Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 21 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thu Hiền - Trường Tiểu học Thượng Quận

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi.

- Hiểu các từ ngữ mới trong bài. Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước.

- Kĩ năng tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân, tư duy sáng tạo.

- Yêu quý và tự hào đối với những người Anh hùng của dân tộc.

II. CHUẨN BỊ

- Tranh ảnh minh hoạ bài tập đọc/ SGK.( GTB)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS đọc bài Trống đồng Đông Sơn, trả lời câu hỏi trong SGK.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài: Giới thiệu về người Anh hùng Trần Đại Nghĩa. Xem ảnh chân dung nhà khoa học.

b. Các hoạt động

*HĐ1: Luyện đọc

- HS đọc toàn bài. GVHD chia đoạn: Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn).

- HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của truyện: 2 lượt. GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài. Hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ở những câu văn dài “ Ông được Bác Hồ. chống TDP”

 

doc24 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 169 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 21 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thu Hiền - Trường Tiểu học Thượng Quận, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Dặn HS chuẩn bị bài Phong cảnh Pác Pó. 
 Ngày soạn: 17.1.2018
 Ngày dạy: Thứ tư ngày 24 thỏng 1 năm 2018
Sỏng TIẾT 1 TẬP ĐỌC
bè xuôi sông la
i. mục đích yêu cầu 
- Đọc rõ ràng, rành mạch toàn bài. Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. 
- Hiểu các từ ngữ mới trong bài. Hiểu nội dung của bài: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La và sức sống mạnh mẽ của con người Việt Nam.
- Yêu quý và tự hào đối với những cảnh đẹp của đất nước. 
II. chuẩn bị
- Tranh ảnh minh hoạ bài tập đọc/ SGK.( GT B)
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS đọc bài Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa, TLCH trong SGK.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài 
b. Các hoạt động
*HĐ1: Luyện đọc 
- HS đoạc toàn bài thơ.
- HS nối tiếp nhau đọc 3 khổ thơ: 2 lượt. GV kết hợp nói về hoàn cảnh ra đời của bài thơ giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài. Hướng dẫn HS ngắt nhịp đúng.
- Một, hai HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng, trìu mến.
*HĐ2: Tìm hiểu bài 
- HS đọc thầm, đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi của mỗi đoạn.
- HS trả lời, GV chốt lại ý đúng.
- GV nhận xét, nhấn mạnh: 
+ Vẻ đẹp của sông La.
+ Tài năng, sức mạnh của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng quê hương đất nước bất chấp bom đạn của kẻ thù.
- HS đọc lướt, nêu nội dung chính của toàn bài.
*HĐ3: Hướng dẫn đọc diễn cảm và HTL
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 khổ thơ, phát hiện giọng đọc, cách đọc. 
- GV hướng dẫn các em tìm đúng giọng đọc từng khổ thơ.
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm khổ thơ 2 của bài.
- HS luyện đọc trong nhóm.
- HS thi đọc diễn cảm khổ thơ 2 của bài. 
- HS nhẩm HTL bài thơ, sau đó thi HTL từng khổ và cả bài.
- Lớp NX, đánh giá.
- GVnhận xét , khen ngợi những HS đọc tốt.
3. Củng cố, dặn dò 
- Gọi 1 HS đọc bài, nêu nội dung chính của bài.
- Qua vẻ đẹp của dòng sông cho HS liên hệ về việc bảo vệ môi trường.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau: Sầu riêng.
TIẾT 2 KỂ CHUYỆN
kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
i. mục đích yêu cầu 
- Dựa vào gợi ý trong SGK HS chọn được câu chuyện chứng kiến hoặc tham gia nói về người có khả năng hoặc sức khỏe đặc biệt.
- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý; biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện. 
- Kĩ năng giao tiếp, thể hiện sự tự tin, ra quyết định ,tư duy sáng tạo.
- Giáo dục HS biết giữ gìn sức khỏe.
ii. chuẩn bị 
- GV: Bảng phụ viết sẵn dàn ý bài kể chuyện.( HĐ 1)
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: HS kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc về một người có tài.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động: 
*HĐ1: Hướng dẫn HS kể chuyện 
- Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài .
- Một HS đọc đề bài .GV gạch chân những từ ngữ quan trọng.
- 3 HS nối tiếp đọc gợi ý 1,2,3. Cả lớp theo dõi SGK.
- HS suy nghĩ nói nhân vật em chọn kể.
- GV nêu 2 phương án kể chuyện theo gợi ý 3;
+ Kể một câu chuyện cụ thể có đầu có cuối.
+ Kể sự việc chứng minh khả năng đặc biệt của nhân vật( không kể thành chuyện)
- HS chọn một trong 2 phương án kể.
- HS lập dàn ý cho bài kể chuyện.
- GV dán dàn ý của bài kể chuyện lên bảng, nhắc HS kể câu chuyện em đã chứng kiến hoặc tham gia phải mở đầu chuyện ở ngôi thứ nhất( tôi, em)
*HĐ2: Thực hành kể chuyện và trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- HS kể chuyện theo cặp. GV giúp đỡ các nhóm
- HS nối tiếp thi kể chuyện trước lớp. Mỗi HS kể xong đối thoại với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện
- GVHDHS nhận xét về:ND, cách kể, cách dùng từ, đặt câu,...
- Cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hấp nhất.
3. Củng cố, dặn dò 
- Qua mỗi câu chuyên các bạn kể em học tập được điều gì?
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Kể chuyện: Con vịt xấu xí.
TIẾT 4 TOÁN
TIẾT 103: Qui đồng mẫu số các phân số
i.Mục đích yêu cầu
- HS nắm được cách quy đồng mẫu số hai phân số trong trường hợp đơn giản.
- Biết đầu biết quy đồng mẫu số hai phân số.
- Yêu thích môn học.
II. chuẩn bị
iii. Các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu cách rút gọn phân số?
2. Bài mới
a . Giới thiệu bài
b. Các hoạt động 
*HĐ1: HD HS tự tìm cách quy đồng mẫu số hai phân số và 
- GV giới thiệu vấn đề: Chẳng hạn: Có hai phân số và , làm thế nào để tìm được hai 
phân số có cùng mẫu số, trong đó một phân số bằng số và một phân số bằng ?
- GVHDHS nhân cả tử số và mẫu số của phân số này với mẫu số của phân số kia để có: ; 
- GVHD để HS nắm được: Các phân số và đều có mẫu số là 15.
- Từ hai phân số và chuyển thành hai phân số có cùng mẫu số và gọi là quy 
đồng mẫu số hai phân số. Trong đó 15 là mẫu số chung.
- HS nêu quy tắc SGK:
*HĐ2: Luyện tập
Bài 1 : Cho HS nêu yêu cầu của đề bài
- GVHDHS cách trình bày ngắn gọn 
 a) và . Ta có: 
- Tương tự HS tự làm phần b, c vào vở.
- HS nhận xét, GV nhận xét chữa bài. Củng cố cách quy đồng mẫu số hai phân số.
Bài 2( a,b, c) : Cho HS nêu cầu của đề bài. (HS làm tương tự bài 1)
- HS tự làm bài vào vở: 
- Gọi HS lên bảng làm bài. 
- Cho HS đổi chéo bài để kiểm tra bài cho nhau, báo các kết quả kiểm tra.
- GV chữa bài trên bảng, nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò 
- HS nhắc lại cách quy đồng mẫu số hai phân số .
- GV NX tiết học. HS chuẩn bị bài sau : Quy đồng mẫu số hai phân số (Tiếp).
Chiều TIẾT 1 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
vị ngữ trong câu kể ai thế nào ?
i. mục đích yêu cầu 
- Nắm được kiến thức cơ bản để phục vụ cho việc nhận biết VN trong câu kể Ai thế nào?
- Xác định được bộ phận VN trong câu kể Ai thế nào?; biết đặt câu đúng mẫu. 
- Giáo dục ý thức viết đúng quy tắc chính tả, quy tắc ngữ pháp .
II. chuẩn bị
- Bảng phụ ghi 6 câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn ở phần nhận xét
- Bảng phụ ghi lời giải câu hỏi 3.
- Bảng phụ ghi 5 câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn ở bài tập 1.
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS lên bảng, mỗi HS đặt 2 câu kể theo kiểu Ai thế nào?
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động
*HĐ1: Phần Nhận xét.
Bài 1: HS nối tiếp nhau đọc nội dung của BT1. HS đọc thầm đoạn văn.
- HS cùng bàn trao đổi với nhau về bài làm sau đó làm vào vở.
- HS nêu kết quả bài làm của mình. 
- Lớp và GV nhận xét đưa ra các câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn.
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài xác định bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của những câu vừa tìm đựợc ở bài tập 1.
- GV đưa bảng phụ đã viết sẵn 6 câu , 2 HS lên bảng gạch chân dưới bộ phận CN bằng bút đỏ, bộ phận VN bằng bút xanh. 
- Gọi HS nhận xét chữa bài, GV đưa ra kết luận đúng. 
Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài.
- HS trao đổi theo bàn để TLCH của bài.
- HS nhận xét về từ ngữ tạo thành VN. GV nhận xét, kết luận.
*HĐ2: Phần Ghi nhớ 
- HS đọc phần ghi nhớ
- Cho HS đặt câu kể Ai thế nào? GV và HS nhận xét.
*HĐ3: Phần Luyện tập 
Bài 1: HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập, trao đổi với bạn cùng bàn sau đó làm bài vào vở. Gạch chân dưới bộ phận vị ngữ. Tìm hiểu về từ ngữ tạo nên vị ngữ.
- GVtổng hợp kết quả vào bảng, HS theo dõi và chữa bài. 
Bài 2: - HS đọc yêu cầu của bài tập. HS tự làm bài vào vở.
- HS nối tiếp nhau mỗi em đọc 3 câu văn là câu kể Ai thế nào? mình đã đặt để tả 3 cây hoa mình yêu thích.
- HS và GV nhận xét đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò 
- HS đọc lại phần ghi nhớ. Đặt một câu kể Ai thế nào? 
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.
TIẾT 2 TIẾNG VIỆT*
ễN LTVC: Luyện tập câu kể ai thế nào?
i. mục đích yêu cầu 
- Củng cố cách hiểu cấu tạo, nhận diện và tìm được bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong câu kể Ai thế nào?
- Sử dụng viết được đoạn văn có dùng các câu kể Ai thế nào?
- ý thức viết đúng ngữ pháp .
II.Chuẩn bị
- Bảng phụ ghi sẵn BT lên bảng.
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng mỗi em viết 1 câu kể Ai thế nào? rồi nêu CN, VN trong câu.
 2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : - Nêu mục đích yêu cầu của giờ học cần đạt.
b. Các hoạt động:
*HĐ1:Ôn tập KT.
- HS nêu khái niệm câu kể Ai thế nào?
- Nêu vai trò của CN, VN và cách xác định CN, VN trong câu kể Ai thế nào?
*HĐ2: HDHS làm bài tập
Bài 1: Xác định và ghi lai câu kể Ai thế nào? có trong đoạn văn sau.
 Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến. Bầu trời ngày thêm xanh. Nắng vàng rực rỡ. Vườn cây lại đâm chồi, nảy lộc. Rồi vườn cây ra hoa.Hoa bưởi nồng nàn. Hoa nhãn ngọt ngào. Hoa cau thoang thoảng. Vườn cây lại đầy tiếng chim và bóngchim bay nhảy.
- HS đọc yêu cầu của bài tập 1, cả lớp làm bài cá nhân.
- HS phát biểu ý kiến ,lớp , GV NX chốt lại lời giải đúng: câu 2 ,3, 6, 7, 8, 9.
- Củng cố cách xác định câu kể Ai thế nào?
Bài 2: Xác định chủ ngữ và VN trong các câu kể vừa tìm được ở BT 1.
- HS đọc yêu cầu của bài, làm bài cá nhân.
- HS nối tiếp báo cáo kết quả.
- Củng cố cách xác định chủ ngữ và VN trong các câu kể Ai thế nào?
Bài 3: Đặt 3 câu kể Ai thế nào? có:
a. Chủ ngữ là 1 từ
b. Chủ ngữ là 1 cụm từ.
c. Chủ ngữ là 1 đồ vật được nhân hóa.
- HS đọc yêu cầu và làm bài.
- HS nối tiếp đọc bài, lớp NX.
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng. 
Bài 4: Hãy viết 1 đoạn văn ( 3 - 5 câu) tả một đồ dùng học tập của em hay tả thiên nhiên trong mùa xuân, trong đó có sử dụng ít nhất 2 câu kể Ai thế nào?
- HS làm bài cá nhân, lưu ý HS sử dụng câu kể Ai thế nào? 
- HS nối tiếp nhau đọc.
- Cả lớp và GVNX, khen những bạn viết hay. 
3. Củng cố , dặn dò 
- HS nêu câu kể Ai thế nào? và các bộ phận của câu kể Ai thế nào?
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS học thuộc ghi nhớ. 
TIẾT 3 KHOA HỌC
âm thanh
i.Mục đích yêu cầu
- HS nhận biết được âm thanh do vật rung động phát ra. 
- Biết và thực hiện được các cách khác nhau để làm cho vật phát ra âm thamh. Nêu được .Nêu được VD hoặc làm thí nghiệm đơn giản chứng minh về sự liên hệ giữa rung động và sự phát ra âm thanh.
- Có ý thức bảo vệ môi trường.
ii. chuẩn bị
- Chuẩn bị theo nhóm: 2 ống bơ, vài giấy vụn, 2 miếng ni lông, dây chun,..
iii. các Hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu những việc cần làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch?
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : Trực tiếp 
b. Các hoạt động 
*HĐ1: Tìm hiểu âm thanh xung quanh.
Mục tiêu: Nhận biết được những âm thanh xung quanh.
Cách tiến hành: - GV cho HS: Nêu các âm thanh mà em biết? Trong các âm thanh kể trên những âm thanh nào do con người gây ra, những âm thanh nào thường được nghe vào sáng sớm, ban ngày, buổi tối,...?
- HSTL, GVNX và chốt ý đúng.
*HĐ2: Thực hành các cách phát ra âm thanh. 
Mục tiêu: HS biết và thực hiện các cách khác nhau để làm cho vật phát ra AT.
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- HS tìm cách tạo ra âm thanh với các vật cho trên hình 2 Tr: 82
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Các nhóm báo cáo kết quả làm việc
- Thảo luận về cách làm để phát ra âm thanh..
*HĐ3: Tìm hiểu khi nào vật phát ra âm thanh. 
Mục tiêu: HS nêu VD hoặc làm thí nghiệm đơn giản chứng minh về sự liên hệ giữa rung động và sự phát ra âm thanh của một số vật.
Cách tiến hành:
Bước 1: GV nêu vấn đề: Ta thấy âm thanh được phát ra từ nhiều nguồn với những cách khác nhau. Vậy có điểm nào chung khi âm thanh được phát ra hay không?
- HS các nhóm làm thí nghiệm “gõ trống”
Bước 2: Các nhóm báo cáo kết quả.
- GV nhận xét KL: Â m thanh do các vật rung động phát ra.
*HĐ4: Trò chơi: Tiếng gì ở phía nào thế?
Mục tiêu: Phát triển thính giác.
Cách tiến hành: HS chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm gây ra tiếng động 1 lần. Nhóm kia cố nghe xem tiếng dộng đó do vật gì phát ra và viết vào giấy.Sau đó so sánh xem nhóm nào đúng nhiều hơn thì thắng.
- HS chơi trò chơi.
- Lớp NX, GV kết luận nhóm thắng cuộc.
3. Củng cố, dặn dò 
- Âm thanh do đâu mà có? 
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau: Bài 42.
 Ngày soạn: 18.1.2018
 Ngày dạy: Thứ năm ngày 25 thỏng 1 năm 2018
 Sỏng TIẾT 1 TẬP LÀM VĂN 
trả bài văn miêu tả đồ vật
i. mục đích yêu cầu 
- HS biết rútt kinh nghiệm về bài văn miêu tả đồ vật( bố cục, cách dùng từ, đặt câu,)
- HS biết tham gia sửa lỗi chung; biết tự sửa lỗi theo yêu cầu của thầy cô.
- Thấy được cái hay của bài văn được thầy cô khen.
II. chuẩn bị
-Giấy ghi một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ đặt câu, ý; VBT
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu thế nào là miêu tả? Nêu dàn bài chung của một bài văn miêu tả.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : trực tiếp 
b. Các hoạt động
*HĐ1: Nhận xét chung về kết quả bài làm 
- GV viết đề bài văn tiết trước lên bảng. HS xác định kỹ lại yêu cầu của đề bài.
- GV nhận xét :
 + Những ưu điểm: Xác định đúng yêu cầu đề bài, kiểu bài; bố cục, ý; diễn đạt, sự sáng tạo; chính tả, hình thức trình bày,...
GV nêu tên những HS viết bài đúng yêu cầu; hình ảnh miêu tả sinh động; có sự liên kết giữa các phần; mở bài, kết bài hay.
 + Những thiếu sót, hạn chế: GV nêu một vài VD cụ thể, tránh nêu tên HS.
- GV trả bài cho HS.
*HĐ2: Hướng dẫn HS chữa bài:
a, Hướng dẫn HS sửa lỗi
- GV cho HS làm VBT. Giao cho các em:
 + Đọc lời nhận xét của cô, đọc những chỗ cô chỉ lỗi trong bài.
 + Viết vào phiếu học tập các lỗi trong bài làm theo từng loại ( lỗi chính tả, dùng từ, câu, diễn đạt, ý,...) và sửa lỗi
- Đổi bài làm, đổi phiếu cho bạn bên cạnh để soát lỗi, soát lại việc sửa lỗi.
- GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc. 
b, Hướng dẫn HS sửa lỗi chung:
- GV dán lên bảng một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, câu diễn đat,...
- Một số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp chữa trên nháp.
- GV nhận xét và đưa ra lời giải đúng. HS chép bài chữa vào vở.
*HĐ3: Hướng dẫn học tập những đoạn văn hay:
- GV đọc những đoạn văn hay, bài văn hay của một số HS trong lớp.
- HS trao đổi thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn, rút kinh nghiệm cho mình.
3. Củng cố, dặn dò
- GV NX tiết học, biểu dương những HS viết bài tốt và những HS biết chữa bài trong giờ học. 
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết văn sau.
TIẾT 2	 KHOA HỌC
sự lan truyền âm thanh
i.Mục đích yêu cầu
- HS nhận biết được tai ta nghe được âm thanh khi rung động từ vật phát ra âm thanh được lan truyền trong môi trường( khí,lỏng, rắn) tới tai. 
- Nêu được VD chứng tỏ ÂT có thể lan truyền qua chất khí, chất lỏng, chất rắn.
- Có ý thức bảo vệ môi trường.
ii. chuẩn bị 
- Chuẩn bị theo nhóm: 2 ống bơ, vài giấy vụn, 2 miếng ni lông, dây chun,...( HĐ 1) 
iii. các Hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: - Âm thanh vì sao mà có?
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : trực tiếp 
b. Các hoạt động 
*HĐ1: Tìm hiểu về sự lan truyền âm thanh 
Mục tiêu: Nhận biết tai ta nghe được âm thanh khi rung động từ vật phát ra âm thanh được lan truyền tới tai
Cách tiến hành: - GV nêu vấn đề: Tại sao khi ta gõ trống tai ta lại nghe được tiếng trống. 
- HS suy nghĩ đưa ra lí giải của mình. GV cho HS quan sát TN / SGK trang 83. 
- GV mô tả, HS qs H1 / 84 và đưa ra dự đoán điều gì xảy ra khi gõ trống.
- HS tiến hành thí nghiệm. Gõ trống và quan sát hiện tượng các giấy vụn nảy.
- Thảo luận nguyên nhân làm cho tấm ni lông rung và giải thích âm thanh truyền từ trống đến tai như thế nào?
- HS TL. GV nhận xét - KL: Khi mặt trống rung, không khí xung quang cũng rung động. Rung động này được lan truyền trong không khí. Khi rung động lan truyền tới miệng ống sẽ làm cho tấm ni lông rung động và làm các vụn giấy chuyển động.
 Tương tự như vậy, khi rung động lan truyền tới tai ta sẽ làm màng nhĩ rung động, nhờ đó ta có thể nghe thấy được âm thanh.
- GV hướng dẫn HS nhận xét / SGK.
*HĐ2: Tìm hiểu sự lan truyền âm thanh qua chất lỏng, chất rắn 
Mục tiêu: HS nêu VD chứng tỏ âm thanh có thể lan truyền qua chất lỏng, chất rắn.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm theo hình 2 trang 85 SGK.
Bước 2: HS liên hệ với kinh nghiệm, hiểu biết đã có để tìm thêm dẫn chứng cho sự truyền của âm thanh qua chất rắn, chất lỏng.
- GV KL: AT không thể truyền qua chất khí mà còn truyền qua chất rắn, chất lỏng.
*HĐ3: Tìm hiểu âm thanh yếu đi hay mạnh lên khi khoảng cách đến nguồn âm xa hơn.
Mục tiêu: HS nêu VD chứng tỏ ÂT yếu đi khi lan truyền ra xa nguồn âm.
Cách tiến hành:- HS nêu các VD về âm thanh khi lan truyền thì càng ra xa nguồn càng yếu đi
- Lớp NX, GV kết luận: Â m thanh yếu dần khi lan truyền ra xa nguồn âm. 
3. Củng cố, dặn dò 
- Âm thanh do đâu mà có? âm thanh có thể truyền qua những môi trường nào? 
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau: Bài 43.
TIẾT 4 TOÁN 
TIẾT 104: Qui đồng mẫu số các phân số ( tiếp theo)
i.Mục đích yêu cầu
- Củng cố về cách quy đồng mẫu số hai phân số, trong đó mẫu số của một phân số được chọn làm mẫu số chung.
- Rèn cho HS kĩ năng quy đồng mẫu số hai phân số.
- Yêu thích môn học.
II. chuẩn bị
-Bảng phụ ghi các bước quy đồng phân số
iii. Các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là quy đồng mẫu số hai phân số?
2. Bài mới
a . Giới thiệu bài
b. Các hoạt động 
*HĐ1: HD HS tự tìm cách QĐ mẫu số hai phân số và .
- GV giới thiệu vấn đề: Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa 6 và 12. Sau đó hỏi HS : ? Có thể chọn 12 làm mẫu số chung không?
- Cho HS tự quy đồng mẫu số hai phân số đó.
- Vậy trong trường hợp chọn MSC là một trong 2 mẫu số của 1trong 2 phân số đã cho thì ta sẽ quy đồng mẫu số 2 phân số đó như thế nào?
- GV đưa ra bảng tóm tắt ghi các bước quy đồng 2 phân số khi MSC là một trong 2 mẫu số của một trong 2 phân số đã cho:
 + Xác định MSC.
 + Tìm thương của MSC và mẫu số 
+ Lấy thương tìm được nhân với tử số và mẫu số của phân số kia.
*HĐ2: Luyện tập
Bài 1 ( a,b): Cho HS nêu yêu cầu của đề bài.
- HS tự làm bài vào vở: 
- Gọi 3 em lên bảng làm bài.
- Cho HS chữa bài trên bảng. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 2( a,b) : Cho HS nêu cầu của đề bài.
- HS tự làm bài vào vở: 
- Gọi HS lên bảng làm bài. 
- Cho HS đổi chéo bài để kiểm tra bài cho nhau, báo các kết quả kiểm tra.
- GV chữa bài trên bảng, nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 Bài 3: ( nếu còn thời gian)HS nêu yêu cầu của bài tập, cho HS nhận xét rồi tự nêu cách làm. 
 - GV HD HS một trường hợp mẫu số này không chia hết cho mẫu số kia nhưng mẫu số chung không phải là tích của hai mẫu số .
 - HS lên bảng làm.
- HS nhận xét, GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
3. Củng cố, dặn dò 
- HS nhắc lại cách quy đồng mẫu số hai phân số trong đó mẫu số của một phân số được chọn làm MSC.
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
Chiều TIẾT 1 KĨ THUẬT
cắt vảI theo đường vạch dấu
I. Mục đích yêu cầu
- HS biết cách vạch dấu trên vải và cắt theo đường vạch dấu.
- Rèn kỹ năng: vạch được đường dấu trên vải và cắt được vải theo đường vạch dấu đúng quy trình, đúng kĩ thuật.
- Giáo dục HS ý thức thực hiện an toàn lao động.
ii. chuẩn bị
- GV: Một số mẫu vải đã được vạch dấu.( HĐ 1), Một số vật liệu và dụng cụ cần thiết: vải, phấn vạch trên vải, ...( HĐ 2)
- HS: Bộ khâu thêu.( HĐ 3)
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: KT sự chuẩn bị của HS. 
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài 
b. Các hoạt động
*HĐ1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
- GV giới thiệu mẫu, hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.
- HS nêu tác dụng của việc vạch dấu trên vải và các bước cắt vải theo đường
vạch dấu.
- GV giới thiệu mẫu, hướng dẫn HS quan sát, nhận xét hình dạng các đường vạch dấu, đường cắt vải theo đường vạch dấu.
- HS nêu tác dụng của việc vạch dấu trên vải và các bước cắt vải theo đường vạch dấu.
- GV nhận xét bổ sung câu trả lời của HS và kết luận.
*HĐ2: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật 
a.Vạch dấu trên vải.
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 1a, 1b, để nêu cách vạch dấu đường thẳng, đường cong trên vải.
- GV đính vải lên bảng, gọi 1HS lên thực hiện thao tác đánh dấu hai điểm cách nhau 15 cm và vạch dấu nối hai điểm để được đường vạch dấu thẳng. 1 HS thực hiện thao tác vạch dấu đường cong.
b. Cắt vải theo đường vạch dấu.
- HS quan sát hình 2a, 2b nêu cách cắt vải theo đường vạch dấu.
- GV nhận xét bổ sung.
- HS đọc phần ghi nhớ/ SGK.
*HĐ3: HS thực hành vạch dấu và cắt vải theo đường vạch dấu
- GV nêu thời gian và yêu cầu thực hành.
- HS thực hành vạch dấu và cắt vải theo đường vạch dấu.
- GV quan sát, uốn nắn, chỉ dẫn thêm cho HS.
*HĐ4: Đánh giá kết quả học tập.
- HS trưng bày sản phẩm thực hành.
- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm thực hành của HS.
- HS dựa vào tiêu chuẩn tự đánh giá sản phẩm thực hành
- GV nhận xét, đấnh giá kết quả học tập của HS .
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét sự

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_21_nam_hoc_2017_2018_ngu.doc