Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 8 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nhung

I. Mục tiêu

- Củng cố bảng chia 7.

- Vận dụng phép chia 7 trong giải toán (có 1 phép chia 7). Biết xác định 1/7 của một hình đơn giản.

II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ vẽ hình BT4

III. Các hoạt động dạy học:

1. KT bài cũ: 3 HS đọc bảng chia 7

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài

b. HDHS làm BTT. 36

 Bài 1 (36): Tính nhẩm

 - HS đọc yêu cầu của BT: Tính nhẩm

7 x 8 =

56 : 7 =

 . 7 x 9 =

63 : 7 = 7 x 6 =

42 : 7 = 7 x 7 =

49 : 7 =

 - HS làm bài vào vở. 2 HS lên bảng chữa bài

 - HS nhắc lại mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia

 

doc18 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 182 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 8 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nhung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơng là 3, số dư là 0
 b. Tìm số bị chia biết số chia là 5, thương là 2, số dư là 3. 
Gợi ý: SBC = Thương x số chia + số dư
HS làm bảng con.
2HS làm bảng, nêu cách làm.
Bài 4*(nếu còn tg)
 Có một đoạn dây thép dài 7 dm, bạn An muốn uốn để tạo thành một hình tam giác có cạnh dài 2dm. Hỏi An có tạo thành được hình tam giác theo ý muốn hay không? Uốn vừa đủ hay còn thừa ? Tính số đề xi mét còn thừa ( nếu có )
HS làm nháp, nêu cách làm.
GV chốt KQ : 
Hình tam giác có 3 cạnh, vậy cần số dm để uốn là :
2 x 3 = 6(dm)
Vậy đoạn dây thừa là :
7 - 6 = 1 (dm)
3. Củng cố, dặn dò
Trong phép chia có dư, số dư so với số chia ntn?
GV nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------
Tiết 3: ĐẠO ĐỨC
Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em (tiết 2)
I. Mục tiêu
- Biết được những việc trẻ em cần làm để thể hiện quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình. Biết được bổn phận của trẻ em là phải quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
- Biết được tại sao mọi người trong gia đình cần quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.
+ KNS: Kĩ năng nghe ý kiến của người thân; kĩ năng thể hiện sự cảm thông; kĩ năng đảm nhận trách nhiệm.
- Có ý thức quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong cuộc sống. 
 II. Đồ dùng : Sưu tầm các bài thơ, bài hát về gia đình
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ:
- Tại sao phải quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ , anh chị em?
2. Dạy bài mới
	a. Giới thiệu bài:
	b. Hoạt động1: Xử lí tình huống, đóng vai
+ Mục tiêu: Biết thể hiện sự quan tâm chăm sóc những người thân trong những tình huống cụ thể.
+ Cách tiến hành:
GV chia lớp làm 4 nhóm thảo luận tình huống SGK-BT đạo đức.
HS thảo luận theo nhóm chuẩn bị đóng vai: 
 	. Nhóm 1, 2: tình huống 1
	. Nhóm 3, 4: tình huống 2
- HSK lên đóng vai.
+ GVkết luận: TH1: Lan cần chạy ra khuyên ngăn em không được nghịch dại.
	 TH2: Huy lên dành thời gian đọc báo cho ông nghe.
	c. Hoạt động2: Bày tỏ ý kiến
+ Mục tiêu: HS hiểu quyền của trẻ em và quyền được tham gia.
+ Cách tiến hành: HS đọc các ý kiến bài tập trang 15, suy nghĩ và bày tỏ thái độ tán thành hoặc không tán thành.
GV đọc từng ý kiến.
- HS giơ tay việc tán thành, không giơ tay việc không tán thành, phân tích lí do
+ GV kết luận: Các ý kiến a, c, d là đúng. ý kiến b là sai.
 d. Hoạt động 3: Kể các món quà mừng sinh nhật ông	
+ Mục tiêu:	Tạo cơ hội cho HS bày tỏ tình cảm của mình đối với những người thân trong gia đình.
+ Cách tiến hành: HS thảo luận theo nhóm đôi kể tên các món quà mà mình tặng ông bà, cha mẹ, anh chị em nhân dịp sinh nhật.
- HSK đại diện trình bày trước lớp.
+ GV kết luận về việc làm tốt của HS..
3. Củng cố dặn dò:
- HS thi đọc thơ, hát về chủ đề bài học.
- GV kết luận ghi nhớ SGK.
- Nhắc nhở HS luôn quan tâm đến những người thân.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 12 tháng 10 năm 2016
Tiết 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
Từ ngữ về cộng đồng. Ôn tập câu: Ai làm gì?
I. Mục tiêu
- Hiểu và phân loại được một số từ ngữ về cộng đồng. Ôn tập kiểu câu: Ai làm gì?. 
- HS vận dụng làm một số bài tập, tìm các bộ phận của câu trả lời câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)? Làm gì? Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận của câu đã xác định.
- Có ý thức học tập tốt, yêu tổ quốc , yêu đồng bào.
II. Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ kẻ nội dung bài tập 1
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS K chữa bài tập 2
 - GV nhận xét, chữa bài.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn làm bài tập
*Bài 1(65): GV treo bảng phụ đã chép nội dung bài tập 1.
- HS đọc yêu cầu bài , lớp theo dõi.
- GV hướng dẫn làm mẫu xếp 2 từ: cộng tác, cộng đồng vào bảng phụ.
Những người trong cộng đồng
Thái độ, hoạt động trong cộng đồng
Cộng đồng, đồng bào, đồng đội, đồng hương
Cộng tác, đồng tâm
	- HS lên bảng làm bài.
	- GV nhận xét chữa bài.
*Bài 3(65) 
- Tìm các bộ phận của câu trả lời câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)? trả lời câu hỏi: Làm gì?
- HS làm bài vào vở nháp, 3 HS lên bảng làm - GV chữa bài, nhận xét.
 a. Đàn sếu/ đang sải cánh trên cao.
 b. Sau một cuộc dạo chơi đám trẻ/ ra về.
 c. Các em/ tới chỗ ông cụ lễ phép hỏi. 
*Bài 4(65) HS đọc đề bài: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm 
a. Mấy bạn học trò
b. dẫn tôi đi mua vở chon bút
c. âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng.
- GV nêu câu hỏi : 3 câu đó được viết theo mẫu câu nào? (Ai làm gì?)
- HS làm bài vào vở.- GV chấm chữa bài.
- Củng cố cho HS đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm câu kiểu Ai làm gì?. 
*Bài 2(65) (HS làm thêm nếu còn tg)
- HS đọc đề bài, GV giải nghĩa từ :cật
- HS thảo luận theo nhóm đôi, đại diện trình bày.
- GV giải nghĩa các thành ngữ, tục ngữ .
- Chung lưng đấu cật ý nói đoàn kết góp sức nhau cùng làm một việc
- Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại ý nói con người sống ích kỉ, chỉ nghĩ đến mình không quan tâm đến người khác.
- ăn ở như bát nước đầy ý nói con người sống có trước có sau, thuỷ chung sẵn sàng giúp đỡ mọi người.
=> Như vậy 3 câu tục ngữ trên cần tán thành câu a và c, phê phán câu b.
- HS đọc lại các thành ngữ tục ngữ đó.
3. Củng cố dặn dò
- GV hệ thống lại các bài tập.
- GV nhận xét tiết học, HDHS chuẩn bị tiết sau.
 ------------------------------------------------
Tiết 2: CHÍNH TẢ(Nhớ - viết)
Tiếng ru
I. Mục tiêu
- Nhớ và viết lại khổ 1 và 2 bài: Tiếng ru. Làm bài tập phân biệt r/ d/ g.
- Trình bày đúng hình thức của bài thơ theo thể thơ lục bát.
- Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học 
Kiểm tra bài cũ
- HS viết bảng con, bảng lớp. GV đọc các từ: giặt giũ, nhàn rỗi, da dẻ, rét run, diễn tuồn 
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn chính tả
* Hướng dẫn chuẩn bị
- GV đọc mẫu khổ 1, 2
- HS đọc lại, lớp theo dõi SGK.
- GV: + Bài thơ viết theo thể thơ gì? Cách trình bày như thế nào?
* Viết từ khó: HS tìm từ khó, GV hướng dẵn HS viết, HS viết vào bảng con, GV nhận xét HS viết.
* Viết bài:
- GV nhắc nhở HS nhớ ghi tên bài giữa trang vở, viết hoa chữ cái đầu dòng, đầu khổ thơ và dấu câu, đồng thời nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS.
- HS viết bài vào vở.
+ Chấm , chữa bài
- GV đọc cho HS soát lỗi.
- HS ghi số lỗi ra lề, chấm 5- 7 bài.
c. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2a: Tìm các từ bắt đầu bằng d, gi hoặc r?
- HS đọc yêu cầu của bài tập, lớp theo dõi, cả lớp tìm từ viết vào bảng con
- 1HS viết bảng lớp, lớp làm VBT.
- GV nhận xét chữa bài, chốt lời giải đúng: rán - dễ - giao thừa.
3. Củng cố dặn dò
- Nêu cách trình bày thể thơ lục bát.
- GV nhắc nhở HS những điều khi viết bài. Nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------
Tiết 3:TOÁN
Tiết 38: Luyện tập
I. Mục tiêu
 - Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần và giảm một số đi một số lần. Bước đầu liên hệ giữa giảm một số đi 1 số lần và tìm một phần mấy của một số.
 - Vận dụng vào giải các BT
II. Đồ dùng dạy học: Thước có vạch chia cm
III. Các hoạt động dạy học:
1. KT bài cũ: Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm thế nào?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. HDHS làm BTT 38
 Bài 1: Viết theo mẫu
 - HS đọc yêu cầu của BT
 - GV viết mẫu lên bảng - HS quan sát mẫu
 - HS giải thích mẫu: 6 gấp 5 lần được 30 ( 6 x 5 = 30)
 30 giảm 6 lần được 5 ( 30 : 6 = 5)
 - HS làm vào vở nháp dòng 2
 - HS làm cả bài
 - Chữa bài (HS chữa dòng 2 ; HS chữa dòng 3)
 Bài 2: HS đọc BT
 - HS tóm tắt BT bằng sơ đồ ĐT
 - HS tự giải BT a, b
 - 2 HS lên bảng chữa bài – lớp nhận xét
a. Buổi chiều cửa hàng bán được số lít dầu là:
 60 : 3 = 20 ( l )
 Đáp số: 20 lít
b. Trong rổ còn lại số quả cam là:
 60 : 3 = 20 ( quả) 
 Đáp số: 20 quả cam
 - GV yêu cầu HS liên hệ giữa giảm đi một số lần và tìm một phần mấy của một số (Kết quả của giảm đi 3 lần cũng là kq tìm 1/3 của số đó)
 Bài 3: (HS làm thêm nếu còn tg)
 - HS đọc BT. HS tự làm bài. HS đo độ dài đoạn thẳng AB được 10 cm, đoạn thẳng MN ( 10 : 5 = 2 cm.)
 - GV quan sát giúp đỡ thêm HS
B
A
N
M
3. Củng cố- dặn dò:
 + Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào?
 + Muốn giảm một số đi nhiều làn ta làm thế nào?
 - GV nhận xét- dặn dò
 ------------------------------------------------
Tiết 4: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Vệ sinh thần kinh (tiếp) 
I. Mục tiêu
- Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ. Lập được thời gian biểu hàng ngày qua việc sắp xếp thời gian ăn, ngủ, học tập và vui chơi một cách hợp lí.
- Luôn có thói quen thưc hiện đúng giờ giấc.
+ KNS: Kĩ năng tự nhận thức: đánh giá được những việc làm của mình liên qua đến hệ thần kinh; Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: phân tích so sánh, phán đoán một số việc làm, trạng thái thần kinh, các thực phẩm có lợi hoặc có hại với cơ quan thần kinh.
- Có ý thức giữ gìn để bảo vệ sức khoẻ.
II. Đồ dùng dạy học: vở bài tập TNXH
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ - Hãy kể tên một số thức ăn có hại đối với hệ thần kinh? 
 - Nhận xét.
2. Dạy bài mới
	a. Giới thiệu bài
	b. Hoạt động1: Thảo luận
*Mục tiêu: Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ.
* Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS thảo luận câu hỏi SGK trang 34.
- HS thảo luận theo nhóm đôi các câu hỏi trang 34.
- GV yêu cầu các nhóm trình bày trước lớp. 
- Đại diện HS các nhóm trình bày.
=> GV kết luận: Khi ngủ, đặc biệt cơ quan thần kinh là bộ não được nghỉ ngơi tốt nhất. Trẻ em càng nhỏ càng phải ngủ nhiều. Từ 10 tuổi, mỗi ngày cần ngủ 7- 8 giờ.
	c. Hoạt động2: Thực hành lập thời gian biểu cá nhân hằng ngày.
* Mục tiêu: Lập thời gian biểu các nhân hằng ngày qua việc sắp xếp thời gian ăn, ngủ, học tập vui chơi hợp lí.
* Cách tiến hành: 
- HS quan sát vào bảng thời gian biểu.
- GV yêu cầu HS nêu các phần cần trình bày trong thời gian biểu, sau đó hướng dẫn các em cách diền vào bảng.
- HS làm bài tập ở vở bài tập, sau đó đại diện HS trình bày trước lớp.
- GV nhận xét bổ sung.
- GV nêu: + Tại sao chúng ta phải lập thời gian biểu?
	 + Sinh hoạt và học tập theo thời gian biểu có lợi ích gì?
=> GV kết luận như nội dung SGK
3. Củng cố dặn dò
- GV hệ thống lại nội dung bài học, liên hệ xem các em đã thực hiện tôt các nội dung đó chưa.
- Về nhà luôn thực hiện tốt những điều đã học.
 ------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 1: TẬP VIẾT.
Ôn chữ hoa G
I. Mục tiêu
- Củng cố cấu tạo, cách viết chữ hoa G
- HS viết đúng chữ hoa G (1 dòng) C, Kh (1 dòng); viết đúng tên riêng Gò Công (1 dòng) và câu ứng dụng: Khôn ngoanchớ hoài đá nhau (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng (HS viết cả bài trên lớp)
- HS có ý thức viết chữ đẹp, giữ vở sạch
II. Đồ dùng dạy học: M ẫu chữ hoa G, C, K; tên riêng Gò Công
III. Các hoạt động dạy học:
1. KT bài cũ: - HS K- G nhắc lại từ, câu ứng dụng ở tiết trước.
 - HS viết bảng: Ê- đê, Em
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu, mục đích của tiết học
b. HD HS viết trên bảng con:
- Luyện viết chữ hoa:
+ HS đọc tên riêng, câu ứng dụng để tìm các chữ hoa trong bài: G, C, K
+ HS nhắc lại cấu tạo, cách viết từng chữ. So sánh chữ hoa G với C
+ GV nhắc lại cách viết và viết mẫu từng chữ (trọng tâm là chữ G)
G: Cấu tạogồm 3 nét: 2 nét cong nối liền nhau giống chữ C (viết liền một nét là sự kết hợp của hai nét cơ bản: cong dưới và cong trái nối liền nhau tạo vòng to ở đầu chữ) và một nét khuyết ngược( gần giống chữ Y)
+ HS tập viết từng chữ trên bảng con - nhận xét, chỉnh sửa.
- Luyện viết từ ứng dụng:
+ HS đọc từ ứng dụng: tên riêng Gò Công
+ GV giới thiệu : Gò Công là tên 1 thị xã thuộc tỉnh Tiền Giang, trước đây là nơi đóng quân của ông Trương Định – một lãnh tụ của nghĩa quân chống Pháp
+ GV HD cách viết - HS luyện viết trên bảng con.
- Luyện viết câu ứng dụng:
+ HS đọc câu ứng dụng: Khôn ngoanchớ hoài đá nhau
+ HS nêu nội dung câu tục ngữ: Anh em trong nhà phải biết thương yêu, đoàn kết giúp đỡ nhau.
+ HS tập viết trên bảng con: Khôn, Gà - GV lưu ý cách nối chữ giữa chữ hoa với chữ thường.
c. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết:
- HS mở vở - GV nêu yêu cầu cho từng đối tượng HS
- HS viết bài - GV quan sát uốn nắn.
- Lưu ý: Trình bày câu tục ngữ đúng quy định.
d. Chấm, chữa bài: - GV chấm một số bài - nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò:
- HS đọc lại toàn bài viết.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò.
 ------------------------------------------------
Tiết 2: ÔN TIẾNG VIỆT
Từ ngữ về cộng đồng. Ôn tập câu: Ai làm gì?
I. Mục tiêu
- Củng cố, mở rộng vốn từ về cộng đồng. Ôn tập về kiểu câu: Ai là gì?
- HS làm được một số bài tập có liên quan.
- HS thêm yêu trường lớp. Gây hứng thú môn học cho HS
II. Đồ dùng – Tài liệu: BT thực hành TV3, 35 đề ôn luyện TV 3
III. Các hoạt động dạy học:
1. KT bài cũ: - GV hỏi lại một số CH ở tiết LTVC buổi sáng.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. HD HS làm một số BT:
Bài 1: Tìm tiếp từ có tiếng đồng, có tiếng cộng (GV hỏi, HS nêu miệng)
a. M: đồng hương, ...
b. M: cộng hòa,...
- GV HDHS hiểu nghĩa một số từ mà HS tìm được.
Bài 2: Nối từ ngữ ở bên trái với nghĩa bên phải cho phù hợp
đồng hương
người cùng chí hướng, người cùng trong tổ chức cách mạng
đồng chí
người cùng nghề
đồng đội
người cùng quê
đồng bào
người cùng đội ngũ
đồng nghiệp
người cùng nòi giống.
- HS thảo luận nhóm đôi
- Đại diện 1 nhóm lên bảng nối, Lớp nhận xét,GV thống nhất kq.
Bài 3: Thành ngữ nào nói về ý thức cộng đồng tốt:
Đèn nhà ai nhà ấy rạng
Tối lửa tắt đèn có nhau.
- Lá lành đùm lá rách.
- Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại.
Ăn ở như bát nước đầy.
- HS nêu miệng nà nói nghĩa của từng thành ngữ.
- GV giải thích nếu HS còn lúng túng.
Bài 4: Câu nào thuộc kiểu câu Ai làm gì?
a. Hoa sực nhớ là mình quên không mang áo mưa.
b. Hoa cho cặp sách vào túi ni lông và lên xe phóng thẳng về nhà.
c. Hoa thấy trước cửa nhà mình có một ông lão đang trú mưa.
- HS làm miệng (KQ: câu b)
Bài5: Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho CH làm gì?
a. Chú cá heo này đã cứu sống một phi công.
b. Bé kẹp lại tóc, thả ống quần, lấy cái nón của má đội lên đầu.
c. Bác để cái kho báu ấy vào một góc lò nung.
- HS làm vở, nêu kết quả. 
- GV chép bảng, HS làm vào vở, 1 em lên bảng gạch.
3. Củng cố, dặn dò. 
- Nhắc lại một số từ ngữ về chủ đề cộng đồng ?
- GV nhận xét tiết học, nhắc HS ghi nhớ nội dung ôn tập.
 ------------------------------------------------
Tiết 3:ÔN TOÁN
Ôn: Giảm đi một số lần; 
Tìm một trong các phần bằng nhau của một số
I. Mục tiêu
Củng cố, ôn tập cho HS về giảm đi một số lần; Tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
HS vận dụng làm đúng một số bài tập. 
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy học 
 1. Kiểm tra bài cũ 
Muốn giảm một số đi một số lần ta làm thế nào?
Muốn giảm một số đi một số đơn vị ta làm thế nào?
Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số ta làm thế nào?.
2. Bài mới
	a. Giới thiệu bài
 b.HDHS luyện tập
Bài 1: Viết theo mẫu:
Số đã cho
 12m
 24kg
36 lít
Giảm đi 3 lần
12m:3 = 4m
Gấp 3 lần số đã cho
12m : 6 = 2m
HS nêu yêu cầu bài toán
2 HS nối tiếp lên bảng làm - HS nêu lại cách giảm một số đi một số lần, gấp một số lên nhiều lần
 Bài 2: Một thùng dầu có 48 lít dầu, sau khi đem bán thì số dầu giảm đi 6 lần. Hỏi thùng dầu còn lại bao nhiêu lít?
 HS đọc đầu bài
 BT cho biết gì? BT hỏi gì? -Muốn biết thùng dầu còn bao nhiêu lít ta làm thế nào?
 BT thuộc dạng toán gì?
 1 HS lên bảng giải BT, lớp làm vở. Nhận xét, chữa bài => Củng cố dạng toán về giảm đi một số lần.
Bài 3: Bà Trần đem đi chợ 48 quả bưởi, Sau khi đem bán, bà còn lại số bưởi. Hỏi bà Trần còn bao nhiêu quả bưởi?
HS đọc đầu bài
BT cho biết gì? BT hỏi gì? -Muốn biết còn bao nhiêu quả bưởi ta làm thế nào?
BT thuộc dạng toán gì?
1 HS lên bảng giải BT, lớp làm vở. Nhận xét, chữa bài => Củng cố dạng toán về Tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
GV cho HS nhận xét BT2, BT3 để nhận ra: 48 giảm 6 lần được 8; của 48 là 8. Vậy KQ của giảm 6 lần cũng là KQ của .
Bài 4:(Nếu còn thời gian) : Năm nay bố 45 tuổi. 5 năm trước tuổi Lan bằng tuổi của bố. Hỏi năm nay Lan bao nhiêu tuổi?
HS đọc đầu bài - GV hướng dẫn HS cách giải.
+ BT cho biết năm nay bố bao nhiêu tuổi? Cho biết gì về tuổi của Lan?
+ BT hỏi gì? Muốn biết năm nay Lan bao nhiêu tuổi ta cần phải biết gì?(Tuổi của Lan 5 năm trước).
+ Muốn tìm tuổi của Lan 5 năm trước ta làm thế nào?(Tìm tuổi bố 5 năm trước; lấy tuổi bố 5 năm trước chia 5)
+ Muốn tìm tuổi của Lan hiện nay ta làm thế nào?
HS lên bảng giải - lớp giải vào vở. GV chấm, chữa bài.
GV chốt lời giải đúng:
3. Củng cố dặn dò
Muốn giảm một số đi một số lần ta làm thế nào?
Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số ta làm thế nào?.
GV nhận xét giờ học, chuẩn bị bài sau.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 13 tháng 10 năm 2016
Tiết 1+3:3B +3A: TOÁN
 Tiết 39: Tìm số chia
I. Mục tiêu
- Biết tìm số chia chưa biết. Biết gọi tên của các thành phần trong phép chia. 
- Phân biệt được các thành phần trong phép chia.
II. Đồ dùng dạy học: GV: 6 hình vuông
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ: - Muốn tìm số bị chia ta làm như thế nào? 
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn cách tìm số chia.
- GV lấy 6 hình vuông xếp như hình vẽ SGK.
- GV nêu: Có 6 hình vuông xếp đều thành 2 hàng mỗi hàng có 6 hình vuông?
	(6 : 2 = 3)
- HS nêu tên gọi các thành phần trong phép chia.
 GV ghi bảng: 6 : 2 = 3
	 Số bị chia Số chia Thương
+ Muốn tìm số chia ta làm như thế nào?
- GV chỉ vào phép chia và nêu cách tìm, HS nêu phép tính 2 = 6 : 3
- GV cùng HS rút ra quy tắc.
* GV đưa ra ví dụ
- GV nêu bài toán: Tìm x biết 30 : x = 5
- Muốn tìm x ta làm như thế nào ? ( ta lấy 30 : 5 = 6)
- HS nêu cách tìm số chia rồi tự làm. GV hướng dẫn cách trình bày.
=> KL: Trong phép chia hết, muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho số chia.
c. Thực hành T39
*Bài 1(39): Tính nhẩm
35 : 5
35 : 7
28 : 7
28 : 4
24 : 4
24 : 6
21 : 3
21 : 7
	- HS nối tiếp nhau nêu miệng kết quả các phép tính
- Củng cố các phép chia trong bảng.
*Bài 2(39): Tìm x
 12 : x = 2, 
 36 : x = 4, 
- HS nêu cách tìm số chia và số bị chia.
- HS làm bảng lớp, bảng con theo dãy bàn.
- GV củng cố cách tìm số chia, số bị chia.
*Bài 3(39) (Nếu còn tg cho HS làm thêm)
- Trong phép chia hết, 7 chia cho mấy để được: Thương lớn nhất? Thương bé nhất?
- HS làm miệng
3. Củng cố dặn dò
- Muốn tìm số chia ta làm như thế nào? 
- GV nhận xét tiết học, HDHS chuẩn bị tiết sau.
 --------------------------------------------------------
Tiết 2+4: 3B+ 3C: THỦ CÔNG
Gấp, cắt, dán bông hoa (tiết 2)
I. Mục tiêu
- HS biết cách gấp, cắt, dán bông hoa .
- Gấp, cắt, dán được bông hoa đúng quy trình . Các cánh của bông hoa tương đối đều nhau.( HS có thể gấp, cắt, dán được bông hoa năm cánh, bốn canh, tám cánh. Các cánh của mỗi bông hoa đều nhau. Có thể cắt được nhiều bông hoa, trình bày đẹp.)
- Yêu thích sản phẩm gấp, cắt, dán .
II. Đồ dùng dạy học
Mẫu các bông hoa năm cánh , bốn cánh , tám cánh được gấp cắt từ giấy màu 
Tranh quy trình gấp , cắt bông hoa năm cánh , bốn cánh , tám cánh .
Kéo , thước , giấy màu , hồ dán .	
III. Các hoạt động dạy học
 1. Kiểm tra bài cũ: 
HS nêu lại các bước gấp, cắt, dán bông hoa.
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu : Nêu mục tiêu .
b. Nội dung :
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành
HS nhắc lại các bước, quy trình gấp,cắt,dán bông hoa.
GV treo quy trình và nhắc lại các bước thực hiện .
+ Bước 1 : Gấp, cắt bông hoa 5 cánh : 
+ Bước 2 : Dán hình các bông hoa 
+ Bố trí bông hoa cắt được vào vị trí thích hợp trên tờ giấy trắng .
+ Nhấc bông hoa ra , lật mặt sau để bôi hồ , sau đó dán vào vị trí đã định .
+ Vẽ thêm cành , lá để trang trí . 
GV tổ chức cho HS thực hành , GV theo dõi giúp đỡ .
* Hoạt động 4: Tổ chức cho HS trang trí và trưng bày sản phẩm.
Nhận xét...
3. Củng cố, dặn dò.
Nêu các thao tác gấp,cắt, dán bông hoa 4,6,8 cánh.
Nhận xét giờ học.
 ------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 1: LUYỆN VIẾT CHỮ ĐẸP
Bài 7
I. Mục tiê

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_08_nam_hoc_2016_2017_pham_thi_nhung.doc
Giáo án liên quan