Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 25 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thu Hiền - Trường Tiểu học Thượng Quận

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm một đoạn phân biệt rõ lời nhân vật, phù hợp với nội dung, diễn biến sự việc.

- Hiểu những từ ngữ trong bài. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn.

- Tự xác định giá trị cá nhân, ứng phó thương lượng, tư duy, sáng tạo.

- Biết quý cái thiện, ghét cái ác.

II. CHUẨN BỊ

- Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK.( GTB)

- Bảng phụ viết sẵn câu văn HD đọc.( HĐ1 ), HD đọc diễn cảm ( HĐ 3)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS đọc thuộc lòng bài Đoàn thuyền đánh cá + TLCH nội dung bài.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài : SD tranh minh hoạ.

b. Các hoạt động

 

doc24 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 155 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 25 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thu Hiền - Trường Tiểu học Thượng Quận, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thảo luận nhóm đôi: Các em học sinh tự nêu cho nhau nghe những việc mình đã làm thể hiện là người biết kính trọng ngươì lao động; lịch sự với mọi người ; giữ gìn các công trình công cộng.
- HS trình bày kết quả của nhóm mình cho cả lớp nghe.
- Cả lớp nhận xét, đánh giá cách giải quyết. 
- GV kết luận. 
* GV gọi một vài HS đọc phần ghi nhớ trong SGK của mỗi bài. 
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học. 
- Vận dụng những hành vi, chuẩn mực đạo đức đã được học vào trong cuộc sống.
TIẾT 3 LUYỆN VIẾT
BÀI 21
mục đích yêu cầu
- HS viết chính xác, trình bày đúng ,đẹp bài: Mẹ ốm.
- Rèn kĩ năng viết đúng độ cao,khoảng cách của từng tiếng.Viết đúng tiếng có âm vần dễ lẫn:l/n, d/r, x/s....
- Giáo dục ý thức viết đẹp và trìng bày bài cẩn thận.
II. chuẩn bị
- HS:Vở luyện viết
III.Các hoạt động
1.Bài cũ: HS.viết một số từ : phởn phơ, bò giống, xanh rì, lạ lùng, ngó quanh,...
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: 
b.Các hoạt động:
*HĐ1: Hướng dẫn HS viết .
- Gọi HS đọc bài viết. Nêu ND bài?
- Cả lớp theo dõi, phát hiện những từ khó viết.
- GV phân tích một số tiếng khó trên bảng : mưa rào, nắng, trái chín, lần giường, quản gì,...
- HS luyện viết từ khó trên bảng, cả lớp viết ra giấy nháp.
- HS nhận xét, GV nhận xét.
*HĐ2: HS viết bài
-HS nhắc lại cách trình bày bài viết,độ cao các con chữ,khoảng cách giữa các tiếng. 
- HS tự luyện viết bài theo bài mẫu
- GV theo dõi uốn nắn HS kịp thời.
*HĐ3: Chấm chữa bài.
- GV chấm chữa một số bài -Nhận xét .
- HS dưới lớp tự soát lỗi, sửa lỗi.
3. Củng cố dặn dò
- Gv nhận xét giờ học.
- Khen ngợi những em đã viết đúng, đẹp.
- Dặn HS chuẩn bị bài : Người tìm đường lên các vì sao
 Ngày soạn: 21.2.2018
 Ngày dạy: Thứ tư ngày 28 thỏng 2 năm 2018
Sỏng TIẾT 1 TẬP ĐỌC
Bài thơ về tiểu đội xe không kính 
I. Mục đích, yêu cầu
- Biết đọc lưu loát toàn bài . Biết đọc diễn cảm 1,2 khổ thơ trong bài với giọng vui, lạc quan.
- Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung của bài thơ: Ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước .
- Giáo dục lòng dũng cảm.
II. chuẩn bị
- Bảng phụ ghi nội dung khổ thơ đọc diễn cảm. ( HĐ 3)
III. Các hoạt động 
1.Kiểm tra bài cũ: HS nối tiếp nhau đọc bài “Khuất phục tên cướp biển ” trả lời câu hỏi về nội dung bài .
2. Bài mới
a.Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động 
*HĐ1: Luyện đọc 
- HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ 2-3 lượt .
- GV giúp HS sửa lỗi phát âm, hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài .
- Hướng dẫn HS nhấn giọng, ngắt hơi đúng nhịp thơ: 
 Không có kính / không phải vì xe không có kính
 Nhìn thấy gió / vào xoa mắt đắng
 Thấy con đường/ chạy thẳng vào tim
 Không có kính/ ừ thì ướt áo
 Mưa ngừng, gió lùa / mau khô thôi.
- Một , hai HS đọc cả bài .
- GV đọc diễn cảm toàn bài với giọng vui hóm hỉnh thể hiện tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ.
*HĐ2: Tìm hiểu bài 
- HS đọc từng khổ thơ và TLCH của bài:
+ Những hình ảnh nào của bài thơ nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe?
+ Tình đồng chí, đồng đội của các chiến sĩ được thể hiện qua những câu thơ nào?
+ Hình ảnh những chiếc xe không kính vẫn băng băng ra trận gợi cho em suy nghĩ gì? 
- GVnhận xét nhấn mạnh về:
+ Tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe.
+ Tình đồng chí đồng đội thắm thiết giữa những người chiến sĩ lái xe ở chiến trường đầy khói lửa, bom đạn.
- GV: Đó là khí thế quyết chiến, quyết thắng Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước của hậu phương lớn miền Bắc trong thời kì chống đế quốc Mĩ .
- HS đọc cả bài thơ và nêu nội dung .
*HĐ3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và HTL bài thơ.
- HS tiếp nối nhau đọc bài thơ. GVHDHS tìm đúng giọng đọc từng khổ thơ và thể hiện diễn cảm.
- GVtreo bảng phụ HD HS luyện đọc diễn cảm khổ thơ 1,3
- HS nhẩm đọc thuộc lòng từng khổ thơ, bài thơ. 
- GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ.
- GV nhận xét .
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS đọc lại bai và chuẩn bị bài sau.
TIẾT 2 KỂ CHUYỆN
Những chú bé không chết 
i. mục đích yêu cầu
- Dựa theo lời kể của GV và tranh minh họa, kể lại được từng đoạn ,toàn bộ của câu chuyện Những chú bé không chết rõ ràng,đủ ý.
- Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện và đặt được tên khác cho truyện phù hợp với nội dung.
- Giáo dục tinh thần dũng cảm. 
ii. chuẩn bị 
 - Tranh minh hoạ truyện ( HĐ 1)
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 1-2 HS kể lại 1 câu chuyện đã chứng kiến , tham gia ở tuần trước .
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài : Trực tiếp 
b. Các hoạt động
*HĐ1: GVHD kể chuyện .
- GV kể lần 1 , HS nghe . GV kết hợp giải nghĩa từ khó trong truyện.
- GV kể chuyện lần 2 vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ.
*HĐ2: Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Một HS nêu yêu cầu của bài kể chuyện.
 * Kể chuyện trong nhóm:
- HS kể chuyện từng đoạn trong nhóm , trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện .
 * Thi kể trước lớp.
- 2,3 nhóm HS thi kể trước lớp toàn bộ câu chuyện , Nêu ý nghĩa câu chuyện .
- Các nhóm khác nghe và nhận xét nhóm bạn kể chuyện .
- Một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện .
- Lớp nhận xét , bình chọn nhóm , cá nhận kể hay nhất .
- GV hỏi : Câu chuyện ca ngợi phẩm chất gì của các chú bé? Tại sao truyện lại có tên gọi là “Những chú bé không chết”? Thử đặt tên khác cho câu chuyện này ?
3. Củng cố , dặn dò 
- Nêu ý nghĩa câu chuyện.
- GV nhận xét tiết học.
- Dăn HS : Kể lại một câu chuyện nói về lòng dũng cảm mà em đã được nghe hoặc được đọc.
TIẾT 4 TOÁN
TIẾT 123: luyện tập 
i. Mục đích yêu cầu
- HS biết giải bài toán liên quan đến phép cộng và phép nhân phân số.
- Làm được một số bài tập về phép cộng và phép nhân phân số.
- Có ý thức tự giác học tập.
ii. chuẩn bị 
iii. Các hoạt động 
1.Kiểm tra bài cũ: KT vở bài tập của HS
2. Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
*HĐ1: Giới thiệu một số tính chất của phép nhân phân số 
a. Giới thiệu tính chất giao hoán .
- GV yêu cầu HS tính : , 
So sánh hai kết quả và rút ra kết luận : 
- Cho HS so sánh về các TS của 2 tích. Từ đó HDHS nêu tính chất giao hoán của phép nhân.
b. Giới thiệu tính chất kết hợp .( Cách thực hiện tương tự như trên)
- HS nêu tính chất kết hợp của phép nhân.
c. Giới thiệu tính chất nhân một tổng hai phân số với một phân số .( Tương tự như phần a,b)
 Từ VD: để nêu được tính chất nhân một tổng với một số.
*HĐ2: Luyện tập
Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài tập.
- GV nhấn mạnh : Tính bằng hai cách .
- GVHDHS vận dụng tính chất vừa học để làm bài tập.
- HS tự làm bài vào vở, gọi 3 em lên bảng làm bài.
- HS và GV nhận xét chữa bài trên bảng. Cho HS nhận xét xem trong 2 cách cách nào làm thuận tiện hơn?
Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS nhắc lại cách tính chu vi HCN.
- Cho HS tự làm bài vào vở, gọi 1 em lên bảng làm bài 
- HS kiểm tra bài cho nhau, GV chữa bài trên bảng.
Bài 3: Cho HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS nêu cách giải.
- HS lên bảng làm bài, lớp làm vở.
- HS chữa bài. GV chấm bài ở vở của HS
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại các tính chất của phép nhân phân số. 
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.
Chiều TIẾT 1 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
mở rộng vốn từ: dũng cảm 
i. mục đích yêu cầu 
- Mở rộng được một số từ ngữ thuộc chủ điểm dũng cảm qua việc tìm từ cùng nghĩa, việc ghép từ, hiểu nghĩa một vài từ theo chủ điểm .
- Biết sử dụng những từ đã học để tạo thành những cụm từ có nghĩa, hoàn chỉnh câu văn hoặc đoạn văn.
- Giáo dục HS chăm chỉ học tập.
II. chuẩn bị
- Vở bài tập tiếng Việt.
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ : HS nêu nội dung ghi nhớ về Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì ? 
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động
*HĐ1: Củng cố KT
- HS nêu một số từ ngữ về chủ điểm Dũng cảm mà các em biết.
*HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài 1: HS đọc nội dung bài tập 1.
- HS suy nghĩ, làm bài. HS phát biểu ý kiến, HS nhận xét. 
- GV chốt lại lời giải đúng.
Bài 2: HS đọc nội dung bài tập.
- HS suy nghĩ, làm bài, nối tiếp nhau đọc kết quả.
- HS lên bảng đánh dấu x vào trước (hoặc sau) những từ ngữ cho sẵn thay cho từ dũng cảm.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 3: HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến. 
- Cả lớp và GV nhận xét. 
Bài 4: HS đọc yêu cầu của đề bài.
- GV gợi ý: đoạn văn có 5 chỗ trống, ở mỗi chỗ trống, các em hãy điền những từ ngữ cho sẵn sao cho tạo ra câu có nội dung thích hợp.
- HS lên bảng thi điền từ nhanh, đúng.
-Lớp nhận xét. GV đánh giá, chốt lại lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò 
- HS nhắc lại một số từ ngữ thuộc chủ điểm dũng cảm.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
TIẾT 2 TIẾNG VIỆT*
ễN LTVC: ôn chủ ngữ trong câu kể ai là gì ?
i. mục đích yêu cầu 
- Củng cố cho HS cách xác định bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai là gì ?, ý nghĩa và cấu tạo của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai là gì ?
- HS tạo được câu kể Ai là gì ? từ những chủ ngữ đã cho.
- HS có ý thức nói câu có đủ các bộ phận.
II. .chuẩn bị
-Hệ thống BT
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài : - HS nêu ý nghĩa và cấu tạo của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai là gì ?
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động
*HĐ1: Củng cố KT 
- HS nêu ý nghĩa và cấu tạo của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai là gì ?
- HS nhận xét, bổ sung.
*HĐ2: Luyện tập
- GV yêu cầu HS làm một số bài tập 
- GV tổ chức cho HS chữa lần lượt từng bài.
- GV củng cố kiến thức qua mỗi bài.
Bài 1: Tìm câu kể Ai là gì? trong các câu sau. Gạch dưới CN trong các câu vừa tìm được.
 a. Bác Hồ là vị cha chung
 Là sao Bắc Đẩu, là vầng thái dương.
 b. Bác là non nước trời mây
 Việt Nam có Bác mỗi ngày đẹp hơn.
Bài 2: CN trong câu kể Ai là gì? tìm được ở trên( BT1) là DT hay cụm danh từ?
Bài 3: Điền vào chỗ trống chủ ngữ thích hợp để hoàn chỉnh câu kể Ai là gì?
a. ....................... là cố đô cổ kính và thơ mộng.
b.........................là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. 
c. ...............................là trường đại học đầu tiên ở nước ta.
3. Củng cố, dặn dò 
- HS nhắc lại ý nghĩa và cấu tạo của CN trong câu kể Ai là gì?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau. 
TIẾT 3 KHOA HỌC
ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt
i. Mục đích yêu cầu
- HS nhận biết và biết phòng tránh những trường hợp ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt. Biết tránh không đọc, viết ở nơi có ánh sáng quá yếu.
- Vận dụng kiến thức về sự tạo thành bóng tối, về vật cho ánh sáng truyền qua một phần, vật cản sáng... để bảo vệ mắt.
- Kĩ năng trình bày về các việc nên, không nên làmđể bảo vệ đôi mắt. Trình bày quan điểm liên quan đến việc sử dụng ánh sáng.
- HS có ý thức bảo vệ đôi mắt của mình.
ii. Chuẩn bị
- Tranh ảnh minh hoạ / SGK.
iii. Các Hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu vai trò của ánh sáng đối với đời sống động vật?
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
*HĐ1: Tìm hiểu những trường hợp ánh sáng quá mạnh không được nhìn trực tiếp vào nguồn sáng.
* Mục tiêu: Nhận biết và phòng tránh những trường hợp ánh sáng quá mạnh có hại cho mắt
 * Cách tiến hành:
Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào hiểu biết của mình và hình trang 98, 99 SGK để tìm hiểu về những trường hợp ánh sáng quá mạnh có hại cho mắt.
Các nhóm báo cáo và thảo luận chung cả lớp.
Bước 2: HS dựa vào kinh nghiệm của bản thân, hình trong SGK để nêu những việc nên và không nên làm để tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh gây ra. 
- Các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả.
- HS nhận xét.
GV kết luận chung. : + ánh sáng không thích hợp sẽ có hại cho mắt.
+ ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt có thể làm hỏng mắt. Nên lhông nhìn thẳng vào mặt trời, không chiếu đèn pin vào mắt nhau.
*HĐ2: Tìm hiểu về một số việc nên / không nên làm để đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc, viết.
* Mục tiêu: Vận dụng KT về sự tạo thành bóng tối, về vật cho ánh sáng truyền qua 1phần, vật cản sáng,... để bảo vệ cho mắt. Biết tránh không đọc, viết ở nơi ánh sáng quá yếu. 
* Cách tiến hành:
Bước 1: GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp: 
+ Quan sát tranh và trả lời câu hỏi. 
+ HS nêu lí do chọn lựa của mình.
Bước 2: Thảo luận cả lớp: Vì sao khi viết tay phải thì không nên đặt đèn ở phía tay phải ? 
Bước 3: HS trình bày ý kiến. 
Bước 4: GV nhận xét, KL: Học ,đọc sách dưới ánh sáng quá yếu hoặc quá mạnh đều có hại cho mắt. Nhìn quá lâu vào màn hình máytính, ti vi cũng có hại cho mắt. 
3. Củng cố, dặn dò 
- HS đọc mục Bạn cần biết / SGK.
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.
 Ngày soạn: 22.2.2018
 Ngày dạy: Thứ năm ngày 1 thỏng 3 năm 2018
 Sỏng TIẾT 1 TẬP LÀM VĂN 
luyện tập miêu tả cây cối
i. mục đích yêu cầu 
- HS tiếp tục luyện tập viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả cây cối. 
- Rèn kĩ năng viết một bài văn hoàn chỉnh về miêu tả cây cối.
- Giáo dục HS ý thức học tập và yêu thiên nhiên.
II. chuẩn bị
- HS- GV : Tranh, ảnh một số loại hoa, quả.
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ : Nêu cấu tạo bài văn miêu tả cây cối.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : trực tiếp 
b. Các hoạt động
*HĐ1: Củng cố KT
- HS nêu cấu tạo bài văn miêu tả cay cối.
- HS nhắc lại.
*HĐ2: Hướng dẫn HS luyện tập 
* Đề bài: a) Hãy tả một loài hoa hoặc một thứ quả mà em yêu thích.
 b) Tìm những từ ngữ dùng hay, những cách so sánh, nhân hóa, liên tưởng, tưởng tượng có ở trong bài văn của em.
HS đọc và xác định yêu cầu của đề. QS tranh một số loại hoa, quả và làm bài.
- Yêu cầu HS tự viết đoạn văn.Gv giúp đỡ những HS còn lúng túng.
- Gọi HS trình bày đoạn văn trước lớp.
- GV sửa chữa về nội dung, cách dùng từ, đặt câu,...
- GV chấm, nhận xét những bài văn hay. Những em biết dùng những hình ảnh so sánh, nhân hóa,... hợp lí.
3. Củng cố, dặn dò 
- HS nhắc lại cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: MB trong bài văn miêu tả cây cối.
TIẾT 2	 KHOA HỌC
nóng lạnh và nhiệt độ
i. Mục đích yêu cầu
- Nêu được ví dụ về vật nóng hơn có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh hơn có nhiệt độ thấp hơn.cá
- Biết sử dụng từ nhiệt độ trong diễn tả sự nóng lạnh. Biết sử dụng nhiệt kế để xác định nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ không khí.
- Giáo dục HS sự ham hiểu biết và khám phá thế giới.
ii. chuẩn bị
- Nhiệt kế ( HĐ 2).
iii. các Hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu cách bảo vệ đôi mắt?
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : trực tiếp 
b. Các hoạt động 
*HĐ1: Tìm hiểu về sự truyền nhiệt.
* Mục tiêu: Nêu được ví dụ về các vật có nhiệt độ cao, thấp. Biết sử dụng “ nhiệt
độ” trong diễn tả sự nóng lạnh.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: GV yêu cầu HS kể tên một số vật nóng và vật lạnh thường gặp hằng ngày. 
 - HS trình bày kết quả.
Bước 2: HS quan sát hình 1và trả lời câu hỏi của bài.
- GV gọi HS trả lời câu hỏi ( một số vật có thể nóng so với vật này nhưng lại lạnh so với vật khác.)
Bước 3: - GV KL: Vật nóng có nhiệt độ cao hơn vật lạnh.
*HĐ2: Thực hành sử dụng nhiệt kế 
* Mục tiêu: HS biết SD nhiệt kế để đo nhiệt độ trong những trường hợp đơn giản.
* Cách tiến hành:
Bước 1: GV giới thiệu cho HS về hai loại nhiệt kế ( đo nhiệt độ cơ thể và đo nhiệt độ không khí ).
- GV giới thiệu cho HS sơ lược về cấu tạo của nhiệt kế và hướng dẫn cách đọc nhiệt kế.
- GV mô tả cấu tạo và gọi vài HS lên thực hành đọc nhiệt kế.
- HS, GV nhận xét.
Bước 2: HS thực hành đo nhiệt độ: sử dụng nhiệt kế đo nhiệt độ của cốc nước, đo nhiệt độ cơ thể.
- HS nêu kết quả đo, HS khác kiểm tra lại.
- GV nhận xét và KL như mục : BCB
3. Củng cố, dặn dò 
- HS đọc mục Bạn cần biết / SGK.
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
TIẾT 4 TOÁN 
TIẾT 124: tìm phân số của một số 
i. Mục đích yêu cầu 
- HS biết cách giải toán dạng: Tìm phân số của một số.
- Biết cách tìm phân số của một số.
- Yêu thích môn học.
ii. chuẩn bị
- Hình trong SGK. 
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ : HS làm bài tập 3 tiết trước.
2. Bài mới
a.Giới thiệu bài: trực tiếp 
b. Các hoạt động
*HĐ1: Giới thiệu cách tìm phân số của một số.
- HS đọc yêu cầu bài tập+ TLCH:
+ của 12 quả cam là mấy quả cam?
- Cả lớp tính nhẩm. HS nêu cách tính : của 12 quả cam là : 12:3 = 4 ( quả cam ).
- GV nêu bài toán: Một rổ cam có 12 quả. Hỏi số cam trong rổ là bao nhiêu quả? 
- GV cho HS quan sát tranh vẽ và phân tích cách giải bài toán.
- HS ghi lời giải. GV kết luận.
- GV gọi HS nêu nhận xét : Muốn tìm của 12 ta làm thế nào ?
12 x = 8
- HS phát biểu thành lời. HS nhắc lại.
*HĐ2: Luyện tập
Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài toán. 
- Gọi HS lên bảng làm, lớp làm vở.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng, nhấn mạnh cách giải bài toán.
Bài 2: Tương tự Bài 1.
Bài 3: ( nếu còn thời gian): - HS nêu yêu cầu bài.
- HS lên bảng làm, lớp làm vở.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng, nhấn mạnh cách giải bài toán.
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhắc lại nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.	
Chiều TIẾT 1 KĨ THUẬT
KHÂU GHẫP HAI MŨI VẢI BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG (tiết 2)
I. Mục đích, yêu cầu
- HS biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường 
- Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa cách dều nhau, đường khâu có thể bị dúm.
- Có ý thức rèn luyện kĩ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống.
II. chuẩn bị
- HS: Bộ khâu thêu
- GV: Mẫu đường khâu ghép hai mép vải bằng các mũi khâu thường và một số sản phẩm được có đường khâu ghép hai mép vải.( HĐ1)
- Bảng phụ ghi tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm.( HĐ 2)
III. Các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: - HS nêu lại quy trình khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường .
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu bài và nêu mục đích của bài học
b. Các hoạt động
*HĐ1: HS thực hành khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
- - Cho HS quan sát mẫu sau đó gọi HS nhắc lại quy trình khâu
- GV nêu các bước: B1: Vạch dấu đường khâu
 B2: Khâu lược
 B3: Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
- HS thực hành khâu.
- GV quan sát uốn nắn những HS còn lúng túng.
*HĐ2: Đánh giá kết quả học tập của HS
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm
- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm
- HS tự đánh giá sản phẩm của mình theo tiêu chuẩn
- GV khen ngợi những HS hoàn thành tốt sản phẩm của mình.
3.Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
- GV nhận xét ý thức tinh thần học tập của HS, dặn chuẩn bị tốt dụng cụ tiết sau thực hành.
TIẾT 2 TOÁN *
ôn: Phép nhân phân số
I. Mục đích yêu cầu
- Củng cố để HS nắm chắc cách nhân 2 phân số.
- Rèn kĩ năng thực hành nhân 2 phân số và giải toán tính DT HCN.
- HS có tính cẩn thận, khoa học.
ii. Chuẩn bị
- Bảng phụ ghi bài tập dược GV hệ thống.
III . Các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ:- Nêu cách nhân 2 phân số. Lấy VD 1 phép nhân 2 phân số rồi thực hành?
- 1 HS lên bảng, lớp nháp.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:- GV nêu mục đích, yêu cầu bài học.
b. Các hoạt động
*HĐ1: Hoàn thiện nốt BT buổi sáng.
- HS hoàn thiện bài. GV chữa bài.
- HS nêu cách trừ phân số.
- HS nhắc lại.
*HĐ2: Luyện tập
- GV yêu cầu HS tự hoàn thành các bài tập sau.
- GV tổ chức cho HS chữa lần lượt từng bài.
Bài 1: Tìm x 
HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu 2 HS lên bảng chữa bài.
- GV NX, chốt ý đúng. 
Bài 2: Tính nhanh: 
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- GV yêu cầu HS làm bài. 
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- GV chữa bài, chốt ý đúng.
Bài 3 Tính chu vi và diện tích hình vuông có cạnh m
- GV yêu cầu HS đọc bài, tự tóm tắt và làm bài.
- GV gọi 1 HS chữa bài.
- GV củng cố cách trình bày lời giải bài toán về nhõn 2 phân số.
3. Củng cố, dặn dò
 - HS nhắc lại cách trừ hai phân số cùng mẫu, khác mẫu.
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: 22.2.2018
 Ngày dạy: Thứ sỏu ngày 2 thỏng 3 năm 2018
 Sỏng TIẾT 1 TẬP LÀM VĂN 
Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả cây cối
i. mục đích yêu cầu 
- HS nắm được hai kiểu mở bài trực tiếp và gián tiếp trong bài văn miêu tả cây cối 
-Vận dụng kiến thức đã biết để viết được hai kiểu mở bài trên khi làm bài văn tả cây cối .
- ý thức chăm sóc và bảo vệ cây cối .
ii. chuẩn bị 
- HS : Tranh ảnh một vài cây, hoa để HS quan sát .( BT3)
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ : Nêu cách tóm tắt một bản tin?.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài : trực tiếp 
b. Các hoạt độn

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_25_nam_hoc_2017_2018_ngu.doc