Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 11 - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Thanh Lan - Trường Tiểu học Hiệp Hòa
Tiết 2 TẬP ĐỌC
ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Hiểu các từ ngữ mới trong bài. Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi .
- Đọc trơn toàn bài. Đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi. Rèn cho học sinh phát âm chuẩn l/n.
- Yêu quê hương đất nước. Học tập tinh thần vượt khó vươn lên.Trọng dụng người tài.
II. ĐỒ DÙNG
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới: a, Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
b, Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Luyện đọc.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn 2-3 lượt. Kết hợp rèn phát âm chuẩn l/n.
- GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài .
- Hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ở những câu văn dài .
- HS luyện đọc theo cặp .
- Một, hai HS đọc cả bài .
- GV đọc diễn cảm toàn bài .
*Hoạt động 2: Tỡm hiểu bài
- HS đọc thầm đoạn văn từ đầu đến vẫn có thì giờ chơi diều .
? Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền ?
- HS đọc thành tiếng đoạn văn còn lại
? Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào ?
? Vì sao chú bé Hiền được gọi là ông trạng thả diều ?
tượng chính tả để không mắc lỗi khi viết . Tiết 3 toán t52. Tính chất kết hợp của phép nhân i. Mục đích yêu cầu - Nhận biết tính chất kết hợp của phép nhân . - Vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân để tính toán. Bài làm khoa học, chính xác. - GD tính chính xác, linh hoạt trong khi học môn Toán . ii. Đồ dùng - Bảng phụ đã kẻ sẵn phần b SGK ( HĐ2) iii. Các hoạt động dạy học 1. KTBC: 2. Bài mới a. Giới thiệu bài : Trực tiếp HĐ1: So sánh giá trị của hai biểu thức - GV viết hai biểu thức lên bảng : ( 2 x 3 ) x 4 và 2 x ( 3 x 4 ) - Gọi HS lên bảng tính giá trị của hai biểu thức đó. HS dưới lớp làm vào nháp - HS so sánh để rút ra kết quả của hai biểu thức có giá trị bằng nhau . HĐ2: Viết các giá trị của biểu thức vào ô trống - GV treo bảng phụ, giới thiệu cấu tạo bảng và cách làm . - HS tính giá trị của hai biểu thức ( a x b ) x c và a x ( b x c ) - HS rút ra KL: Khi nhân môt tích hai số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba . a x b x c = ( a x b ) x c = a x ( b x c ) HĐ3: Thực hành Bài 1: GV cho HS xem cách làm mẫu HD học sinh làm bài Cho HS tự làm bài rồi chữa GV nhận xét, chốt kết quả đúng. Bài 2 : Tính bằng cách thuận tiện nhất GV gợi ý HS cách tính nhanh nhất phần a, b. - HS tự làm bài. HS lên bảng chữa bài. - Cả lớp và GV nhận xét Bài 3 : GV hướng dẫn HS phân tích bài toán, nói cách giải và trình bày bài toán. - Cả lớp làm bài vào vở .1 HS chữa bài trên bảng. GV và HS nhận xét, chốt lại kết quả đúng. Nêu cách làm khác của bài toán ? 3. Củng cố dặn dò. - Nêu tính chất kết hợp của phép nhân? ta thường áp dụng tính chất này vào giải toán khi nào? - GV nhận xét tiết học - Dặn HS chuẩn bị bài sau : Nhân với số có tận cùng là chữ số 0 . Tiết 4 luyện từ và câu Luyện tập về động từ i. Mục đích yêu cầu - Nắm được một số từ bổ sung ý nghĩa cho động từ . - Bước đầu biết sử dung những từ ngữ nói trên trong khi nói và viết. Làm tốt các bài tập liên quan. - ý thức sử dụng đúng thể loại từ . ii. Đồ dùng - Bảng phụ ghi rõ nội dung BT 2. iii. Các hoạt động dạy học 1. KTBC : Gọi một HS lên bảng làm bài 1, một HS lên bảng làm bài 2 tiết luyện từ và câu trước. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học . b. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1 - HS nêu yêu cầu của bài . - Cả lớp đọc thầm các câu văn, tự gạch chân bằng bút chì mờ dưới các động từ được bổ sung ý nghĩa . GV HD HS làm bài phần a xác định động từ trong 2 câu. Trong mỗi câu động từ trong câu bổ sung nghĩa cho từ nào? - HS lên bảng làm bài . - GV cùng cả lớp nhận xét bài làm và chốt lại lời giải đúng. Bài tập 2. (bảng phụ) - Hai HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của bài tập - Cả lớp đọc thầm lại các câu văn, thơ suy nghĩ làm bài cá nhân. HS tìm động từ 2 câu thơ đầu? - GV treo bảng phụ gọi HS lên bảng làm bài. - HS báo cáo kết quả - Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng . Bài tập 3. HS đọc yêu cầu của bài văn và mẩu chuyện vui Đãng trí. Cả lớp đọc thầm suy nghĩ làm bài . - GV gọi 3- 4 HS lên bảng thi làm bài. - Sau đó từng em lần lượt đọc truyện vui, giải thích cách sửa bài của mình. Cả lớp cùng GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng . - GV hỏi HS về tính khôi hài của truyện vui trên . - Cả lớp làm bài theo lời giải đúng . 3. Củng cố dặn dò Động từ là những từ như thế nào? Nó thường đi cùng và đứng ở đâu trong câu? - GV nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau : Tính từ Luyện viết Bài 11 : Nhạc rừng I. Mục đích yêu cầu - Củng cố và nâng cao cho HS cách viết và trình bày bài Nhạc rừng. Nắm được nội dung bài viết. - HS viết bài theo đúng kĩ thuật, đúng tốc độ và đúng mẫu. Bài viết sạch đẹp, rõ ràng. - Rèn tính kiên trì, cẩn thận. II. Đồ dùng: III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: a. GTB: GV giới thiệu trực tiếp bài viết. HĐ1: Ôn lại kiến thức: GV cùng HS ôn lại kĩ thuật viết chữ, kiểu chữ đứng. HĐ2: Thực hành bài viết: Nhạc rừng . - HS đọc bài viết( 3 – 4 lần). - GV đọc bài viết Nhạc rừng. - GV nêu câu hỏi để HS nêu nội dung bài viết Nhạc rừng. - HS nêu, bổ sung. GV liên hệ với bản thân HS. - GV hướng dẫn HS cách viết và trình bày bài viết. - HS viết. HS viết đúng, chính xác đoạn văn, trình bày sạch, đẹp. - GV quan sát HS viết, giúp đỡ HS khi có lúng túng để các em tiến bộ như em Thơm, Đạt, Khải để các em tiến bộ. - GV đánh giá một số bài, nhận xét chung. 3. Củng cố, dặn dò - Nêu nội dung bài viết Nhạc rừng. - GV cùng HS củng cố lại cách viết và cách trình bày bài văn. - GV nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau, tìm hiểu nội dung bài viết và cách trình bày bài. Ngày soạn: 2. 11. 2014 Ngày dạy: Thứ tư ngày 5 tháng 11 năm 2014 Tiết 1 tập đọc Có chí thì nên I. Mục đích, yêu cầu - Biết đọc trơn, trôi chảy, đúng đúng từng câu tục ngữ. Giọng đọc khuyên nhủ, nhẹ nhàng, chí tình. Rèn phát âm chuẩn l/n. - Bước đầu nắm được đặc điểm diễn đạt của các câu tục ngữ. Hiểu được lời khuyên của các câu tục ngữ để có xếp chúng vào 3 nhóm: khẳng định có ý chí thì nhất định thành công, khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn, khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn. - GD tính kiên định trong cuộc sống, biết vươn nên mọi khó khăn. II. Đồ dùng - Một số tờ phiếu kẻ bảng để HS phân loại 7 câu tục ngữ vào 3 nhóm.( câu 1) III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS nối tiếp nhau đọc truyện Ông Trạng thả diều và trả lời các câu hỏi gắn với nội dung đoạn văn. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài: Trực tiếp - GV giới thiệu với HS 7 câu tục ngữ khuyên còn người rèn luyện ý chí trong bài học hôm nay, đồng thời giới thiệu cho các em biết cách diễn đạt tục ngữ có gì đặc sắc. a) Luyện đọc - HS tiếp nối nhau đọc 2, 3 lượt từng câu tục ngữ. Rèn phát âm chuẩn l/n. GV giúp HS tìm hiểu những từ mới và khó, và nhắc các em nghỉ hơi đúng các câu khó. - HS luyện đọc theo cặp. - Một, hai em đọc 7 câu tục ngữ. - GV đọc diễn cảm toàn bài, chú ý nhấn giọng một số từ ngữ khó. b. Tìm hiểu bài: HS đọc thành tiếng, đọc thầm, đối thoại, trao đổi về những câu hỏi đặt ra trong SGK dưới sự hướng dẫn của GV. CH1: HS đọc câu hỏi, từng cặp trao đổi thảo luận để xếp 7 câu tục ngữ vào 3 nhóm đã cho. GV phát riêng phiếu cho vài cặp HS. - Những HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả. Cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng. Câu tục ngữ trên khuyên ta trong cuộc sống phải ntn? CH2: Một HS đọc câu hỏi. - Cả lớp suy nghĩ, trao đổi phát biểu ý kiến . - GV nhận xét chốt lại. CH3: HS đọc câu hỏi, suy nghĩ phát biểu ý kiến. GV nhận xét chốt lại. c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và HTL. - GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm toàn bài. - HS nhẩm HTL cả bài. HS thi đọc thuộc lòng từng câu, cả bài. Cả lớp bình chọn bạn nào đọc hay nhất, có trí nhớ tốt nhất. - HS đọc thuộc 3 - 4 câu ngay tại lớp. HS đọc thuộc tất cả các câu ngay tại lớp. 3. Củng cố, dặn dò Qua bài học em thấy trong cuộc sống cần phải làm gì? bản thân eư đã thực hiện ntn? - GV nhận xét tiết học. Tiết 2 Khoa học Ba thể của nước I. Mục đích yêu cầu - HS nắm được trong tự nhiên nước tồn tại ở 3 thể: Rắn, lỏng. khí. Nhận ra tính chất chung của nước và sự khác nhau khi nước tồn tại ở 3 thể. - Nêu cách chuyển nước từ thể lỏng sang thể khí, hay sang thể rắn và ngược lại. Vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước. - HS yêu thích khoa học. II. Đồ dùng: Nước, nước đá, 1 phích nước nóng, cốc, đĩa ( HĐ1,2,3) III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: Nêu tính chất của nước ? 2. Bài mới: a.GTB: Trực tiếp HĐ1: Nước từ thể lỏng chuyển sang thể khí và ngược lại + Nêu 1 số VD về nước ở thể lỏng ? GV dùng khăn ẩm lau bảng, HS sờ tay vào mặt bảng mới lau và nhận xét ? - HS hoạt động theo nhóm 4. Mỗi nhóm đổ nước nóng ở phích ra cốc, quan sát, nêu nhận xét. Sau đó dùng 1 cái đĩa úp lên trên, một lúc nhấc đĩa ra, nhận xét về hiện tượng vừa xảy ra ? + GV hướng dẫn HS chốt ý của HĐ1: - HS nêu lại nội dung. HĐ2: Nước từ thể lỏng chuyển thành thể rắn và ngược lại HS quan sát một cục nước đá và hỏi đây là cái gì ? Vì đâu mà nước lại chuyển thành thể rắn như thế này ? Nhận xét về sự chuyển thể của nước ở thể này ? GV để cục nước đá đó ra ngoài nhiệt độ thường một lúc, hs quan sát, nêu nhận xét ? Nước chuyển từ thể rắn sang thể khí được gọi là quá trình gì ? Nêu VD về nước tồn tại ở thể rắn ? - HS nêu lại nội dung. + GV chốt kiến thức ở HĐ2 HĐ3: Vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước Nước tồn tại ở những thể nào ? Nêu tính chất chung của nước ở những thể đó ? - HS vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước ? GV bao quát, giúp đỡ các em gặp khó khăn để các em nắm chác kiến thức. - HS trình bày sơ đồ của mình. - HS nhận xét, bổ sung. GV chốt kiến thức. 3. Củng cố. Dặn dò - Nêu sơ đồ sự chuyển thể của nước và điều kiện nhiệt độ của sự chuyển thể đó ? - GV nhận xét giờ học. Tiết 3 toán t53. Nhân với số có tận cùng là chữ số 0 i. Mục đích yêu cầu - Biết cách nhân với số có tận cùng là chữ số 0 . - Vận dụng kiến thức để tính nhanh, tính nhẩm. Bài làm khoa học, rõ ràng. - HS yêu thích môn học . ii. Đồ dùng iii. Các hoạt động dạy học 1. KTBC : 2. Bài mới a. Giới thiệu bài : Trực tiếp HĐ1: Phép nhân với số có tận cùng là chữ số 0 - GV ghi lên bảng phép tính 1324 x 20 = ? - GV hướng dẫn HS cách nhân : 1324 x 20 = 1324 x ( 2 x 10 ) = ( 1324 x 2 ) x 10 - Viết thêm chữ số 0 vào bên phải của tích 1324 x 2 - Vậy ta có 1324 x 2 = 26480 - Từ đó GV hướng dẫn HS cách đặt tính - HS nhắc lại cách nhân 1324 x 20 . HĐ2: Nhân các số có tận cùng là chữ số 0 - Gv ghi phép tính lên bảng : 230 x70 - GV hướng dẫn HS cách làm tương tự như trên 230 x 70 = ( 230 x 10 ) x ( 7 x 10 ) = ( 23 x 7 ) x ( 10 x 10 ) = ( 23 x 7 ) x 100 - Viết thêm hai chữ số 00 vào bên phải của tích 23 x 7 - Hướng dẫn HS đặt tính - GV gọi HS nhắc lại cách nhân 230 x 70 . HĐ3: Thực hành Bài 1: HS nêu cách nhân một số với số có tận cùng là chữ số 0 GV HD HS làm cả bài. - HS làm bài vào vở. HS nêu cách làm và kết quả. Bài 2: HS phát biểu cách nhân các số có tận cùng là chữ số 0 . - GV HD HS tự làm bài rồi chữa bài Bài 3 : Gọi HS đọc bài toán rồi tóm tắt GV HD học sinh cách giải bài toán . - HS tự làm bài rồi chữa bài . - GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng. 3. Củng cố dặn dò - Nêu cách nhân với số có tận cùng là chữ số 0 ? nếu thừa số thứ 2 có 2 chữ số 0 ta làm như thế nào? - GV nhận xét tiết học - Dặn HS chuẩn bị bài sau : Đề - xi - mét vuông Tiết 4 kể chuyện Bàn chân kì diệu i. Mục đích yêu cầu - Hiểu truyện. Rút ra được bài học cho mình từ tấm gương Nguyễn Ngọc Kí ( bị tàn tật nhưng khát khao học tập, giàu nghị lực, có ý chí vươn lên nên đã đạt được điều mình momg ước ) - Dựa vào lời kể của thầy cô và tranh minh hoạ, HS kể lại được câu chuyện, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt. Chăm chú nghe thầy cô kể chuyện, nhớ chuỵên. Theo dõi các bạn kể chuyện. Nhận xét đúng lời kể của bạn, kkể tiếp được lời kể của bạn . - Yêu thích môn học. Giáo dục kĩ năng biết tự mình vươn lên,... ii. Đồ dùng - Tranh minh hoạ cho truyện trong SGK ( HĐ1) iii. Các hoạt động dạy học 1. KTBC: Gọi 1-2 HS kể lại 1 câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe hoặc được đọc . 2. Bài mới a. Giới thiệu bài: Trực tiếp HĐ1. GV kể chuyện - GV kể lần 1, HS nghe, kết hợp giới thiệu về ông Nguyễn Ngọc Ký. - GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ trên bảng . HS quan sát tranh và nghe kể. HĐ2. Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - HS nối tiếp nhau đọc những yêu cầu của bài tập a. Kể chuyện theo cặp : HS kể theo cặp hoặc theo nhóm ba em, sau đó kể toàn chuyện . Kể xong trao đổi về nội dung câu chuyện theo yêu cầu 3 trong SGK . b. Thi kể chuyện trước lớp - HS kể cơ bản nội dung câu chuyện, lời kể rõ ràng, mạch lạc. - HS kể diễn cảm toàn bộ câu chuyện, có kèm theo điệu bộ, cử chỉ. - Hai, ba tốp HS nối tiếp nhau kể lại toàn bộ câu chuyện . + HS kể cả truyện + cử chỉ động ( kể xong đều nói điều các em học được ở anh Nguyễn Ngọc Ký.) - HS lắng nghe các bạn kể chuyện trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. - Cả lớp bình chọn nhóm, cá nhân kể chuyện hay nhất, hiểu truyện nhất . ? Nêu tấm gương vượt khó mà em biết? Em hiểu được điều gì qua các nhân vất , con người đó? - HS nêu, nhận xét. - GV khắc sâu kiến thức cho HS. 3. Củng cố , dặn dò . - Qua câu chuyện em hiểu điều gì ? Mỗi chúng ta trong cuộc sống đã vượt khó ntn? - GV nhận xét tiết học. Ngày soạn 3. 11. 2014 Ngày dạy: Thứ năm ngày 6 tháng 11 năm 2014 Tiết 2 Tập làm văn Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân. I. Mục đích, yêu cầu - Xác định được đề tài trao đổi, nội dung, hình thức trao đổi. - Biết đóng vai trao đổi tự nhiên, tự tin, thân ái, đạt mục đích đặt ra. - GD trong cuộc sống phải tự tin, có khả năng diễn đạt một vấn đề nào đó một cách lưu loát. II. Đồ dùng - Bảng phụ viết sẵn: (HĐ2) + Đề tài của cuộc trao đổi, gạch dưới những từ ngữ quan trọng. + Tên một số nhân vật để HS chọn đề tài trao đổi III. Các hoạt động dạy học. 1. Kiểm tra bài cũ - Mời 2 HS thực hành đóng vai trao đổi ý kiến với người thân về nguyện vọng học một môn năng khiếu. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài. Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. HĐ1: Hướng dẫn HS phân tích đề bài - HS đọc đề bài. GV hướng dẫn HS phân tích đề bài, gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng. HĐ2: Hướng dẫn HS thực hành cuộc trao đổi - HS đọc lần lượt từng gợi ý : + Gợi ý 1 : Tìm đề tài trao đổi + Gợi ý 2 : Xác định nội dung trao đổi + Gợi ý 3 : Xác định hình thức trao đổi HĐ3: Từng cặp HS đóng vai thực hành trao đổi - HS trao đổi những vấn đề mà đề bài đưa ra, có cách xử lí tình huống . - HS trao đổi 1 cách tự tin, làm chủ được tình hình trong cuộc trao đổi. HĐ 4: Từng cặp HS thi đóng vai thực hành trước lớp - HS đóng những vai có lời thoại, đóng những vai có lời thoại dài, cần nhiều cử chỉ điệu bộ hơn. - HS nhận xét, bổ sung. GV nhận xét đánh giá và khen ngợi các em thực hành tốt. 3. Củng cố dặn dò - GV nhận xét tiết học - Viết lại bài vào vở. Chuẩn bị bài Mở bài trong văn kể chuyện Tiết 3 toán t54. Đề - xi- mét vuông i. Mục đích yêu cầu - Hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích đề - xi - mét vuông. Biết được 1 dm2 = 100 cm2 - Đọc, viết so sánh các số đo diện tích theo đơn vị đo đề - xi - mét vuông. Bài làm khoa học, rõ ràng và sạch. - Yêu thích môn học . ii. Đồ dùng - Bảng mét vuông III. Các hoạt động dạy học 1. KTBC : 2. Bài mới a. Giới thiệu bài : Trực tiếp HĐ1: Giới thiệu đề - xi - mét vuông - GV giới thiệu đơn vị đo đề - xi - mét vuông . - HS lấy hình vuông cạnh 1 dm đã chuẩn bị, quan sát hình vuông đó, đo cạnh bằng 1 dm . - GV chỉ vào hình vuông đó và nói : Đề - xi - mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 dm, đây là đề - xi - mét vuông . - GV gới thiệu cách đọc , cách viết . - HS quan sát để nhận biết: hình vuông cạnh 1 dm được xếp đầy bởi 100 hình vuông nhỏ ( diện tích 1 cm2 ) từ đó nhận biết mối quan hệ : 1dm2= 100 cm2 HĐ2: Thực hành Bài 1 và bài 2 : Luyện đọc và viết - HS đọc và viết đúng các số đo diện tích và kí hiệu dm2 . - GV quan sát, sửa sai cho HS. Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài - GV HD học sinh làm phần a. HS làm xong làm cả bài . - 1 HS chữa bài . - GV nhận xét bài làm của HS . Bài 4: GV yêu cầu HS quan sát các số đo theo từng cặp, so sánh để viết dấu thích hợp vào chỗ chấm . GV HD học sinh cách so sánh các số. - HS nêu kết quả . GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng. Bài 5. HS nêu yêu cầu của bài - GV yêu cầu HS quan sát hình vuông và hình chữ nhật để phát hiện mối quạn hệ diện tích giữa hai hình . - HS nêu, nhận xét. - GV chữa bài, củng cố kiến thức cho HS. 3. Củng cố dặn dò : - Nêu tên các đơn vị đo diện tích đã học. - GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau : Mét vuông Tiết 4 luyện từ và câu Tính từ i. Mục đích yêu cầu - Học sinh hiểu thế nào là tính từ . - Bước đầu tìm được tính từ trong đoạn văn, biết đặt câu với tính từ đã tìm được. áp dụng khi đặt câu và viết văn. - ý thức sử dụng đúng các thể loại từ . ii. Đồ dùng Phiểu (HĐ1) iii. Các hoạt động dạy học 1 KTBC : Gọi một vài HS làm lại bài tập 2, 3 2. Bài mới a. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học . HĐ1: Phần nhận xét Bài tập 1, 2 - Hai HS tiếp nối nhau đọc nội dung bài tập 1, 2 - HS làm việc cá nhân - HS báo cáo kết quả . - GV gọi HS làm việc trên phiếu trình bày lời giải. - GV nhận xét . Bài tập 3: HS đọc yêu cầu của bài . - Gọi HS lên bảng làm bài. Dưới lớp làm bài vào vở nháp. - HS, GV nhận xét . HĐ2: Phần ghi nhớ - HS đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK - Gọi HS nêu VD để giải thích nội dung cần ghi nhớ . HĐ3: Phần luyện tập Bài tập 1 - Hai HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT 1 GV HD học sinh làm phần a - HS làm bài vào vở nháp . - GV dán 3- 4 phiếu của HS lên bảng . - Cả lớp và GV nhận xét, củng cố kiến thức cho HS . Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của bài - HS đặt câu và viết vào vở ( HS đặt 2- 4 câu) - HS và GV nhận xét, củng cố kiến thức 3. Củng cố dặn dò Thế nào là tính từ ? Em hãy đặt một câu nói về học tập của em có sử dụng tính từ? - GV nhận xét tiết học - Yêu cầu HS học thuộc nội dung cần ghi nhớ của bài. Ngày soạn 3. 11. 2014 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 7 tháng 11 năm 2014 Tiết 1 tập làm văn Mở bài trong bài văn kể chuyện i. mục đích yêu cầu - HS biết được thế nào là mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp trong bài văn kể chuyện. - Bước đầu viết đoạn mở đầu đoạn văn bài văn kể chuyện theo hai cách: trực tiếp và gián tiếp . - GD ý thức học tập và yêu thích môn học. ii. Đồ dùng - Bảng phụ viết nội dung ghi nhớ của bài . iii. Các hoạt động dạy học 1. KTBC: Gọi 2 HS lên bảng thực hành trao đổi với người thân về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống . 2. Bài mới a. Giới thiệu bài : Trực tiếp HĐ1: Phần nhận xét Bài tập 1, 2: Hai HS tiếp nối nhau đọc nội dung bài tập 1, 2 để tìm đoạn mở bài trong truyện . HS nêu kết quả bài làm. HS và gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài tập 2: GV nêu yêu cầu của bài tập . - HS suy nghĩ để so sánh cách mở bài thứ nhất với cách mở bài thứ hai . - GV chốt lại : đó là hai cách mở bài cho bài văn kể chuyện: mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp . HĐ2: Phần ghi nhớ - HS đọc ghi nhớ . - GV nhắc HS đọc thuộc ghi nhớ HĐ3: Phần luyện tập Bài tập 1: Bốn HS tiếp nối nhau đọc 4 cách mở bài của truyện Rùa và Thỏ . - Lớp suy nghĩ làm bài . GV HD học sinh xác định một cách mở bài trong đoạn văn trên. Bài tập 2: HS đọc nội dung bài tập 2 - Lớp đọc thầm rồi trả lời câu hỏi . Bài tập 3: GV nêu yêu cầu của bài. - HS làm bài cá nhân - HS nối tiếp nhau đọc đoạn mở bài của mình. - HS làm mở bài theo 1 trong 2 cách. HS mở bài theo cả 2 cách. - GV cùng HS nhận xét 3. Củng cố dặn dò Thế nào là mở bài trực tiếp? Mở bài gián tiếp? - GV nhận xét tiết học . Tiết 3 toán t55. Mét vuông i. Mục đích yêu cầu - Hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích mét vuông .Biết1 m2 = 100 dm2 - Biết đọc và so sánh các số đo diện tích theo đơn vị đo mét vuông. Bước đầu biết giải một số bài toán có liên quan đến cm2, dm2 , m2 . - Yêu thích môn học ii. Đồ dùng - Bảng mét vuông ( HĐ1) iii. Các hoạt động dạy học 1 . KTBC : Xen kẽ trong giờ học 2. Bài mới a. Giới thiệu bài : Trực tiếp HĐ1: Giới thiệu mét vuông - GV giới thiệu mét vuông . - GV chỉ hình vuông dã chuẩn bị, HS quan sát . - GV nói : Mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 mét . - GV giới thiệu cách đọc và viết mét vuông - HS quan sát hình vuông, đếm số ô vuông 1 dm2 có trong hình vuông và phát hiện mối quạn hệ : 1 m2 = 100 dm2 và ngược lại . HĐ2. Thực hành Bài 1: GV yêu cầu học sinh đọc nội dung bài? - GV HD học sinh cách viết các số thích hợp vào cột a, b. - HS làm bài và nêu các mối quan hệ của mỗi đơn vị đo. Bài 2 : GV HD học sinh làm bài vào vở phần a. Cho HS tự làm bài rồi chữa bài . - HS nêu kết quả, - HS. GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng. Bài 4: HS nêu yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn HS cách cắt hình đã cho thành các hình chữ nhật - HS tự làm bài rồi chữa bài - Nêu lại cách cắt. GV củng cố lại kiến thức cho HS 3. Củng cố dặn dò Đ
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_11_nam_hoc_2015_2016_ngu.doc