Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 9 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Thêu

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 - Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 55 tiếng/ 1 phút), trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài. HS đọc tương đối lưu loát đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 55 tiếng/ phút).

- Tìm đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các câu đã cho; chọn các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo phép so sánh.

 - Chăm chỉ, tự giác học tập.

 II/ ĐỒ DÙNG: Bảng phụ + phiếu tên các bài tập đọc

 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:

- Kể tên các chủ điểm đã học ở học giữa kì I.

- Lớp nhận xét, GV chốt.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: Trực tiếp

b. Các hoạt động:

Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc. ( 4-5 HS)

- GV y/c 4-5 học sinh lên bắt thăm đọc một trong các bài tập đọc đã học ở học kì I.

 - HS lên bốc bài và về chỗ chuẩn bị bài.( Khoảng 5-6 phút)

 - HS trả lời câu hỏi theo nội dung bài .

 - HS đọc bài và trả lời câu hỏi của GV.

- Lớp nhận xét -> GV nhận xét – tuyên dương .

Hoạt động2: Thực hành

 

doc27 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 211 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 9 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Thêu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động:
 *Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc (khoảng 4-5 em).
- Từng HS lên bảng bốc thăm bài đọc (mỗi em chuẩn bị khoảng 2-3 phút).
- GV gọi từng HS lên đọc bài và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Lớp nhận xét, GV nhận xét HS đọc, ghi nhận xét vào sổ.
*Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 2(70): - 2 HS đọc yêu cầu và câu văn.
- GV hướng dẫn: 
 + Bộ phận nào trong câu được in đậm? 
 + Vậy ta phải đặt câu hỏi nào cho bộ phận này? 
- HS tự làm bài và đọc lời giải.- GV kèm HS còn chậm.
*Hoạt động 3: Nghe- viết chính tả:
- GV đọc đoạn văn : "Gió heo may” 1 lần, 2 HS đọc lại.
- Giúp HS tìm hiểu ND bài viết và nhận xét chính tả.
- HS viết bảng con từ khó: làn gió, nắng, giữa trưa, dìu dịu, dễ chịu...
- GV đọc cho HS viết bài.
- GV thu 1 số bài, ghi nhận xét, nhận xét về một số lỗi mà HS còn viết sai.
3. Củng cố, dặn dò:
- 1 HS nêu tên bài học.
- 1 HS nhắc lại cách trình bày bài chính tả thuộc thể loại văn xuôi. 
 - GV chốt kiến thức cần ghi nhớ. 
 - GV nhận xét tiết học, tuyên dương. 
	TOÁN
Tiết 42: Thực hành nhận biết và vẽ góc vuông bằng ê ke
 I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Thực hành dùng ê ke để kiểm tra góc vuông, góc không vuông.
 - Biết cách dùng ê ke để vẽ góc vuông
 - HS ham học bài
II /ĐỒ DÙNG:
- GV: ê- ke, thước dài, phấn màu.
- HS : SGK, ê- ke, tấm bìa.
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Ê- ke được dùng để làm gì?
- HS nêu trước lớp.- >HS- GV nhận xét, tuyên dương.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thực hành:
* Bài 1: - GV hướng dẫn HS vẽ góc vuông:
 + Đặt đỉnh của góc vuông ê ke trùng với 0, một cạnh của ê ke trùng với cạnh đã cho.
 + Vẽ cạnh còn lại của góc theo cạnh của ê ke
- HS thực hành vẽ. GV kiểm tra nhận xét.
* Bài 2: - HS nêu yêu cầu, HS tự làm rồi nêu kết quả
- GV kèm giúp đỡ một số HS còn lúng túng.
*Bài 3: - HS quan sát hình vẽ và tưởng tượng xem mỗi hình A, B được ghép từ các hình nào?
- HS dùng các miếng bìa ghép lại để kiểm tra.
* Bài 4: - Mỗi HS lấy 1 mảnh giấy bất kì để thực hành gấp.- >GV kiểm tra từng HS
 3. Củng cố- Dặn dò:
- GV và HS hệ thống bài.
- GV nhận xét tiết học.
	 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Tiết 17: Ôn tập và kiểm tra: Con người và sức khỏe
I/MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Giúp HS khắc sâu kiến thức đã học về cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh: cấu tạo ngoài, chức năng, giữ vệ sinh.
- Biết không dùng các chất độc hại với sức khoẻ như thuốc lá, ma tuý, rượu.
- HS có ý thức giữ gìn vệ sinh các cơ quan trên. 
II/ ĐỒ DÙNG:
- GV: Màn hình, máy tính ; bảng phụ kẻ sẵn như vở BT (BT1).
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Giấc ngủ có vai trò gì đối với sức khoẻ ? 
- Sinh hoạt và học tập theo thời gian biểu có lợi gì ? 
- Lớp, GV nhận xét, tuyên dương. 
 2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
+ Bước 1: 
- GV lần lượt chiếu từng tranh lên bảng.
+ Bước 2: 
- GV yêu cầu 4 HS lên chỉ vào tranh trên màn hình và nêu rõ các bộ phận của từng cơ quan. (mỗi HS chỉ nêu 1 tranh).
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lại.
* Hoạt động 2: Làm việc với vở bài tập TNXH.
+ Bước 1: Làm việc cá nhân.
 - HS mở vở bài tập TNXH, tự hoàn thành BT1 trang 24.
+ Bước 2: Làm việc cả lớp.
- HS nối tiếp nhau trả lời miệng.
 . HS nêu tên cơ quan và cách giữ vệ sinh.
 . HS nêu chức năng của từng cơ quan.
- Lớp, GV nhận xét, bổ sung.
- GV mở bảng phụ và ghi nhanh lên bảng phụ.
- 4 HS nêu lại chức năng và cách giữ vệ sinh các cơ quan đó (mỗi HS chỉ nêu một cơ quan). 
3. Củng cố- Dặn dò: 
- HS nhắc lại các cơ quan trong cơ thể người đã được học.
- Nên làm gì và không nên làm gì để giữ vệ sinh các cơ quan đó ? 
 	- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
Buổi chiều:
	TIẾNG VIỆT*
Ôn luyện: Từ ngữ về cộng đồng ; Ôn tập câu : Ai làm gì?
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
 - Củng cố và mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm cộng đồng. Ôn luyện kiểu câu
 “Ai làm gì?’
- HS tìm được từ ngữ về cộng đồng, đặt và trả lời được theo mẫu câu: Ai làm gì? 
- Giúp HS học tốt môn tiếng Việt.
II/ ĐỒ DÙNG :
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
*Hoạt động1: HD làm bài tập.
Bài 1: Đọc câu sau rồi khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
 Những người trong cùng một họ thường gặp gỡ, thăm hỏi nhau.
a, Những từ ngữ nào là bộ phận trả lời câu hỏi “Ai?”.
 A. Những người B. cùng một họ C. Những người trong cùng một họ.
b, Những từ ngữ nào là bộ phận trả lời câu hỏi “làm gì?”
 A. thường gặp gỡ B. gặp gỡ, thăm hỏi nhau C. thường gặp gỡ, thăm hỏi nhau.
- GV hd HS cách làm đối với dạng bài này.
- HS đọc nội dung, nêu yêu cầu của bài rồi trao đổi theo cặp.
- Sau đó HS nêu kết quả.
- Nhận xét, sửa, chốt: a, khoanh vào: C	b, khoanh vào: C
 Bài 2: Điền tiếp vào từng dòng sau để hoàn thành các thành ngữ:
A, Nhường cơm B, Bán anh em xa
C, Nhường cơm, sẻ áo. 	 D, Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
- HS nêu miệng- HS làm vở, kiểm tra chéo kết quả.
- HS nhận xét, sửa, chốt:
- HS: nêu ý nghĩa của từng thành ngữ. 
Bài 3: Điền bộ phận trả lời câu hỏi “Ai?” hoặc “ làm gì?” vào chỗ chấm trong các dòng sau:
b, Các bạn HS trong cùng một lớp
a, góp sách vở giúp các bạn vùng lũ.
c, Lớp em
- HS nêu yêu cầu của bài. 
- GV giúp HS hiểu kĩ hơn về mẫu câu mà HS sắp làm.
- Lớp làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm
- HS, GV nhận xét, sửa.
3.Củng cố, dặn:
- HS đặt 2 câu theo mẫu câu Ai làm gì? 
-Nhận xét giờ học.
 	TOÁN*
Ôn luyện: Giảm đi một số lần. Tìm số chia
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Củng cố cách thực hiện giảm 1 số đi một số lần và các tên gọi thành phần của phép chia. Cách tìm số chia.
- HS có kĩ năng thực hiện các bài tập của bài.
- HS yêu thích môn học. 
II/ ĐỒ DÙNG: 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ- Muốn giảm 1số đi nhiều lần ta làm thế nào? HS: cho ví dụ.
- Muốn tìm số chia ta làm như thế nào?-> HS, GV nhận xét, tuyên dương HS.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động
Hoạt động 1: Luyện tập :
* Bài 1 : Số
3 4 = ...
12 : ... = 4
12 : ... = 3
5 6 = ...
30 : ... = 6
30 : ... = 5
4 6 = ...
24 : ... = 6
24 : ... = 4
- HS đọc yêu cầu BT. HS lên bảng
- HS dưới lớp làm vở. HS, GV chữa bài.
* Bài 2: Tìm x: 
a. 12 : x = 2 b. 21 : x = 3 
 40 : x = 4	 63 : x = 67-60	
- HS đọc yêu cầu BT. HS lên bảng-> HS dưới lớp làm vở. HS, GV chữa bài.
- GV củng cố cách tìm số chia.
*Bài3:
Số đã cho
Số phải tìm
ít hơn số đã cho 3 đơn vị
Giảm số đã cho 3 lần
Giảm số đã cho 2 lần
12
12-3=9
12:3=4
12:2=6
18
24
- HS đọc yêu cầu BT. HS lên bảng-> HS dưới lớp làm vở. HS, GV chữa bài.
- GV củng cố dạng toán ít hơn và giảm đi một số lần.
Bài 4: Có 54 gói kẹo xếp đều vào các hộp , mỗi hộp có 6 gói. Hỏi xếp được bao nhiêu hộp?
- HS nêu yêu cầu. -> GV hd HS cách làm bài và cách trình bày.
	+ Bài toán cho biết gì?
	+ Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết xếp được bao nhiêu hộp trước tiên chúng ta phải biết điều gì?
- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.HS- GV NX 
3. Củng cố- dặn dò: 
- Muốn giảm một số đi một số làn ta làm như thế nào?
- Muốn tìm số chia ta làm như thế nào?
- GV nhận xét tiết học. 
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
 	 Bài 1: Tự chăm sóc bản thân (Tiết 2)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Hiểu được tầm quan trọng của việc tự chăm sóc bản thân.
- Thực hành những việc đơn giản để tự chăm sóc mình
- Tích cực thực hiện các việc làm tự chăm sóc bản thân
II/ ĐỒ DÙNG:.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1 Kiểm tra bài cũ:- Em hãy kể những việc làm để tự chăm sóc bản thân mình?
- Những việc làm để tự chăm sóc bản thân mình là: Tự làm các việc làm cá nhân, tự mặc quần áo,
- HS trả lời.- HS nhận xét, GV chốt, tuyên dương.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1: 
a. Mục tiêu: HS nhận biết được các việc nào nên làm để tự chăm sóc bản thân. 
b. Cách tiến hành
- GV cho HS quan sát tranh- >HS quan sát tranh
- Các em hãy nêu tên các bức tranh:
- HS nêu:
{ Hình 1: Tự học
{ Hình 2: Tự rữa chén, bát
{ Hình 3: Tự dọn phòng
{ Hình 4: Tự giặt quàn áo
{ Hình 5: Tự gấp quần áo
 { Hình 6: Tự chuẩn bị đồ dùng
*LH: - Em đã làm được những việc nào đã nêu trên:
=>GV kết luận: Để tự chăm sóc được mình mỗi chúng ta cần tự làm những công việc mà mình có thề tự làm để chăm sóc bản thân: 
*Hoạt động 2: Lợi ích của việc tự chăm sóc bản thân
a. Mục tiêu: Biết được các việc không nên làm để tránh.
b. Cách tiến hành
GV hỏi:
+ Em hãy kể những việc em không nên làm ở trong tranh:
+Những việc em không nên làm ở trong tranh là:
Hình 1: Đồ đạc lung tung
Hình 2: Lười biếng
Hình 3: Ngủ nướng
Hậu quả của từng việc làm trên?
ØH 1: Đồ đạc lung tung sẽ làm cho chúng ta khó tìm kiếm đồ đạc.
Ø H2: Lười biếng sẽ làm cho chúng ta không hoàn thành được công việc đúng thời gian.
Ø H 3: Ngủ nướng sẽ làm chúng ta bị trễ học
- HS trả lời, Lớp GV nhận xét, chốt.
=> Kết luận: Các việc làm nêu trên để lại hậu quả rất nghiêm trọng. Vì vậy, chúng ta nên tránh.
3 Củng cố- dặn dò: 
- Hôm nay, chúng ta học bài gì?
- Em hãy kể những việc nên làm và không nên làm để tự chăm sóc bản thân.
- GV nhận xét tiết học
	Ngày soạn : 12/ 10/2016
 Ngày dạy:Thứ tư ngày 19 tháng 10 năm 2016
Buổi sáng
TIẾNG VIỆT
Ôn tập giữa học kì I (Tiết 5)
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 55 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về ND đoạn, bài. HS đọc tương đối lưu loát đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 55 tiếng/ phút). 
- Lựa chọn từ ngữ thích hợp bổ sung ý nghĩa cho từ chỉ sự vật. Luyện cách đặt câu, đặt được 2 - 3 câu theo mẫu Ai làm gì?
- Chăm chỉ, tự giác luyện tập.
II/ ĐỒ DÙNG: - Phiếu ghi tên các bài HTL + bảng phụ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc (khoảng 4-5 em).
- Từng HS lên bảng bốc thăm bài đọc (mỗi em chuẩn bị khoảng 2 -3phút).
- GV gọi từng HS lên đọc bài và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Lớp nhận xét, GV đánh giá nhận xét.
*Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 2(71): 
- HS đọc yêu cầu rồi tự làm.
- HS giải thích tại sao lại chọn từ đó điền vào ...
- Có thể cho HS đặt câu với từ :" lộng lẫy, tinh khôn, to lớn ”
- Cần phân biệt ý nghĩa của từng từ ngữ đã chọn.
Bài 3(71): 
- HS đọc yêu cầu rồi tự làm vào vở.
- Đại diện vài HS đọc câu của mình trước lớp.
- GV nhận xét – đánh giá động viên.
3. Củng cố- Dặn dò:
- GV chốt KT cần nhớ.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
TOÁN
Tiết 43: Đề - ca - mét. Héc - tô - mét
 I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nắm được tên gọi, kí hiệu của dam, hm, quan hệ giữa dam và hm. Biết đổi từ dam sang hm.
 - Vận dụng làm được các BT 1 (dòng 1, 2, 3); BT2 (dòng 1, 2); BT3 (dòng 1, 2). HS làm nhanh làm cả BT 1,2,3.
- Chăm chỉ luyện tập
II/ ĐỒ DÙNG: HS: SGK
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu tên các đơn vị đo độ dài đã học?
- Xếp các đơn vị đó theo thứ tự từ lớn đến bé
- HS nêu trước lớp.- HS, Gv nhận xét tuyên dương HS trả lời tốt.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động
Hoạt động 1: Giới thiệu dam, hm
* HS nêu lại tên các đơn vị đo độ dài đã học: m, dm, cm, mm
* Giới thiệu: +Đề- ca- mét là 1 đơn vị đo độ dài. Viết tắt là dam
 	 1 dam = 10 m
 + Héc- tô- mét là đơn vị đo độ dài. Viết tắt là hm
 	 1 hm = 100 m
- HS đọc tên 2 đơn vị trên và quan hệ của hm và dam.
Hoạt động2: Thực hành:
* Bài 1: (dòng 1, 2, 3); - 1 HS nêu yêu cầu BT. 
- GV viết 1 hm = ... m
- HS điền số thích hợp vào chỗ chấm.
- HS nối tiếp nhau làm các phần còn lại.
* Bài 2: (dòng 1, 2); 
 - HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn: + 1 dam = ? m 4 dam gấp mấy lần so với 1 dam ?
 + Vậy muốn biết 4 dam dài bao nhiêu mét ta phải lấy 10 m x 4
- HS làm các phần còn lại, với hm cũng hướng dẫn tương tự.
* Bài 3: (Dòng 1.2)
- 1 HS nêu yêu cầu BT. 
- HS tự làm ( 2 HS lên bảng, lớp làm VBT ).
- HS cần lưu ý nhớ viết đơn vị đo vào sau kết quả tính.
 3 Củng cố- dặn dò:
- HS đọc lại 2 đơn vị mới. 
- 1 HS nêu mối quan hệ của dam và hm.
- GV nhận xét tiết học
 Ngày soạn : 12/ 10/2016
 Ngày dạy:Thứ năm ngày 20 tháng 10 năm 2016
Buổi sáng
TIẾNG VIỆT
Ôn tập giữa học kì I (Tiết 6)
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
 - Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 55 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về ND đoạn, bài. HS đọc tương đối lưu loát đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 55 tiếng/phút). 
 - Chọn được từ ngữ thích hợp bổ sung ý nghĩa cho từ ngữ chỉ sự vật (BT2). Đặt đúng dấu phẩy vào chỗ trống thích hợp trong câu (BT3).
- HS có ý thức về môn học.
II/ ĐỒ DÙNG:
- GV: Phiếu viết tên các bài HTL trong 8 tuần đầu. 
 Bảng phụ chép sẵn BT2 và 3 câu văn (BT3).
- HS: Vở nháp.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc (khoảng 4- 5 em).
- Từng HS lên bảng bốc thăm bài đọc (mỗi em chuẩn bị khoảng 2-3 phút).
- GV gọi từng HS lên đọc bài và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Lớp nhận xét, GV đánh giá, nhận xét.
*Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 2(71): - 1 HS đọc yêu cầu của BT - Lớp đọc thầm theo.
 - GV treo bảng phụ, giúp HS nắm rõ y/c của BT.
 - HS đọc thầm đoạn văn, trao đổi theo cặp, làm bài vào vở nháp.
- 2 HS lên bảng chữa bài.-> Lớp, GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
- 2 HS đọc lại đoạn văn đã điền hoàn chỉnh.
Bài 3(71): - 1 HS đọc yêu cầu của BT.
 - HS làm bài vào vở nháp.- >3 HS chữa bài trên bảng phụ.
 - Lớp, GV nhận xét, bổ sung.-> HS đọc lại câu văn đã điền dấu phẩy.
- GV lưu ý HS ngắt hơi đúng.
3. Củng cố- Dặn dò:
- 1 HS nhắc lại ND bài.
- 1 HS: Nêu tác dụng của dấu phẩy trong câu?
- GV chốt KT cần nhớ.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
TOÁN
Tiết 44: Bảng đơn vị đo độ dài
 I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nắm được bảng đơn vị đo độ dài. Củng cố mối quan hệ giữa các đơn vị đo thông dụng( km và m; m và mm). 
- HS bước đầu học thuộc bảng đơn vị đo đó theo thứ tự từ nhỏ đến lớn và ngược lại.
+ Biết mối quan hệ giữa các đơn vị đo thông dụng( km và m; m và mm). Biết thực hiện đúng các phép tính với đơn vị đo độ dài
- HS có ý thức học tập tốt.
II/ĐỒ DÙNG: Màn hình, TV.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ
? Nêu tên 2 đơn vị đo độ dài mới học 
+ 1 dam = ... m
+ 1 hm = ... m.
- HS nêu trước lớp-> HS, GV nhận xét.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động
Hoạt động 1: Giới thiệu bảng đơn vị đo độ dài:
- GV chiếu màn có vẽ bảng đo độ dài ( SGK ) chưa có thông tin.
- Hs nêu tên các đơn vị độ dài đã học
- GV nêu: + Đơn vị mét là đơn vị cơ bản và viết vào bảng đơn vị đo độ dài
 + Lớn hơn mét có đơn vị nào ? Viết các đơn vị này vào phía trái cột mét
 + Trong các đơn vị lớn hơn mét, đơn vị nào gấp 10 lần ? hm
 + 1 hm = ? dam GV viết vào bảng : 
 1 hm = 10 dam = 100 m
- GV tiết hành tương tự với các đơn vị còn lại để hoàn thành bảng đơn vị đo độ dài
Hoạt động 2: Thực hành:
* Bài 1: 
- 1 HS nêu yêu cầu
- 1 HS làm mẫu 1 phép đổi.- >2 HS lên bảng làm( dòng 1, 2, 3)Lớp làm vở.
- HS, GV nhận xét. HS đối chiếu kết quả trên màn hình.
* Bài 2: 
 - HS nêu yêu cầu bài
- NX về cách nhân, chia?
- HS tự làm bài
- HS- GV nhận xét chốt bài làm đúng.
3. Củng cố- Dặn dò:
- HS đọc thuộc lòng bảng đơn vị đo độ dài
- GVnhận xét tiết học
	THỦ CÔNG
Ôn tập chương I: Phối hợp gấp, cắt, dán hình
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- HS củng cố kiến thức, kĩ năng phối hợp gấp, cắt, dán để tạo thành 1 sản phẩm.
- Có kĩ năng phối hợp gấp, cắt, dán làm được ít nhất 2 sản phẩm đã học.(HS khéo tay làm được ít nhất 3 sản phẩm).
- HS yêu lao động, quý sản phẩm mình làm ra.
II/ ĐỒ DÙNG: 
- GV : Mẫu các bài từ bài 1 đến bài 5.
 - HS : Đồ dùng bộ môn.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Ôn tập
- GV yêu cầu HS hãy phối hợp: gấp, cắt, dán 1 trong các hình đã học.
- GV đưa từng vật mẫu. HS quan sát lại 5 mẫu đã học.
- 5 HS nhắc lại các bước làm từng vật mẫu.
- Lớp, GV nhận xét, bổ sung.
- GV tổ chức cho HS thực hành:
- GV nêu yêu cầu (MĐYC). 
- GV theo dõi, giúp đỡ những HS chậm hoàn thành sản phẩm.
Hoạt động 2: Trưng bày sản phẩm
- HS trưng bày sản phẩm.
- GV cùng 3 tổ trưởng đánh giá, nhận xét sản phẩm của từng em.
- Tuyên dương những em thực hành tốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
- HDHS chuẩn bị bài sau.
Buổi chiều:
TIẾNG VIỆT
Ôn tập giữa học kì I (Tiết 7)
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 55 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về ND đoạn, bài. HS đọc tương đối lưu loát đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 55 tiếng/phút). 
- HS tìm đúng, tìm nhanh từ ở BT giải ô chữ (BT2).
- HS có ý thức về môn học.
II/ ĐỒ DÙNG:- GV: Phiếu viết tên các bài HTL trong 8 tuần đầu. 
 Bảng phụ kẻ sẵn ô chữ (BT2).
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc (khoảng 4- 5 em).
- Từng HS lên bảng bốc thăm bài đọc (mỗi em chuẩn bị khoảng 2-3 phút).
- GV gọi từng HS lên đọc bài và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Lớp nhận xét, GV đánh giá, nhận xét.
*Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 2(72): - 2 HS đọc yêu cầu của BT (đọc cả mẫu).
- Lớp đọc thầm, quan sát ô chữ điền mẫu: TRẺ EM.
- GV chiếu lên màn hình , giúp HS nắm rõ y/c của BT.
- GVHD HS làm bài:
+ Tất cả các TN tìm được đều phải bắt đầu bằng chữ T.
 + Các TN phải có nghĩa đúng như lời gợi ý và khớp với các ô trống trên từng dòng.
+ Sau khi điền đủ 8 chữ ở dòng ngang, đọc từ mới xuất hiện ở dãy ô chữ in đậm
- HS trao đổi theo cặp, làm bài.
- HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
 - GV ghi bảng:Lời giải: 1.TRẺ EM 4.TRƯNG NHỊ 7.TẬP THỂ
 2.TRẢ LỜI 5.TƯƠNG LAI 8.TÔ MÀU
3.THUỶ THỦ 6.TƯƠI TỐT 
=>Từ mới: TRUNG THU
- HS đọc ô chữ đã giải.
3. Củng cố- Dặn dò:
- HS nhắc lại ND bài.
- GV chốt KT cần nhớ.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương. 
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Tiết 18: Ôn tập và kiểm tra: Con người và sức khỏe( Tiếp theo)
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Khắc sâu kiến thức đã học về cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh: cấu tạo ngoài, chức năng, giữ vệ sinh.
- Biết không dùng các chất độc hại đối với sức khoẻ như thuốc lá, ma tuý, rượu.
- GDHS đề phòng một số bệnh thường gặp.
II/. ĐỒ DÙNG :
- GV : giấy A4, phiếu bài tập.
- HS : giấy vẽ, bút màu.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu tên các bài đã học thuộc chủ đề Con người và sức khỏe? 
- Kể tên các cơ quan trên cơ thể người mà em đã được học? 
- Lớp, GV nhận xét, bổ sung.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
* Hoạt động 3: Vẽ tranh
a. Mục tiêu: Tuyên truyền mọi người không nên dùng bia, rượu, thuốc lá, ma tuý.
b. Cách tiến hành: 
 + HS vẽ tranh (tự do) chủ đề về sức khoẻ, môi trường.
 + Trưng bày, nhận xét, nêu nội dung từng tranh.
* Hoạt động 4: Làm việc cá nhân
- GV phát phiếu học tập cho HS.
- Nội dung: 
1) Kể tên các cơ quan trong cơ thể mà em đã được học. Nêu chức năng của cơ quan tuần hoàn?
2) Để bảo vệ cơ quan hô hấp bạn nên làm gì? và không nên làm gì?
- HS làm bài, GV quan sát theo dõi, bao quát lớp.
- GV thu bài, đánh giá, rút kinh nghiệm.
 3. Củng cố, dặn dò:
- 1 HS nhắc lại ND bài.
- GV chốt KT cần nhớ.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
TOÁN*
Ôn : Đề- ca- mét, héc- tô- mét
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Củng cố cho HS về đơn vị đo đọ dài: dam, hm. 
- Có kĩ đổi các đơn vị lớn sang đơn vị bé hơn và ngược lại. 
- Tự giác, chăm chỉ luyện tập.
II/ ĐỒ DÙNG:
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ.
22. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Thực hành
*Bài 1: Số? 
 1 hm = ... m 1 m = ... cm
 1 hm = ... dam 1m = ... dm
 1 dam = ... m 1m = ... cm
 1 km = .... m 1 cm = ...mm
 - 2 HS lên bảng làm.
 - HS dưới lớp làm bảng con- GV nhận xét.
 - GV củng cố cách đổi các đơn vị đo độ dài
*Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống ( theo mẫu):
 3 dam = 30 m 4 hm = 400 m
 5 dam = ... m 7 hm = .... m
 10 dam = ... m 

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_09_nam_hoc_2016_2017_pham_thi_theu.doc