Giáo án tổng hợp Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2011-2012

Tiết 1 Toán

 Ôn tập

I/ Mục tiêu:

Giúp học sinh ôn tập về:

- Số tự nhiên và các phép tính với số tự nhiên.

- Ôn tập về bảng đơn vị đo thời gian và đo khối lượng.

- Giải bài toán Tìm số trung bình cộng, Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.

II/ Các hoạt động dạy-học:

Hướng dẫn học sinh làm các bài tập sau:

 Bài 1: (1 điểm). Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Giá trị của chữ số 2 trong số 98254 là:

A. 254 B. 2000 C. 200 D. 20

Bài 2: (1 điểm). Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

 3 tấn 64 kg = kg.

Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là:

A. 364 B. 3064 C. 3640 D. 30064

Bài 3: (1 điểm). Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

2 phút 15 giây = giây.

Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là:

A. 215 B. 135 C. 35 D. 75

Bài 4: ( 2 điểm ) Đặt tính rồi tính:

 a) 92843 + 9862 b) 40762 – 5890

 c) 398 x 56 d) 1944 : 45

Bài 5: ( 2 điểm )

Bài toán: Hiện nay tổng số tuổi bố và tuổi con là 46 tuổi, bố hơn con 28 tuổi.

a) Tính tuổi bố hiện nay.

b) Tính tuổi con hiện nay.

c) Cách đây 3 năm con bao nhiêu tuổi.

 

doc31 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 294 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tổng hợp Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t của cơ thể với môi trường.
- Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.
- Cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hóa.
Cách tiến hành : 
- GV sử dụng các phiếu câu hỏi, để trong hộp cho từng HS lên bốc thăm trả lời.
- HS lên bốc thăm trả lời, HS khác theo dõi và nhận xét và bổ sung câu trả lời của bạn.
Hoạt động 2 : TỰ ĐÁNH GIÁ
Mục tiêu: 
HS có khả năng: Ap dụng những kiến thức đã học vào việc tự theo dõi, nhận xét về chế độ ăn uống của mình.
Cách tiến hành : 
 Bước 1 :
GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức và chế độ ăn uống của mình trong tuần để tự đánh giá :
Nghe GV hướng dẫn.
- Đã ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn chưa?
- Đã ăn phối hợp các chất đạm, chất béo động vật và thực vật chưa?
- Đã ăn các thức ăn có đủ các loại vi-ta-min và chất khoáng chưa?
Bước 2 :
- Từng HS dựa vào bảng ghi tên các thức ăn đồ uống của mình trong tuần và tự đánh giá theo tiêu chí trên, sau đó trao đổi với bạn bên cạnh.
- HS tự đánh giá.
Bước 3 : 
- GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả làm việc cá nhân.
- Một số HS trình bày kết quả làm việc cá nhân.
Hoạt động 3 : TRÒ CHƠI AI CHỌN THỨC ĂN HỢP LÍ
Mục tiêu: 
HS có khả năng: Ap dụng những kiến thức đã học vào việc lựa chọn thức ăn hằng ngày.
Cách tiến hành : 
Bước 1 : 
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm. Các em sẽ sử dụng những thực phẩm mang đến, những tranh ảnh, mô hình về thức ăn đã sưu tầm để trình bày một bữa ăn ngon và bổ.
- HS nghe GV hướng dẫn.
Bước 2 : 
- Các nhóm HS làm việc theo gợi ý trên
- Làm việc theo nhóm
Bước 3 :
- Yêu cầu các nhóm trình bày bữa ăn của mình.
- Các nhóm trình bày bữa ăn của mình. HS khác nhận xét.
- GV cho cả lớp thảo luận xem làm thế nào để có bữa ăn đủ chất dinh dưỡng.
Hoạt động 4 : THỰC HÀNH: GHI LẠI VÀ TRÌNH BÀY 10 LỜI KHUYÊN DINH DƯỠNG HỢP LÍ
Mục tiêu: 
Hệ thống hóa những kiến thức đã học về dinh dưỡng qua 10 lời khuyên dinh dưỡng của Bộ Y tế.
Cách tiến hành : 
Bước 1 : 
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân như đã hướng dẫn ở mục Thực hành trang 40 SGK.
- HS làm việc cá nhân.
Bước 2 :
- Gọi một số HS trình bày sản phẩm của mình với cả lớp.
- Một số HS trình bày sản phẩm của mình với cả lớp.
Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò
- GV yêu cầu HS đọc phần Bạn cần biết trong SGK.
- 1 HS đọc.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà nói với bố mẹ những điều đã học qua bài hôm nay.
- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.
TUẦN 10 
Thứ tư ngày 29 tháng 10 năm 2014
Tiết 1 Toán
 Ôn tập
I/ Mục tiêu: 
Giúp học sinh ôn tập về:
Số tự nhiên và các phép tính với số tự nhiên.
Ôn tập về bảng đơn vị đo thời gian và đo khối lượng.
Giải bài toán Tìm số trung bình cộng, Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hướng dẫn học sinh làm các bài tập sau:
 Bài 1: (1 điểm). Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Giá trị của chữ số 2 trong số 98254 là:
A. 254	B. 2000	C. 200	D. 20
Bài 2: (1 điểm). Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
 3 tấn 64 kg =  kg.
Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là:
A. 364	 B. 3064	C. 3640	 D. 30064
Bài 3: (1 điểm). Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
2 phút 15 giây =  giây.
Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là:
A. 215	 B. 135	C. 35	 D. 75
Bài 4: ( 2 điểm ) Đặt tính rồi tính:
 a) 92843 + 9862 b) 40762 – 5890
 c) 398 x 56 d) 1944 : 45
Bài 5: ( 2 điểm ) 
Bài toán: Hiện nay tổng số tuổi bố và tuổi con là 46 tuổi, bố hơn con 28 tuổi. 
a) Tính tuổi bố hiện nay.
b) Tính tuổi con hiện nay.
c) Cách đây 3 năm con bao nhiêu tuổi.
Tiết 2: Tập đọc
 ÔN TẬP(Tiết 4)
I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU
	1- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm TĐ và HTL (yêu cầu như tiết 1).
	2- Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về thể loại,nội dung chính,nhân vật,tính cách,cách đọc các bài tập đọc thuộc chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Phiếu ghi tên từng bài TĐ,HTL trong 9 tuần đầu,sách Tiếng Việt 4,tập 1.
	- Một tờ giấy khổ to viết sẵn lời giải BT2 + BT3.
	- Một số tờ giấy khổ to kẻ sẵn bảng cho các nhóm HS làm BT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
Tất cả những em chưa có điểm kiểm tra,trong tiết học này,các em sẽ được kiểm tra hết.Sau đó,các em sẽ hệ thống lại những điều cần nhớ về thể loại,nội dung chính,nhân vật,tính cáchthuộc chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ.
Kiểm tra tất cả những HS chưa có điểm.
Thực hiện như ở tiết 1.
Cho HS đọc yêu cầu của BT1.
GV giao việc: BT2 yêu cầu các em phải ghi lại những điều cần nhớ về các bài tập đọc thuộc chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ.Đó là tên bài,thể loại,nội dung chính,giọng đọc.
Cho HS làm bài.GV phát các tờ giấy đã kẻ sẵn các bảng theo mẫu trong SGK (trang 98) cho các nhóm.
Cho HS trình bày.
GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng.(GV đưa lên bảng lớp tờ giấy to đã chuẩn bị sẵn kết quả đúng).
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-HS đọc thầm lại các bài tập đọc thuộc chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ (tuần 7,8,9).
-Các nhóm làm bài vào bảng đã kẻ sẵn.
-Đại diện các nhóm dán kết quả bài làm của nhóm mình lên bảng lớp + trình bày.
-Lớp nhận xét.
Tên bài
Thể loại
Nội dung chính
Giọng đọc
1/Trung thu độc lập
2/Ở vương quốc Tương Lai
3/Nếu chúng mình có phép lạ
4/Đôi giày ba ta màu xanh
5/Thưa chuyện với mẹ
6/Điều ước của vua Mi-đát
văn xuôi
thơ
truyện
văn xuôi
văn xuôi
Mơ ước của anh chiến sĩ trong đêm Trung thu độc lập đầu tiên về tương lai của đất nước và của thiếu nhi.
Mơ ước của bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ,hạnh phúc,ở đó trẻ em là những nhà phát minh góp sức phục vụ cuộc sống.
Mơ ước của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
Để vận động cậu bé lang thang đi học,chị phụ trách đã làm cho cậu xúc động,vui sướng vì thưởng cho cậu đôi giày mà cậu mơ ước.
Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp gia đình.Cương thuyết phục mẹ đồng tình với mình.
Vua Mi-đát muốn tất cả mọi vật mình chạm vào đều biến thành vàng.Cuối cùng đã hiểu những ước muốn tham lắm không đem lại hạnh phúc cho con người.
Nhẹ nhàng,thể hiện niềm tự hào,tin tưởng.
Hồn nhiên (lời Tin-Tin,Mi-Tin;háo hức,ngạc nhiên,thán phục.Lời các em bé: tự tin,tự hào).
Hồn nhiên,vui tươi.
Chậm rãi,nhẹ nhàng
Ÿ Đ1 đọc vui,nhanh hơn.
Ÿ Đ2 đọc với giọng xúc động,vui sướng.
Ÿ Giọng Cương: lễ phép,nài nỉ,thiết tha.
Ÿ Giọng me: lúc ngạc nhiên,khi cảm động, dịu dàng.
Khoan thai.Giọng vua từ phấn khởi, thoả mãn sang giọng hoảng hốt,khẩn cầu,hốt hận.Lời thần Đi-ô-ni-dốt oai vệ.
Cho HS đọc yêu cầu BT3.
GV nhắc lại yêu cầu: Các em đọc lại những bài tập đọc là truyện kể đã học,sau đó,các em ghi chép tên nhân vật,tên bài,tính cách của nhân vật.
Cho HS làm bài theo nhóm.GV phát giấy đã kẻ sẵn theo mẫu cho các nhóm.
Cho HS trình bày.
GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-
Các nhóm đọc lại các bài tập đọc là truyện + làm bài vào giấy.
-Đại diện các nhóm dán kết quả lên bảng lớp + trình bày.
-Lớp nhận xét.
Nhân vật 
Tên bài
Tính cách
- Nhân vật “tôi” (chị phụ trách)
- Lái
Đôi giày ba ta màu xanh
- Nhân hậu,muốn giúp trẻ lang thang.Quan tâm,thông cảm với ước muốn của trẻ.
- Hồn nhiên,tình cảm,thích đi giày đẹp.
- Cương
Thưa chuyện với mẹ
- Hiếu thảo,thương mẹ,muốn đi làm để kiếm tiền giúp mẹ.
- Dịu dàng,thương con.
- Vua Mi-đát
- Thần Đi-ô-ni-dốt
Điều ước của vua Mi-đát
- Tham lam nhưng biết hối hận.
- Thông minh,biết dạy cho vua Mi-đát một bài học.
H:Các bài TĐ thuộc chủ điểm “Trên đôi cánh ước mơ” vừa học giúp các em hiểu điều gì?
GV chốt lại: Con người cần sống có ước,cần quan tâm đến ước mơ của nhau.Những ước mơ cao đẹp và sự quan tâm đến nhau sẽ làm cho cuộc sống thêm tươi vui,hạnh phúc.
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS đọc trước,chuẩn bị nội dung cho tiết ôn tập sau.
-HS phát biểu.
Tiết 3: Lịch sử
Bài 8: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG
XÂM LƯỢC LẦN THỨ NHẤT (năm 981)
I/ MỤC TIÊU: 
 Sau bài học, Hs có thể:
Nêu được tình hình đất nước ta trước khi quân Tống xâm lược.
Hiểu được sự việc Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và hợp lòng dân.
Trình bày được diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược.
Nêu được ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân Tống.
*Giáo dục HS lòng yêu quê hương ,làng xóm,bảo vệ quê hương, buôn làng chính là góp phần bảo vệ đất nước.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
Các hình minh họa trong SGK.
Lược đồ khu vực cuộc kháng chiến chống quân Tống (năm 981).
Phiếu học tập cho Hs.
III/ CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
KIỂM TRA BÀI CŨ – GIỚI THIỆU BÀI MỚI
- Gv gọi 3 hs lên bảng, yêu cầu Hs trả lời 3 câu hỏi cuối bài 7.
- Gv nhận xét việc học bài ở nhà của Hs.
- Gv cho hs quan sát tranh Lễ lên ngôi của Lê Hoàn, sau đó giới thiệu: Đây là cảnh lên ngôi của Lê Hoàn, người sáng lập ra triều Tiền Lê, triều đại nối tiếp của triều Đinh, Lê Hoàn đã lập được công lao gì đối với lịch sử dân tộc? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.
- 3 Hs lên bảng thực hiện yêu cầu.
Hoạt động 1:
TÌNH HÌNH NƯỚC TA TRƯỚC KHI QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC
- Gv tổ chức cho Hs làm việc theo cặp.
- Gv treo bảng phụ có ghi nội dung thảo luận (hoặc phát biểu thảo luận cho từng cặp Hs nếu có), yêu cầu Hs thảo luận để hoàn thành yêu cầu của phiếu.
Nội dung thảo luận:
Hãy chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau:
1. Vì sao Thái Hậu họ Dương mời Lê Hoàn lên làm vua?
2. Lê Hoàn lên ngôi có được nhân dân ủng hộ không? Vì sao? 
- Gv yêu cầu đại diện Hs phát biểu ý kiến.
- Gv nhận xét câu trả lời của Hs, sau đó hỏi Hs cả lớp:
 + Dựa vào phần thảo luận, hãy tóm tắt tình hình nước ta trước khi quân Tống xâm lược?
 + Bằng chứng nào cho thấy khi Lê Hoàn lên ngôi rất được nhân dân ủng hộ?
 + Khi lên ngôi, Lê Hoàn xưng là gì? Triều đại của ông được gọi là triều gì?
 + Nhiệm vụ đầu tiên của nhà Tiền Lê là gì?
- Gv kết luận :
- Hs tiến hành thảo luận theo cặp.
- 2 Hs ngồi cạnh nhau cùng đọc SGK và thảo luận để tìm câu trả lời đúng cho các câu hỏi thảo luận.
Kết quả thảo luận mong muốn:
Hãy chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau:
1. Vì sao Thái Hậu họ Dương mời Lê Hoàn lên làm vua? 
# Vì khi lên ngôi vua, Đinh Toàn còn quá nhỏ.
# Vì quân Tống đem quân sang xâm lược nước ta.
#Vì Lê Hoàn là người tài giỏi, đang chỉ huy quân đội.
#Tất cả các ý trên.
2. Lê Hoàn lên ngôi có được nhân dân ủng hộ không? Vì sao? ? 
# Lê Hoàn được nhân dân ủng hộ vì ông là người tài giỏi, đang lãnh đạo quân đội và có thể đánh đuổi giặc ngoại xâm.
# Lê Hoàn được nhân dân ủng hộ vì Đinh Toàn còn nhỏ không gánh vác được việc nước. .
# Tất cả các ý trên.
- 1 Hs phát biểu ý kiến trước lớp, hs cả lớp cùng theo dõi, nhận xét.
- Nghe Gv hỏi và trả lời:
 + Đinh Bộ Lĩnh cùng con trai cả là Đinh Liễn bị giết hại. Con trai thứ là Đinh Toàn lên ngôi nhưng còn quá nhỏ không lo nổi việc nước. Quân Tống lợi dụng thời cơ đó sang xâm lược nước ta. Lúc đó, Lê Hoàn đang là Thập đạo tướng quân, là người tài giỏi được mời lên ngôi vua.
 + Khi Lê Hoàn lên ngôi vua, quân sĩ tung hô “vạn tuế”.
 + Khi lên ngôi, Lê Hoàn xưng là Hoàng đế, triều đại của ông được sử cũ gọi là Tiền Lê để phân biệt với nhà Hậu Lê do Lê Lợi lập ra sau này.
 + Là lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống quân xâm lược Tống.
Hoạt động 2:
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC LẦN THỨ NHẤT
- Gv tổ chức cho Hs hoạt động theo nhóm.
- Gv treo lược đồ khu vực cuộc kháng chiến chống quân Tống (năm 981) lên bảng và nêu yêu cầu:
Hãy dựa vào lược đồ, nội dung SGK và các câu hỏi gợi ý dưới đây để trình bày diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất.
Câu hỏi gợi ý:
1. Thời gian quân Tống vào xâm lược nước ta?
2. Các con đường chúng tiến vào nước ta.
3. Lê Hoàn chia quân thành mấy cánh và đóng quân ở những đâu để đón giặc?
4. Kể lại hai trận đánh lớn giữa quân ta và quân Tống.
5. Kết quả của cuộc kháng chiến như thế nào?
- Gv yêu cầu đại diện Hs trình bày kết quả thảo luận.
- Gv nhận xét, sau đó Gv hoặc 1 Hs khá trình bày lại diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất.
Gv hỏi: Cuộc kháng chiến chống quân Tống thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ta?
- Gv tổng kết hoạt động 2, nhận xét tuyên dương những nhóm Hs hoạt động tốt, có hiệu quả.
- Hs chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 4 đến 6 Hs tiến hành thảo luận theo yêu cầu.
- Hs xem lược đồ, đọc SGK và cùng xây dựng diễn biến.
Kết quả hoạt động mong muốn:
1. Năm 981 quân Tống kéo quân sang xâm lược nước ta.
2. Chúng tiến vào nước ta theo 2 con đường. Quân thủy theo cửa sông Bạch Đằng, quân bộ tiến vào theo đường Lạng Sơn.
3. Lê Hoàn chia quân thành 2 cánh, sau đó cho quân chặn đánh ở cửa sông Bạch Đằng và ải Chi Lăng.
4. Tại cửa sông Bạch Đằng, cũng theo kết của Ngô Quyền, Lê Hoàn cho quân ta đóng cọc ở cửa sông để đánh địch. Bản thân ông trực tiếp chỉ huy quân ta ở đây. Nhiều trận đấu ác liệt đã xảy ra giữa ta và địch, kết quả quân thủy của địch bị đánh lui.
Trên bộ, quân ta chặn đánh giặc quyết liệt ở ải Chi Lăng buộc chúng phải lui quân.
5. Quân giặc chết quá nửa, tướng giặc bị giết. Cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi.
- Một nhóm Hs lên bảng vừa trình bày vừa chỉ trên lược đồ (mỗi Hs trong nhóm nối tiếp nhau trình bày 1 ý). Các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
- Hs cả lớp theo dõi.
- Hs trao đổi với nhau và trả lời câu hỏi: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược thắng lợi đã giữ vững được nền độc lập của nước nhà và đem lại cho nhân dân ta niềm tự hào, lòng tin ở sức mạnh dân tộc.
CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
- Gv dặn dò Hs về nhà ôn lại bài, trả lời các câu hỏi cuối bài, và chuẩn bị bài sau.
Tiết 4: Tập làm văn 
ÔN TẬP (Tiết 5)
I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU
	1- Hệ thống hoá và hiểu sâu thêm các từ ngữ,các thành ngữ,tục ngữ đã học trong 3 chủ điểm Thương người như thể thương thân,Măng mọc thẳng,Trên đôi cánh ước mơ.
	2- Nắm được tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Một số tờ giấy khổ nhỏ kẻ bảng để HS các nhóm làm BT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
H:Từ đầu năm học tới nay,các em đã được học những chủ điểm nào?
GV: Giới thiệu bài:
Cho HS đọc yêu cầu của BT1.
GV giao việc cho HS
-Các em đã học 3 chủ điểm.
- Thương người như thể thương thân.
-Măng mọc thẳng.
-Trên đôi cách ước mơ.
1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
Cho HS làm bài.GV phát giấy đã kẻ sẵn các cột theo chủ điểm cho các nhóm. 
Cho HS trình bày.
GV nhận xét + tính điểm và chốt lại (
-
-Các nhóm nhận giấy, trao đổi bàn bạc và ghi các từ ngữ vào cột thích hợp.
-Theo hiệu lệnh,đại diện các nhóm dán bài làm lên bảng và trình bày kết quả của nhóm mình.
-Các nhóm khác nhận xét.
-1 HS đọc các từ trên bảng lớp lắng nghe.
Cho HS đọc yêu cầu của BT.
GV giao việc: Các em có nhiệm vụ tìm các câu thành ngữ,tục ngữ đã học gắn với 3 chủ điểm.Sau đó,các em chọn một thành ngữ hoặc tục ngữ.Nếu chọn thành ngữ thì các em đặt câu với thành ngữ đó.Nếu chọn tục ngữ,các em nêu hoàn cảnh sử dụng câu tục ngữ đó.
Cho HS tìm thành ngữ,tục ngữ trong 3 chủ điểm.
H:Em hãy nêu các thành ngữ,tục ngữ đã học trong 3 chủ điểm.
GV nhận xét + chốt lại những thành ngữ,tục ngữ.
-1 HS đọc to,cả lớp đọc thầm.
-HS tìm và ghi ra giấy nháp.
-HS phát biểu.
-Lớp nhận xét.
Thương người như thể thương thân
Măng mọc thẳng
Trên đôi cánh ước mơ
- Ở hiền gặp lành.
Một cây làm chẳng nên non
 Ba cây chụm lại nên hòn 
 núi cao
- Hiền như bụt.
- Lành như đất.
- Thương nhau như chị em ruột.
- Môi hở răng lạnh.
- Máu chảy ruột mềm.
- Nhường cơm sẻ áo.
- Lá đành đùm lá rách.
- Trâu buộc ghét trâu ăn.
- Dữ như cọp. 
Trung thực
- Thẳng như ruột ngựa.
- Thuốc đắng dã tật.
- Cây ngay không sợ chết đứng.
Tự trọng
- Giấy rách phải giữ lấy lề.
- Đói cho sạch,rách cho thơm.
- Cầu được ước thấy.
- Ước sao được vậy.
- Ước của trái mùa.
- Đứng núi này trông núi nọ.
Cho HS đọc lại các thành ngữ,tục ngữ.
Cho HS đặt câu với 1 thành ngữ tự chọn (hoặc nêu hoàn cảnh sử dụng của một trong các câu tục ngữ).
Cho HS trình bày.
GV nhận xét. 
-2 HS đọc lại các thành ngữ,tục ngữ.
-HS đặt câu ra giấy nháp.
-Một số HS đọc câu mình đặt hoặc nêu hoàn chỉnh sử dụng câu tục ngữ.
-Lớp nhận xét.
Cho HS đọc yêu cầu BT3.
GV giao việc: BT yêu cầu các em lập bảng tổng kết về hai dấu chấm mới học là dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
Cho HS làm bài.GV phát giấy đã kẻ bảng theo mẫu cho 3 HS làm bài.
Cho HS trình bày kết quả.
GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-3 HS làm bài vào giấy.Các HS còn lại làm bài vào VBT hoặc giấy nháp.
-3 HS lên dán kết quả bài làm lên bảng lớp.
-Lớp nhận xét.
Dấu câu
 Tác dụng
Ví dụ
a/Dấu hai chấm
Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật.Lúc đó,dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng.
Hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
à Cô giáo hỏi: “Sao trò không chịu làm bài?”
à Bố tôi hỏi:
-Hôm nay con có đi học võ không?
b/Dấu ngoặc kép
Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hay của người được câu văn nhắc đến.
Nếu lời nói là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép cần thêm dấu hai chấm.
Đánh dấu những từ được dùng với nghĩa đặc biệt.
à Bố thường gọi em tôi là “cục cưng” của bố.
à Ông tôi thường bảo: “Các cháu phải học thật giỏi môn Văn để nối nghề của bố”.
à Tuần trước,bọn tôi đã xây được một “lâu đài” trên bãi biển Nha Trang.
GV nhận xét tiết học.
Nhắc HS đọc trước,chuẩn bị nội dung cho tiết ôn tập sau.
 Thứ năm ngày 27 tháng 10 năm 2011
Tiết 1 Toán
 NHÂN VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ.
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
Biết thực hiện phép nhân số có 6 chữ số với số có 1 chữ số.
Thực hành tính nhân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: bảng phụ.
HS: vở nháp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
Ổn định tổ chức: Hát
Kiểm tra bài cũ:
GV gọi HS lên bảng làm bài 4của bài trước.
GV gọi HS lên bảng làm phép tính sau:
Đặt tính rồi tính: 212 ´ 4
GV nhận xét bài cũ, ghi điểm cho HS .
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: nhân số có 6 chữ số với số có 1 chữ số( không nhớ).
Mục tiêu : Biết thực hiện phép nhân số có 6 chữ số với số có 1 chữ số.
Tiến hành :
 Từ phép nhân của phần kiểm tra bài cũ GV hỏi HS : đây là phép nhân số có mấy chữ số với số có mấy chữ số? Phép nhân này có gì đặc biệt?
 Ta tiếp tục thực hiện phép nhân này với số có nhiều hơn 3 chữ số ( 6 chữ số)
 GV ghi ví dụ lên bảng : 
241324 ´ 2 = ?
 GV gọi HS đứng dậy nhân miệng, GV ghi kết quả lên bảng .
 GV gọi nhiều HS nhân lại.
 Em có Nhận xét gì về phép nhân này?
 GV gọi một HS lên bảng đặt phép tính và tính, HS dưới lớp làm nháp.
 GV ghi: 320113 ´ 3 = ?
GV cùng HS nhận xét. Chốt lời giải đúng .
Kết luận :khi đặt phép tính nhân, ta đặt giống như phép cộng, phép trừ, nhân từ hàng đơn vị trước. 
Hoạt động 2:Nhân số có 6 chữ số với số có 1 chữ số
Mục tiêu :HS biết nhân số có 6 chữ số với số có 1 chữ số
 Tiến hành : 
 GV ghi lên bảng phép nhân : 136204 ´ 4 = ?
 GV gọi 1 HS lên bảng đặt tính và trình bày cách đặt tính . HS dưới lớp làm ra nháp.
 GV yêu cầu HS tự nhân và trình bày cách nhân.
 GV chú ý khi HS trình bày thì cho HS so sánh với 10 để thấy rằng khí nhân được kết quả quá 10 hoặc bằng 10 thì phải nhơ ( cũng tương tự như phép cộng).
GV gọi HS nêu Nhận xét về phép nhân này(có nhớ)
 Kết luận : 
GV cho HS lấy ví dụ về phép nhân có nhớ và phép nhân không nhớ.
Hoạt động 3: Thực hành.
Mục tiêu 
 HS biết áp dụng kiến thức vừa học làm Bài tập .
Tiến hành :
Bài tập 1: 
GV cho HS tự làm bài, gọi 2 HS lên bảng.
GV cùng HS nhận xét. Chốt lời giải đúng .
Bài tập 2: 
GV cho HS làm bài xong rồi nêu cách làm và nêu giá trị của mỗi biểu thức ở mỗi ô trống.
GV cùng HS nhận xét. Chốt lời giải đúng .
Bài tập 3: 
GV gọi HS nêu cách tính giá trị của mỗi biểu thức. Sau đó cho HS tính giá trị của biểu thức thứ nhất để Nhận xét về cách làm của HS . sau khi đã sửa chữa xong mới cho HS làm tiếp những biểu thức còn lại.
GV cùng HS nhận xét. Chốt lời giải đúng .
Bài tập 4:
 GV gọi một HS đọc đề bài.
 GV gọi HS khác phân tích bài toán.
 + Có bao nhiêu xã vùng thấp? Mỗi xã được cấp bao nhiêu quyển truyện?
 + Có bao nhiêu xã vùng cao? Mỗi x

File đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 10.doc
Giáo án liên quan