Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tiết 41+42: Âm thanh. Sự lan truyền âm thanh

Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự lan truyền âm thanh.

Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được tai ta nghe được âm thanh khi rung động từ vật phát ra âm thanh được lan truyền tới tai.

Hình 1

- Tại sao khi gõ trống, tai ta nghe được tiếng trống?

- PH kết luận: Khi mặt trống rung, không khí xung quanh cũng rung động. Rung động này được lan truyền trong không khí. Khi rung động lan truyền tới miệng ống sẽ làm cho tấm ni lông rung động và làm cho vụn giấy chuyển động. Tương tự như vậy. Khi rung động lan truyền tới tay ta sẽ làm màng nhĩ rung động, nhờ đó ta có thể nghe thấy được âm thanh.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Liiee | Ngày: 11/11/2023 | Lượt xem: 141 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tiết 41+42: Âm thanh. Sự lan truyền âm thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21
KHOA HỌC 
TIẾT 41: ÂM THANH 
HỨƠNG DẪN CỦA PHỤ HUYNH.
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
Hoạt động 1: Tìm hiểu các âm thanh xung quanh 
Mục tiêu: HS nhận biết được những âm thanh xung quanh 
- Em hãy nêu các âm thanh mà em đã nghe?
- Trong các âm thanh kể trên, những âm thanh nào do con người gây ra? 
- Âm thanh nào không phải do con người gây ra?
- Âm thanh nào được nghe vào sáng sớm? 
- Âm thanh nào được nghe vào ban ngày? 
- Âm thanh nào nghe được vào buổi tối? 
- Phụ huynh kết luận: Âm thanh cóở xung quanh cuộc sống của chúng ta.
Hoạt động 2: Các cách phát ra âm thanh 
Mục tiêu: HS biết thực hiện được các cách khác nhau để làm cho vật phát ra âm thanh.
- Hãy tìm cách để các vật dụng mà các em chuẩn bị như: ống lon, sỏi, thước kẻ,  phát ra âm thanh.
- Theo em, tại sao vật lại có thể phát ra âm thanh? 
- PH chốt ý như trên.
Hoạt động 3: Khi nào vật phát ra âm thanh 
Mục tiêu: HS nêu được ví dụ hoặc làm thí nghiệm đơn giản chứng minh về sự liên hệ giữa rung động và sự phát ra âm thanh của 1 số vật.
- Thí nghiệm 1: Yêu cầu HS “gõ trống” 
- Khi rắc ít giấy vụn (hạt gạo) lên mặt trống mà không gõ thì mặt trống như thế nào? 
- Nếu ta gõ trống, các giấy vụn (hạt gạo) chuyển động thế nào? 
Nếu gõ mạnh hơn? 
- Khi đặt tay lên mặt trống đang rung thì có hiện tượng gì? 
- Thí nghiệm 2: Yêu cầu HS đặt tay vào yết hầu để phát ra sự rung động của dây thanh quản khi nói.
- Khi nói, tay em có cảm giác thế nào?
 PH hỏi: Khi phát ra âm thanh thì mặt trống, dây đàn, thanh quản có chung điểm gì?
Nội dung cần ghi nhớ: Âm thanh do các vật rung động phát ra.
- Tiếng hát, tiếng la hét, tiếng cười tiếng khóc, tiếng động cơ, tiếng trống, tiếng đàn, .
- Âm thanh do con người gây ra: Tiếng khóc, tiếng cười, tiếng hát, tiếng hét, ..
- Tiếng gà, tiếng đồng hồ kêu tích tắc; tiếng chim hót, 
- Âm thanh được nghe vào sáng sớm: tiếng gà gáy, tiếng chim hót, 
- Âm thanh nghe vào ban ngày: tiếng nói, tiếng cười, tiếng loa phát thanh, 
- Âm thanh nghe vào buổi tối: tiếng dế, tiếng ếch kêu, tiếng côn trùng, .
HS thực hành
HS trình bày cách làm.
+ Cho viên sỏi vào ống lon rồi dùng tay lắc mạnh.
+ Dùng thước gõ mạnh vào thành ống lon.
+.
- Vật có thể phát ra âm thanh khi con người tác động vào chúng.
- Vật có thể phát ra âm thanh khi chúng có sự va chạm với nhau, tạo ra rung động.
- HS thực hành thí nghiệm 
- Khí rắc ít giấy vụn (hạt gạo) lên mặt trống mà không gõ thì mặt trống không rung, Cc mẫu giấy (hạt gạo) không chuyển động
- Nếu ta gõ trống, ta thấy mặt trống rung lên, các giấy vụn (hạt gạo) chuyển động và rơi xuống vị trí khác. 
- Khi gõ mạnh hơn thì các giấy vụn (hạt gạo) chuyển động mạnh hơn.
- mặt trống không rung và không kêu nữa.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- Khi nói, tay em có cảm giác thấy thanh quản rung lên.
- Khi pht ra âm thanh thì mặt trống, dây đàn, thanh quản đều rung động.
- HS lắng nghe.
- Âm thanh do các vật rung động phát ra 
KHOA HỌC
TIẾT 42: SỰ LAN TRUYỀN ÂM THANH 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự lan truyền âm thanh.
Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được tai ta nghe được âm thanh khi rung động từ vật phát ra âm thanh được lan truyền tới tai.
Hình 1
- Tại sao khi gõ trống, tai ta nghe được tiếng trống? 
- PH kết luận: Khi mặt trống rung, không khí xung quanh cũng rung động. Rung động này được lan truyền trong không khí. Khi rung động lan truyền tới miệng ống sẽ làm cho tấm ni lông rung động và làm cho vụn giấy chuyển động. Tương tự như vậy. Khi rung động lan truyền tới tay ta sẽ làm màng nhĩ rung động, nhờ đó ta có thể nghe thấy được âm thanh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự lan truyền âm thanh qua chất lỏng, chất rắn.
Mục tiêu: Giúp HS nêu được ví dụ chứng tỏ âm thanh có thể lan truyền qua chất lỏng, chất rắn.
- Hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm 2 
- Em hãy nêu nhận xét ? 
Hình 2
PH chốt: Âm thanh không chỉ lan truyền qua không khí âm còn truyền qua chất lỏng và chất rắn.
Hoạt động 3: Tìm hiểu âm thanh yếu đi hay mạnh lên khi khoảng cách đến nguồn âm xa hơn.
Mục tiêu : Giúp HS nêu được ví dụ chứng tỏ âm thanh yếu đi khi lan truyền ra xa nguồn âm .
- Em hãy nêu ví dụ cụ thể về âm thanh càng đi xa thì càng yếu ? 
- HS quan sát hình 1 SGK, dự đoán điều gì xảy ra khi gõ trống.
- HS tiến hành thí nghiệm, gõ trống và quan sát các vụn giấy nảy.
- Mặt trống rung động làm cho không khí gần đó rung động; . màng nhĩ rung động, nhờ đó ta có thể nghe thấy được âm thanh.
HS hành làm thí nghiệm.
- Từ thí nghiệm, nhận thấy âm thanh có thể truyền qua nước, ., chất rắn.
- Liên hệ với kinh nghiệm, hiểu biết đã có để tìm thêm các dẫn chứng cho sự lan truyền của âm thanh qua chất rắn, chất lỏng.
- Ném hòn gạch xuống nước, ta vẫn nghe tiếng rơi xuống của hòn gạch. 
- Áp tai lên vách tường, có thể nghe thấy tiếng máy khoan bên kia, .
Khi chú bảo vệ đánh trống, ta đi càng xa thì tiếng trống càng nhỏ hơn 
- HS làm thí nghiệm để thấy càng xa nguồn âm, âm thanh càng yếu.( HS ngồi gần tivi âm thanh nghe to hơn khi ngồi xa ti vi,..)

File đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_lop_4_tiet_4142_am_thanh_su_lan_truyen_am_t.doc
Giáo án liên quan