các vi- ta- min:A, D, E, K.
3. Củng cố, dặn dò 
- HS đọc mục Bạn cần biết / SGK. 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn chuẩn bị bài sau: Vai trò của vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ.
 Ngày soạn: 14.9.2017 
 Ngày dạy: Thứ năm ngày 21 tháng 9 năm 2017
Sỏng Tiết 1 Tập làm văn 
 Kể lại hành động của nhân vật
I. mục đích yêu cầu
- HS hiểu hành động của nhân vật thể hiện tính cách của nhân vật. Nắm được cách kể hành đômgj của nhân vật
- HS biết dựa vào tính cách để xác định hành động của nhân vật, biết sắp xếp các hành động theo thứ tự trước - sau để thành một câu chuyện.
- Giáo dục HS có lòng trung thực thật thà, biết chia sẻ cùng bạn. 
II : chuẩn bị:
- GV: Giấy khổ to viết sẵn 9 câu ở phần Luyện tập để HS điền tên nhân vật vào chỗ trống. ( HĐ 3)
III. Các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: 1 HS trả lời câu hỏi: Thế nào là kể chuyện?
	 	 1 HS nói về Nhân vật trong truyện.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động
*HĐ1: Phần nhận xét
- HS nối tiếp nhau đọc truyện Bài văn bị điểm không: 2 lần ( chú ý đọc phân biệt lời thoại của các nhân vật, đọc diễn cảm chi tiết gây bất ngờ xúc động: Thưa cô, con không có ba - với giọng buồn).
- GV đọc diễn cảm bài văn.
- Từng cặp HS trao đổi, thực hiện các yêu cầu 2, 3/ SGK. 
- HS lên thực hiện một ý của bài tập 2: Ghi lại vắn tắt một hành động của cậu bé bị điểm không trong truyện.
- GV nhận xét bài làm. Nhấn mạnh: ghi vắn tắt.
- HS làm việc theo cặp. Một số HS trình bày kết quả bài làm.
- GV khẳng định từng câu trả lời đúng. Sau mỗi câu dẫn dắt HS đi đến nội dung kiến thức cần ghi nhớ.
*HĐ2: Phần ghi nhớ
- 3 HS tiếp nối nhau đọc nội dung phần ghi nhớ.
- GV giải thích nhấn mạnh những nội dung này.
*HĐ3: Phần luyện tập 
- HS đọc nội dung bài tập, cả lớp đọc thầm.
- GV giúp HS hiểu đúng yêu cầu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở, GV phát giấy khổ to cho một số HS của các tổ.
- HS trình bày kết quả bài làm lên bảng.
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận.
- 2 HS kể lại câu chuyện theo dàn ý đã được sắp xếp lại hợp lí. ( 1, 5, 2, 4, 7, 3, 6, 8, 9.).HS Có thể kể lại một phần câu chuyện.
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá. 
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện.
Tiết 2	 khoa học
vai trò của vi - ta - min, chất khoáng và chất xơ
I Mục đích yêu cầu:
- HS kể tên những thức ăn chứa vi- ta- min, chất khoáng và chất xơ.
- HS nêu được vai trò của vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ đối với cơ thể.
- Giáo dục HS ăn uống đủ chất, đảm bảo sức khỏe.
II. chuẩn bị
- Hình trang 14, 15/ SGK; Bảng phụ cho HĐ1.
III: Các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS nêu tên thức ăn chứa nhiều chất đạm và thức ăn chứa nhiều chất xơ.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
*HĐ1: Trò chơi thi kể tên các thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất 
khoáng và chất xơ.
Mục tiêu: Kể tên một số thức ăn chứa nhiều vi- ta -min, chất khoáng và chất xơ.
Cách tiến hành:
Bước 1:Tổ chức và hướng dẫn
- GV chia lớp thành 4 nhóm, treo bảng phụ, hướng dẫn HS hoàn thiện bảng sau:
Tên thức ăn
Nguồn gốc động vật
Nguồn gốc thực vật
Chứa
vi-ta-min
Chứa chất khoáng
Chứa chất xơ
Rau cải
x
x
x
x
- Trong cùng một thời gian nhóm nào ghi được nhiều là thắng.
Bước 2: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ trên.
Bước 3: Các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình và tự đánh giá.
- GV tuyên dương nhóm thắng cuộc.
*HĐ2: Tìm hiểu vai trò của chất bột đường,Thảo luận về vai trò củavi-ta-min, chất khoáng, chất xơ và nước.
Mục tiêu: Nêu được vai trò của vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ và nước.
Cách tiến hành:
Bước 1: Thảo luận về vai trò của vi-ta-min.
- GV yc HS kể tên một số vi-ta-min mà em biết? Nêu vai trò của vi-ta-min đó?
- HS nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa vi-ta-min đối với cơ thể.
- GV kết luận:
 + Vi- ta- min rất cần cho hoạt động của cơ thể. Nừu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh.
+ Một số chất khóng và can xi tham gia vào việc xây dựng cơ thể và điều khiển hoạt động sống. Nừu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh.
+ Chất xơ đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hóa.
Bước 2: Thảo luận về vai trò của chất khoáng: Tương tự bước 1.
Bước 3: Thảo luận về vai trò của chất xơ và nước: Tương tự bước2.
3. Củng cố, dặn dò 
- HS đọc mục Bạn cần biết / SGK.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn chuẩn bị bài sau “Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?”. 
Tiết 3 Toán 
Tiết 14: dãy số tự nhiên
I. Mục đích yêu cầu
- Bước đầu HS nhận biết STN, dãy STN, nêu được một số đặc điểm của dãy STN.
- Rèn kĩ năng nhận biết STN, dãy STN, một số đặc điểm của dãy STN.
- Giáo dục HS chăm chỉ học tập.
II. chuẩn bị
- Bảng phụ vẽ tia số. ( HĐ 1)
III. Các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: HS làm bài 2 (17)/ SGK .
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài: 
b. Các hoạt động:
*HĐ1: Giới thiệu số tự nhiên và dãy số tự nhiên.
- HS nêu một vài số đã học, GV ghi các số đó lên bảng, chỉ vào các số HS vừa nêu và cho HS biết đó là các số tự nhiên. 
- HS nhắc lại và nêu thêm ví dụ về số tự nhiên.
- HS viết lên bảng các số tự nhiên từ 0 đến 10 theo thứ tự lớn dần.
- HS nêu đặc điểm dãy số vừa viết.
- GV giới thiệu về dãy số tự nhiên. 
- GV cho HS quan sát hình vẽ tia số trên bảng phụ, HS nêu nhận xét.
- GV chốt lại.
*HĐ2: Giới thiệu một số đặc điểm của dãy số tự nhiên
- HS nhắc lại đặc điểm của dãy số tự nhiên: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10...
- HS tự phát hiện một số đặc điểm của dãy số tự nhiên .
- GV kết luận: 
+ Không có số tự nhiên lớn nhất, dãy số tự nhiên có thể kéo dài mãi.
+ Số không là số tự nhiên bé nhât.
+ Hai số tự nhiên liên tiếp thì hơn kém nhau 1 đơn vị.
*HĐ3: Luyện tập
Bài 1, 2 : - HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS tự làm bài tập và ghi lên bảng lớp. Cả lớp thống nhất kết quả.
- GV chốt lại kết quả đúng, nhấn mạnh về số liền trước và số liền sau của dãy STN. 
Bài 3: - HS nêu yêu cầu của bài tập.
- GV chia lớp thành 3 nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm.
- Các nhóm hoàn thành bài tập, đại diện nhóm lên bảng trình bày.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng, nhấn mạnh cách làm.
Bài 4a:- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS tự làm và nêu kết quả.
- GV nhận xét nhấn mạnh đặc điểm của dãy số chẵn, dãy số lẻ.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại đặc điểm của dãy STN, dãy số chẵn, dãy số lẻ.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài: Viết số tự nhiên trong hệ thập phân.	
Chiều Tiết 1 KĨ thuật
 Điều kiện ngoại cảnh của cây rau, hoa
i. mục đích yêu cầu 
- Biết được các điều kiện ngoại cảnh và ảnh hưởng của chúng đối với cây rau, hoa.
- Biết liên hệ thực tiễn về ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đối với cây rau, hoa.
- Có ý thức chăm sóc cây rau, hoa đúng kĩ thuật.
II. chuẩn bị
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu tên và cách sử dụng một số vật liệu, dụng cụ trồng rau, hoa?
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học .
b. Các hoạt động
*HĐ1: HS tìm hiểu các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây rau, hoa.
- HS quan sát tranh, hình trong SGK trả lời câu hỏi:
+ Cây rau, hoa cần những điều kiện ngoại cảnh nào?
- HS nhận xét, bổ sung. GV kết luận: Các điều kiện ngoại cảnh cần cho cây rau, hoa là: nhiệt độ, nước, ánh sáng, chất dinh dưỡng, không khí.
*HĐ2: HS tìm hiểu ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh đối với sự sinh trưởng phát triển của cây rau, hoa.
* Nhiệt độ: Nhiệt độ không khí có nguồn gốc từ đâu? Nhiệt độ của các mùa trong năm có giống nhau không? Hãy nêu tên các loại rau, hoa trồng ở các mùa khác nhau?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận 
* Nước: Cây rau, hoa lấy nước ở đâu? Nước có tác dụng như thế nào đối với cây? Cây có hiện tượng gì khi thiếu hoặc thừa nước?
 - HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
 - GV tóm tắt lại kiến thức . 	
* ánh sáng: Cây nhận ánh sáng từ đâu? ánh sáng có tác dụng như thế nào đối với cây rau, hoa? Quan sát những cây trồng trong bóng râm em thấy có hiện tượng gì? Muốn có đủ ánh sáng cho cây ta phải làm như thế nào?
 - HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
- GV lưu ý về nhu cầu ánh sáng đối với từng loại cây.
* Chất dinh dưỡng: Các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây là gì? Nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây là gì? Cây hấp thụ chất dinh dưỡng nhờ bộ phận nào?
- HS trả lời, bổ sung 
+ Khi cây bị thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng thì cây sẽ như thế nào?
- GV nhận xét, tóm tắt nội dung 
* Không khí:
- HS quan sát tranh và cho biết nguồn cung cấp không khí cho cây.
+ Nêu tác dụng của không khí đối với cây? Làm thế nào để đảm bảo đủ không khí cho cây?
- GV nhận xét, kết luận.
- HS đọc phần ghi nhớ. 
3. Củng cố, dặn dò 
- Nêu những đk ngoại cảnh ảnh hưởng đến đời sống của cây rau, hoa?
- GV nhận xét tiết học, tinh thần thái độ học tập và HDHS chuẩn bị bài mới.
Tiết 2	 Toán*
ôn dãy số tự nhiên
I Mục đích yêu cầu:
- Củng cố cho HS về số tự nhiên, dãy số tự nhiên; một số đặc điểm của dãy STN.
- Rèn kỹ năng nhận biết STN dãy STN; một số đặc điểm của dãy STN.
- Giáo dục HS chăm chỉ học tập.
II. chuẩn bị
- Bảng phụ vẽ tia số. ( HĐ 1)
III: Các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra khi ôn.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
*HĐ1:Ôn tập
- HS nêu ví dụ về số tự nhiên.
- HS viết lên bảng các số tự nhiên từ 0 đến 10 theo thứ tự lớn dần.
- HS nêu đặc điểm dãy số vừa viết.
- HS nêu và nhắc lại một số đặc điểm của dãy số tự nhiên .
- GV nhấn mạnh về STN, dãy STN, đặc điểm của dãy STN.
*HĐ2:Luyện tập 
- GV yêu cầu HS tự hoàn thành các bài tập trong vởBT của tiết: Dãy số tự nhiên rồi chữa bài.
- GV nhấn mạnh kiến thức qua mỗi bài.
- GV cho HS làm thêm làm các bài tập sau:
Bài 1: Trong các dãy số sau, dãy số nào là dãy số tự nhiên:
a. 4, 2, 3, 1, 2, 3, 1 000 000.
b. 1, 2, 3, 4, 5, 6,1 000 000, ...
c, 2, 4, 6, 8, 10, 12, 1 000 000, ...
d. 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, ...1 000 000, ...
e. 1, 3, 5, 7, 9, 11, 13, ... 1 000 001, ...
Bài 2: Tìm STN x, biết :
a. x < 10
b. x là số có hai chữ số và x >95.
c. x là số tròn chục và 55 < x < 66
Bài 3: Viết tiếp ba số tự nhiên thích hợp vào chỗ chấm:
a. 786, 787, 788, 789, ..., ..., ... .
b. 13, 16, 19, 22, ...., ...., ..... .
c. 2, 4, 8, 16, ...., ...., ..... .
d. 1, 4, 9, 16, ...., ...., .... .
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại một số đặc điểm của dãy STN.
- GV nhận xét tiết học. 
 Ngày soạn: 14.9.2017 
 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 22 tháng 9 năm 2017
Sỏng Tiết 2 Tập làm văn 
Viết thư
I. Mục đích yêu cầu
- HS nắm chắc hơn mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư.
- Biết vận dụng những kiến thức để viết những bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin.
- GDKNS: KN giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp; Tìm kiếm xà xử lí thông tin; Tư duy sáng tạo.
- Giáo dục tình bạn thân ái, đoàn kết, chân tình.
II. chuẩn bị
- GV: Giấy khổ to ghi nội dung phần ghi nhớ.(HĐ2)
III. Các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: - Hãy nêu cách kể lại lời nói ý nghĩ của nhân vật?
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: 
b.Các hoạt động:
*HĐ1: Hướng dẫn HS hình thành kiến thức mới .
- Một HS đọc lại bài Thư thăm bạn và TLCH:
+ Lương viết thư cho Hồng để làm gì?
+ Người ta viết thư để làm gì?
+ Để thực hiện mục đích trên, một bức thư cần có những nội dung gì?
- HS dựa vào bài Thư thăm bạn trả lời .
- GV nhận xét và nói : Đây là phần chính của một bức thư các em có thể viết tách từng ý riêng hoặc viết xen kẽ các nội dung đó trong bức thư.
- Qua bức thư , em thấy một bức thư t

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_3_nam_hoc_2017_2018_nguy.doc
Giáo án liên quan