Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4 - Tuần 17 - Năm học 2020-2021

Chiều, thứ 2 ngày 11 tháng 1 năm 2021

Tiếng việt

ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (TIẾT 3)

I. Mục tiêu

- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1

 - Nắm được các kiểu mở bài, kết bài trong bài văn kể chuyện; bước đầu viết đ-ược mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn kể chuyện ông Nguyễn Hiền(BT2).

II. Đồ dùng dạy học

 - Phiếu viết tên từng bài tập đọc.

 - Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng ở bài tập 2 để HS điền vào chỗ trống.

II. Hoạt động dạy học

1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài . (1')

 GV giới thiệu và ghi mục bài lên bảng

2. Hoạt động 2: Kiểm tra đọc. (18’)

 Thực hiện như tiết 1.

3. Hoạt động 3: Bài tập 2.(17’)

 - HS đọc yêu cầu của đề bài.

- HS đọc thầm chuyện: “Ông Trạng thả diều”.

- HS đọc SGK nội dung ghi nhớ hai cách mở bài và hai cách kết bài.

- HS làm bài cá nhân: mỗi em viết phần mở bài gián tiếp, phần kết bài mở rộng cho câu chuyện về ông Nguyễn Hiền.

- Lần lượt HS trình bày kết quả làm bài của mình, các bạn khác nhận xét bổ sung, GV nhận xét và đem ra một mở bài gián tiếp và một kết bài mở rộng.

a.Mở bài kiểu gián tiếp:

 Nước ta có những thần đồng bộc lộ tài năng từ nhỏ. Đó là trường hợp chú bé Nguyễn Hiền. Nguyễn Hiền nhà nghèo, phải bỏ học nhưng vì có ý chí vươn lên, đã tự học và đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi. Câu chuyện xảy ra vào đời vua Trần Nhận Tông

b.Kết bài kiểu mở rộng:

Câu chuyện về vị Trạng nguyên trẻ tuổi nhất nước Nam ta làm cho em càng thấm thía hơn những lời khuyên của người xa: Có chí thì nên, có công mài sắt, có ngày nên kim.

4. Củng cố, dặn dò: (2’)

 GV nhận xét giờ học và dặn dò.

 

doc12 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 16/03/2024 | Lượt xem: 5 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4 - Tuần 17 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nào đọc không đạt yêu cầu, gv cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại ở tiết sau 
3. Hoạt động 3: Bài tập 2:(Đặt câu với từ ngữ thích hợp để nhận xét về nhân vật ). (15')
 - HS đọc yêu cầu của đề bài, làm vào vở bài tập 
 - HS nối tiếp nhau đọc những câu văn đã đặt, cả lớp và GV nhận xét.
a) Nguyễn Hiền rất có chí.
b) Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi kiên nhẫn, khổ công luyện vẽ mới thành tài.
c) Cao Bá Quát rất kì công luyện viết chữ.
d) Xi-ôn-cốp-xki là người tài giỏi, kiên trì hiếm có.
e) Bạch Thái Bưởi là nhà kinh doanh tài ba, chí lớn.
Bài 3: Chọn những thành ngữ, tục ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để khuyến khích hoặc khích lệ bạn
- HS đọc yêu cầu của đề bài, làm vào vở bài tập 
- HS nối tiếp nhau đọc những câu văn đã đặt có sử dụng những câu thành ngữ, tục ngữ. GV nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò: (2’)
 GV nhận xét tiết học và dặn những em chưa thuộc bài hôm nay về học để tiết sau kiểm tra lại.
_______________________________
Toán
ÔN TẬP
I. Mục tiêu: 
 Củng cố cho hs các kiến thức về:
 - Bốn phép tính với số tự nhiên
 - Tìm hai số khi biết tổng và hiệ của 2 số đó
 - Năm thế kỉ; đổi đơn vị đo
II.Hoạt động dạy học:
 1. GV tổ chức cho hs làm các bài tập sau vào vở:
Bài 1: Đặt tính rồi tính
 572863 + 280192 237 x 42
 728035 - 49382 9776 : 47 
Bài 2: Điền số thích hợp vào chỗ chấm
 35km = .......dam 17 thế kỉ = .....năm
 3 ngày 8 giờ = ....giờ 3 m2 5 dm 2 = .......... dm 2 
 67 tạ = ....kg Thế kỉ XV từ năm.......đến năm........
Bài 3: Bác Lan hái được 375 quả xoài. Bác cho xoài vào các túi, mỗi túi 25 quả. Hỏi bác Lan có bao nhiêu túi xoài?
Bài 4: Một đội công nhân trong hai ngày sửa được 3450 m đường. Ngày thứ nhất sửa được ít hơn ngày thứ hai 170 m đường. Hỏi mỗi ngày đội đó sửa được bao nhiêu mét đường ?
2. Chữa bài 
Tổ chức cho hs chữa bài và nhận xét
3. Củng cố, dặn dò: (2’)
 GV nhận xét tiết học và dặn dò
________________________________
Khoa học
TIẾT 36: KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ SỐNG
I. Mục tiêu 
- Nêu được con người, động vật, thực vật phải có không khí để thở thì mới sống được. 
II. Đồ dùng dạy học: 
 1 con vật (dế, chõu chấu, ruồi,....), một lọ thuỷ tinh, hai cây nhỏ trồng trong chậu, dụng cụ để bơm không khí vào bể cá
III. Hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV nờu yờu cầu: Nờu thành phần chính của khụng khớ?
- Các nhóm trưởng kiểm tra 
- Cỏc nhúm bỏo cỏo
- GV nhận xột
2. Giới thiệu bài mới
- GV giới thiệu bài Không khí có vai trò rất quan trọng đối với đời sống của mọi sinh vật trên trái đất. Vai trò của không khí đối với sự sống như thế nào? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay: Khụng khớ cần cho sự sống và ghi mục bài lờn bảng
- HS đọc tên bài và viết vào vở
- HS đọc thầm mục tiêu bài học, 1 HS đọc to mục tiêu
3. Bài mới:
Hoạt động nhóm: GV chia lớp thành 6 nhúm
 Cỏc nhúm về vị trớ của nhúm
a.Hoạt động 1 : Tìm hiểu vài trò của không khí đối với đời sống của con người, động vật, thực vật
Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề
- Con người cần khí gì để thở?
- Động vật cần khí gì để thở?
- Cây cần khí gì để duy trì sự sống?
- HS ghi dự đoán vào vở. 
Bước 2: Ý kiến ban đầu của học sinh:
HS thảo luận ghi dự đoán của nhúm vào bảng nhóm.
- Con người cần khí ô-xi để thở
- Con người cần khí ni-tơ để thở
- Con người cần khí các-bô-ních để thở
- Động vật cần khí ô-xi để thở
- Động vật cần khí ni tơ để thở
- Động vật cần khí các-bô-ních để thở
- Cây cần khí ô-xi để duy trì sự sống 
- Cây cần khí ni-tơ để duy trì sự sống
- Cây cần khí các-bô-ních để duy trì sự sống
..
Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi:
- Qua dự đoán của các bạn em có thắc mắc gì không? Ví dụ thắc mắc của các em:
- Bạn có chắc chắn rằng con người cần khí ô-xi để thở không?
- Bạn có chắc chắn rằng động vật cần khí ô-xi để thở không?
- Bạn có chắc chắn rằng cây cần khí ô-xi để duy trì sự sống không?
- .
Để giải quyết thắc mắc đó, chúng ta cần làm gì? (Đọc sách giáo khoa/ Hỏi người lớn/ Làm thí nghiệm/
Phương án thực tế nhất là Làm thí nghiệm
 Bước 4. Học sinh làm thí nghiệm
-GV yêu cầu cỏc nhúm làm thớ nghiệm và hoàn thành phiếu
Phiếu học tập
Thớ nghiệm 1
Cỏch làm
Nhận xét
Kết luận
HS để tay trước mũi, thở ra và hít vào.
...........................
...............................
.....................................
.....................................
Lấy tay bịt mũi và ngậm miệng lại
...........................
...............................
.....................................
......................................
Thớ nghiệm 2
Chuẩn bị
Cỏch làm
Nhận xét
Kết luận
........................................................
.........................
.....................................
......................................
........................................
................................................................................................
..............................................................................
Thớ nghiệm 3
Chuẩn bị
Cỏch làm
Nhận xét
Kết luận
........................................................
.........................
.....................................
......................................
.....................................
................................................................................................
..............................................................................
Kết luận chung: Con người, động vật, thực vật ................................................... 
HS trỡnh bày thớ nghiệm
Phiếu học tập
Thớ nghiệm 1
Cỏch làm
Nhận xét
Kết luận
HS để tay trước mũi, thở ra và hít vào.
Tay ấm
Thở ra và hít vào đều có không khí
Lấy tay bịt mũi và ngậm miệng lại
Khú thở nờn khú chịu
Không có khí ô-xi để con người thở

Thớ nghiệm 2
Chuẩn bị
Cỏch làm
Nhận xét
Kết luận
- 1 lọ thủy tinh có nắp đậy kín.
- 1 con dế (chấu chấu,....)
 Bỏ con vật vào một lọ thủy tinh rồi đậy nắp kín.
 Con vật sau một thời gian thỡ chết.
 Động vật cần có ô-xi để thở thỡ mới sống được.

Thớ nghiệm 3
Chuẩn bị
Cỏch làm
Nhận xét
Kết luận
- 1 lọ thủy tinh có đáy không có nắp đậy.
- 1 chậu nhỏ cú cõy.
Dựng lọ thủy tinh cũn lại ỳp lờn cõy đó trồng.
 Cõy sau một thời gian cũng bị hộo dần rồi chết.
 Thực vật cần có ô-xi để thở thỡ mới sống được.
Kết luận chung: Con người, động vật, thực vật cần cú khớ ụ-xi thỡ mới thở và sống được. 
Bước 5: Kết luận và hợp thức hoá kiến thức:
Kết luận: Sinh vật phải có không khí để thở thỡ mới sống được. Ôxi trong không khí là thành phần quan trọng nhất đối với hoạt động hô hấp của con người, động vật, thực vật.
HS đối chiếu với kết quả dự đoán: 
b.Hoạt động 2: Tìm hiểu một số trường hợp phải dùng bình ô- xi 
Hoạt động cặp đôi
 Bước 1: GV yêu cầu hs quan sát hình 5 ; 6 sgk theo cặp và nói :
+ Tên dụng cụ giúp người thợ lặn có thể lặn lâu dưới nước? ( bình ô- xi )
+ Tên dụng cụ giúp nước trong bể cá có nhiều không khí hoà tan? ( máy bơm không khí vào trong nước )
 Bước 2: 
 HS trình bày kết quả quan sát hình 5 ; 6 SGK trang 73 
 HS thảo luận các câu hỏi :
+ Nêu ví dụ chứng tỏ không khí cần cho sự sống của con người, động vật , thực vật? 
+ Thành phần nào trong không khí cần cho sự thở? 
+ Trong trường hợp nào người ta phải thở bằng bình ô-xi? ( Những người thợ lặn, thợ làm việc trong các hầm lò, người bị bệnh nặng cần được cấp cứu,.............. )
Kết luận : Khụng khớ cú thể hũa tan trong nước. Một số động vật và thực vật có khả năng lấy ô xi hũa tan trong nước để thở.
4. Củng cố: HS nờu nội dung.
 HS nhận xét tinh thần thái độ học tập của các bạn.
5. Dặn dò: Làm các việc để bảo vệ bầu không khí trong lánh ở gia đỡnh, cộng đồng. Chuẩn bị bài tiết sau.
___________________________________________________
Chiều, thứ 2 ngày 11 tháng 1 năm 2021
Tiếng việt
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (TIẾT 3)
I. Mục tiêu 
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1
 - Nắm được các kiểu mở bài, kết bài trong bài văn kể chuyện; bước đầu viết được mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn kể chuyện ông Nguyễn Hiền(BT2).
II. Đồ dùng dạy học 
 - Phiếu viết tên từng bài tập đọc. 
 - Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng ở bài tập 2 để HS điền vào chỗ trống. 
II. Hoạt động dạy học 
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài . (1')
 GV giới thiệu và ghi mục bài lên bảng
2. Hoạt động 2: Kiểm tra đọc. (18’)
 Thực hiện như tiết 1.
3. Hoạt động 3: Bài tập 2.(17’) 
 - HS đọc yêu cầu của đề bài.
- HS đọc thầm chuyện: “Ông Trạng thả diều”.
- HS đọc SGK nội dung ghi nhớ hai cách mở bài và hai cách kết bài.
- HS làm bài cá nhân: mỗi em viết phần mở bài gián tiếp, phần kết bài mở rộng cho câu chuyện về ông Nguyễn Hiền.
- Lần lượt HS trình bày kết quả làm bài của mình, các bạn khác nhận xét bổ sung, GV nhận xét và đem ra một mở bài gián tiếp và một kết bài mở rộng. 
a.Mở bài kiểu gián tiếp:
 Nước ta có những thần đồng bộc lộ tài năng từ nhỏ. Đó là trường hợp chú bé Nguyễn Hiền. Nguyễn Hiền nhà nghèo, phải bỏ học nhưng vì có ý chí vơn lên, đã tự học và đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi. Câu chuyện xảy ra vào đời vua Trần Nhận Tông 
b.Kết bài kiểu mở rộng: 
Câu chuyện về vị Trạng nguyên trẻ tuổi nhất nước Nam ta làm cho em càng thấm thía hơn những lời khuyên của người xa: Có chí thì nên, có công mài sắt, có ngày nên kim.
Củng cố, dặn dò: (2’) 
 GV nhận xét giờ học và dặn dò.
_________________________________
Đạo đức
ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI HỌC KÌ I 
I. Mục tiêu 
Hệ thống hoá cho HS toàn bộ kiến thức từ đầu năm lại nay.
II. Đồ dùng học tập
Phiếu, giấy A4, bút màu.
III. Hoạt động dạy học
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài.(1’) 
 GV giới thiệu và ghi mục bài lên bảng
2. Hoạt động 2: Ôn tập: (32’)
GV ôn tập cho HS dới hình thức bốc thăm câu hỏi để trả lời.
Câu 1: Em hãy kể lại những mẫu chuyện hoặc những tấm gương nói về lòng trung thực trong học tập mà em biết.
Câu 2: Nêu những khó khăn mà em có thể gặp phải trong học tập và biện pháp để khắc phục những khó khăn đó.
Câu 3: Tại sao chúng ta phải biết tiết kiệm tiền của? Theo em, để tiết kiệm tiền của ta nên và không nên làm gì?
Câu 4: Em hãy lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân mình?
Câu 5: Là người con trong gia đình em cần làm gì để ông bà, bố mẹ vui lòng?
Câu 6: Nêu những việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo.
Câu 7: Em hãy nêu ghi nhớ bài: Yêu lao động.
Câu 8: Em hãy viết, vẽ hoặc kể cho các bạn nghe về một tấm gương biết tiết kiệm thời giờ.
Câu 9: Đọc các bài hát, thơ, truyện, ca dao, tục ngữ nói về công lao của các thầy cô giáo.
3.Củng cố, dặn dò: (2’)
 GV nhận xét tiết học và dặn dò. 
_______________________________________________
Thứ 4 ngày 13 tháng 1 năm 2021
Toán:
CHỮA BÀI KIỂM TRA
_________________________________
Tiếng việt:
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KÌ I (TIẾT 4)
I: Mục tiêu
 - Đọc rành mạch trôi chảy các bài tập đọc đã học;bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn,đoạn thơ phù hợp với nội dung.Thuộc được 3 đoạn văn, đoạn thơ đã học ở HKI.
- Nghe viết đúng chính tả, không mắc quá 5 lỗi trong bài, trình bày đúng bài thơ 4 chữ(Đôi que đan).
II: Đồ dùng dạy học 
 - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 17 tuần học sách Tiếng Việt 4-T1(gồm cả văn bản thông thường )
 - Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng ở bài tập 2 để hs điền vào chỗ trống 
III: Hoạt động dạy học 
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1')
 GV giới thiệu và ghi mục bài lên bảng.
2. Hoạt động 2: Kiểm tra TĐ và HTL . (17')
 ( Kiểm tra 1/6 số hs trong lớp ) Thực hiện như tiết 1 
3. Hoạt động 3: Hs làm bài tập . (15')
 - HS làm bài tập 2( nghe viết : Đôi que đan )
GV đọc toàn bài thơ : Đôi que đan. HS theo dõi trong sgk 
 - HS đọc thầm bài thơ, chú ý những từ ngữ dễ viết sai . GV hỏi về nội dung bài thơ.
(Hai chị em bạn nhỏ tập đan. Từ hai bàn tay của hai chị em, những mủ, những khăn, những áo của bà, của bé, của mẹ cha dần dần hiện ra .) 
 - HS gấp sgk, GV đọc từng câu cho hs viết 
 - V đọc lại bài một lượt nữa cho hs soát lại 
4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. (2')
 GV nhận xét chung tiết học và dặn dò. 
__________________________________________________
Thứ 5 ngày 14 tháng 1 năm 2021
Toán
ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
 - Rèn cho HS kĩ năng về chia cho số có 2; 3 chữ số.
 - HS vận dụng làm 1 số bài tập
II. Hoạt động dạy học:
1.HĐ1: Ôn về nội dung yêu cầu tiết học.(5')
 - Gọi 2 hs nêu lại cách thực hiện chia cho số có 2 ; 3 chữ số
 - GV củng cố lại cho hs.
2.HĐ2: HS thực hành.(28')
 - GV hướng dẫn cho HS làm các bài tập sau vào vở:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
 80106 : 76 28350 : 47 70525 : 217
Bài 2: Tìm X:
 a. 243 x X = 85293 
 b. 20064 : X = 57
Bài3: Một mảnh đất hình chữ nhật có diện tích 63909 mƠ]2,chiều rộng 243 m. Tính chiều dài mảnh đất đó?
Tổ chức cho hs chã bài và nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò. (2')
 GV nhận xét chung tiết học và dặn dò. 
________________________________
Địa lí
 KIỂM TRA HỌC KÌ 1 
 Đề ra :
 Câu 1 : Nêu tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn ? Người dân ở Hoàng Liên Sơn làm những nghề gì ? Nghề nào là nghề chính ?
 Câu 2 : Hãy mô tả vùng trung du Bắc Bộ . Vùng trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây gì ?
 Câu 3 : Tây Nguyên có những cao nguyên nào? Nêu đặc điểm khí hậu của Tây Nguyên?
 Câu 4 : Vì sao ở đồng bằng Bắc Bộ, người ta lại nuôi nhiều gia cầm?
__________________________________________________
Chiều, thứ 5 ngày 14 tháng 1 năm 2021
Tiếng việt:
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KÌ I (TIẾT 5)
I. Mục tiêu
 - Đọc rành mạch trôi chảy các bài tập đọc đã học; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn,đoạn thơ phù hợp với nội dung.Thuộc được 3 đoạn văn, đoạn thơ đã học ở HKI.
- Nhận biết được danh từ, động từ, tình từ trong đoạn văn; Biết đặt câu hỏi xác định bộ phận câu đã học: Làm gì? Thế nào? Ai?(BT2)
 II. Hoạt động dạy học 
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài .(1')
 GV giới thiệu và ghi mục bài lên bảng.
2. Hoạt động 2: Kiểm tra TĐ và HTL (khoảng 1/3 HS trong cả lớp ). (17')
(Tiến hành như tiết 1)
3. Hoạt động 3: Bài tập. (15')
*HS đọc yêu cầu của bài và làm bài vào vở 
Danh từ:Buổi, chiều, xe, thị trấn, nắng, phố huyện, em bé, mắt, mí, cổ, móng, hổ, quần áo, sân, Hmông, Tú Dí, Phù lá 
Động từ : dừng lại, chơi đùa 
Tính từ : nhỏ, vàng hoe, sặc sỡ 
*Đặt câu hỏi cho từng bộ phận được in đậm 
Buổi chiều, xe làm gì ?
Nắng phố huyện như thế nào ?
Ai chơi đùa trước sân ?
4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò . (2')
 GV nhận xét chung tiết học và dặn dò. 
________________________________
Khoa học:
CHỮA BÀI KIỂM TRA
________________________________
Tự học:
TIẾNG VIỆT: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KÌ I (TIẾT 6)
I: Mục tiêu 
 - Đọc rành mạch trôi chảy các bài tập đọc đã học; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn văn, đoạn thơ đã học ở HKI.
- Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả 1 đồ dùng học tập đã quan sát; viết được đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp, kết bài theo kiểu mở rộng(BT2)
II : Hoạt động dạy học 
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài . (1')
GV giới thiệu và ghi mục bài lên bảng.
2. Hoạt động 2: Kiểm tra TĐ và HTL (khoảng 1/6 HS trong cả lớp ). (17')
(Tiến hành như tiết 1)
3. Hoạt động 3: Bài tập2. (15')
 HS đọc yêu cầu của bài ra 
a. Quan sát một đồ dùng học tập, chuyển kết quả quan sát thành dàn ý 
- HS chọn một đò vật để quan sát 
- Từng hs quan sát đồ dùng của mình 
- HS viết thành dàn ý miêu tả 
b. Viết mở bài theo kiểu gián tiếp và kết bài theo kiểu mở rộng 
 - HS thảo luận nhóm đôi, sau đó làm bài vào VBT. 
 - Gọi lần lượt từng em nối tiếp nhau đọc bài làm của mình. Các bạn khác nhận xét bổ sung. 
 VD: - Viết mở bài theo kiểu gián tiếp: Sách, vở, bút, giấy, mực, thước kẻ là những người bạn giúp ta trong học tập. Trong những ngừơi bạn ấy, em muốn kể về cậu thước kẻ thân thiết, mấy năm nay chưa bao giờ xa em.
- Viết mở bài theo kiểu mở rộng: Cái thước kẻ là dụng cụ học tập không thể thiếu của học sinh, giúp hs vẽ ngay, kẻ thẳng. ngoài ra, cái thước kẻ như nhắc nhở em phải nghiêm túc trong học tập, làm bài chuẩn xác như từng vạch mi-li-mét của thước. Tơng lai mai sau của em dường như được tính bằng từng vạch thước kẻ của thời gian học tập hôm nay.
4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. (2') 
 GV nhận xét chung tiết học và dặn dò. 
__________________________________________
Thứ 6 ngày 15 tháng 1 năm 2021
Tiếng việt:
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (TIẾT 7)
I. Mục tiêu 
 - Kiểm tra (Đọc) theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề KT môn Tiếng Việt lớp 4, HKI (Bộ GD và ĐT- Đề kiểm tra học kì cấp Tiểu học , lớp 4, tập mội , NXB Giáo dục 2008)
 - Đề KT: Học sinh đọc bài: Về thăm bà và trả lời câu hỏi. 
II. Hoạt động dạy học 
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu bài. (33')
a. HS đọc thầm bài Về thăm bà
b. Dựa vào nội dung bài học, chọn câu trả lời đúng
1, Những chi tiết liệt kê cho thấy bà của Thanh đã già ? (Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng) 
2, Tập hợp những chi tiết nói lên tình cảm của bà đối với Thanh? (Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương, giục cháu vào nhà nghỉ kẻo nắng, giục cháu đi rửa mặt rồi vào nghỉ ngơi.)
3 , Thanh có cảm giác như thế nào khi trở về ngôi nhà cuả bà?( Có cảm giác thong thả và bình yên, được bà che chở.)
4, Vì sao Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình?( Vì Thanh sống với bà từ nhỏ , bà luôn yêu mến Thanh, tin cậy bà và được bà chăm sóc , yêu thương .)
5, Tìm trong truyện: Về thăm bà những từ cùng nghĩa với từ: Hiền
6, Câu: Lần nào trở về với bà , Thanh cũng cảm thấy bình yên và thong thả.
Có mấy động từ, có mấy tính từ ? (Có 2 động từ : Trở về , thấy 
2 tính từ : Bình yên , thong thả.)
7, Câu: Cháu đã về đấy ư ? được dùng để làm gì ?( Dùng thay lời chào.)
8, Trong câu: Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ . Bộ phận nào là chũ ngữ ?( Trong câu: Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ . Bộ phận làm chũ ngữ là: Sự yên lặng.)
2. Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò. (2')
GV nhận xét chung tiết học và dặn dò.
_________________________________
Toán
ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
 - Rèn cho HS kĩ năng về dấu hiệu chia hết cho 2; cho 5; cho 3 và cho 9.
 - HS vận dụng làm 1 số bài tập.
II. Hoạt động dạy học: 
1.HĐ1: Ôn về nội dung yêu cầu tiết học.(5')
 - Gọi HS nêu lại dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5 và 9.
 - HS trả lời,GV nhận xét và củng cố lại cho hs.
2.HĐ2: HS thực hành.(28')
 - GV hướng dẫn thêm cho HS làm các bài tập sau vào vở:
Bài 1:Trong các số:35; 129; 302; 2000; 678; 455; 9085; 6526.
a. Số nào chia hết cho 2 ?
b. Số nào chia hết cho 5 ?
c. Số nào vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 ?
Bài 2: a. Với 3 chữ số: 4; 8; 3. Hãy viết các số có 3 chữ số, mà các số đó chia hết cho 2
 b. Với 3 chữ số: 5; 8; 0. Hãy viết các số có 3 chữ số, mà các số đó chia hết cho 5
Tổ chức cho hs chã bài và nhận xét.
Bài 3:Trong các số: 35; 529; 852; 8100; 978; 555; 9082; 2526.
a. Số nào chia hết cho 3 ?
b. Số nào chia hết cho 9 ?
c. Số nào vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 9 ?
d. Số nào chia hết cho 3 mà không chia hết cho 9 ?
Bài 4: a. Với 3 chữ số: 3; 8; 4. Hãy viết các số có 3 chữ số, mà các số đó chia hết cho 3
 b. Với 3 chữ số: 5; 7; 6. Hãy viết các số có 3 chữ số, mà các số đó chia hết cho 9
3. Củng cố, dặn dò. (2')
 GV nhận xét chung tiết học và dặn dò. 
____________________________
Tiếng việt:
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1(TIẾT 8)
I:Mục tiêu 
 - HS viết chính tả đúng đẹp 
- Làm một bài tập làm văn 
II: Hoạt động dạy học 
1. Hoạt động 1: GV ghi đề ở bảng. (2') 
a. Chính tả nghe viết : Chiếc xe đạp của chú Tư 
b. Tập làm văn :Tả một đồ dùng học tập hoặc đồ chơi mà em yêu thích 
2. Hoạt động 2: HS thực hành. (31') 
GV đọc bài : Chiếc xe đạp của chú Tư cho hs chép .
 - HS chép bài vào vở
 - HS làm bài tập làm văn 
 - Hướng dẫn cho các em yếu cách làm các phần trong bài.
3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò. (2') 
GV nhận xét chung tiết học và dặn dò. 
___________________________________
Hoạt động tập thể:
SINH HOẠT CUỐI TUẦN 17
I. Mục tiêu:
 - Đánh giá hoạt động của lớp trong tuần để rút ra kinh nghiệm để phát huy mặt mạnh và khắc phục mặt tồn tại.
 - Lên kế hoạch tuần tới để học sinh có hướng chuẩn bị.
 II. Hoạt động dạy- học:
1. Hoạt động 1: Đánh giá hoạt động lớp trong tuần 17.(20’)
 a. GV tổ chức cho các tổ nhận xét, đánh

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_17_nam_hoc_2020_2021.doc