Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 17 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Hạnh

I. MỤC TIÊU

- HS biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm bài văn với lời nhân vật, lời người dẫn chuyện.

- HS hiểu nội dung của bài: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu.

- HS yêu cảnh vật thiên nhiên, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ bài tập đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. KTBC:

- HS đọc phân vai truyện Trong quán ăn " Ba cá bống", TLCH trong sgk.

2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu qua tranh minh hoạ sgk.

 b. Luyện đọc và tìm hiểu bài

* Luyện đọc (GV chia bài thành 3 đoạn )

- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong truyện, hướng dẫn HS đọc từ khó. GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài. Hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ở những câu văn dài: Nhưng ai . nhà vua. Chú hứa .chừng nào.

- HS đọc cả bài.

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

 

doc22 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 257 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 17 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Hạnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài trực tiếp.
b. Hướng dẫn bài mới. 
* GV kể chuyện.
- GV kể lần 1: HS nghe.
- GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ phóng to trên bảng.
* Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 
- HS nối tiếp nhau đọc những yêu cầu của bài tập. 
- Kể chuyện trong nhóm: 
+ HS kể từng đoạn, sau đó kể toàn bộ câu chuyện. 
+ HS kể xong trao đổi về nội dung câu chuyện.( Những HS trung bình có thể kể một vài đọan trong câu chuyện)
- Thi kể chuyện trước lớp: 
+ Hai, ba tốp HS nối tiếp nhau kể lại toàn bộ câu chuyện.
+ HS thi kể toàn bộ câu chuyện trước lớp .
- HS kể xong đều trả lời câu hỏi do các bạn chất vấn. 
- Cả lớp bình chọn nhóm, cá nhân kể chuyện hay nhất, hiểu truyện nhất.
3. Củng cố, dặn dò.
- Qua câu chuyện em hiểu được điều gì? 
- GV liên hệ giáo dục HS qua câu chuyện.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà kể chuyện cho bố mẹ hoặc người thân nghe.
--------------------------------------------------------
BUỔI CHIỀU: Tập làm văn
Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật 
i. mục tiêu
- Hiểu được cấu tạo cơ bản của đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật, hình thức nhận biết mỗi đoạn văn.
- HS nhận biết được cấu tạo của đoạn văn; viết được một đoạn văn tả bao quát một chiếc bút. 
- GD HS ý thức học tập và yêu thích môn học, ý thức giữ gìn đồ dùng học tập.
ii. đồ dùng dạy học : Bài văn Cây bút máy viết sẵn trên bảng lớp.
iii. các hoạt động dạy học 
1. KTBC: 
- HS trình bày bài văn tả một đồ chơi mà em thích: GV nhận xét cách trình bày bài văn.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài trực tiếp.
b. Hướng dẫn bài mới. 
* Nhận xét
Bài 1, 2, 3(169) - HS đọc yêu cầu của ba bài tập 
- HS đọc bài Cái cối tân.
- HS thảo luận theo cặp tìm phương án trả lời cho bài tập 2, 3.
+ Bài văn Cái cối tân gồm mấy đoạn?
+ Nội dung chính của mỗi đoạn văn trên là gì?
- HS trả lời câu hỏi: GV nhận xét bổ sung.
- Kết luận: GV nhận xét đưa dáp án đúng.
+ Đoạn văn miêu tả đồ vật có ý nghĩa như thế nào? 
+ Nhờ đâu em nhận biết được bài văn có mấy đoạn?
* Ghi nhớ: Gọi HS đọc nội dung phần ghi nhớ SGK. 
* Luyện tập. 
Bài 1(170):- HS đọc yêu cầu của bài và đọc bài văn Cây bút máy.
- HS thảo luận cặp đôi trả lời các câu hỏi: 
+ Bài văn Cây bút máy gồm mấy đoạn văn? Đoạn nào tả hình dáng bên ngoài cây bút máy? Đoạn nào tả cái ngòi bút?
+ Hãy tìm câu mở đoạn và câu kết đoạn của đoạn văn thứ ba của bài? Theo em, đoạn văn này nói về cái gì?
- HS trình bày trước lớp.
- HS , GV nhận xét câu trả lời của nhóm bạn và bổ sung, chốt kiến thức. 
Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài tập 
- HS thảo luận theo cặp tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
- Viết một đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em.
- HS viết bài; HS trình bày bài viết- GV, HS nhận xét bổ sung.
- GV đọc một số đoạn văn tả bao quát chiếc bút hay, hấp dẫn. - GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò 
- Nhắc lại nội dung ghi nhớ trong SGK
- GV nhận xét tiết học. Nhắc HS chuẩn bị bài giờ sau.
------------------------------------------------------------
ôn toán
Ôn: Chia cho số có 3 chữ số
I. Mục tiêu
- Củng cố, khắc sâu kiến thức về cách chia cho số có 3 chữ số.
- HS có kĩ năng tính toán thành thạo.
II. Đồ dùng: 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:	
2. Bài mới
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn ôn tập:
* Bài 1: Đặt tính rồi tính
	47530 : 214 	89350 : 413
	72911 : 317 	126700 : 350
- Cả lớp và GV nhận xét, sửa chữa nếu cần.
- Củng cố về kĩ năng chia cho số có 3 chữ số
* Bài 2:Một khu đất hình chữ nhật có trung bình cộng của chiều dài và chiều rộng là 85 m, chiều dài hơn chiều rộng 18 m. Tính diện tich hình chữ nhật đó?
- Bài toán cho biết gì? hỏi gì? 
- HS tóm tắt, tìm hướng giải.
- 1 HS lên bảng chữa. Nhận xét.
Bài giải
	Tổng chiều dài và chiều rộng HCN là: 85 x 2 = 170 ( m)
	Chiều rộng HCN là: ( 170 – 18) : 2 = 76( m)
	Chiều dài HCN là: 76 + 18 = 94 ( m)
	Diện tích khu đất HCN là: 94 x 76 = 7144 ( m2)
	Đáp số : 7144 ( m2)
 Bài 3: Tìm x: 
	a, 3885 : (X x 21) = 37	b, 50343: X = 405 dư 123
- HS đọc và nêu yêu cầu của bài.
- 1 HS nêu cách giải. 
- HS làm bài vào vở, GV chấm 1 số bài nhận xét và thống nhất kết quả: 
	a. x=5; b. x=124
3. Củng cố dặn dò	
- GV tổng kết bài. Nhận xét giờ học.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn: 20/12/2017
 Ngày dạy: Thứ 4 ngày 27 tháng 12 năm 2017 
Tập đọc
Rất nhiều mặt trăng (tiếp theo)
I. Mục tiêu
- HS biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật và lời người dẫn chuyện.
- HS hiểu nội dung bài: Cách nghĩ của trẻ em về đồ chơi và sự vật xung quanh rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. 
- HS yêu và tìm hiểu về thế giới xung quanh.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạ bài học trong sách giáo khoa.
- Bảng phụ viết sẵn những câu, đoạn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn truyện, trả lời câu hỏi nội dung bài Rất nhiều mặt trăng 
2. Dạy bài mới : a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu qua tranh minh hoạ SGK.	
 b. Luyện đọc và tìm hiểu bài
* Luyện đọc ( GV chia bài thành 3 đoạn )
+ Đoạn 1: Nhà vua ........đều bó tay 
+ Đoạn 2: Mặt trăng ......ở cổ 
+ Đoạn 3: Làm sao ........khỏi phòng 
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn truyện ( 3 lượt ) kết hợp giải nghĩa từ.
- HS ph/hiện và luyện đọc tiếng, từ khó. Đọc câu văn dài: Nhà vua rất mừng vì con gái khỏi bệnh, nhưng/ ngài lập tức lo lắng vì đêm đó/ mặt trăng sẽ sáng v/vặc trên bầu trời.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài .
* Tìm hiểu bài 
Đọan 1: HS đọc thầm và trả lời câu hỏi: 
- Nhà vua lo lắng về điều gì?
- Nhà vua cho vời các vị đại thần và các nhà khoa học đến để làm gì? 
- GV giới thiệu qua tranh minh hoạ SGK.
- Vì sao một lần nữa các vị đại thần , các nhà khoa học lại không giúp được nhà vua? 
ý1: Nỗi lo lắng của nhà vua. 
Đoạn 2: HS đọc đoạn còn lại.
- Chú hề đặt CHvới công chúa về hai mặt trăng để làm gì?- Công chúa trả lời thế nào?
- HS đặt câu hỏi 4 SGK cho các bạn trả lời: HS trả lời GV nhận xét bổ sung.
ý2: Cách nhìn của trẻ em về thế giới xung quanh khác với người lớn.
Nội dung: HS nêu- GV ghi bảng.
* Đọc diễn cảm 
- HS đọc nối tiếp đoạn của bài. Tìm giọng đọc của từng đoạn, cả bài.
- GV giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc: Làm sao...đã ngủ. (ở bảng phụ )
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm theo cách phân vai.
- Nhận xét và bình chọn HS đọc hay hấp dẫn.
3. Củng cố dặn dò
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? Em thích nhân vật nào trong truyện vì sao?
- GV liên hệ HS cần bày tỏ ý kiến trước mọi người với thái độ lễ phép.
- GV nhận xét tiết học. Nhắc chuẩn bị bài giờ sau.
--------------------------------------------------------------------
ĐỊA LÍ
Kiểm tra định kỡ cuối học kỡ I mụn: Lịch sử - Địa lớ
------------------------------------------------------------------
Toán
Tiết 83: Dấu hiệu chia hết cho 2 
i. mục tiêu
- HS biết được các dấu hiệu chia hết cho 2 và không chia hết cho 2. Biết số chẵn và số lẻ.
- HS biết vận dụng để giải các bài tập liên quan đến chia hết cho 2 và không chia hết cho 2: BT 1,2
ii. đồ dùng : Bảng phụ ghi lời giải đúng cho bài tập 4.
iii. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là phép chia hết? Phép chia có dư?
2. Dạy bài mới: 
HĐ 1: Hướng dẫn HS tự tìm ra dấu hiệu chia hết cho 2.
- HS nêu VD về các số chia hết cho 2 và các số không chia hết cho 2, viết thành hai cột trong vở, cho một số em làm trên bảng nhóm.
- Cho HS nêu cách làm để tìm ra số chia hết cho hai và số không chia hết cho2.
- GV hướng sự chú ý của HS vào cột bên trái để HS nhận ra dấu hiệu chia hết cho 2
- Nếu HS còn lúng túng GV hướng dẫn các em chú ý tới chữ số tận cùng.
- HS nhận xét về dấu hiệu chia hết và rút ra đến luận về dấu hiệu chia hết cho 2.
- GV kết luận: Các số có tận cùng là 0,2,4,6,8 thì chia hết cho 2.
- GV cho HS nhận biết các số không chia hết cho 2 có đặc điểm gì?
- HS rút ra kết luận về các số không chia hết cho 2.
- GV kết luận: Các số có tận cùng là1,3,5,7,9 thì không chia hết cho 2.
HĐ2: GV giới thiệu cho HS về số chẵn và số lẻ.
- GV nêu cho HS biết: Các số chia hết cho 2 được gọi là số chẵn. 
- Cho HS lấy VD về các số chẵn, GV chọn và ghi lại 5 VD lên bảng. 
- GV cho HS khai thác một cách nêu khái niệm về số chẵn là: Các số có chữ số tận cùng là 0,2,4,6,8 là các số chẵn.
- GVnêu: Các số kh/chia hết cho2gọi là số lẻ.
- Cho HS lấy VD về các số lẻ và tiến hành t/tự như trên.
d. Thực hành 
Bài 1 : a.HS chọn ra các số chia hết cho 2. GVHD thêm HSTB và yếu.
- Gọi một vài HS đọc bài làm của mình và giải thích lý do tại sao chọn các số đó. Cho - HS nhận xét các số bạn chọn xem đã đúng chưa.
b. - GV cho HS làm tương tự như trên
Bài 1
a. GV cho HS chọn ra các số chia hết cho 2.
- HS còn lúng túng chưa hiểu cách làm GV có thể hướng dẫn HS làm mẫu một số.
- Gọi một vài HS đọc bài làm của mình và giải thích lý do tại sao chọn các số đó. Cho HS nhận xét các số bạn chọn xem đã đúng chưa.
b. GV cho HS làm tương tự như phần a nhưng đối với số không chia hết cho 2.
- GV chốt lại dấu hiệu chia hết cho 2 và không chia hết cho 2.
Bài 2 : a. HS đọc và nêu lại yêu cầu của đề bài.
- HS tự làm bài vào vở. Cho HS đổi chéo bài để kiểm tra bài cho nhau, sau đó cho HS báo các kết quả kiểm tra.
- GV chữa bài. 
 b. 	- HS làm tương tự như phần a của bài.
Bài 3 (Nếu còn thời gian) a. - HS tự làm bài vào vở, sau đó cho vài HS lên bảng viết kết quả
	 b. Làm tương tự như phần a.
Bài 4 ( Nếu còn tg): HS nêu yêu cầu của bài tập.
- GV cho HS tự làm bài, sau đó cho một vài HS lên bảng chữa bài.
- GV reo bảng phụ có kết quả đúng cho HS đối chiếu:
	a. 340; 342; 344; 346; 348; 350.
	b. 8347; 8349; 8351; 8353; 83555; 8357.
3. Củng cố dặn dò: 
- HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2?
- GV nhận xét tiết học. HDHS chuẩn bị bài sau: Dấu hiệu chia hết cho 5.
----------------------------------------------------------------
KHOA HỌC
Kiểm tra định kỡ cuối học kỡ I
------------------------------------------------------------------
BUỔI CHIỀU: Tập làm văn
Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật
I. mục tiêu
- HS biết được các đoạn văn trong một bài văn miêu tả đồ vật. Biết cách viết một đoạn văn miêu tả hình dáng bên ngoài, đoạn văn tả đặc điểm bên trong của cái cặp. 
- HS nhận biết được đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn. Viết được đoạn văn tả hình dáng bên ngoài, đoạn văn tả đặc điểm bên trong của chiếc cặp sách.
- HS có thái độ chăm chỉ học văn, ý thức giữ gìn cặp sách của mình.
II. đồ dùng dạy học : Một số kiểu, mẫu cặp sách học sinh.
III. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra 2 HS: Mỗi em đọc 1 đoạn văn đã viết hoàn chỉnh đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài TT.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1(172)- Một HS đọc nội dung bài và đọc đoạn văn 
- Cả lớp đọc thầm và trao đổi cặp trả lời các câu hỏi trong bài.
- Đại diện nhóm trả lời: GV nhận xét bổ sung. GV chốt lời giải đúng và đưa ra đáp án.
Bài 2: - HS đọc yêu cầu của bài và các gợi ý 
- GV nhắc HS chú ý:
+ Đề bài yêu cầu các em chỉ viết một đoạn văn (không phải cả bài ) miêu tả hình dáng bên ngoài (không phải bên trong ) chiếc cặp của em hoặc của bạn em. Em nên viết dựa theo các gợi ý a, b, c.
+ Để cho đoạn văn tả cái cặp của em không giống cặp của các bạn khác, em cần chú ý miêu tả những đặc điểm riêng của cái cặp.
- HS đặt cái cặp trước mặt để quan sát và viết bài. 
- HS nối nhau đọc đoạn văn của mình: GV nhận xét. 
- GV chọn 1-2 bài viết tốt, đọc chậm, nêu nhận xét.
Bài 3(173) - HS đọc yêu cầu của bài và các gợi ý.
- GV nhắc HS chú ý: Đề bài chỉ yêu cầu các em viết một đoạn tả bên trong ( không phải bên ngoài) của cái cặp.
- HS mở cặp quan sát bên trong và viết bài - HS nối nhau đọc đoạn văn của mình.
- GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS làm bài tốt.
- Nhắc HS chuẩn bị bài giờ sau
--------------------------------------------------------
Kĩ thuật
Lắp ghép mô hình tự chọn (tiết 3)
i. Mục tiêu
- HS biết tên gọi và chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn theo đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Lắp được từng bộ phận và lắp ghép mô hình tự chọn theo đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Rèn tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của mô hình tự chọn.
II. Đồ dùng : Bộ lắp ghép mô hình KT.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của HS
2. Bài mới:
b. Thực hành
Hoạt động 2: Chọn và kiểm tra các chi tiết
- GV đến từng nhóm HS để kiểm tra và giúp đỡ các em chọn đúng và đủ các chi tiết.
- HS chọn và kiểm tra các chi tiết đúng và đủ.
- Xếp các chi tiết từng loại vào lắp hộp.
Hoạt động 3: Thực hành lắp mô hình đã chọn
* Lắp từng bộ phận 
* Lắp ráp mô hình hoàn chỉnh.
- HS dựa vào các tiêu chuẩn n xét sản phẩm của các bạn lắp có đúng mẫu và quy trình không
Hoạt động 4: Đánh giá kết quả của HS
- GV tổ chức HS trưng bày sản phẩm của HS
- GV nêu các chi tiết đánh giá sản phẩm thực hành:
	+ Lắp được mô hình tự chọn.
	+ Lắp đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
	+ Lắp mô hình chắc chắn không bị xộc xệch.
- GV đánh giá kết quả học tập của HS, nhắc HS tháo các chi tiết xếp gọn vào hộp.
3. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét đánh giá tiết học và HDHS chuẩn bị cho tiết học sau.
--------------------------------------------------------
Toán
Tiết 84: Dấu hiệu chia hết cho 5
i. mục tiêu 
- Biết dấu hiệu chia hết cho 5. HS biết kết hợp dấu hiệu chia hết cho 2 với dấu hiệu chia hết cho 5. 
- Vận dụng thực hành làm đúng các bài tập liên quan đến dấu hiệu chia hết cho 5 và dấu hiệu chia hết cho 2.
ii. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết lời giải đúng cho bài tập 3. 
iii. các hoạt động dạy học 
1. KTBC: Gọi HS lên bảng làm bài 2 
2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: trực tiếp. 
 b. Hướng dẫn bài mới.
* HĐ1: GV hướng dẫn để HS tìm ra dấu hiệu chia hết cho 5. 
+ GV cho HS tìm các số chia hết cho 5 và các số không chia hết cho 5 tương tự như tiết trước( Chú ý đến các trường hợp số dư, phải có các số dư từ 1 đến 4)
- GV yêu cầu HS chú ý tới các cột bên trái để tìm ra dấu hiệu chia hết cho 5.
- Tư đó HS nêu nhận xét về đặc điểm của các số ở cột này.
- GV cho HS nêu dấu hiệu chia hết cho 5, cho HS nhắc lại, cả lớp đọc thầm. 
- GV cho HS ghi nhận xét các số ghi ở cột phải.
- HS nhận xét về đặc điểm các số không chia hết cho 5 ghi ở cột phải.
- Phát biểu về đặc điểm của số không chia hết cho 5.
- GV kết luận: Các số có tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5.
+ Muốn biết một số có chia hết cho 5 hay không ta phải chú ý điều gì? 
+ Nêu dấu hiệu chia hết cho 5?
+ Lấy ví dụ bất kì về số chia hết cho 5.
* HĐ2: Thực hành 
Bài 1(96): - HS đọc yêu cầu của bài 
- HS làm bài vào vở, HS lên bảng làm bài 
+ Nêu dấu hiệu chia hết cho 5? Số không chia hết cho 5 là số như thế nào?
- GV, HS nhận xét bổ sung. GV chốt lại về dấu hiệu chia hết cho 5.
Bài 4 : HS đọc yêu cầu của bài 
- HS nêu dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho5.
- HS rút ra số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì có đặc điểm gì? 
- Cho HS tìm số chia hết cho 5 trong các số đã cho, tìm các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 
- HS lên bảng làm bài - HS, GV nhận xét chữa bài.
- GV chốt lại cách xác định số chia hết cho 2, cho 5; số chia hết cho cả 2 và 5.
Bài 2, 3: Dành cho HSK nếu còn thời gian.
3. Củng cố, dặn dò 
- Nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 5?
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau: Luyện tập
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn: 21/12/2017
 Ngày dạy: Thứ 5 ngày 28 tháng 12 năm 2017 
Toán ( 4A, 4B )
Tiết 85: Luyện tập 
i. mục tiêu
- HS bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2; dấu hiệu chia hết cho 5.
- HS nhận biết số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 trong một số tình huống đơn giản. (BT1;2;3)
ii. đồ dùng dạy học
iii. Các hoạt động dạy - học 
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu các dấu hiệu chia hết cho 2 và dấu hiệu chia hết cho 5.
- Lấy VD số chia hết cho 2; chia hết cho 5?
2. Dạy bài mới: a. GV tổ chức cho HS ôn bài cũ 
- HS nêu các VD về các số chia hết cho 2, các số chia hết cho 5.
+ Dựa vào đâu để nhận biết một số có chia hết cho 2, hay 5?
- GV kết luận: Dấu hiệu chia hết cho 2; 5 thì căn cứ vào chữ số tận cùng bên phải.
 b. Thực hành:
Bài 1 - Yêu cầu HS thực hành làm bài vào vở. HS lần lượt làm từng phần a, b.
- Cho HS chữa bài trên bảng, GV ghi ra các số chia hết cho 2 (4568; 2050; 3576; 900), số chia hết cho 5 (2050; 900; 2355).
- GV cho HS giải thích vì sao các số đó lại chia hết cho 2, cho 5?.
Bài 2 - HS nêu yêu cầu của bài tập: Viết 3 số có 3 CS chia hết cho 2, chia hết cho 5.
- 2 HS lên bảng làm 2 phần của bài, dưới lớp HS làm bài vào vở.
- HS nhận xét bài làm của các bạn trên bảng
- HS dưới lớp nêu kết quả bài làm của mình, các em khác nhận xét.
Bài 3 - HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- GV chia lớp thành 3 nhóm và cho các nhóm làm việc ghi lại các số:
+ Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5; Số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5; Số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2
- GV cho HS nhận xét bài làm của các nhóm và xem nhóm nào làm đúng và nhanh nhất. GV chốt KQ: a. 480; 2000; 9010 - b. 296; 324 - c. 345; 3995
Bài 4(nếu còn thời gian) - HS nêu yêu cầu của đề bài.
- Lớp suy nghĩ và đưa ra kết luận về dấu hiệu số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5. Cả lớp nhắc lại.
Bài 5 (nếu còn thời gian):- HS đọc đề bài toán, tóm tắt bài toán, tìm cách giải.
- HS từ dấu hiệu vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 mà số đó lại nhỏ hơn 20 sẽ rút ra số đó chính là số 10. HS rút ra kết luận về số táo của Loan.
3. Củng cố - dặn dò 
- Học sinh nhắc lại dấu hiệu chia hết cho2; dấu hiệu chia hết cho 5?
- GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau: Dấu hiệu chia hết cho 9
---------------------------------------------------------
ĐẠO ĐỨC ( 4B )
Bài 8: Yờu lao động ( tiết 2 )
I. Mục tiêu:	HS tiếp tục:
- Bước đầu biết được giá trị của lao động .
- Tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân .
- Biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động .
ii. đồ dùng dạy học : - Truyện HS đã sưu tầm có nội dung nói về lao động
iii. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài .
b.Hoạt động 1:Kể chuyện các tấm gương yêu lao động
- HS kể về các tấm gương yêu lao động của Bác Hồ, các anh hùng lao động hoặc các bạn trong lớp.
	+ Theo em những nhân vật trong các câu chuyện có yêu lao động không?
	+ Những biểu hiện của yêu lao động là gì?
- Cho HS nhận xét, GV nhận xét câu trả lời của HS.
- GV đưa ra kết luận và yêu cầu HS lấy các VD về biểu hiện không yêu lao động.
c.Hoạt động 2: Trò chơi: Hãy nghe và đoán.
- GV phổ biến trò chơi: 
	+ Cả lớp chia làm 2 đội, mỗi đội có 5 người, trong thời gian từ 5 đến 7 phút lần lượt hai đội đưa ra ý nghĩa của câu ca dao, tục ngữ dã chuẩn bị trước cho đội kia đoán.
	+ Mỗi đội trong một lượt chơi được suy nghĩ 30 giây rồi trả lời câu hỏi, nếu trả lời đúng sẽ được 5 điểm. Đội chiến thắng sẽ là đội ghi được nhiều điểm nhất, sau đó cho nhận xét.
- Tổ chức cho HS chơi thử rồi sau đó chơi thật.
- GV cùng cả lớp nhận xét về nội dung và ý nghĩa của các câu ca dao, tục ngữ mà 2 đội đã đưa ra.
- GV kết luận đội thắng và tuyên dương đội thắng cuộc và kết luận chung.
d.Hoạt động 3: Liên hệ bản thân
- GV yêu cầu HS viết hoặc vẽ hoặc kể về một công việc (hoặc nghề nghiệp) trong tương lai mà em yêu thích trong thời gian 3 phút.
- HS trình bày, dưới lớp chú ý lắng nghe và nêu nhận xét, đánh giá của mình.
- GV nhận xét đánh giá và đưa ra kết luận.
3. Củng cố dặn dò:
- Lao động mang lại ích lợi gì? Cần có thái độ thế nào đối với lao động?
- GV kết luận liên hệ thực tế. Nhận xét tiết học và dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau
------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_17_nam_hoc_2016_2017_ngu.doc