Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2020-2021

Tập làm văn

THẾ NÀO LÀ MIÊU TẢ ?

I.Mục tiêu

Học xong bài này HS biết :

- Hiểu được thế nào là miêu tả.

- Nhận biết được câu văn miêu tả trong truyện Chú đất nung; Bước đầu viết được

 một, hai câu miêu tả một trong những hình ảnh yêu thích trong bài thơ Mưa.

II.Đồ dùng dạy học

 Phiếu.

III.Hoạt động dạy học

A. Bài cũ: (5p)

Một HS kể một câu chuyện theo một trong 4 đề bài đã nêu ở BT 2.

GV nhận xét, ghi điểm.

B. Bài mới: (28p)

 1) Giới thiệu bài.

2) HĐ1: Phần nhận xét

Bài 1: (HĐ cặp đôi)

- Một HS đọc yêu cầu của bài.

- Trao đổi với bạn bên cạnh về tên những sự vật miêu tả trong đoạn văn.

- Cả lớp đọc thầm, tìm tên những sự vật miêu tả trong đoạn văn.

- Báo cáo kết quả trước lớp.

Các sự vật đó là: Cây sồi, cây cơm nguội, lạch nước.

Bài 2: (HĐ cặp đôi)

- Một HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm sau đó làm vào vở.

 - GV phát phiếu cho HS làm theo cặp.

 - Đại diện cặp trình bày kết quả.

 - Lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

 

doc34 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 22 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. Vận dụng quy tắc này để giải bài toán.
Số bé là : (42506 - 18472) : 2 = 12017
Số lớn là: 12017 + 18472 = 30489
Bài 3: Dành cho HS NK. (HĐ cá nhân) 
- HS đọc bài, nêu cách giải, làm bài cá nhân vào vở ô li.
- 1 em lên giải vào bảng phụ.
Bài giải:
Số toa xe chở hàng là: 3 + 6 = 9 (toa)
Số hàng do 3 toa chở là: 14580 x 3 = 43740 (kg)
Số hàng do 6 toa khác chở là: 13275 x 6 = 79650 (kg)
Trung bình mỗi toa xe chở được số hàng là:
(43740 + 79650) : 9 = 13710 (kg)
Đáp số: 13710 kg.
 - GV cùng HS nhận xét, chốt kết quả đúng. 
Bài 4: Bài 4b dành cho HS NK. (HĐ cá nhân - trao đổi cặp đôi) 
 - HS đọc yêu cầu bài tập
 - HS làm bài cá nhân vào vở ô li.
 - Trao đổi kết quả với bạn bên cạnh. 
 - Yêu cầu 1 HS lên làm bài. GV chấm một số bài
 - HS khác nhận xét bài bạn
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng..
3. Củng cố, dặn dò: (1p) 
- Yêu cầu Hs nhắc lại quy tắc tìm hai số khi biết tổng và hiệu. Nêu cách tính giá trị của biểu thức có cộng trừ nhân chia hay biểu thức có dấu ngoặc.
Nhận xét tiết học.
Kể chuyện
BÚP BÊ CỦA AI?
I.Mục tiêu 
- Dựa theo lời kể của GV, nói được lời thuyết minh cho từng tranh minh hoạ (BT1), bước đầu kể lại được câu chuyện bằng lời kể của búp bê và kể được phần kết của câu chuyện với tình huống cho trước (BT3).
- Hiểu lời khuyên qua câu chuyện: Phải biết gìn giữ, yêu quý đồ chơi.
- Giảm tải: Không hỏi câu 3(BT3).
II.Đồ dùng dạy học 
 Máy chiếu để trình chiếu tranh minh hoạ trong truyện. 
III.Hoạt động dạy học
A. Bài cũ: (5p) 
- Hai bạn ngồi cạnh nhau kiểm tra nhau: kể lại câu chuyện đã nghe đã đọc về người có ý chí nghị lực. 
- HS nhận xét bạn
- GV nhận xét. 
B. Bài mới: (28p)
 1. Giới thiệu bài 
2. HĐ1: GV kể chuyện Búp bê của ai? (HĐ cả lớp)
- HS quan sát tranh minh họa trên máy chiếu.
- GV kể chuyện Búp bê của ai? lần 1. 
 - GV kể chuyện Búp bê của ai? lần hai vừa kể, vừa chỉ vào tranh minh hoạ. 
3. HĐ2: HS thực hiện các yêu cầu sau : (HĐ cặp đôi - nhóm)
Bài 1: GV hướng dẫn tìm lời thuyết minh. 
 - Yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận cặp đôi tìm lời thuyết minh cho các tranh. 
Tranh 1 : Búp bê bị bỏ quên trên nóc tủ cùng các đồ chơi khác.
Tranh 2 : Mùa đông, không có váy áo, búp bê bị lạnh cóng, tủi thân khóc.
Tranh 3 : Đêm tối, búp bê bỏ cô chủ, đi ra phố.
Tranh 4 : Một cô bé tốt bụng nhìn thấy búp bê nằm trong đống lá khô.
Tranh 5 : Cô bé may vá quần áo mới cho búp bê.
Tranh 6 : Búp bê sống rất hạnh phúc trong tình yêu thương của của cô chủ mới 
 - GV gọi HS trình bày, HS khác nhận xét.
 - GV yêu cầu HS kể lại truyện trong nhóm.
 - GV nhận xét HS kể chuyện.
Bài 2: Kể lại câu chuyện bằng lời kể của búp bê. (HĐ cặp đôi)
- GV tổ chức cho HS thi kể trước lớp.HS đọc yêu cầu của bài: Kể chuyện bằng lời của búp bê.
 - Kể chuyện bằng lời của búp bê là như thế nào?
 - Khi kể phải xưng hô thế nào?
 - GV gọi 1HS lên kể mẫu đoạn đầu câu chuyện. 
 - Từng cặp HS thực hành kể chuyện.
 - HS thi kể trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện nhập vai giỏi nhất, hấp dẫn nhất. 
 - GV nhận xét, khên bạn kể tốt nhất. 
3. Củng cố, dặn dò: (2p) 
- Câu chuyện muốn nói với các em điều gì ? (Phải biết yêu quý và giữ gìn đồ chơi).
- GV tổng kết bài. Nhận xét tiết học.
Tập đọc
CHÚ ĐẤT NUNG (TIẾP)
I.Mục tiêu 
- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt được lời người kể với lời nhân vật.
- Hiểu nội dung: Chú Đất Nung nhờ dám nung mình trong lửa đã trở thành người hữu ích, cứu sống được người khác.
HS NK trả lời được câu hỏi 3 SGK.
 - GD KNS: Xác định giá trị: nhận biết được sự can đảm, dũng cảm cần thiết như thế nào đối với mỗi con người. 
II.Đồ dùng dạy học 
 Tranh minh hoạ nội dung bài đọc trong SGK. 
III.Hoạt động dạy học
Bài cũ: (5p) 
- 1 HS đọc bài: Chú Đất Nung phần 1.
- HS kiểm tra bạn bên cạnh đọc bài. Nêu nội dung bài đọc.
- GV nhận xét. 
Bài mới: 
1. Giới thiệu bài (dùng tranh).(1p)
2. HĐ1: Luyện đọc và tìm hiểu bài. (22p)
Luyện đọc: (HĐ cả lớp)
HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài Chú Đất Nung.
Đoạn 1: Từ đầu đến vào cống tìm công chúa.
Đoạn 2: Tiếp theo đến chạy trốn.
Đoạn 3: Tiếp theo đến vớt lên bờ phơi nắng cho se bột lại.
Đoạn 4: Phần còn lại
 - Gọi 4HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài. 
 - GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS
 - Gọi HS đọc phần Chú giải.
 (HĐ cặp đôi) - HS luyện đọc theo cặp 
 - Gọi 2-3 HS đọc toàn bài 
 -GV đọc diễn cảm.
Tìm hiểu bài:(HĐ cặp đôi) 
 - HS hỏi đáp các câu hỏi trong SGK.
- HS đọc thầm đoạn văn từ đầu đến “ nhũn cả chân tay”. Kể lại tai nạn của hai người bột? (Hai người bột sống trong lọ thủy tinh. Chuột cạy nắp lọ tha nàng công chúa vào cống. Chàng kị sĩnhũn cả chân tay).
- HS đọc đoạn còn lại, trả lời: Đất Nung đã làm gì khi thấy hai người bột gặp nạn?
(Đất Nung nhảy xuống nước, vớt họ lên bờ phơi nắng cho se bột lại).
- Vì sao Đất Nung có thể nhảy xuống nước, cứu hai người bột? (Vì Đất Nung đã được nung trong lửa, chịu được nắng, mưa, nên không sợ nước, không sợ bị nhũn chân tay khi gặp nước như hai người bột).
* Dành cho HS NK câu hỏi sau:
- HS đọc lại đoạn văn từ “ Hai người bột tỉnh dầnđến hết, trả lời: Câu nói cộc tuếch của Đất Nung ở cuối truyện có ý nghĩa gì? HS phát biểu.
- Tự đặt tên câu chuyện.
3.HĐ2: Hướng dẫn HS đọc giọng phù hợp: (HĐ cả lớp) (5p)
HS đọc diễn cảm theo cách phân vai (người dẫn chuyện, chàng kị sĩ, nàng công chúa, Đất Nung). GV hướng dẫn HS tìm giọng đọc phù hợp.
GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn đối thoại sau theo cách phân vai: “Hai người bột tỉnh dần .Vì các đằng ấy ở trong lọ thủy tinh mà”. 
4. Củng cố, dặn dò: (2p) 
Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (Muốn trở thành người cứng rắn, mạnh mẽ, có ích, phải dám chịu thử thách, gian nan).
GV nhận xét tiết học.
English
Giáo viên bộ môn dạy
Lịch sử
BÀI 12: NHÀ TRẦN THÀNH LẬP
I. MỤC TIÊU 
Kiến thức: 
- Biết rằng sau nhà Lý là nhà Trần, kinh đô vẫn là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt:
 + Đến cuối thế kỉ XII nhà Lý ngày càng suy yếu, đầu năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, nhà Trần được thành lập.
+ Nhà Trần vẫn đặt tên kinh đô là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt:
- KKHS: Biết những việc làm của nhà Trần nhằm củng cố, xây dựng đất nước: chú ý xây dựng lực lượng quân đội, chăm lo bảo vệ đê điều, khuyến khích nông dân sản xuất.
Kỷ năng: Kể chuyện : Kể lại hoàn cảnh ra đời của vua Trần.
Định hướng thái độ: Tự hào của một ông vua luôn quan tâm đến với đời sống của nhân dân, vui vẻ hòa đồng với nhân dân.
- Định hướng năng lực:Hiểu về hoàn cảnh ra đờicủa vua Trần; thấy được những chính sách của nhà vua đối với đất nước. 
-Nhận thức lịch sử: Sự quan tâm của vua Trần đối với nhân dân (hòa đồng)
-Tìm tòi khám phá lịch sử: Tìm và đọc thêm tài liệu vua Trần.
Vận dụng kiến thức : Viết 2 đến 3 câu nói về sự hòa đồng của tôi nhà Trần đối với nhân dân.
II. CHUẨN BỊ.
GV: Tranh đền thờ các vị vua Trần; Phiếu (Nhóm 4) 
HS: Sưu tầm tranh ảnh về vua tôi nhà Trần. 
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
A. Khởi động. (5’)
- Trình bày kết quả cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai. 
- GV nhận xét nhanh.
- GV giới thiệu nội dung bài mới.
B. Khám phá (25’)
 1. Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của nhà Trần. 
*Mục tiêu: HS nắm được hoàn cảnh ra đời của nhà Trần.
Cách tiến hành:
-HS đọc từ đầu đến nhà Trần được thành lập.
HS thảo luận nhóm 2 để trả lời các câu hỏi sau:
+ Hoàn cảnh nước ta cuối thế kỉ XII ra sao?
+ Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Các nhóm trình bày, nhận xét bổ sing cho nhau. 
- GV chốt: Cuối thế kỷ 12, nhà Lý suy yếu. Trong tình thế triều đình lục đục, nhân 
dân cơ cực, nạn ngoại xâm đe dọa, nhà Lý phải dựa vào họ Trần để gìn giữ ngai 
vàng. Lý Chiêu Hoàng lên ngôi lúc 7 tuổi. Họ Trần tìm cách để Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh rồi buộc nhường ngôi cho chồng, đó là vào năm 1226. Nhà Trần được thành lập từ đây.
 2. Nêu những chính sách xây dựngđất nước của nhà Trần.
*Mục tiêu. HS nắm được những chính sách xây dựng đất nước của nhà Trần.
Cách tiến hành:  
Hoạt động nhóm 4: Thảo luận: Nhà Trần đã có những việc làm gì để củng cố, xây dựng đất nước?
 - GV yêu cầu HS sau khi đọc SGK, đánh dấu (X) vào ô trống sau chính sách nào được nhà Trần thực hiện:
 + Đứng đầu nhà nước là vua.
 + Vua đặt lệ nhường ngôi sớm cho con.
 + Đặt thêm các chức quan Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ.
 + Đặt chuông trước cung điện để nhân dân đến đánh chuông khi có điều oan ức hoặc cầu xin.
 + Cả nước chia thành các lộ, phủ, châu, huyện, xã.
 + Ở trong triều, sau các buổi yến tiệc, vua và các quan có lúc nắm tay nhau, ca hát vui vẻ. 
+ Trai tráng mạnh khỏe được tuyển vào quân đội, thời bình thì sản xuất, khi có chiến tranh thì tham gia chiến đấu.
- Các nhóm trình bày, nhận xét bổ sung
- GV chốt: Cả nước chia thành các lộ, phủ, châu, huyện, xã. Nhà Trần chú ý xây dựng lực lượng quân đội. Trai tráng mạnh khỏe được tuyển vào quân đội, thời bình thì sản xuất, khi có chiến tranh thì tham gia chiến đấu. Vua cho đặt chuông ở thềm cung điện cho dân đến đánh khi có điều gì cầu xin, oan ức.
C. Hoạt động tiếp nối. (5’)
- HS đọc lại nội dung bài học.
- GV: Nêu suy nghĩ của em về những việc nhằm củng cố và xây dựng đất nước của nhà Trần?
- Viết 2 đến 3 câu nói về sự hòa đồng của tôi nhà Trần đối với nhân dân.
- Sưu tầm những mẫu chuyện về triều đại nhà Trần.
Thứ năm, ngày 24 tháng 12 năm 2020
BUỔI SÁNG:
Giáo viên bộ môn dạy
BUỔI CHIỀU:
Toán
CHIA MỘT SỐ CHO MỘT TÍCH 
I.Mục tiêu 
Giúp HS nhận biết cách chia một số cho một tích. 
* Bài tập cần làm :BT1, BT2.
II.Hoạt động dạy học 
A. Bài cũ: (5p) 
- Gọi 1 HS chữa BT2 của tiết trước.
- Các bạn kiểm tra BT ở nhà của bạn bên cạnh
- GV chữa bài, nhận xét.
B. Bài mới: (28p)
1. Giới thiệu bài: ((1p)
2. Tính và so sánh giá trị của ba biểu thức (12p) (HĐ cặp đôi) 
24 : (3 x 2); 24 : 2 : 3; 24 : 3 : 2 
- HS nghe yêu cầu
- HS làm bài cá nhân vào bảng con
- Trao đổi với bạn bên cạnh.
- Ba HS lên bảng tính. 
24 : (3 x 2) = 24 : 6 = 4
24 : 2 : 3 = 12 : 3 = 4
24 : 3 : 2 = 8 : 2 = 4 
-Các giá trị của các biểu thức đều bằng 4.Vậy các biểu thức đó đều bằng nhau 
24 : (3 x 2) = 24 : 2 : 3 = 24 : 3 : 2 
Vậy Khi chia một số cho một tích hai thừa số ta làm thế nào? 
- 3 HS phát biểu quy tắc như SGK. 
3. Thực hành:
 Bài 1: (HĐ cá nhân - chéo vở kiểm tra) 
 -1 HS đọc yêu cầu bài. Lớp đọc thầm yêu cầu.
 - HS làm bài vào vở ô li. 
 - Chéo vở kiểm tra 
 - 3 HS nêu cách thực hiện phép tính.
 - GV cùng cả lớp nhận xét.
 a) 50 : (2 x 5) = 50 : 10 = 5 b) 72 : (9 x 8) = 72 : 72 = 1
50 : (2 x 5) = 50 : 2 : 5 = 25 : 5 = 5	 72 : (9 x 8) = 72 : 9 : 8 = 8 : 8 = 1
50 : (2 x 5) = 50 : 5 : 2 = 10 : 2 = 5	 72 : (9 x 8) = 72 : 8 : 9 = 9 : 9 = 1
 c) 28 : (7 x 2) = 28 : 14 = 2
 28 : (7 x 2) = 28 : 7 : 2 = 4 : 2 = 2
 28 : (7 x 2) = 28 : 2 : 7 = 14 : 7 = 2
 Bài 2: (HĐ cá nhân - chéo vở kiểm tra)
 -1 HS đọc yêu cầu bài. Lớp đọc thầm yêu cầu.
 - HS làm bài vào vở ô li. 
 - Chéo vở kiểm tra 
 - 3 HS nêu cách thực hiện phép tính.
 - GV cùng cả lớp nhận xét.
80 : 40 	b) 150 : 50	c) 80 : 16
= 80 : (8 x 5)	 = 150 : (10 x 5)	 = 80 : (8 x 2)
= 80 : 8 : 5 	 = 150 : 10 : 5	 	 = 80 : 8 : 2
= 10 : 5 = 2	 = 15 : 5 = 3	 = 10 : 2 = 5
 Bài 3: Dành cho HS NK. (HĐ cá nhân)
 HS nêu bài toán. GV hướng dẫn HS giải theo hai bước.
HS giải vào vở sau đó chữa bài. GV nhận xét.
Giải
Số vở của hai bạn mua là: 3 x 2 = 6 (quyển)
Giá tiền của mỗi quyển vở là: 7200 : 6 = 1200 (đồng)
 Đáp số: 1200 đồng.
4. Củng cố, dặn dò: (2p) 
 - GV chấm một số vở.
 - Nhận xét tiết học.
Tập làm văn
THẾ NÀO LÀ MIÊU TẢ ?
I.Mục tiêu 
Học xong bài này HS biết : 
- Hiểu được thế nào là miêu tả.
- Nhận biết được câu văn miêu tả trong truyện Chú đất nung; Bước đầu viết được
 một, hai câu miêu tả một trong những hình ảnh yêu thích trong bài thơ Mưa.
II.Đồ dùng dạy học 
 Phiếu. 
III.Hoạt động dạy học
Bài cũ: (5p) 
Một HS kể một câu chuyện theo một trong 4 đề bài đã nêu ở BT 2.
GV nhận xét, ghi điểm. 
Bài mới: (28p)
 1) Giới thiệu bài.
2) HĐ1: Phần nhận xét 
Bài 1: (HĐ cặp đôi) 
- Một HS đọc yêu cầu của bài. 
- Trao đổi với bạn bên cạnh về tên những sự vật miêu tả trong đoạn văn.
- Cả lớp đọc thầm, tìm tên những sự vật miêu tả trong đoạn văn.
- Báo cáo kết quả trước lớp.
Các sự vật đó là: Cây sồi, cây cơm nguội, lạch nước.
Bài 2: (HĐ cặp đôi) 
- Một HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm sau đó làm vào vở.
 - GV phát phiếu cho HS làm theo cặp.
 - Đại diện cặp trình bày kết quả.
 - Lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
TT
Tên sự vật
H/dáng
Màu sắc
Chuyển động
Tiếng động
1
Cây sồi 
Cao lớn 
Lá đỏ chói lọi. 
Lá rập rình lay động như đốm lửa đỏ. 

2
Cây cơm nguội 	

Lá vàng rực rỡ. 
Lá rập rình lay động như những đốm lửa vàng. 

3
Lạch nước 


Trườn trên mấy tảng đá, luồn dưới mấy gốc cây ẩm mục. 
Róc rách 

Bài 3: (HĐ cả lớp) 
HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, suy nghĩ trả lời lần lượt các câu hỏi. 
- Quan sát bằng mắt. 
- Quan sát bằng mắt.	
- Quan sát bằng mắt, bằng tai.
- Quan sát kĩ đối tượng bằng nhiều giác quan. 
3.HĐ2: Ghi nhớ.
Ba HS đọc nội dung phần ghi nhớ. 
4. HĐ3: Phần luyện tập 
Bài 1: (HĐ cá nhân - chéo vở kiểm tra)
- HS đọc yêu cầu bài. HS đọc thầm truyện Chú Đất Nung để tìm câu văn miêu tả. 
- HS làm bài cá nhân vào vở BT
- Chéo vở kiểm tra bài bạn.
- 1 HS phát biểu ý kiến.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt kết quả đúng.
Đó là một chàng kị sĩ rất bảnh trai, cưỡi ngựa tía, dây cương vàng, và một nàng công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son.
Bài 2: (HĐ cá nhân - trao đổi cặp đôi) 
- HS đọc yêu cầu bài. Một HS làm mẫu. 
 - HS đọc thầm đoạn thơ, tìm một hình ảnh mình thích. 
 - HS nối tiếp nhau đọc những câu văn miêu tả của mình cho bạn bên cạnh nghe.
 - Học sinh nối tiếp nhau đọc kết quả. 
 - GV cùng HS khác nhận xét, chốt đáp án đúng. 
5. Củng cố, dặn dò: (3p) 
HS nhắc lại nội dung ghi nhớ trong bài.
 GV chấm một số vở. Nhận xét tiết học. 
 HS về nhà tập quan sát một cảnh vật trên đường em tới trường
Luyện từ và câu
DÙNG CÂU HỎI VÀO MỤC ĐÍCH KHÁC 
I.Mục tiêu
- Biết được một số tác dụng phụ của câu hỏi.
- Nhận biết được tác dụng của câu hỏi; bước đầu biết dùng câu hỏi để thể hiện thái độ khen, chê, sự khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu, mong muốn trong những tình huống cụ thể. 
HS NK nêu được một vài tình huống có thể dùng câu hỏi vào mục đích khác.
GD KNS: Thể hiện thái độ lịch sự trong giao tiếp.
II.Hoạt động dạy học 
Bài cũ: (5p) 
- HS kiểm tra bạn bên cạnh: Đặt câu hỏi trong đó có từ nghi vấn?
- GV kiểm tra nối tiếp ba HS trả lời ba câu hỏi. 
- HS báo cáo kết quả các bạn trả lời được.
- GV nhận xét.
Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: (1p)
Nêu mục tiêu bài học
 2. HĐ1: Phần nhận xét. (10p)
Bài 1: (HĐ cặp đôi) 
- HS đọc đoạn đối thoại giữa ông Hòn Rấm với cu Đất trong truyện Chú Đất Nung. Bạn bên cạnh đọc thầm theo.
- HS tìm câu hỏi trong đoạn văn.
Sao chú mày nhút nhát thế?
Nung ấy à?
Chứ sao? 
- Gọi 1 HS đọc và nêu các câu hỏi có trong đoạn văn.
 Bài 2: (HĐ cặp đôi) 
 - HS đọc yêu cầu bài. 
 - HS trao đổi cặp đôi hỏi - đáp các câu hỏi nêu ra trong bài..
 * Phân tích câu hỏi 1 của bài 1.
 Câu hỏi này không dùng để hỏi về điều chưa biết vì ông Hòn Rấm với cu Đất đã biết cu Đất rất nhát.
 Câu hỏi dùng để làm gì ? (Để chê Cu Đất).
* Phân tích câu hỏi 2 của bài 1 - Câu hỏi này không dùng để hỏi.
 Câu hỏi có tác dụng gì? 	
 Câu hỏi này là câu khẳng định: Đất có thể nung trong lửa.
3. HĐ2: Phần ghi nhớ: SGK. (3p)
HS đọc lại phần ghi nhớ trong SGK. 
4. HĐ3: Phần luyện tập (15p)
Bài 1: (HĐ cá nhân - trao đổi cặp đôi)
- HS đọc thầm từng câu và làm vào vở. 
- Trao đổi bài với bạn bên cạnh.
- GV dán 4 băng giấy lên bảng, mời 4 HS lên bảng thi làm bài
 - Các em viết mục đích của câu hỏi bên cạnh từng câu.
 - Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung. GV chốt lại lời giải đúng.
Câu hỏi được mẹ dùng để hỏi con nín khóc (Thể hiện yêu cầu).
Câu hỏi được bạn dùng để thể hiện ý chê trách. 
Câu hỏi được chị dùng để chê em vẽ ngựa không giống. 
Câu hỏi được bà cụ dùng để nhờ cậy giúp đỡ. 
Bài 2: (HĐ cá nhân - trao đổi cặp đôi)
 - HS đọc yêu cầu bài tập
 - HS làm bài cá nhân vào vở BT.
 - Trao đổi kết quả với bạn bên cạnh. 
 - Yêu cầu 1 HS đặt câu hỏi. GV chấm một số bài
 - HS khác nhận xét bài bạn
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng. 
a. Bạn có thể chờ hết giờ sinh hoạt chúng mình cùng nói chuyện được không?
b. Sao nhà bạn sạch sẽ, ngăn nắp thế? 
c.Bài toán không khó nhưng mình làm phép nhân sai. Sao mà mình lú lẫn thế nhỉ?
Chơi diều cũng thích chứ ?
Bài 3: HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của bài.(HĐ cá nhân)
- Yêu cầu HS NK nêu một vài tình huống có thể dùng CH vào mục đích khác. 
- HS đọc thầm làm vào vở. Sau đó nối tiếp nhau trình bày miệng trước lớp
 -GV và các bạn khác nhận xét bổ sung. 
5. Củng cố, dặn dò: (2p) 
GV chấm một số vở.
Nhận xét tiết học.
	Thứ sáu, ngày 25 tháng 12 năm 2020
BUỔI SÁNG:
Toán
Tiết 70: CHIA MỘT TÍCH CHO MỘT SỐ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết cách chia một tích cho một số.
2. Kĩ năng
- Thực hiện được phép chia một tích cho một số.
- Biết vận dụng tính chất để giải các bài toán liên quan
3. Thái độ
- Tính chính xác, cẩn thận, trình bày bài sạch sẽ.
4. Góp phần phát triển các NL
- NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán
* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ
 - HS: Vở BT, bút
2. Phương pháp, kĩ thuật 
- PP: Quan sát, hỏi p, thảo luận nhóm.
- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1.Khởi động:(5p)
Trò chơi: Ai nhanh ai đúng?
 12 : 4 + 20 : 4 =
 35 : 7 - 21 : 7 = 
 60 : 3 + 9 : 3 =
 18 : 6 + 24 : 6 =
- GV tổng kết trò chơi
- GV dẫn vào bài mới
2. Hình thành kiến thức:(15p)
* Mục tiêu: Biết cách chia một tích cho một số
* Cách tiến hành:
- GV viết lên bảng ba biểu thức sau: 
* Ví dụ 1:
(9 x 15): 3 9 x (15: 3) (9: 3) x 15
- Tính giá trị của các biểu thức trên. 
- HS đọc các biểu thức. 
- HS làm cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp 
 (9 x15): 3 9 x (15: 3) (9: 3) x 15
= 135: 3 = 9 x 5 = 3 x 15
= 45 = 45 = 45
- GV yêu cầu HS so sánh giá trị của ba biểu thức. 
- Giá trị của ba biểu thức trên cùng bằng nhau là 45. 
- Vậy ta có 
(9 x 15): 3 = 9 x (15: 3) = (9: 3) x 15 
 * Ví dụ 2: 
 (7 x 15): 3 ; 7 x (15: 3)
- Các em hãy tính giá trị của các biểu thức trên. 
- HS đọc các biểu thức
- HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp 
 (7 x 15): 3 = 105: 3 = 35 
 7 x (15: 3) = 7 x 5 = 35
+ Giá trị của ba biểu thức trên bằng nhau là 35. 
+ Các em hãy so sánh giá trị của các biểu thức trên. 
- Vậy ta có (7 x 15): 3 = 7 x (15: 3) 
+ Biểu thức (9 x 15): 3 có dạng như thế nào? 
+ Có dạng là một tích chia cho một số.
+ Khi thực hiện tính giá trị của biểu thức này em làm như thế nào? 
+ Tính tích 9 x 15 = 135 rồi lấy 135: 3 = 45
+ Em có cách tính nào khác mà vẫn tìm được giá trị của (9 x 15): 3? (Gợi ý dựa vào cách tính giá trị của biểu thức 9 x (15: 3) và biểu thức (9: 3) x 15 
+ Lấy 15 chia cho 3 rồi lấy kết quả tìm được nhân với 9 (Lấy 9 chia cho 3 rồi lấy kết quả vừa tìm được nhân với 15). 
+ 9 và 5 là gì trong biểu thức (9 x 15): 3?
+ Qua hai ví dụ em hãy rút ra qui tắc tính?
+ HS nêu qui tắc. (SGK) 
- HS lấy VD về 1 tích chia cho 1 số và thực hành tính
3. HĐ thực hành (18p)
* Mục tiêu: Thực hiện chia một tích cho một số và vận dụng giải các bài tập liên quan
* Cách tiến hành:
Bài 1: Tính bằng hai cách: 
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- Cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp
Đ/a:
 a. (8 x 23): 4 (8 x 23): 4
 = 184: 4 = 46 = (8: 4) x 23
 = 2 x 23 = 46
b. (15 x 24): 6 (15 x 24): 6
 = 360: 6 = 60 = 15 x (24: 6)
 = 15 x 4 = 60
- Nhận xét, chốt đáp án.
- Củng cố tính chất chia một tích cho một số.
Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất. 
- GV ghi biểu thức lên bảng 
 (25 x 36): 9 
- Yêu cầu HS tính cách nào thuận tiện nhất. 
- HS đọc yêu cầu đề bài – HS nêu cách tính
 Cách 1: (25 x 36): 9 = 900: 9 = 100
 Cách 2: (25 x 36): 9 = 25 x (36: 9) 
 = 25 x 4 = 100
**Vì ở cách làm thứ nhất ta phải thực hiện nhân số có hai chữ số với số có hai chữ số (25 x 36) rất mất thời gian ; còn ở cách làm thứ hai ta được thực hiện một p

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_14_nam_hoc_2020_2021.doc
Giáo án liên quan