Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 16 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Thanh Loan - Trường Tiểu học Hiệp An

I. MỤC TIÊU

- Hiểu ND của bài: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được giữ gìn, phát huy.

- HS bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.

- HS có thái độ yêu thích những trò chơi dân gian.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS đọc bài “Tuổi Ngựa“, trả lời câu hỏi trong SGK.

2. Dạy bài mới :

a. Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp qua tranh minh hoạ.

b. Luyện đọc và tìm hiểu bài

* Luyện đọc:

 - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn văn 3 lượt.

- GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài: giáp.

- Hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ở những câu dài khó: Hội làng Hữu Trấp/ thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ. Có năm/ bên nam thắng, có năm /bên nữ thắng.

- HS luyện đọc theo cặp. Một HSKG đọc cả bài.

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

* Tìm hiểu bài:

- HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:

+ Phần đầu bài văn giới thiệu với người đọc điều gì?(trò chơi dân gian kéo co)

+ Em hiểu cách chơi kéo co như thế nào ?

- Học sinh nêu ý chính của đoạn.

- Học sinh đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:

- Đoạn 2 giới thiệu điều gì?(Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp)

+ Em hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp.

 - Học sinh nêu ý chính đoạn 2.

- Học sinh đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi:

- Cách chơi kéo co ở làng tích Sơn có gì đặc biệt ?

 - HS nêu ý chính đoạn 3 (Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn)

+ Nội dung chính của bài tập đọc là gì?(Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được giữ gìn, phát huy. )

 

doc23 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 227 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 16 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Thanh Loan - Trường Tiểu học Hiệp An, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chú ý: ở lần chia thứ hai ta có 4 chia 24 được 0, phải viết 0 vào vị trí thứ hai của thương rồi hạ chữ số tiếp theo để chia.
c. Thực hành 
Bài 1 (HSTB: Dòng 1,2) 
	- HSTB nêu yêu cầu của bài tập.
- HS tự làm bài vào vở, gọi 3 em lên bảng làm bài (HSKG làm dòng 3).
- GV chữa bài trên bảng, chốt KQ: 	a. 250; 420; 280 dư 20
	b. 107; 201 dư 8; 308 dư 10
Bài 2 (HSKG): 
- HS đọc đề của bài tập.
- HS tự tóm tắt bài toán.
- HS tự làm bài vào vở, gọi 1 em lên bảng làm bài 
- HS kiểm tra bài cho nhau, chữa bài trên bảng (KQ: 1350 l).
Bài 3 (HSKG):
 	- HS đọc đề của bài tập tự làm bài vào vở.
- GV chấm bài và nhận xét. (KQ: a. 614m. b. 21210 m2 )
3. Củng cố - dặn dò 
- Trong phép chia cho số có hai chữ số, khi nào thương có CS 0 ?
- GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau .
........................................................................................................................
Buổi chiều: Tiếng việt (ôn)
Tiết 1: Luyện viết
Bài 16: Xuân ghé thăm vườn
I. Mục đích yêu cầu.
	- Viết đúng chính tả, trình bày đúng, đều, đẹp đoạn văn Xuân ghé thăm vườn - Vở luyện viết chữ đẹp – T1 theo kiểu chữ thẳng 
	- Có ý thức rèn chữ viết đẹp.
II. Đồ dùng dạy – học: HS chuẩn bị Vở luyện viết chữ đẹp 4 – T.1
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC cần đạt của tiết học
b. Hướng dẫn luyện viết:
	- GV đọc bài chính tả trong vở luyện viết. HS theo dõi.
	- Hướng dẫn HS nắm nội dung chính của bài viết, cách viết kiểu chữ thẳng.
	- Hướng dẫn HS nhận xét các hiện tượng chính tả cần viết đúng.
	- Hướng dẫn HS luyện viết các chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn trên giấy nháp.
	- HS đọc thầm đoạn văn cần viết, chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai, cách trình bày.
c. HS luyện viết:
	- Nhắc HS quy định viết chính tả.
	- HS nhìn và viết cho đúng mẫu: Bài 16: Xuân ghé thăm vườn
	- HS soát lại.
d. Chấm, chữa bài 
	- GV chấm 7-10 bài.
	- GV nêu nhận xét chung.
3. Củng cố, dặn dò:
	- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS ghi nhớ kĩ thuật viết chữ thẳng.
.........................................................................................................................
Tiết 2: TĐ
Ôn: Tập đọc
I. Mục đích yêu cầu.
	- Củng cố nội dung, cách đọc các bài tập đọc là truyện kể từ tuần 11 đến tuần 15.
	- Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm	
	- Giáo dục HS lòng kiên trì, bền bỉ, ý chí vươn lên trong học tập và trong cuộc sống. 
II. Đồ dùng dạy học: 
	- Phiếu ghi tên các bài tập đọc là truyện kể tuần 11-15
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
	- Em kể tên các bài tập đọc là truyện kể tuần 11-15 ?
	- GV ghi tên các bài đó lên bảng.
2. Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài :
b, HD ôn tập
* Đọc cá nhân: 
	- HS nhẩm lại các bài tập đọc đó (5 phút).
	- GV gọi lần lượt từng HS lên bốc thăm và đọc bài ứng với tên trong phiếu. Đọc xong, nói đại ‎ý của bài.
	- Lớp và GV nhận xét, cho điểm HS.
* Đọc phân vai hoặc diễn hoạt cảnh:
	- GV gọi 1 số nhóm HS lên đọc phân vai hoặc diễn hoạt cảnh chuyển thể dựa theo 1 bài tập đọc nào đó.
	- Lớp và GV nhận xét đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò:
	- Em học tập được gì qua các bài tập đọc trên?
	- GV liên hệ, GD HS tính kiên trì, và nghị lực vươn lên trong học tập và trong cuộc sống và 
nhận xét tiết học.
.........................................................................................................................
Tiết 3: LTVC
Ôn: Chủ đề Đồ chơi - Trò chơi
I. Mục đích yêu cầu.
	- Củng cố mở rộng một số từ ngữ về chủ đề: Đồ chơi – Trò chơi.
	- HS làm tốt 1 số bài tập có liên quan đến chủ đề
	- Giáo dục HS lòng yêu qu‎ý các đồ chơi. 
II. Đồ dùng dạy học: Tiếng Việt nâng cao 4
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: - Kể tên 1 số đồ chơi, trò chơi?
2. Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài:
b, HD luyện tập dưới dạng làm 1 số bài tập sau:
	Với mỗi bài, GV tổ chức cho HS luyện 
	- 1 HS đọc đầu bài, nêu yêu cầu của bài.
	- HS thi làm bài nhanh (Bài1) suy nghĩ và làm bài cá nhân (bài 2,3) 
	- HS nhận xét kết quả. HS khác nhận xét, bổ sung (Bài 1) và đọc kết quả (Bài 2,3).
	- GV chốt kết quả đúng.
Bài 1: Cho các từ sau:
	Quả cầu, quân cờ, đu quay, cầu trượt, đồ hàng, đá cầu, đá bóng, đấu kiếm, đấu vật, que chuyền, viên bi, chơi chuyền, chơi bi, kéo co, xếp hình, búp bê, đầu sư tử, thả diều, đèn ông sao, múa sư tử, diều, rước đèn, bộ xếp hình, chong chóng, trống ếch, ngựa gỗ, nhảy dây.
	Xếp các từ ngữ đó vào hai nhóm: từ ngữ chỉ đồ chơi và từ ngữ chỉ trò chơi.
Bài2: Đặt câu với mỗi từ sau: đá cầu, nhảy dây.
Bài 3: Viết một đoạn văn tả lại cảnh HS đang chơi một số trò chơi trên sân trường vào giờ nghỉ giữa buổi học.
3. Củng cố, dặn dò:
	- GV liên hệ một số trò chơi có hại, phân tích cho HS thấy rõ tác hại của các trò chơi đó và khuyên HS không nên chơi các trò chơi đó.
	- GV nhận xét tiết học.
 Soạn: 12/11/2010 . Giảng: Thứ tư 15/12/2010
Buổi sáng
Kể chuyện
Soạn: 19/12/2009 Giảng: Sáng thứ tư 23/12/2009
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
i. mục tiêu
	- HS chọn được câu chuyện kể (được chúng kiến hoặc tham gia) liên quan đến đồ chơi của mình hoặc của các bạn xung quanh. 
	- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý. HSKG biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện. 
	- Biết yêu quý và giữ gìn các đồ chơi.
ii. đồ dùng dạy học : 
iii. các hoạt động dạy học 
1. KTBC: 
	- Gọi 1-2 HS kể lại 1 câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em hoặc có những con vật gần gũi với trẻ em.
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp 
b. HD HS phân tích đề 
	- HS đọc đề bài trong sách giáo khoa.
	- GV viết đề bài lên bảng, gạch chân dưới nhừng từ ngữ quan trọng, HS xác định yêu cầu đề.
c. Gợi ý kể chuyện 
	- 3 HSTB nối tiếp nhau đọc 3 gợi ý.
	- GV nhắc HS chú ý lựa chọn 1 trong 3 hướng, khi kể nên xưng hô “tôi”
	- Một số HSKG nối tiếp nói về hướng xây dựng cốt truyện của mình.
d. Thực hành kể chuyện, trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện 
a. Kể chuyện theo cặp 
	- Từng cặp kể cho nhau nghe câu chuyện về đồ chơi.
	- GV đến từng nhóm, nghe HS kể, hướng dẫn, góp ý.
b. Thi kể chuyện trước lớp 
	- Hai, ba HS nối tiếp nhau kể trước lớp.
 	- Mỗi em kể xong, nói ý nghĩa câu chuyện, trả lời câu hỏi của thầy cô, bạn bè 
	- Cả lớp bình chọn cá nhân kể chuyện hay nhất, có câu chuyện hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò.
	- GV liên hệ Giáo dục HS việc giữ gìn và bảo quản các đồ chơi.
	- GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài kể chuyện “Một phát minh nho nhỏ” 
.........................................................................................................................
Tập đọc
Trong quán ăn “Ba cá bống”
i. mục tiêu
- Hiểu ND của truyện: Chú bé người gỗ Bu-ra-ti-nô thông minh đã biết dùng mưu để chiến thắng những kẻ độc ác đang tìm cách hại mình.
- HS biết đọc đúng các tên riêng người nước ngoài: Bu-ra-ti-nô, Toóc-ti-la, Ba-ra-ba, Đu-rê-ma, A-li-xa, A-di-li-ô. Bước đầu biết đọc phân biệt rõ lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Khâm phục trước sự thông minh của chú bé người gỗ.
II. Đồ dùng dạy - học: 
	- Tranh minh hoạ bài học trong sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra bài cũ:
	- 2 HS nối tiếp nhau đọc bài Kéo co trả lời câu hỏi 3, 4 trong SGK. 
2. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
 b Luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc 
- Một HSTB đọc phần giới thiệu truyện. 
- HSTB nối tiếp nhau đọc từng đoạn 2 lượt.
- GV kết hợp giúp HS đọc những tên riêng người nước ngoài, hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài: mê tín, ngay dưới mũi.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một HSKG đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
* Tìm hiểu bài 
- HS đọc thầm phần giới thiệu truyện và trả lời câu hỏi:
+ Bu-ra-ti-nô cần moi bí mật gì ở lão Ba-ra-ba ?
 	- HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Chú bé gỗ đã làm cách nào để buộc lão Ba - ra -ba phải nói ra điều bí mật ?
 	- HS đọc đoạn còn lại và trả lời câu hỏi:
+ Chú bé gỗ gặp điều gì nguy hiểm và đã thoát thân như thế nào ? ( HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK )
+ Tìm những chi tiết trong bài mà em cho là ngộ nghĩnh và lí thú .
+ Truyện nói lên điều gì? (Chú bé người gỗ Bu-ra-ti-nô thông minh đã biết dùng mưu để chiến thắng những kẻ độc ác đang tìm cách hại mình) 
* Hướng dẫn HS đọc diễn cảm 
	- GV HD HS luyện đọc diễn cảm đoạn: “ Cáo lễ phép ngả ...nhanh như mũi tên”theo lối đọc phân vai 
- HS luyện đọc.
- Lớp nhận xét, giáo viên đánh giá cho điểm những em đọc tốt.
3. Củng cố - dặn dò
- Học sinh nhắc lại ý nghĩa truyện? Em khâm phục chú bé người gỗ ở điểm gì?
- GV nhận xét tiết học. HD HS đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
................................................................................................................
Toán
 Tiết 78 Chia cho số có ba chữ số (86)
i. mục tiêu
- HS biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có 3 chữ số (chia hết và chia có dư).
- HS có kĩ năng thực hiện phép chia số có 4 CS cho số có ba chữ số (BT 1a, 2b).
- Thái độ: Tính chính xác và yêu thích môn học.
ii. đồ dùng dạy học 
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu cách chia cho số có hai chữ số?
2. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp 
b. HDHS tìm hiểu bài
* Trường hợp chia hết: 1944: 162 = 
- GV đặt tính, HDHS thực hiện phép tính như phép chia cho số có hai CS..
- GV giúp HS tập ước lượng tìm thương cho mỗi lần chia.
Chẳng hạn: 194 :162 =? Có thể lấy 1 chia cho 1 được 1
 326:162 =? có thể lấy 3 chia cho 1 được 3. Nhưng vì 162 x 3 = 486, mà 486> 324 nên lấy 3 chia cho 1 được 2 .
* Trường hợp chia có dư: 8469 : 241 = 
- Làm tương tự như trên 
- HS nêu các bước chia cho số có ba chữ số?
c. Thực hành 
Bài 1 (HSTB phần a):
- HSTB nêu yêu cầu 
- 4 HS lên bảng làm bài (2HSTB làm phần a, 2 HSKG làm phần b).
- Cho HS nhận xét, chữa bài trên bảng.
	- GV chốt KQ đúng: 	a. 5; 5 dư 165
	b. 20; 30 dư 7
 Bài 2 ( HSTB phần b): 
- Cho HSTB nêu yêu cầu bài. HSKG nêu lại thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.
- HS tự làm bài vào vở theo yêu cầu.
- GV chấm và chữa bài, chốt kết quả: a. 504753 b. 87
Bài3( HSKG): 
- HS đọc đề bài, HS nêu cách giải bài toán 
(Tính số ngày cửa hàng thứ nhất bán hết số vải: 7128 : 264 = 27 ngày.
Tính số ngày cửa hàng thứ hai bán hết số vải: 7128 : 297 = 24 ngày.
So sánh cửa hàng nào bán nhanh và nhanh hơn mấy ngày: Cửa hàng thứ hai bán nhanh hơn và nhanh hơn 27 - 24 = 3 ngày)
- GV gọi một HS lên bảng giải 
 	- Cho HS chữa bài trên bảng.
3. Củng cố - dặn dò 
- Học sinh nhắc lại các bước chia cho số có bốn CS cho số có ba chữ số
- GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau.
.........................................................................................................................
Kĩ thuật 
Lắp ghép mô hình tự chọn (tiết 3)
i. Mục tiêu
	- HS biết tên gọi và chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn theo đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
	- Lắp được từng bộ phận và lắp ghép mô hình tự chọn theo đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
	- Rèn tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của mô hình tự chọn.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bộ lắp ghép mô hình KT.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của HS
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Thực hành
Hoạt động 2: Chọn và kiểm tra các chi tiết
	- GV đến từng nhóm HS để kiểm tra và giúp đỡ các em chọn đúng và đủ các chi tiết.
	- HS chọn và kiểm tra các chi tiết đúng và đủ.
	- Xếp các chi tiết từng loại vào lắp hộp.
Hoạt động 3: Thực hành lắp mô hình đã chọn
* Lắp từng bộ phận 
* Lắp ráp mô hình hoàn chỉnh.
	- HS dựa vào các tiêu chuẩn nhận xét sản phẩm của các bạn lắp có đúng mẫu và quy trình không
Hoạt động 4: Đánh giá kết quả của HS
	- GV tổ chức HS trưng bày sản phẩm của HS
	- GV nêu các chi tiết đánh giá sản phẩm thực hành:
	+ Lắp được mô hình tự chọn.
	+Lắp đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
	+Lắp mô hình chắc chắn không bị xộc xệch.
	- GV đánh giá kết quả học tập của HS, nhắc HS tháo các chi tiết xếp gọn vào hộp.
3. Củng cố dặn dò
	- GV nhận xét đánh giá tiết học và HDHS chuẩn bị cho tiết học sau.
...................................................................................................................
Buổi chiều (Nghỉ)
 Soạn: 13/11/2010 . Giảng: Thứ năm 16/12/2010
Buổi sáng
Thể dục
Bài 32: Rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản 
Trò chơi "Nhảy lướt sóng"
I. Mục tiêu: 
	- Tiếp tục ôn đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông và đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang.Yêu cầu thực hiện đúng động tác cơ bản.Trò chơi "Nhảy lướt sóng "Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
	- Rèn kĩ năng RLTTCB và chơi TC một cách thành thạo.
	- Giáo dục HS say mê luyện tập thể dục TT.
II. Địa điểm, phương tiện
	- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện
	- Phương tiện: Chuẩn bị còi, dụng cụ cho TC: Nhảy lướt sóng.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
1. Phần mở đầu: 
	- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện: 1 –2 phút.
	- HS khởi động: Tập 1 số động tác khởi động chân, tay, thân mình.
2. Phần cơ bản
a. Bài tập RLTTCB: 10 – 12 phút
	- Ôn đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông và đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang: 
	+ Tập cả lớp dưới sự điều khiển của cán sự: 2 lần.
	+ Tập theo tổ: 5 lần
	+ Thi đua giữa các tổ.
b. Trò chơi vận động: 6 – 8 phút
	- GV nêu tên trò chơi.,nhắc lại cách chơi và nội quy chơi.
	- Khi tổ chức cho HS chơi,GV có thể phân công trọng tài và người phục vụ.
	- Sau 3 lần chơi,em nào bị vướng chân 2 lần liên tiếp thì sẽ bị phạt.
	- GV luôn nhắc các em đảm bảo an toàn trong khi luyện tập và vui chơi.
3. Phần kết thúc: 
	- GV cùng học sinh hệ thống bài: 1 – 2 phút
	- GV nhận xét đánh, giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà: 1 – 2 phút
................................................................................................................
Tập làm văn
Luyện tập giới thiệu địa phương
i. Mục tiêu
- HS dựa vào bài đọc Kéo co, thuật lại được các trò chơi đã giới thiệu trong bài. (Biết giới thiệu tập quán kéo co của hai địa phương Hữu Trấp (Quế Võ - Bắc Ninh ) và Tích Sơn (Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc ) 
- HS biết giới thiệu một trò chơi (hoặc một lễ hội) ở quê hương để mọi người hình dung được diễn biến và hoạt động nổi bật
- Rèn các KNS cho HS: KN tìm kiếm và xử lí thông tin, KN thể hiện sự tự tin và KN giao tiếp.
- Có ý thức yêu thích và giữ gìn, phát huy các trò chơi dân gian.
ii. đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ một trò chơi, một lễ hội trong SGK
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ tiết Quan sát đồ vật 
2. Dạy bài mới 
 a. Giới thiệu bài: Trực tiếp 
 b. Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài tập 1: 
- Một HSTB đọc yêu cầu của bài.
- HS làm việc theo nhóm đôi: đọc lướt bài Kéo co, thực hiện các yêu cầu của bài tập.
- Từng nhóm cử đại diện HS thi thuật lại các trò chơi.
- Lớp nhận xét, giáo viên sửa lỗi dùng từ, diễn đạt, bình chọn nhóm bạn thuật tốt nhất.
Bài tập 2 
* Tìm hiểu đề 
- GV nêu yêu cầu của đề bài. 
- HS quan sát tranh minh hoạ và nói tên những trò chơi, lễ hội được giới thiệu trong tranh.
- Giáo viên gợi ý học sinh biết dàn ý chính.
- HS nối tiếp phát biểu giới thiệu quê mình, trò chơi hoặc lễ hội mình muốn giới thiệu.
* Thực hành giới thiệu 
 	- Từng cặp HS thực hành giới thiệu trò chơi, lễ hội của mình.	
- HS thi giới thiệu về trò chơi, lễ hội trước lớp.
3. Củng cố - dặn dò 
+ Em thích trò chơi dân gian nào nhất? Trò chơi đó có hấp dẫn và thú vị không? Em phải làm gì để góp phần bảo tồn và phát huy các trò chơi đó?
- GV liên hệ GDKNS cho HS, nhận xét tiết học và HD HS về nhà chuẩn bị tiết tập làm văn tới.
.........................................................................................................................
Toán
Tiết 79 Luyện tập (87)
i. mục tiêu
	- HS biết chia số có bốn chữ số cho số có ba chữ số .
	- Củng cố kĩ năng qua việc giải các bài toán có liên quan (BT 1a, 2)
	- HS yêu thích môn học.
ii. đồ dùng dạy học
iii. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cách chia cho số có ba chữ số ? Trường hợp phép chia có dư thì số dư phải thế nào?
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. GV tổ chức cho HS làm bài tập 
Bài 1 (HSTB phần a) 
	- HSTB đọc, nêu yêu cầu của bài tập.
	- HS tự làm bài vào vở, gọi hai em lên bảng làm bài (1HSTB làm phần a, 1 HS KG làm phần b).
	- GV chữa bài trên bảng, chốt kết quả: a. 2; 32; 20
	 b. 3 dư 2; 24 dư 10; 40 dư 20
Bài 2: - HSTB đọc, nêu yêu cầu của bài tập.
	- Cho HS tự làm bài vào vở, gọi 2 em lên bảng làm bài 	
	- HS kiểm tra bài cho nhau, chữa bài trên bảng;
G: Có tất cả số gói kẹo là: 120 x 24 = 2880 (gói).
Nếu mỗi hộp chứa 160 gói thì cần số hộp là: 2880 : 160 = 18 (hộp).
Bài 3 (HSKG):
	- Cho HS nêu yêu cầu của bài tập.
	- HS nhắc lại cách chia một số cho một tích.
	- GV HD có thể chọn hai trong ba cách sau đây:
Cách 1: 2205 : ( 35x7 ) = 2205 : 245 = 9
Cách 2 : 2205 : (35 x7 ) = 2205 : 35 : 7 = 63 : 7 = 9
Cách 3 : 2205 : ( 35 x7 ) = 2205 : 7 : 35 = 315 : 35 = 9 
	- HS lên bảng làm bài , lớp làm vở .
	- HS chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò 
	- HS nhắc lại cách chia một số có bốn CS cho số có ba CS.
	- GV nhận xét tiết học. HDHS chuẩn bị bài sau.
........................................................................................................................
Luyện từ và câu
Câu kể 
i. mục tiêu 
	- HS hiểu thế nào là câu kể, tác dụng của câu kể (ND ghi nhớ).
	- HS nhận biết được câu kể trong đoạn văn (BT1); biết đặt một vài câu kể để kể, tả, trình bày ý kiến (BT2).
	- Yêu thích môn học.
ii. đồ dùng dạy học: Bảng phụ chép sẵn đoạn văn ở BT1 mục III 
iii. các hoạt động dạy học 
1. KTBC : 
 	- Kể một số trò chơi có lợi và một vài trò chơi có hại? Nên chơi trò chơi nào?
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài : Gv nêu mục tiêu của tiết học.
b.Hướng dẫn HS hình thành kiến thức
* Phần nhận xét :
 *Bài tập 1 
	- Một HSTB đọc nội dung bài tập 1 
	- Cả lớp đọc thầm đoạn văn, suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
	- GV nhận xét, chốt lại: Câu in đậm trong đoạn văn là câu hỏi về một điều chưa biết, cuối câu có dấu chấm hỏi.
*Bài tập 2 
 	- HSTB đọc yêu cầu của bài.
	- HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
	- GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng Những câu còn lại dùng để kể, tả, giới thiệu về 1 sv. Cuối các câu có dấu chấm. Đó chính là câu kể.
* Bài tập 3. (Làm như bài tập 2)
* Phần ghi nhớ:
 	- Gọi ba em đọc ghi nhớ. GV nhắc lại nội dung ghi nhớ.
* Phần luyện tập:
Bài 1: - HSTB đọc yêu cầu bài tập.
	- GV đưa ra bảng phụ chép đoạn văn, HS lên bảng làm bài.
	- Cả lớp nhận xét. GV chốt như SGV tr. 330
Bài 2: - HSTB đọc yêu cầu của đề bài.
	- Một HSKG làm mẫu 
	- Cho HS làm bài cá nhân, HS nối tiếp trình bày kết quả .
	- Lớp nhận xét: Bài viết có đúng yêu cầu không? Những câu văn có đúng là những câu kể không?.
3. Củng cố dặn dò 
	- Thế nào là câu kể? Dấu hiệu nhận biết?
	- GV nhận xét tiết học và HDHS đọc trước nội dung bài sau.
Buổi chiều
Lịch sử 
Cuộc kháng chiến chống
quân xâm lược Mông - Nguyên
i. Mục tiêu
- HS nắm được: Dưới thời nhà Trần ba lần quân Mông - Nguyên sang xâm lược nước ta 
- Nêu được một số sự kiện tiêu biểu về ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông – Nguyên, thể hiện ở:
+ Quyết tâm chống giặc của quân dân nhà Trần.
+ Tài thao lược của các tướng sí mà tiêu biểu là Trần Hưng Đạo.
- Trân trọng truyền thống yêu nước và giữ nước của cha ông nói chung và quân dân nhà Trần nói riêng.
II. đồ dùng học tập 
III. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu ích lợi của việc đắp đê? Kết quả việc đắp đê dưới thời Trần?
2. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài
 b. HDHS tìm hiểu bài:
*Hoạt động 1: ý chí quyết tâm đánh giặc của vua tôi nhà Trần (Làm việc cá nhân) 
- HS đọc thông tin SGK
+ Trình bày tinh thần quyết tâm đánh giặc Mông - Nguyên của quân dân nhà Trần?
- GV kết luận.
* Hoạt động 2: Kế sách đánh giặc của vua tôi nhà trần và kết quả của cuộc kháng chiến (Làm việc nhóm đôi) 
-

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_16_nam_hoc_2010_2011_ngu.doc