Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 3 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Lý - Trường Tiểu học Hiệp Hòa

 Người ăn xin

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Giọng đọc nhẹ nhàng; b¬¬ước đầu thể hiện được cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trong truyện. Đọc diễn cảm toàn bài. Giọng đọc thể hiện tốt tâm trạng của nhân vật.

- Hiểu ND bài: Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ. Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4.

- GDHS luôn biết đồng cảm, thương xót trước những người gặp bất hạnh.

KN: Giao tiếp ứng xử lịch sự trong giao tiếp; Thể hiện sự thông cảm; Xác định giá trị.

II. ĐỒ DÙNG:

 - Bảng phụ chép sẵn lời nói của nhân vật trong truyện.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

 - 2 HS đọc nối tiếp bài tập đọc Thư thăm bạn.

 - 1 HS đọc diễn cảm toàn bài và nêu nội dung bài.

- GV nhận xét.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu tên bài học và ghi bảng.

b. H¬¬¬ướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.

 * Luyện đọc:

- Gọi 1, 2 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm theo.

- GV hư¬¬ớng dẫn chia đoạn:

+ Đoạn 1: Từ đầu .cầu xin cứu giúp.

+ Đoạn 2: .không có gì để cho ông cả.

+ Đoạn 3: còn lại.

 

doc29 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 194 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 3 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Lý - Trường Tiểu học Hiệp Hòa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i nói và ý nghĩ của cậu bé nói lên điều gì về cậu?
- HS trả lời, GV cùng HS nhận xét, GV treo bảng phụ chép sẵn những lời nói và ý nghĩ của cậu bé trong truyện.
- 1HS nhắc lại .
 Bài tập 3: 
- GV treo bảng phụ chép sẵn ND BT3.
- HS đọc hai câu văn và nêu yêu cầu. Cả lớp đọc thầm.
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
- Đại diện một số nhóm trình bày trước lớp.
- HS nhận xét và nêu lại hai cách kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật từ đó nêu dấu hiệu khác nhau giữa hai cách đó.
- GV nhận xét, ghi bảng Ghi nhớ. 
- 1HS nhắc lại.
 c. Hướng dẫn HS luyện tập 
 Bài tập 1: 
- 1HS nêu yêu cầu của bài.
- HS tự làm bài.
- GV gọi HS phát biểu ý kiến: 
+ HS: Nêu lại những lời nói và ý nghĩ của nhân vật trong truyện.
+ HS: Nêu lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp và dấu hiệu để phân biệt.
- GV cùng HS khác nhận xét, bổ sung
 Bài tập 2: 
- 1HS đọc đoạn văn và nêu yêu cầu của bài.
- Khi chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp cần chú ý những gì? 
- GVKL: Muốn chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp ta cần nắm vững đó là lời nói của ai, nói với ai. Khi chuyển phải thay từ xưng hô, đặt lời nói trực tiếp sau dấu hai chấm, trong dấu ngoặc kép hay xuống dòng gạch đầu dòng.
- HS tự làm bài, GV gọi HS lần lượt phát biểu ý kiến.
+ HS: Nêu nhân vật và lời nói của từng nhân vật trong đoạn văn.
+ HS: Chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp (nêu rõ dùng dấu hiệu nào để dẫn lời của nhân vật).	
- GV cùng HS nhận xét, bổ sung. 
 Bài tập 3: 
- 1HS đọc đoạn văn và nêu yêu cầu của bài.
- Khi chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp cần chú ý những gì? 
- GVKL: Muốn chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp ta cần nắm vững đó là lời nói của ai, nói với ai. Khi chuyển phải thay từ xưng hô, bỏ dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, gạch đầu dòng và gộp lời kể chuyện với lời nói của nhân vật.
+ HS: Nêu lời nói trực tiếp, gián tiếp của nhân vật trong đoạn văn.
+ HS: Chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp (nêu rõ bỏ dấu hiệu nào khi chuyển).	
- GV cùng HS nhận xét, bổ sung. 
 3. Củng cố, dặn dò:
- 1HS nêu lại nội dung phần ghi nhớ.
- HS nêu dấu hiệu phân biệt lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau: Viết thư.
----------------------------------------------------------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Từ đơn và từ phức
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ, phân biệt được từ đơn và từ phức( ND ghi nhớ). 
- Nhận biết được từ đơn, từ phức trong đoạn thơ ( BT1, mục III); bước đầu làm quen với từ điển( hoặc sổ tay từ ngữ) để tìm hiểu về từ( BT2, BT3). Nêu được cách phân biệt từ đơn và từ phức.
	- Có ý thức học tập tự giác.
II. ĐỒ DÙNG:	Bảng phụ chép sẵn ví dụ.( Phần nhận xét). 
	Từ điển TV hoặc từ điển học sinh
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
	- HS: Nêu các tác dụng của dấu hai chấm.
	- HS: Nêu ví dụ minh họa cho mỗi tác dụng của dấu hai chấm bạn vừa nêu. 
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: 
GV nêu mục đích, y/c của tiết học và ghi bảng tên bài. 
 b. Hình thành kiến thức: 
 * Nhận xét: GV treo bảng phụ
Yêu cầu 1: 
- 1HS đọc các từ trên bảng phụ và nêu yêu cầu 1.
- HS nêu từ gồm một tiếng, từ gồm nhiều tiếng. GV kết hợp ghi bảng. GV cùng HS nhận xét, chốt ý đúng.
 Yêu cầu 2: 
- HS trả lời các câu hỏi:	+ Tiếng dùng để làm gì? Từ dùng để làm gì? 
- HS khác nhận xét, GV kết luận: Tiếng dùng để cấu tạo từ. Tiếng gồm có một từ gọi là từ đơn. Tiếng gồm nhiều từ gọi là từ phức. Từ dùng để biểu thị sự vật, hoạt động, đặc điểm và để cấu tạo câu.
- HS nêu sự khác nhau giữa từ đơn, từ phức và lấy VD minh họa.
 * Ghi nhớ: SGK tr. 7- 1, 2 HS nhắc lại ghi nhớ.
 c. Luyện tập: 
Bài tập 1: 
- 1HS nêu yêu cầu bài 1
- GV ghi nhanh 2 câu thơ cuối lên bảng.
- HS làm bài cá nhân vào vở BTTV. 
- GV quan sát nhắc nhở, giúp đỡ HS còn lúng túng.
- HS lần lượt chữa bài trên bảng: Mỗi HS phân tích một dòng thơ.
- GV cùng HS nhận xét, chốt ý đúng.
Bài tập 2: 
- 1HS nêu yêu cầu bài 2. 
- HS trình bày bài trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét, chốt ý đúng.
Bài tập 3: 
- 1HS nêu yêu cầu bài 3. 
- HS khác trình bày trước lớp câu vừa đặt.
- GV cùng HS nhận xét, chốt ý đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
- 2, 3 HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
- GV nhận xét tiết học. Nhắc HS chuẩn bị bài sau: 
MRVT: Nhân hậu- Đoàn kết.
TOÁN
 Tiết 13: Luyện tập
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
	- Đọc, viết thành thạo các số đến lớp triệu. Bước đầu nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số. Biết cách đọc số liệu trên lược đồ.
	- Rèn kĩ năng đọc, viết các số đến lớp triệu. Xác định đúng được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số. Đọc đúng số dân của các tỉnh ghi trên lược đồ.
	- GDHS yêu thích môn Toán.
II. ĐỒ DÙNG: 	Bảng phụ kẻ sẵn BT3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 1. Kiểm tra bài cũ: 
	- 3 HS lên bảng, mỗi em viết một số có đến lớp triệu và đọc số vừa viết.
	- 1, 2 HS nêu cách đọc số dựa theo hàng, lớp đã học và nêu giá trị của từng chữ số trong mỗi số bạn vừa viết. 
- GV nhận xét.
 2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi bảng tên bài.
 b. Thực hành: 
Bài tập 1: ( Chỉ nêu giá trị của chữ số 3) 
- 1HS nêu yêu cầu của bài.
 	- 4 HS lần lượt đọc số và nêu giá trị của chữ số 3 trong mỗi số.
- GV kết hợp ghi bảng.
- HS nêu thêm giá trị của chữ số 5 trong mỗi số.
- GV cùng HS n/ xét, GV củng cố cho HS cách xác định giá trị của mỗi chữ số trong một số. 
 Bài tập 2: ( phần a, b) 
- 1HS nêu yêu cầu của bài. 
- HS lần lượt lên bảng viết số phần a, b. 
- Cả lớp làm bài vào vở( HS làm xong làm thêm phần c, d) 
- GV nhận xét một số vở của HS. GV cùng HS nhận xét, chốt kết quả đúng.
- HS nêu cách viết số dựa vào giá trị từng hàng cho trước. HS khác nhắc lại 
Bài tập 3: ( Phần a) GV treo bảng phụ. 
- 1HS nêu yêu cầu của bài.
- HS lần lượt đọc số liệu về số dân của từng nước trên bảng phụ và nêu
	+ Nước có số dân đông nhất.
+ Nước có số dân ít nhất.
- HS lên bảng viết tên các nước có số dân theo thứ tự từ ít đến nhiều. 
 - GV nhận xét, chốt ý đúng. 
 Bài tập 4: 
- 1HS nêu yêu cầu của bài. HS đếm thêm từ 100 triệu đến 900 triệu.
	+ Nếu đếm như trên thì số tiếp theo số 900 triệu là số nào? 
 	- GV giới thiệu: 1000 triệu còn được gọi là một tỉ
	Một tỉ viết là 1 000 000 000
+ Một tỉ đồng là bao nhiêu triệu đồng? 
- GV nhận xét, chốt ý đúng: Một tỉ đồng là 1000 triệu đồng 
- HS nhắc lại. HS khác nêu cách đọc các số còn lại bài tập 4
Bài tập 5: ( Nếu còn thời gian) 
- 1HS nêu yêu cầu của bài. 
 	- HS lần lượt đọc số dân của mỗi tỉnh trên lược đồ.
 	- GV nhận xét, chốt ý đúng. 
 3. Củng cố dặn dò: 
- 2 HS nhắc lại cách đọc, viết số có nhiều chữ số. 
- GV nhận xét tiết học. Nhắc nhở HS chuẩn bị giờ sau: Dãy số tự nhiên. 
-------------------------------------------------------------
 KHOA HỌC
Vai trò của vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
	- Nêu được vai trò của vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ đối với cơ thể:
	+ Vi- ta- min rất cần cho cơ thể, nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh
	+ Chất khoáng tham gia xây dựng cơ thể, tạo men thúc đẩy và điều khiển hoạt động sống, nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh
	+ Chất xơ không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hoá. 
	- Kể tên những thức ăn chứa nhiều vi - ta- min ( cà rốt, lòng đỏ trứng, các loại rau,..), chất khoáng ( thịt cá, trứng, các loại rau có lá màu xanh thẫm,...) và chất xơ ( các loại rau ...).
	- Có ý thức bảo vệ sức khoẻ, ăn uống đủ chất.
II. ĐỒ DÙNG: 
- Hình 14,15 SGK. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ:
	- Kể tên các thức ăn chứa nhiều chất béo, thức ăn chứa nhiều chất đạm?
	- Giáo viên nhận xét.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
* Hoạt động 1: Trò chơi thi kể tên các thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ.
- Mục tiêu: 
+ Kể tên một số thức ăn chứa nhiều vi- ta -min, chất khoáng và chất xơ.
+ Nhận ra nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ.
- Cách tiến hành
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
	- GV chia lớp thành 4 nhóm mỗi nhóm hoàn thành bài tập sau ( GV kẻ lên bảng) và hướng dẫn HS hoàn thiện bảng sau
Tên thức ăn
Nguồn gốc động vật
Nguồn gốc thực vật
Chứa
vi-ta-min
Chứa chất khoáng
Chứa chất xơ
Rau cải
x
x
x
x
	- Trong cùng một thời gian nhóm nào ghi được nhiều là thắng
Bước 2: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ trên
Bước 3: Các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình và tự đánh giá.
	- GV tuyên dương nhóm thắng cuộc.
* Hoạt động 2: Thảo luận về vai trò của vi-ta-min, chất khoáng chất sơ và nước
- Mục tiêu: Nêu được vai trò của vi-ta-min, chất khoáng chất sơ và nước
- Cách tiến hành
Bước 1: Thảo luận về vai trò của vi-ta-min
	- Kể tên một số vi-ta-min mà em biết? Nêu vai trò của vi-ta-min đó?
	- HS nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa vi-ta-min đối với cơ thể.
	- Kết luận: Vi-ta-min là những chất không tham gia trực tiếp vào việc xây dựng cơ thể hay cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Nhưng chúng lại rất cần cho hoạt động sống của cơ thể. Nếu thiếu vi-ta-min cơ thể sẽ bị bệnh.
Bước 2: Thảo luận về vai trò của chất khoáng
	- GV yêu cầu HS kể tên một số chất khoáng mà em biết? Nêu vai trò của chất khoáng đó?
	- Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa chất khoáng đối với cơ thể?
	- Kết luận: Một số chất khoáng như sắt, can - xi tham gia vào việc xây dựng cơ thể. Một số chất khoáng cơ thể chỉ cần một lượng nhỏ để tạo ra các men thúc đẩy và điều khiển hoạt động sống. Nếu thiếu các chất khoáng cơ thể sẽ bị bệnh
Bước 3: Thảo luận về vai trò của chất xơ và nước.
	- GV hỏi : Tại sao hàng ngày chúng ta phải ăn các thức ăn có chứa chất xơ?
	- Hằng ngày, chúng ta cần phải uống khoảng bao nhiêu lít nước? Tại sao cần uống đủ nước?
	- Kết luận: Chất xơ không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần thiết để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hoá qua việc tạo thành phân, giúp cơ thể thải được các chất căn bã ra ngoài.
	- Hằng ngày, chúng ta cần uống khoảng 2 lít nước. Nước chiếm 2/3 trọng lượng sơ thể. Nước còn giúp cho việc thải các chất thừa, chất độc hại ra khỏi cơ thể. Vì vậy hằng ngày chúng ta cần uống đủ nước.
3. Củng cố, dặn dò:
	+ Nêu vài trò của vi- ta -min, chất khoáng và chất xơ đối với sự phát triển của cơ thể người?
- HS đọc mục bạn cần biết SGK trang 15. 
	- GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài 7: 
 Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn: 31 - 8 - 2016
 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 09 tháng 9 năm 2016 
Buổi sáng: 
TẬP LÀM VĂN
Viết thư
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nắm chắc mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư ( ND ghi nhớ). Nhận biết được cấu trúc và nội dung từng phần của một bức thư.
- Vận dụng kiến thức đã học để viết được bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin với bạn ( mục III). Nêu được cấu trúc và nội dung từng phần của một bức thư.
- Ý thức học tập tự giác
KN: Giao tiếp ứng xử lịch sự trong giao tiếp; Tìm kiếm và xử lí thông tin; Tư duy sáng tạo
II. ĐỒ DÙNG: 
	- Bảng phụ viết đề văn( phần luyện tập)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 1. Kiểm tra bài cũ:
	- HS nhắc lại ND ghi nhớ tiết trước: Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật	
	- HS nêu dấu hiệu khác nhau giữa lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp của nhân vật.
- GV nhận xét. 
 2. Bài mới 
 a. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học và ghi bảng tên bài.
 b. Hình thành kiến thức:
* Nhận xét:
- HS đọc bài Thư thăm bạn trước lớp - Cả lớp đọc thầm:
	+ HS: Nêu mục đích viết thư của bạn Lương - GV kết hợp ghi bảng.
	+ HS : Nhận xét về nội dung và cấu trúc của bức thư.
	- GV ghi bảng.
- HS + GV nhận xét, ghi bảng Ghi nhớ. 
* Ghi nhớ: SGK tr. 34
- HS nhắc lại nội dung phần ghi nhớ.
 c. HDHS luyện tập: GV treo bảng phụ 
- 1HS đọc đề bài. 
- HS phân tích đề - GV kết hợp gạch chân từ quan trọng.
- HS làm bài cá nhân vào VBTTV. 
- GV giúp đỡ HS còn lúng túng.
- HS đọc bức thư trước lớp.	
- HS + GV nhận xét, bổ sung. 
 3. Củng cố, dặn dò:
- 2, 3 HS nêu lại nội dung phần ghi nhớ.
- GV nhận xét tiết học, nhắc HS chuẩn bị bài sau.
-----------------------------------------------------------------------
TOÁN
 Tiết 14: Dãy số tự nhiên
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Bước đầu nhận biết về số tự nhiên, dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của dãy số tự nhiên. 
	- Rèn kĩ năng vận dụng một số đặc điểm của dãy số tự nhiên để viết được số tự nhiên liền trước hoặc liền sau một số..
	- GDHS yêu thích môn Toán.
II. ĐỒ DÙNG: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 1. Kiểm tra bài cũ: 
	- GVghi bảng số: 12 145 369. 
	- 1HS đọc số và nêu tên các lớp đã học, các hàng của mỗi lớp. 
	- 1HS phân tích từng chữ số thuộc hàng nào, lớp nào.
	- Giáo viên nhận xét.
 2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 
	- GV giới thiệu và ghi bảng tên bài.
 b. Hình thành kiến thức: 
- HS lần lượt nêu một số bất kì.
- GV kết hợp ghi bảng.( Nếu số HS nêu không phải là STN, GV ghi sang một bên và giải thích không phải là STN) 
- GV giới thiệu: Các số.. là các số tự nhiên.
- HS lên bảng viết các STN theo thứ tự từ bé đến lớn bắt đầu từ số 0: 0; 1; 2; 3; 4; 5; ......99; 100;.....
- GV giới thiệu: Đây là dãy số tự nhiên (kết hợp kẻ nhanh tia số lên bảng)
 	- 1HS nhận xét về dấu hiệu, đặc điểm của dãy số trên.
 - GV nhận xét, kết luận: Dãy STN được viết bắt đầu bắng chữ số 0; 1; 2; 3...nếu dãy số trên thiếu chữ số 0 hay thiếu dấu ...sau số cuối cùng của dãy chỉ được coi là một bộ phận của dãy STN. Trong dãy STN hai số liên tiếp hơn hoặc kém nhau 1 đơn vị 
	+ Có xác định được số lớn nhất của dãy STN không ? vì sao? 
	+ Để tìm được số tự nhiên liền sau hoặc liền trước một số ta làm như thế nào? 	- HS nhắc lại.
 c. Thực hành:	
Bài tập 1: 
- 1HS nêu yêu cầu của bài. GV gọi HS lần lượt làm bài trên bảng. Cả lớp làm bài vào vở. HS nêu cách tìm STN liền sau của một số. 
- GV nhận xét, chốt ý đúng. 
 Bài tập 2: 
 	- 1HS nêu y/c của bài. GV tổ chức cho HS làm bài tương tự như bài 1.
- HS nêu cách tìm STN liền trước của một số và so sánh sự khác nhau giữa tìm STN liền sau với tìm STN liền trước của một số. 
- GV cùng HS nhận xét, GV củng cố cho HS về mối quan hệ 2 STN liền nhau. 
Bài tập 3: 
- 1HS nêu yêu cầu của bài. GV gọi lần lượt HS lên bảng làm bài. 
- Cả lớp làm bài vào vở. GV nhận xét bài làm trong vở Toán của HS và nhận xét chung. HS nhận xét bài làm trên bảng, GV chốt kq’ đúng. 
Bài tập 4: ( Phần a) 
 	- 1HS nêu yêu cầu của bài. HS nêu quy luật của dãy số.
	- HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở( HS làm xong làm thêm phần b, c)
3. Củng cố dặn dò: 
- HS nêu đặc điểm của dãy STN và mqh giữa hai STN liền nhau.
- HS nhắc lại cách tìm STN liền sau, STN liền trước của một số. 
- GV nhận xét tiết học. HS chuẩn bị: Viết số tự nhiên trong hệ thập phân. 
-----------------------------------------------------------------------
ĐỊA LÍ
Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nêu được tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn: Thái, Mông, Dao ,
- Biết Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt. Giải thích vì sao người dân ở Hoàng Liên Sơn thường làm nhà sàn để ở: để tránh ẩm thấp và thú dữ. 
Sử dụng được tranh ảnh để mô tả nhà sàn và trang phục của một số dân tộc ở HLS
- HS yêu thích môn học.
 GD: Sự thích nghi và cải tạo môi trường của con người ở miền núi và trung du:
 	+ Làm nhà sàn để tránh ẩm thấp và thú dữ
 	+ Trồng trọt trên đất dốc
+ Khai thác khoáng sản, rừng, sức nước
 	+ Trồng cây công nghiệp trên đất ba dan
II. ĐỒ DÙNG: 
Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam ( KTBC). Tranh, ảnh về nhà sàn, trang phục lễ hội sinh hoạt của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn ( HĐ2)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV treo bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam
	+ HS: chỉ trên bản đồ vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn.
	+ HS: Nêu đặc điểm khí hậu dãy núi Hoàng Liên Sơn.
	- Giáo viên nhận xét.
2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học và ghi bảng tên bài. 
 b. Các hoạt động:
 Hoạt động1: Làm việc cá nhân
- GV yêu cầu HS đọc thầm mục 1 sgk tr. 73- TLCH:
+ Dân cư ở Hoàng Liên Sơn đông đúc hay thưa thớt hơn so với đồng bằng? 
+ Kể tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn?
 + Xếp thứ tự các dân tộc (Dao, Mông, Thái) theo địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao.
+ Người dân ở những nơi cư trú cao thường đi lại bằng phương tiện gì? Vì sao?
	- HS lần lượt trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, KL: Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt, ở đây người dân thường đi bộ hoặc bằng ngựa bởi giao thông chủ yếu là đường mòn, dốc cao.
 Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- GV cho HS quan sát tranh, ảnh về nhà sàn của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn thảo luận nhóm 4 các câu hỏi sau:
+ Bản làng thường nằm ở đâu? Bản có nhiều nhà hay ít nhà? 
+ Vì sao một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn sống ở nhà sàn?
+ Nhà sàn được làm bằng vật liệu gì?
- Đại diện các nhóm lần lượt trình bày trước lớp.( HS trả lời câu hỏi: Tại sao một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn sống ở nhà sàn?). 
- Nhóm khác n. xét, bổ sung. GV củng cố: Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn làm nhà sàn để ở nhằm mục đích tránh thú dữ.
 Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm
- GV cho HS q. sát tranh, ảnh về trang phục lễ hội sinh hoạt của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn, kết hợp q. sát H.3, 4, 5, 6 sgk tr. 75 thảo luận theo các câu hỏi sau:
+ Nêu những hoạt động trong chợ phiên. Kể tên một số hàng hóa bán ở chợ.
+ Kể tên một số lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn. 
+ Nhận xét trang phục truyền thống của các dân tộc trong hình 4, 5, 6
- Đại diện các nhóm lần lượt trình bày trước lớp.(HS nhận xét trang phục truyền thống của các dân tộc trong hình 4, 5, 6). Nhóm khác n. xét, bổ sung.
	- HS hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, sinh hoạt, trang phục, lễ hộicủa một số dân tộc vùng núi Hoàng Liên Sơn
- GV ghi bảng: Ghi nhớ (SGK tr. 76). 2 HS nhắc lại ND ghi nhớ.
3. Củng cố, dặn dò:
	 - 1, 2 HS nhắc lại nội dung ghi nhớ. GV nhận xét tiết học.
 - Nhắc HS chuẩn bị bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn. 
--------------------------------------------------------------
Buổi chiều:
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Mở rộng vốn từ: Nhân hậu - Đoàn kết
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- HS biết thêm một số từ ngữ( gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Nhân hậu - Đoàn kết (BT2, BT3, BT4); biết cách mở rộng vốn từ có tiếng hiền, tiếng ác( BT1). Hiểu nghĩa các câu tục ngữ ở BT4. 
- Tìm được các từ đúng chủ điểm. Hoàn thành bài tập 1, 2, 3. Nêu được ý nghĩa của các câu tục ngữ ở BT4
	- Có ý thức học tập tự giác.
GD: Giáo dục tính hướng thiện cho học sinh( biết sống nhân hậu và biết đoàn kết với mọi người)
II. ĐỒ DÙNG:	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ:
	- HS: tìm một số từ chỉ người, chỉ lòng thương người có tiếng nhân.
	- HS: Đặt câu với một từ bạn vừa tìm. 
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, y/c của tiết học và ghi bảng tên bài. 
 b. Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài tập 1: 	
- 1HS nêu yêu cầu bài 1.
- HS trao đổi theo cặp, làm bài vào vở BTTV.
- Đại diện một số nhóm trình bày trước lớp, mỗi nhóm tìm từ của một phần. - GV kết hợp ghi bảng.
- GV cùng HS nhận xét, bổ sung.
Bài tập 2: 	
- 1HS nêu yêu cầu bài 2 
- 2HS lên bảng làm bài. 
- Cả lớp làm bài vào VBTTV.
- GV cùng HS nhận xét, chốt kq’đúng
Bài tập 3: 
- 1HS nêu yêu cầu bài. 
- HS làm bài cá nhân vào VBTTV
- Một số HS lần lượt đọc câu được điền từ. 
- GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án đúng.
Bài tập 4: 	
- 1HS nêu y/c bài.
- 1 HS đọc cả 4 câu thành ngữ tục ngữ.
- Một số HS nêu ý nghĩa của từng câu tục ngữ. 
- GV cùng HS nhận xét, chốt ý đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS: hệ thống lại các từ ngữ thuộc chủ điểm Nhân hậu - Đoàn kết. ( BT1, 2)
- HS: Tìm thêm một số câu tục ngữ có ý nghĩa khuyên ta ăn ở hiền lành, có tinh thần đoàn kết với đồng loại.
 	- GV nhận xét tiết học. Nhắc HS chuẩn bị bài sau: Từ ghép và từ láy. 
-------------------------------------------------------------------- 
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Em làm vệ sinh và trang trí lớp học
I. MỤC

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_3_nam_hoc_2016_2017_nguy.doc