Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2020-2021

Thứ 6 ngày 18 tháng 12 năm 2020

Luyện từ và câu:

DÙNG CÂU HỎI VÀO MỤC ĐÍCH KHÁC

I. Mục tiêu:

- Biết được một số tác dụng phụ của câu hỏi.

- Nhận biết được tác dụng của câu hỏi; bước đầu biết dùng câu hỏi để thể hiện thái độ khen chê, sự khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu, mong muốn trong những tình huống cụ thể.

II.Hoạt động dạy học:

A.Bài cũ :(5')

 - GV kiểm tra nối tiếp ba HS trả lời ba câu hỏi sau:

 Đặt câu hỏi trong đó có từ nghi vấn ?

 - GV nhận xét chung.

B.Bài mới:

1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài :(1')

 GV giới thiệu và ghi mục bài lên bảng.

2. Hoạt động 2: Phân nhận xét :(9')

Bài 1 :HS đọc đoạn đối thoại giữa ông Hòn Rấm với cu Đất trong truyện Chú Đất Nung .

 - HS tìm câu hỏi trong đoạn văn.

Sao chú mày nhút nhát thế ?

Nung ấy à ?

Chứ sao ?

 Bài 2: HS đọc yêu cầu bài - Phân tích câu hỏi 1 của bài 1 .

 

doc15 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 15/03/2024 | Lượt xem: 19 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ 7 = 15 (nhóm)
Đáp số: 15 nhóm
3. Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò:(1')
 GV nhận xét chung tiết học và dặn dò. 
__________________________________
Khoa học:
BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC.
I. Mục tiêu: 
- Nêu được một số biện pháp bảo vệ nguồn nước:
+ Phải vệ sinh xung quanh nguồn nước. 
+ Làm nhà tiêu tự hoại xa nguồn nước
+ Xử lí nước thải, bảo vệ hệ thống thoát nước thải....
- Thực hiện bảo vệ nguồn nước. 
* KNS : Kĩ năng trình bày thông tin về việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước.
II. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:(5')
 Gọi HS nêu lại 1số cách làm sạc nước
B. Bài mới:
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu một số biện pháp để bảo vệ nguồn nước: (15')
Bứơc 1: Làm việc theo cặp 
- HS quan sát các hình và trả lời câu hỏi :
+ Chỉ vào từng hình vẽ,nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ nguồn nước.
Bước2 :- Đại diện từng cặp đứng tại chỗ nêu kết quả thảo luận. 
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung thêm. 
- GV nhận xét và rút ra kết luận đúng cho hình vẽ. 
- Những việc không nên làm để bảo vệ nguồn nước: Hình 1, hình 2 
- Những việc nên làm để bảo vệ nguồn nước: Hình3, hình 4, hình 5, hình 6 .
- HS liên hệ bản thân và gia đình .
Kết luận : như SGK -1 số HS đọc. 
2. Hoạt động 2: Vẽ tranh cổ động bảo vệ nguồn nước. (13')
- GV không yêu cầu cả lớp vẽ. chỉ động viên khoảng 3 - 5 em có năng khiếu thực hiện hoạt động vẽ tranh.
- GV theo dõi và hướng dẫn thêm cho HS.
 - Tổ chức cho các em trưng bày sản phẩm, GV nhận xét chung.
 * GV giáo dục KNS cho HS thông qua các bức tranh mà các em vẽ.
 - Các nhóm nhận xét và đánh giá lẫn nhau. 
3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò:(2')
 GV nhận xét chung tiết học và dặn dò
_________________________________________
Chiều, thứ 2 ngày 14 tháng 12 năm 2020
Chính tả:
 CHIẾC ÁO BÚP BÊ 
I. Mục tiêu: 
- Nghe-viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn : Chiếc áo búp bê .
- Luyện viết đúng những tiếng có vần, âm dễ lẫn : s/x và ât / ôc. 
II. Đồ dùng dạy học:
Ba tờ phiếu phô tô phóng tồ nội dung bài tập 2a để HS các nhóm thi tiếp sức . 
III. Hoạt động dạy học: 
A. Bài cũ :(5')
 - GV đọc cho hai HS lên bảng viết ở bảng lớp còn cả lớp làm vào giấy nháp: Lỏng lẻo , nóng nảy, nợ nần. 
 - GV nhận xét chung.
B. Bài mới :
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài:(1')
 GV giới thiệu và ghi mục bài lên bảng
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe-viết :(17')
- GV đọc bài : Chiếc áo búp bê.
- HS đọc thầm đoạn văn. Cho biết nội dung đoạn văn ?
“ Tả chiếc áo búp bê xinh xắn . Một bạn nhỏ đã may áo cho búp bê của mình với biết bao tình yêu thương. ”
- GV nhắc các em những từ thường viết sai, cách trình bày . 
- GV đọc bài cho HS viết. 
- Chấm một số bài ,chữa lỗi. 
3. Hoạt động 3: HS làm bài tập .(10')
- HS làm bài tập 2a: HS đọc thầm đoạn văn, suy nghĩ làm bài tập vào vở. 
- GV dán 3 tờ phiếu lên bảng. HS các nhóm thi tiếp sức điền chữ .
 xinh xinh, trong xóm, xúm xít, màu xanh, ngôi sao, khẩu súng, sờ, “xinh nhỉ ?, nó sợ. 
- HS đọc lại các đoạn văn đã điền hoàn chỉnh. 
Bài 3b: Tính từ có chứa vần : ât / ôc 
- Chân thật, thật thà, vất vả, tất tả, tất bật, chật chội, chật vật,...............
- Lấc cấc, xất xược, lấc láo, xấc láo,................
4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.(2')
 GV nhận xét chung tiết học và dặn dò. 
Đạo đức:
BIẾT ƠN THẦY, CÔ GIÁO(T1)
I. Mục tiêu: 
- Biết được công lao của các thầy giáo,cô giáo 
- Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy,cô giáo.
- Lễ phép, vâng lời thầy, cô giáo. 
* KNS : Thể hiện sự kính trọng, biết ơn đối với thấy cô giáo.
II.Hoạt động dạy học: 
1. Hoạt động 1: Xử lí tình huống (trang 20 ;21-SGK).(10')
- GV nêu tình huống- HS dự đoán cách ứng xử có thể xẩy ra .
- HS chọn cách ứng xử và trình bày lí do cách lựa chọn. 
- Thảo luận lớp về cách ứng xử. 
- KNS: Vì sao chúng ta cần thể hiện sự kính trọng, biết ơn đối với thấy cô giáo?
 GV kết luận : các thầy giáo,cô giáo đã dạy dỗ các em biết nhiều điều hay,điều tốt . Do đó các em phải biết kính trọng các thầy giáo,cô giáo.
2. Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm 3 (bài tập 1 )	
- GV yêu cầu từng nhóm HS làm bài,từng nhóm HS thảo luận.
- Đại diện các nhóm lên chữa bài - các nhóm khác nhận xét bổ sung. 
- GV nhận xét và đưa ra phương án đúng: 
Các tranh 1;2;4 thể hiện thái độ kính trọng và biết ơn các thầy giáo ,cô giáo.
3. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm 4: (Bài tập 2 SGK ) .(13')
 - G V chia HS thành nhóm,mỗi nhóm nhận một băng chữ viết tên một việc làm trong bài tập 2. 
Từng nhóm thảo luận và ghi kết quả thảo luận vào tờ giấy. 
Từng nhóm lên gián băng giấy đã nhận theo hai cột: Biết ơn hay không biết ơn. 
Các nhóm khác góp ý kiến bổ sung. 
GV kết luận : - Có nhiều cách thể hiện lòng biết ơn đới với các thầy giáo,cô giáo:
 a ; b; c; d; đ; e; g là những việc làm thể hiện lòng biết ơn các thầy giáo, cô giáo.
GV mời một - hai HS đọc mục ghi nhớ SGK .
HĐ nối tiếp : -Viết, vẽ, dựng về chủ đề bài học (Bài tập 4 sgk )
 - Sưu tầm các bài hát, bài thơ, ca dao, tục ngữ ...ca ngợi công lao các thầy giáo,cô giáo 
4. Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò:(2')
 - GV nhận xét chung tiết học và dặn dò. 
_________________________________________________________
Thứ 4 ngày 16 tháng 12 năm 2020
Toán:
LUYỆNTẬP
I. Mục tiêu: 
- Thực hiện được phép chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số. 
- Biết vân dụng chia một tổng (hoặc một hiệu )cho một số. 
- Bài tập cần làm: Bài 1; 2a; 4a. (HS có năng khiếu làm được tất cả các bài tập)
II. Hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm các bài tập.(33')
Bài 1: HS làm vào bảng phụ – cả lớp làm vào vở. Chữa bài:
67494 : 7 = 9642 ; 42789 : 5 = 8557 (dư 4)
359361 : 9 = 39929 ; 238057 : 8 = 29757 (dư1)
Bài 2: HS nêu yêu cầu bài – GV hướng dẫn cách làm,HS làm bài vào vở.
Bài giải :
Số bé là :
(42506 - 18472 ) : 2 = 12017
Số lớn là :
12017 + 18472 = 30489
 Đáp số : số lớn :30489
 Số bé : 12017
Bài 3: Tương tự bài 2
Bài 4: HS đọc bài- gọi HS làm vào bảng phụ - cả lớp làm vào vở .
a. (33164 + 28528 ) : 4 
Cách 1: Cách 2: (33164 + 28528 ) : 4 
(33164 + 28528 ) : 4 = 33164 : 4 + 28528 : 4
 = 61692 : 4 = 15423 = 8291 + 7132 = 15423 
b.tương tự.(HS có năng khiếu) 
 - GV chấm 1 số bài nhận xét.
2. Hoạt động 2: GV củng cố ,dặn dò .(2')
 GV nhận xét chung tiết học và dặn dò. 
______________________________
Luyện từ và câu:
LUYỆN TẬP VỀ CÂU HỎI
I. Mục tiêu: 
- Đặt được câu hỏi cho bộ phận xác định trong câu(BT1).
- Nhận biết được 1 số từ nghi vấn và đặt câu hỏi với các từ nghi vấn ấy(BT3,4)
- Bước đàu nhận biết được 1 dạng câu có từ nghi vấn nhưng không dùng để hỏi(BT5)
II.Hoạt động dạy học: 
A. Bài cũ : (5')
 GV kiểm tra nối tiếp ba HS trả lời ba câu hỏi sau :
- Câu hỏi dùng để làm gì ? Cho ví dụ?
- Em nhận biết câu hỏi nhờ dấu hiệu nào? Cho ví dụ?
- Cho một ví dụ về một câu hỏi em dùng để tự hỏi mình. 
B. Bài mới: 
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài :(1')
 GV giới thiệu và ghi mục bài lên bảng
2. Hoạt động 2: Luyện tập:(27)
Bài 1: HS đọc yêu cầu bài, tự đặt câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm, viết vào vở.1HS làm vào bảng phụ. 
a.Hăng hái nhất và khoẻ nhất là ai ?
b.Trước gờ học các em thường làm gì ?
c.Bến cảng như thế nào ?
d.Bạn nhỏ ở xóm em hay thả diều ở đâu ?
- GV cùng cả lớp chữa bài.
Bài 3: HS đọc yêu cầu bài, làm bài cá nhân vào vở để tìm từ nghi vấn trong mỗi câu bằng cách gạch chân các từ đó:
a)Có phải chú bé Đất trở thành chú Đất Nung không ?
b) Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung , phải không ?
c)Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung à ?
Bài 4: HS đọc yêu cầu bài,mỗi em tự đặt một câu hỏi vừa tìm được ở bài tập 3 và làm bài cá nhân vào vở - HS nối tiếp nhau đọc câu hỏi đã đặt. 
- Có phải hồi nhỏ chữ của Cao Bá Quát rất xấu không ?
- Xi -ôn - cốp -xki ngày nhỏ bị ngã ngãy chân vì muốn bay như chim phải không?
- Bạn thích chơi bóng đá à ? 
Bài 5: HS đọc yêu cầu bài, HS đọc thầm lại 5 câu hỏi, tìm câu nào là không phải câu hỏi và không được dùng dấu chấm hỏi .
- Ba câu không phải là câu hỏi, không được dùng dấu chấm hỏi: 
Câu b. Nêu ý kiến của người nói. 
Câu c,e. Nêu đề nghị. 
3. Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò:(2')
 - GV nhận xét chung tiết học và dặn dò.
_______________________________________________
Thứ 5 ngày 17 tháng 12 năm 2020
Toán:
CHIA MỘT SỐ CHO MỘT TÍCH 
I. Mục tiêu: 
- Thực hiện được phép chia một số cho một tích .
- Biết vận dụng cách tính thuận tiện, hợp lí. 
- Bài tập cần làm: Bài 1 ; 2. (HS có năng khiếu làm được tất cả các bài tập)
II. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:(5')
 Gọi HS chữa lại BT2, 3 của tiết trước
B. Bài mới: 
1. Hoạt động 1: Tính và so sánh giá trị của ba biểu thức: (7')
24 :(3 x 2 ) ; 24 : 2 : 3 ; 24 : 3 : 2 
- Ba HS lên bảng tính cả lớp làm vaò nháp 
24 :(3 x 2 ) = 24 : 6 = 4
24 : 2 : 3 = 12 : 3 = 4
24 : 3 : 2 =8 : 2 = 4 
- Các giá trị của các biểu thức đều bằng 4 . Vậy các biểu thức đó đều bằng nhau .
24 :(3 x 2 ) = 24 : 2 : 3 = 24 : 3 : 2 
- HS phát biểu quy tắc như SGK. 
2. Hoạt động 2: Thực hành :(21')
Bài 1 : HS lên bảng làm bài 
Cả lớp làm vào vở sau đó chữa bài. 
a. 50 : ( 2 x5 ) 50 :( 2 x5 ) 50 :( 2 x5 )
 =50 : 10 = 5 = 50 : 2 : 5 = 50 : 5 : 2 
 = 25 : 5 = 5 = 10 : 2 = 5
Bài 2: HS làm bài sau đó chữa .(tương tự bài 1)
Bài 3 : (HS có năng khiếu)
 GV hướng dẫn cho HS làm bài.
Giải
Số vở của hai bạn mua là:
x2 = 6(quyển )
Giá tiền của mỗi quyển vở là:
7200 : 6 = 1200(đồng)
 Đáp số : 1200 đồng.
- GV chấm , chữa bài.
3. Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò:(2')
 GV nhận xét chung tiết học và dặn dò. 
___________________________________
Địa lí:
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
I. Mục tiêu: 
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ:
+ Trồng lúa và vựa lúa lớn thứ 2 của cả nước.
+ Trồng nhiều ngô, khoai, cây ăn quả, rau xứ lạnh, nuôi nhiều lợn và gia cầm.
- Nhận xét nhiệt độ của Hà Nội:Tháng lạnh; tháng 1, 2, 3 nhiệt độ dưới 200C; từ đó biết đồng bằng Bắc Bộ có mùa đông lạnh.
II. Đồ dùng dạy học: 
 Tranh, ảnh minh hoạ.
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ : (5')
- Làng Việt cổ có những đặc điểm gì?
- Ngày nay làng ở đồng bằng Bắc Bộ có thay đổi như thế nào?
- Kể tên một số lễ hội nỗi tiếng của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ ?
B. Bài mới :
a.Giới thiệu bài .(1')
 GV giới thiệu và ghi mục bài lên bảng.
b.Phát triển bài :
1.Vựa lúa lớn thứ hai của cả nước. 
Hoạt động 1: Thảo luận N4:(9')
Bước 1: HS dựa vào SGK trả lời các câu hỏi sau: 
+ Đồng bằng Bắc Bộ có những thuận lợi nào để trở thành vựa lúa lớn thứ hai của đất nước? 
+ Nêu thứ tự các công trình cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo. Từ đó em rút ra nhận xét gì về việc trồng lúa gạo của người nông dân ?
Bước 2 : HS trình bày kết quả thảo luận .
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp :(8')
 - HS dựa vào SGK nêu tên các cây trồng vật nuôi khác của đồng bằng Bắc Bộ.
 + Vì sao nơi đây nuôi nhiều lợn, gà, vịt ?
 + HS trả lời, GV nhận xét
2. Vùng trồng nhiều rau xứ lạnh :
Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm.(10')
Bước 1: HS dựa vào SGKthảo luận các câu hỏi sau: 
 + Mùa đông ở đồng bằng Bắc Bộ dài bao nhiêu tháng? Khi đó nhiệt độ như thế nào ?
 - Quan sát bảng số liệu trả lời các câu hỏi sau: 
 + Nhiệt độ thấp vào mùa đông có thuận lợi và khó khăn gì sản xuất nông nghiệp ?
 + Kể tên một số rau xứ lạnh được trồng ở đồng bằng Bắc Bộ?
Bước 2: Các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. 
 - HS đọc ghi nhớ trong SGK.
C. Nhận xét, dặn dò:(2')
GV nhận xét chung tiết học và dặn dò.
______________________________________________
Chiều, thứ 5 ngày 17 tháng 12 năm 2020
Tập làm văn:
CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT 
I. Mục tiêu: 
 - Nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu mở bài, kết bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài. 
 - Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài, kết bài cho một bài văn miêu tả cái trống trường.
II.Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ :(5')
 - 2 HS trả lời: Thế nào là văn miêu tả? 
 - GV nhận xét chung.
B. Bài mới:
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài:(1') 
 GV giới thiệu và ghi mục bài lên bảng.
2. Hoạt động 2: Phần nhận xét:(9') 
Bài 1: HS nối tiếp nhau đọc bài văn : Cái cối tân - thảo luận: 
a.Phần mở bài: Bài văn miêu tả cái gì ? ( Cái cối xay bằng tre )
b.Phần thân bài : Giới thiệu cái cối (đồ vật được miêu tả ) 
c.Phần kết bài : Nêu kết thúc của bài ( tình cảm thân thiết của đồ vật trong nhà với các bạn nhỏ ).
 - Các phần mở bài, kết bài đó giống các kiểu mở bài trực tiếp, kết bài mở rộng trong văn kể chuyện. 
 - Phần thân bài tả cái cối theo trình tự bộ phận lớn, đến bộ phận nhỏ, từ ngoài vào trong, từ phần chính đến phần phụ. 
Bài 2 : Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài 
 - Khi tả đồ vật tá cần tả bao quát toàn bộ đồ vật, sau đó đi vào tả những bộ phận có đặc điểm riêng nổi bật,kết hợp tình cảm với đồ vật. 
3. Hoạt động 3: Phần ghi nhớ :(3')
 HS đọc phần ghi nhớ SGK. 
4. Hoạt động 4: Phần luyện tập thực hành: (15')
Bài1 : HS đọc thầm bài văn và làm vào vở 
 - Anh chàng trống này tròn như cái chum, lúc nào cũng chễm chệ trên một cái giá gỗ kê ở góc phòng bảo vệ .
 - Mình trống ,ngang lưng trống,hai đầu trống. 
 - Hình dáng: Tròn như cái chum,mình được ghép bởi những tấm ván đều chằn chằn, nở ở giữa, khum nhỏ lại ở hai đầu, ngang lưng quấn ...............
 - Âm thanh : Tiếng trống ồm ồm dục giã “ Tùng ! Tùng !Tùng !.........”giục tre rải bước tới trường. 
 - Mở bài gián tiếp: Kỉ niệm của ngày đầu đi học là kỉ niệm mà mỗi người không bao giờ quên. Kỉ niện của những ngày đầu đi học luôn gắn với những đồ vật và con người. Nhớ những ngày đầu đi học tôi luôn nhớ tới chiếc trống trường và những âm thanh thôi thúc 
 - Kết bài mở rộng : Tạm biệt anh trống đám trò nhỏ chúng tôi ríu rít ra về .
 - GV chấm 1 số bài nhận xét.
C. Nhận xét, dặn dò:(2')
 GV nhận xét chung tiết học và dặn dò. 
_________________________________
Khoa học:
TIẾT KIỆM NƯỚC.
I. Mục tiêu: 
 Sau bài học HS biết :Thực hiện tiết kiệm nước
 * KNS: Xác định được giá trị của bản thân trong việc tiết kiệm, tránh lãng phí nước.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Hình trong SGK. 
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: ( 5’)
 - Gọi 2 HS nêu lại các biện pháp để bảo vệ nguồn nước
 - GV nhận xét chung.
B. Bài mới:
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài.(1')
 GV giới thiệu và ghi mục bài lên bảng.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu tại sao lại tiết kiệm nước và làm thế nào để tiết kiệm nước.(15')
 HS làm việc theo cặp :
- HS quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Giáo dục KNS cho HS: 
+Tại sao phải tiết kiệm nước, tránh lãng phí nước?
+ Em vàc gia đình đã làm gì để tiết kiệmvà tránh lãng phí nước?
- Đại diện các cặp trình bày kết quả làm việc. 
Kết luận: 
 - Nước sạch không phải tự nhiên mà có nhà nước phải phí nhiều công sức tiền của để xây dựng các nhà mấy sản xuất nước sạch. Trên thực tế địa phương nào cũng được dùng nước sạch. Mặt khác các nguồn nước trong thiên nhiên có thể dùng được là có hạn. Vì vậy chúng ta cần phải tiết kiệm nước vừa là tiết kiệm được tiền của của bản thân, vừa để có nước cho người khác, vừa để góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên nước.
 - HS đọc mục bạn cần biết trong SGK.
3. Hoạt động 3: Vẽ tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước:(12')
 - GV không yêu cầu cả lớp vẽ. chỉ động viên khoảng 3 - 5 em có năng khiếu thực hiện hoạt động vẽ tranh.
 - GV theo dõi và hướng dẫn thêm cho HS.
 - Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
4. Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò:(2')
 - GV nhận xét chung tiết học và dặn dò. 
___________________________________
Tự học:
Luyện toán- Luyện tiếng việt
I. Mục tiêu: 
 Củng cố cho hs 1 số kiến thức đã học về: 
 + Nhân với số có 2, 3 chữ số. 
 + Tính từ; MRVT: ý chí –nghị lực
III. Hoạt động dạy học:
 GV hướng dẫn cho hs làm các BT vào vở
 Luyện toán
Bài 1: Đặt tính rồi tính 
752 x 35 ; 465 x 57 ; 886 x 95 ; 269 x 804 ; 598 x 347
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức: 382 x y với y = 32; 537
Bài 3: Rạp chiếu bóng bán ra 78 vé, mỗi vé giá 15 000 đồng. Hỏi rạp thu về bao nhiêu tiền? 
Bài 4: Giá mỗi cái bút là 4500 đồng, mỗi quyển vở là 3200 đồng. Hỏi nếu mua 24 cái bút và 24 quyển vở thì hết tất cả bao nhiêu tiền?( giải bằng hai cách )
 Luyện tiếng việt
Bài  1 : Tìm các tính từ có trong khổ thơ sau:
Ai cũng nghĩ đến mẹ mình
Dịu dàng, đảm đang, tần tảo.
Ai cũng thương thương bố mình 
Vụng về chăm con ngày bão.
Bài 2: Tìm các từ miêu tả mức độ của các đặc điểm, tính chất theo các cách khác nhau:
Tính chất
Đặc điểm
Cách 1: Tạo ra từ ghép, từ láy
Cách 2: Thêm: Rất, quá, lắm
Cách 3: Tạo ra phép so sánh
Xa



Mát



Tròn




Bài 3: : Xếp các từ có tiếng chí sau đây vào 2 nhóm: chí phải, ý chí, chí lí, chí thân, chí khí, chí tình, chí hướng, chí công, quyết chí.
 a. Chí có nghĩa là rất, hết sức.
 b. Chí có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi 1 mục đích tốt đẹp.
_____________________________________________
Thứ 6 ngày 18 tháng 12 năm 2020
Luyện từ và câu:
DÙNG CÂU HỎI VÀO MỤC ĐÍCH KHÁC
I. Mục tiêu: 
- Biết được một số tác dụng phụ của câu hỏi. 
- Nhận biết được tác dụng của câu hỏi; bước đầu biết dùng câu hỏi để thể hiện thái độ khen chê, sự khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu, mong muốn trong những tình huống cụ thể. 
II.Hoạt động dạy học: 
A.Bài cũ :(5')
 - GV kiểm tra nối tiếp ba HS trả lời ba câu hỏi sau: 
 Đặt câu hỏi trong đó có từ nghi vấn ?
 - GV nhận xét chung. 
B.Bài mới: 
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài :(1')
 GV giới thiệu và ghi mục bài lên bảng.
2. Hoạt động 2: Phân nhận xét :(9')
Bài 1 :HS đọc đoạn đối thoại giữa ông Hòn Rấm với cu Đất trong truyện Chú Đất Nung .
 - HS tìm câu hỏi trong đoạn văn. 
Sao chú mày nhút nhát thế ?
Nung ấy à ? 
Chứ sao ? 
 Bài 2: HS đọc yêu cầu bài - Phân tích câu hỏi 1 của bài 1 .
 - Câu hỏi này không dùng để hỏi về điều chưa biết vì ông Hòn Rấm với cu Đất đã biết cu Đất rất nhát 
+ Câu hỏi dùng để làm gì ? (Để chê Cu Đất )
- Phân tích câu hỏi 2 của bài 1 - Câu hỏi này không dùng để hỏi.
- Câu hỏi có tác dụng :
- Câu hỏi này là câu khẳng định : Đất có thể nung trong lửa 
3. Hoạt động 3: Phần ghi nhớ :(3')
HS đọc lại phần ghi nhớ trong SGK. 
4. Hoạt động 4: Phần luyện tập:(15')
Bài 1 : Bốn HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của bài 1 a ;b;c;d 
HS đọc thầm từng câu và làm vào vở: 
a.Câu hỏi được mẹ dùng đẻ hỏi con nín khóc (Thể hiện yêu cầu )
b. Câu hỏi được bạn để thể hiện ý chê trách. 
c.Câu hỏi được chị dùng để chê em vẽ ngựa không giống. 
d.Câu hỏi được bà cụ dùng để nhờ cậy giúp đỡ. 
Bài 2 : Bốn HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của bài 2 a ; b; c; d 
 - GV hướng dẫn làm vào vở.
a. Bạn có thể chờ hết giờ sinh hoạt chúng mình cùng nói chuyện được không ?
b. Sao nhà bạn sạch sẽ ngăn nắp thế ? 
c. Bài toán không khó nhưng mình làm phép nhân sai .Sao mà mình lú lẫn thế nhỉ ?
d. Chơi diều cũng thích chứ ?
Bài 3 : HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của bài - GV hơứng dẫn HS làm vào vở. Sau đó nối tiếp nhau trình bày miệng trước lớp - GV và các bạn khác nhận xét bổ sung .
C. Củng cố,dặn dò :(2')
GV nhận xét chung tiết học và dặn dò. 
________________________________
Toán:
CHIA MỘT TÍCH CHO MỘT SỐ
I. Mục tiêu: 
- Thực hiện được phép chia một tích cho một số. 
- Biết vận dụng cách tính thuận tiện, hợp lí. 
- Bài tập cần làm: Bài 1; 2. (HS có năng khiếu làm được tất cả các bài tập)
II. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:(5')
 - Gọi 2 HS nêu lại cách chia 1 số cho 1 tích.
 - GV nhận xét chung.
B. Bài mới: 
1. Hoạt động 1: Tính và so sánh giá trị của ba biểu thức :(7')
(9 x 15 ) : 3 ; 9 x ( 15 : 3 ) ; ( 9 : 3 ) x 15
- Ba HS lên bảng tính các bạn khác làm vào nháp. HS nêu nhận xét về kết quả.
- Giá trị của ba biểu thức đó đều bằng 45. 
GV : Vậy ba biểu thức đó bằng nhau .
(9 x 15 ) : 3 = 9 x ( 15 : 3 ) = ( 9 : 3 ) x 15 = 45.
2. Hoạt động 2: Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức sau :(7')
( 7 x 15): 3 và 7 x ( 15 : 3 )
- Hai hs lên bảng tính các bạn khác làm vào nháp rồi so sánh kết quả. 
( 7 x 15): 3 = 105 : 3 = 35 
7 x ( 15 : 3 ) = 7 x 5 = 35 
- Giá trị của hai biểu thức đó đều bằng 35. 
GV :Vậy hai biểu thức đó bằng nhau. 
( 7 x 15): 3 = 7 x ( 15 : 3 ) = 35.
Vì sao ta không tính ( 7 : 3 ) x 15 vì 7 không chia hết cho 3 
* Từ hai ví dụ trên rút ra kết luận như SGK - HS nhắc lại.
3. Hoạt động 3: Thực hành :(14') 
Bài 1 : HS đọc đề là

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_13_nam_hoc_2020_2021.doc