Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 29 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Hạnh

Đường đi Sa Pa

I. MỤC TIÊU

- HS biết đọc diễn cảm một đoạn văn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.

- HS hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước.

- GD HS tình yêu quê hương đất nước.

*Rèn HS phát âm chuẩn L/N: leo, tạo nên, rực lên, ngọn lửa, lim dim, lướt thướt liễu rủ, nắng, long lanh, nồng nàn, .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Tranh minh hoạ bài tập đọc sgk, nội dung bài Con sẻ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra: - HS đọc bài Con sẻ: Nêu ND của bài?

2. Dạy bài mới

a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài qua tranh minh hoạ sgk.

b. Luyện đọc và tìm hiểu bài

- HS đọc nối tiếp đoạn của bài

+ GV theo dõi phát hiện từ khó và hướng dẫn HS đọc đúng các từ: leo, tạo nên, rực lên, ngọn lửa, lim dim, lướt thướt liễu rủ, nắng, long lanh, nồng nàn, .

- HS đọc nối tiếp đoạn của bài và đọc từ chú giải sgk.

- HS đọc nối tiếp đoạn của bài: HS đọc đúng câu dài “Nắng . cửa hàng”

 

doc23 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 209 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 29 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Hạnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cầu nội dung của bài tập.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Du lịch trên sông bằng hình thức Hái hoa dân chủ. 
- HS chơi trò chơi. Yêu cầu HS đọc thành tiếng câu đố và câu trả lời.
- Em thấy cảnh đất nước ta như thế nào? Em phải làm gì để bảo vệ các con sông đó? 
3. Củng cố - dặn dò 
- Thế nào là du lịch? Thám hiểm?
- Em đã đi du lịch ở đâu chưa? Em thấy cảnh vật ở đó có đẹp không? Em phải làm gì để góp phần giữ cho môi trường, cảnh quan nơi đó sạch đẹp?
- GV nhận xét tiết học và HDHS chuẩn bị bài sau.
-------------------------------------------------------
Kể chuyện
Đôi cánh của Ngựa Trắng
i. mục tiêu
- HS dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ (SGK), kể lại được từng đoạn và kể nối tiếp toàn bộ câu chuyện Đôi cánh của Ngựa Trắng rõ ràng, đủ ý (BT1)
- Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện (BT2)
- Mạnh dạn, tự nhiên khi nói trước đông người. 
ii. đồ dùng dạy học : - Tranh minh hoạ truyện 
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sách vở HS.
2. Dạy bài mới 
 a. Giới thiệu bài: Trực tiếp 
b. GV kể chuyện.
- GV kể lần 1, kết hợp giải nghĩa từ khó trong truyện.
- HS nghe.
- GV kể chuyện lần 2 vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ trên bảng.
 c. Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
 - 1HS nêu yêu cầu của bài kể chuyện.
 * Kể chuyện trong nhóm : 
- Kể chuyện trong nhóm: HS kể chuyện từng đoạn trong nhóm, trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện.
 * Thi kể trước lớp.
- 2, 3 nhóm HS thi kể trước lớp toàn bộ câu chuyện: Nêu ý nghĩa câu chuyện?
- Các nhóm khác nghe và nhận xét nhóm bạn kể chuyện.
- Một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện.
- Lớp nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhận kể hay nhất.
+ Vì sao Ngựa trắng xin mẹ được đi xa cùng với Đại Bàng Núi ?
+ Chuyến đi đã mang lại cho Ngựa Trắng những gì?
 3. Củng cố - dặn dò.
- Nêu ý nghĩa của câu chuyện? (Phải mạnh dạn đi đó đây mới mở rộng tầm hiểu biết, mới mau khôn lớn, vững vàng).
- Đọc một vài tục ngữ ca dao mà em biết nói về ND trên? (Đi một ngày đàng...)
- GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài kể chuyện tiết tuần sau: KC đã nghe, đã đọc.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn: 20/ 3/ 2017 
 Ngày dạy: Thứ tư, ngày 28 tháng 3 năm 2018
Tập đọc
Trăng ơi ... từ đâu đến ?
i. mục tiêu
- HS biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; bước đầu biết ngắt nhịp đúng ở các dòng thơ.
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: diệu kì ,.. Hiểu ND bài thơ: Tình cảm yêu mến, gắn bó của nhà thơ với trăng và với thiên nhiên đất nước
- Trả lời được các CH trong SGK; thuộc lòng 3; 4 khổ trong bài thơ.
II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ bài học trong SGK
III. Các hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS nối tiếp nhau đọc bài: “Dù sao trái đất vẫn quay”: Nêu nội dung bài?
2. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài: Qua tranh minh hoạ.
 b. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
*Luyện đọc 
- HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ 2-3 lượt.
- GV kết hợp giúp HS sửa lỗi phát âm, hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài. Hướng dẫn HS ngắt nhịp thơ 
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1-2 HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
* Tìm hiểu bài 
- HS trả lời câu hỏi:
+ Trong hai khổ thơ đầu trăng được so sánh với những gì? Vì sao tác giả nghĩ trăng tới từ cánh đồng xa, từ biển xanh ? 
- GV giảng bài .
- HS đọc thầm khổ thơ 3, 4 trả lời câu hỏi: 
+ Trong 4 khổ thơ tiếp vầng trăng gắn với những đối tượng cụ thể. Đó là những gì, những ai? Những đối tượng mà tác giả đưa ra có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của tuổi thơ ?
- GV giảng bài.
+ Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước như thế nào? Câu thơ nào cho thấy rõ nhất tình yêu, lòng tự hào về quê hương của tác giả ?
- HS nêu ý chính của bài.
* Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng 3, 4 khổ thơ.
 - HS tiếp nối nhau đọc các khổ thơ. 
- GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm 3 khổ thơ đầu 
- HS nhẩm đọc thuộc lòng bài thơ (ít nhất thuộc 3,4 khổ thơ)
- GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ.
3. Củng cố - dặn dò
- GV cho HS hát bài Cùng múa hát dưới trăng và GDHS lòng yêu trăng, yêu cảnh đẹp dưới trăng. GV nhận xét tiết học và HD HS chuẩn bị bài sau.
----------------------------------------------------
Địa lí
 Người dân và hoạt động sản xuất ở 
đồng bằng duyên hải miền Trung ( tiếp theo)
I. Mục tiêu
- HS nêu được 1 số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung:
+ Hoạt động du lịch ở đồng bằng duyên hải miền Trung rất phát triển.
+ Các nhà máy, khu công nghiệp phát triển ngày càng nhiều ở đồng bằng duyên hải miền Trung: nhà máy đường, nhà máy đóng mới, sửa chữa thuyền.
- HS sử dụng tranh, ảnh mô tả biết, trình bày một số nét tiêu biểu về một số hoạt động du lịch, công nghiệp ở đồng bằng duyên hải miền Trung.
- HS tôn trọng, bảo vệ cảnh đẹp quê hương đất nước; quý trọng thành quả lao động của người dân.
II. Đồ dùng dạy học: Bản đồ hành chính Việt Nam, bản đồ TNVN 
III. Các hoạt động dạy học
1. KTBC: 
- Có nhận xét gì về dân cư của vùng ĐBDHMT?
- Kể tên các nghề chính của vùng ĐBDHMT?
2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài TT. 
 b. Hướng dẫn bài mới.
HĐ1: Hoạt động du lịch. - HS quan sát dải ĐBDHMT trên bản đồ.
+ Các dải ĐBDHMT nằm ở vị trí nào so với biển? Vị trí này có th/lợi gì về du lịch? 
- GV cho HS quan sát hình 9 SGK và giới thiệu cảnh đẹp của bãi biển Nha Trang...
- HS thảo luận theo cặp đôi: Tìm hiểu những bãi biển mà mình đã từng đến hoặc nhìn thấy, được nghe thấy, được đọc trong sách.
- HS trưng bày tranh ảnh đã sưu tầm được về cảnh đẹp của các bãi biển ở ĐBDHMT và giới thiệu trước lớp.
VD: Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Lăng Cô, Mỹ Khê, Non Nước, Nha Trang, ...
*GV khẳng định điều kiện phát triển du lịch và tăng thêm các hoạt động dịch vụ sẽ góp phần cải thiện đời sống nhận dân ở vùng này. 
HĐ2 : Phát triển công nghiệp - HS đọc và thảo luận mục 4 SGK.
+ ở vị trí ven biển, ĐBDHMT có thể phát triển loại đường giao thông nào?
+ Việc đi lại nhiều bằng tàu, thuyền là điều kiện để phát triển ngành công nghiệp gì? 
- HS quan sát hình 10: GV liên hệ bài trước để giải thích lí do có nhiều xưởng sửa chữa tàu thuyền ở các thành phố, thị xã ven biển. 
- GV liên hệ phải sử dụng tàu thật tốt để đảm bảo an toàn.
- GV yêu cầu HS cho biết đường, kẹo các em hay ăn được làm từ cây gì?
- GV yêu cầu HS quan sát hình 11 và cho biết về các hoạt động sản xuất đường. 	
- GV giới thiệu cho HS biết về khu kinh tế mới đang xây dựng ở ven biển của tỉnh quảng ngãi.
HĐ3 : Lễ hội ở ĐBDHMT.
- HS đọc và thảo luận SGK.+ Kể tên một số lễ hội ở ĐBDHMT?
- GV gới thiệu về một số lễ hội: 
+ Lễ hội cá Ông: gắn với truyền thuyết cá voi đã cứu người trên biển. Hằng năm ở Khánh Hoà có tổ chức lễ hội cá Ông.
- GV yêu cầu HS đọc nội dung SGK mô tả khu tháp Bà.
HĐ3 : Bài học- HS đọc bài học SGK.
3. Củng cố, dặn dò - Nhắc lại những HĐ sản xuất của người dân ở ĐBDHMT?
- GV liên hệ giáo dục HS tôn trọng, quý trọng thành quả lao động của người dân.
- GV nhận xét tiết học. Nhắc chuẩn bị bài giờ sau.
-----------------------------------------------------
Toán
Tiết 143: Luyện tập (151)
i. Mục tiêu:
- HS giải được bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- Làm tốt các BT 1,2 (HSKG làm thêm BT3,4)
ii. đồ dùng dạy học 
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu các bước giải bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của chúng?
2. Dạy bài mới 
 a. Giới thiệu bài: Trực tiếp 
 b. Thực hành 
Bài 1: - 1HS đọc đề bài, 1HS nêu yêu cầu bài: BT thuộc dạng toán gì? Cách giải BT? 
- HS tự làm bài vào vở, 1 HS lên bảng chữa bài. 
- GV đánh giá.
Bài 2: - 1HS đọc đề bài, 1HS nêu yêu cầu bài: BT thuộc dạng toán gì? Cách giải BT? 
- HS tự giải. 1 HS lên bảng làm, lớp làm vở.
- HS giải thích bài làm.
- GV nhận xét bài làm của HS.
Bài 3 ( Nếu còn thời gian):
- HS nêu yêu cầu bài.
+ Bài toán cho biết những gì ? 
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Vì sao lớp 4A trồng nhiều hơn lớp 4B 10 cây ?
+ Lớp 4A có nhiều hơn lớp 4B mấy học sinh ?
+ Hãy tính số cây trồng của mỗi HS.
- 1HS lên trình bày bài giải.
- HS khác nhận xét. GV nhận xét chốt lời giải đúng.
Bài 4 ( Nếu còn thời gian): 
- HS thiết lập sơ đồ bài toán và trả lời câu hỏi: 
+ Qua sơ đồ bài toán, em cho biết bài toán thuộc dạng toán gì ?
+ Hiệu của hai số là bao nhiêu ?
+ Tỉ số của số bé và số lớn là bao nhiêu ?
+ Dựa vào sơ đồ bài toán em hãy đọc thành đề toán.
- GV yêu cầu cả lớp giải bài toán vào vở.
- GV trình bày bài toán. 
3. Củng cố - dặn dò 
- Nhắc lại các bước giải bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của chúng?
- GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
-----------------------------------------------------------
Khoa học
Nhu cầu nước của thực vật
I. Mục tiêu
- HS biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về nước khác nhau.
- Biết trình bày nhu cầu về nước của thực vật và ứng dụng thực tế của kiến thức đó trong trồng trọt. 
- Có ý thức chăm sóc cây trồng. 
ii.Đồ dùng dạy - học: 
- Hình trang 116, 117 SGK
iii. các Hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu những điều kiện cần đối với đời sống thực vật?
2. Dạy bài mới:
 a. Giới thiệu bài: trực tiếp 
 b. Hoạt động 1: Tìm hiểu nhu cầu nước của các loài thực vật khác nhau 
* Mục tiêu: Phân loại các nhóm cây theo nhu cầu về nước.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: Hoạt động theo nhóm 
- GV chia lớp thành nhóm 4 quan sát hình trang 116 và thảo luận: 
+ Kể tên một số loài cây và nhu cầu về nước của những cây em biết.
+ Phân loại các cây đó thành 4 nhóm: Cây sống dưới nước, cây sống trên cạn chịu được khô hạn, cây sống trên cạn ưa ẩm ướt, cây sống cả trên cạn và dưới nước.
Bước 2: Hoạt động cả lớp. 
- Các nhóm nêu kết quả của nhóm mình 
+ Vậy nhu cầu về nước của mỗi loài thực vật giống hay khác nhau?
 c. Hoạt động 2: Tìm hiẻu nhu cầu về nước của một cây ở những giai đoạn phát triển khác nhau và ứng dụng trong trồng trọt. 
* Mục tiêu: Nêu ứng dụng trong trồng trọt và nhu cầu nước ở từng giai đoạn phát triển của cây.
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát các hình 117 và trả lời câu hỏi:
+ Vào giai đoạn nào cây lúa cần nhiều nước ? (Lúa đang làm đòng, lúa mới cấy )
- HS tìm thêm những ví dụ khác về nhu cầu nước của cây ở từng giai đoạn phát triển và ứng dụng của nhân dân ta vào trồng trọt.
- GV: Cây ăn quả, lúc còn non cần tưới nhiều nước để cây lớn nhanh, khi quả chín cây cần ít nước hơn ...
3. Củng cố - dặn dò 
- Nêu nhu cầu về nước của thực vật? Em ứng dụng bài học ntn vào việc chăm sóc cây?
- GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau: Nhu cầu chất khoáng của TV. 
-----------------------------------------------------------
buổi chiều
Tập làm văn
Luyện tập: Bài văn tả cây cối 
I. Mục tiêu
- HS biết viết bài văn tả cây cối nêu trong đề bài
- HS viết được bài văn tả cây cối theo yêu cầu của đề bài có đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. 
- HS học tốt môn TV
II- Đồ dùng: Tranh ảnh một số loài cây
III- Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS nhắc lại cấu tạo bài văn miêu tả cây cối.
2- Bài mới:
a- Giới thiệu bài
- GV ghi đầu bài lên bảng: Luyện tập miêu tả cây cối
b- Hướng dẫn HS làm BT:
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài
- Gọi HS đọc đề bài
- GV gạch chân những TN quan trọng:
Đề bài: Tả một cây có bóng mát ( hoặc cây ăn quả, cây hoa ) mà em yêu thích
- Lưu ý HS chỉ chọn tả một trong các loại cây kể trên
- GV giới thiệu một số tranh ảnh về một số loại cây cho HS quan sát
- HS phát biểu về cây mà các em chọn tả
- GV nhắc HS viết nhanh dàn ý trước khi viết bài để bài văn miêu tả có cấu trúc chặt chẽ
c- HS thực hành viết bài văn vào vở 
- HS viết hoàn chỉnh cả bài, viết xong cùng bạn đổi bài để góp ý cho nhau.
- HS tiếp nối nhau đọc bài viết, cả lớp và GV chấm, nhận xét, khen ngợi những em có bài viết tốt.
3- Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại cấu tạo bài văn miêu tả cây cối.
- GV nhận xét chung tiết học.
- HS chuẩn bị bài sau: Cấu tạo bài văn miêu tả con vật
------------------------------------------------------------
Kĩ thuật
Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột (Tiết 3)
i. Mục tiêu:
- Biết cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa đã học.
- HS khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa, các mũi khâu tương đối đều nhau, đường khâu có thể bị dúm. (HS khéo tay: khâu viền được đường gấp mép vải bằng mĩu khâu đột thưa, các mũi khâu tương đối đều nhau, đường khâu ít bị dúm)
- Hình thành cho HS thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu cách gấp mép vải? Trình bày cách khâu lược đường gấp mép vải? Nêu các bước tiến hành khâu viền đường gấp mép vải? 
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài
b.GV tiếp tục tổ chức cho HS thực hành
- Yêu cầu HS hoàn thành sản phẩm trong tiết học 
c. Đánh giá kết quả học tập của HS
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm hoàn thành.
- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm:
+ Gấp được mép vải. Đường gấp mép vải tương đối thẳng, phẳng, đúng kĩ thuật.
+ Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
+ Mũi khâu tương đối đều, thẳng, không bị dúm.
+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.
- HS dựa vào những tiêu chuẩn trên để tự đánh giá sản phẩm thực hành.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
3. Nhận xét - Dặn dò
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS.
- Hướng dẫn HS đọc trước bài mới và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài 
" Thêu móc xích".
 ----------------------------------------------------------------------
Luyện viết
Bài 29: Nước biển Cửa Tùng
I. Mục tiêu.
- Viết đúng chính tả, trình bày đúng, đều, đẹp đoạn văn: Nước biển Cửa Tùng - Vở luyện viết chữ đẹp - T1 theo kiểu chữ thẳng.
- Có ý thức rèn chữ viết đẹp.
II. Đồ dùng dạy - học: HS chuẩn bị Vở luyện viết chữ đẹp 4 - T.1
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC cần đạt của tiết học
b. Hớng dẫn luyện viết:
- GV đọc bài 27: Con sẻ trong vở luyện viết CĐ 4 - T.1; HS theo dõi.
+ Nêu nội dung chính của bài ? (Sự thay đổi của nước biển Cửa Tùng trong một ngày)
+ Cách viết kiểu chữ đứng? Cách trình bày một đoạn văn?
- Hướng dẫn HS nhận xét các hiện tượng chính tả cần viết đúng.
- HS luyện viết các chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn trên giấy nháp: diệu kỳ, chiếu xuống, xanh lơ,...
- HS đọc thầm đoạn văn cần viết, chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai, cách trình bày.
c. HS luyện viết:
- Nhắc HS quy định viết chính tả.
- HS nhìn và viết cho đúng mẫu: 
Bài 29: Nước biển Cửa Tùng 
Diệu kỳ thay trong một ngày Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.
- HS soát lại bài.
d. Chấm, chữa bài: - GV chấm 7-10 bài.
	 - GV nêu nhận xét chung.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, yêu cầu HS ghi nhớ kĩ thuật cách viết chữ đứng.
- HDHS chuẩn bị bài sau: Bài 30: Sa Pa.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn: 21/ 3/ 2017 
 Ngày dạy: Thứ năm, ngày 29 tháng 3 năm 2018
Toán ( 4A, 4B )
Tiết 144: Luyện tập (151)
i. Mục tiêu:
- HS giải được bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó (BT1,3).
- HS biết nêu BT Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó theo sơ đồ cho trước (BT4).
ii. đồ dùng dạy học
iii. Các hoạt động dạy - học.
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu các bước giải bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của chúng?
2. Dạy bài mới: 
b. Thực hành 
Bài 1: 
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài tập.
- HS tự làm bài vào vở, 1 HS nêu bài làm của mình. HS khác nhận xét.
- GV đánh giá.
Bài 3: 
- HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập.
- Cả lớp tự làm bài vào vở, 1HS lên bảng làm. HS chữa bài.
- GV nhận xét đánh giá.
- Củng cố cách làm.
Bài 4: 
- HS nêu yêu cầu bài. 
+ Qua sơ đồ bài toán, em cho biết bài toán thuộc dạng toán gì? Hiệu của hai thùng là bao nhiêu? Tỉ số của hai thùng là bao nhiêu? Dựa vào sơ đồ bài toán em hãy đọc thành đề toán?
- Cả lớp giải bài toán vào vở. 
Bài 2 (GV hướng dẫn nếu còn thời gian): 
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Hiệu của hai số là bao nhiêu? Hãy nêu tỉ số của hai số ?
- HS làm bài vào vở, 1 em làm bảng lớp.
3. Củng cố - dặn dò 
- Nhắc lại các bước giải BT tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó?
- GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau.
---------------------------------------------------------
Đạo đức ( 4B )
Tôn trọng Luật giao thông ( tiết 2)
I. Mục tiêu: HS tiếp tục:
- HS hiểu cần phải tôn trọng Luật Giao thông. Đó là cách bảo vệ cuộc sống của mình và mọi người.
 - Có thái độ tôn trọng Luật Giao thông, đồng tình với những hành vi thực hiện đúng Luật Giao thông.
- Có ý thức tham gia giao thông an toàn.
II . Đồ dùng dạy học 
- SGK đạo đức 4. Một số biển báo giao thông ( HĐ1)
III. Các hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra bài cũ: Vì sao phải tôn trọng luật giao thông?
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài 
b. Hoạt động 1: Trò chơi tìm hiểu về biển báo giao thông.
* Mục tiêu: HS nhận biết các loại biển báo giao thông.
* Cách tiến hành :
- GV chia HS thành các nhóm và phổ biến cách chơi 
- HS quan sát biển báo và nói ý nghĩa của biển báo. Mỗi nhận xét đúng được1 điểm . Nếu các nhóm cùng giơ tay thi ghi vào giấy. Nhóm nào nhiều điểm là nhóm ấy thắng 
- GV điều khiển cuộc chơi.
- GV cùng HS đánh giá kết quả. 
c.Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 
* Mục tiêu: HS biết xử lí các tình huống liên quan đén an toàn giao thông.
* Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành nhóm và giao cho mỗi nhóm thảo luận một tình huống.
- Các nhóm HS thảo luận.
- HS trình bày kết quả của nhóm mình cho cả lớp nghe.
- Cả lớp nhận xét, đánh giá cách giải quyết. 
- GV kết luận. 
d.Hoạt động 3: trình bày kết quả điều tra thực tiễn.
- Các nhóm lên trình bày kết quả điều tra. Các nhóm khác bổ sung, chất vấn.
- GV nhận xét kết quả làm việc nhóm của HS 
- GV kết luận chung.
3. Nhận xét - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Học tập những hành vi, chuẩn mực đạo đức đã được học vào trong cuộc sống.
-------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu ( 4A )
Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị 
i. mục tiêu 
- Hiểu thế nào là lời yêu cầu, đề nghị lịch sự (ND ghi nhớ). 
- Bước đầu biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự (BT1,2 - mục III); phân biệt được lời yêu cầu đề nghị lịch sự và lời yêu cầu đề nghị không giữ phép lịch sự (BT3); bước đầu biết đặt câu khiến phù hợp với 1 tình huống giao tiếp cho trước (BT4)
*KNS : KN giao tiếp: ứng xử, thể hiện sự cảm thông, KN thương lượng, KN đặt mục tiêu.
- GDHS lịch sự trong giao tiếp.
ii. đồ dùng dạy học 
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu các cách đặt câu khiến? VD?
2. Dạy bài mới 
 a. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
 b. Tìm hiểu ví dụ.
Bài tập 1,2 
- Một HS đọc bài tập 1, 2 : Nêu yêu cầu của BT? (Tìm các câu nêu yêu cầu, đề nghị)
- HS đọc thầm tìm các câu nêu yêu cầu, đề nghị.
- HS suy nghĩ, làm bài. HS khác phát biểu ý kiến. 
- GV nhận xét, chốt kết quả: Như SGV tr.197.
Bài tập 3: Em có nhận xét gì về cách nêu yêu cầu, đề nghị của hai bạn Hùng và Hoa ? (bạn Hùng nói trống không, yêu cầu bất lịch sự với bác Hai, Bạn Hoa yêu cầu lịch sự với bác Hai )
- GV kết luận về phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị.
Bài tập 4: Theo em, như thế nào là lịch sự khi yêu cầu, đề nghị? Tại sao cần phải giữ phép lịch sự khi yêu cầu, đề nghị?
 c. Ghi nhớ: HS đọc ghi nhớ. HS nêu các yêu cầu, đề nghị để minh hoạ cho ghi nhớ.
 d. Luyện tập.
Bài 1: 1 HS đọc nội dung bài tập.
- HS hoạt động theo cặp: chọn cách nói phù hợp (b, c)
- HS suy nghĩ, làm bài, đại diện 1 cặp nêu kết quả . HS khác nhận xét. 
- GV đánh giá, kết luận lời giảI đúng. 
Bài 2: 
- GV tổ chức cho HS làm như bài tập 1. (KQ: b,c,d)
Bài 3: 1HS nêu yêu cầu của đề bài. HS làm việc theo cặp. 
- GV gợi ý: Các 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_29_nam_hoc_2016_2017_ngu.doc