Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 29 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nhung

I. Mục tiêu

- Biết qui tắc tính diện tích hình chữ nhật khi biết số đo hai cạnh của nó.

- Vận dụng để tính được của một hình chữ nhật đơn giản theo đơn vị đo là xăng ti mét vuông.

- áp dụng kiến thức đã học vào tính diện tích một mảnh vườn, cái ao

II. Đồ dùng:

- GV: Mô hình hình chữ nhật ở trong bộ đồ dùng biểu diễn.

- Kẻ bảng nội dung bài tập 1(T52)

III. Các hoạt động dạy học

1. Kiểm tra bài cũ: - HS nhắc lại tên đơn vị đo diện tích và viết bảng.

2. Dạy bài mới

a. Giới thiệu bài

b. Xây dựng quy tắc tính diện tích hình chữ nhật

- GV treo mô hình hình chữ nhật và hướng dẫn.

- Hãy tính số ô vuông trong hình chữ nhật trên .

- Biết một ô vuông có diện tích là 1xăng ti mét vuông.

- HS tính và trả lời bài làm của mình.

- GV dựa vào kết quả trên để suy ra công thức tính diện tích của hình chữ nhật.

- Muốn tính diện tích của hình chữ nhật ta làm như thế nào?

- HS phát biểu qui tắc và nhắc lại nhiều lần qui tắc trên.

 

doc15 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 213 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 29 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nhung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GK 
b. Luyện đọc: 
a) GV đọc diễn cảm toàn bài: giọng rành mạch, rứt khoát. 
b) GV hướng dẫn HS luyện đọc và giải nghĩa từ
- HS đọc nối tiếp từng câu, GV sửa lỗi phát âm cho HS: giữ gìn, nước nhà, lưu thông,..
- HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp, GV chú ý cách nghỉ hơi ở một số câu dài và kết hợp 
giải nghĩa các từ: dân chủ, bồi bổ, khí huyết, bổn phận. 
- Đọc từng đoạn trong nhóm: 
+ GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 3 . 
+ Tổ chức cho HS thi đọc. Lớp nhận xét.
c. Tìm hiểu bài: HS đọc thầm toàn bài.
- Sức khoẻ cần thiết như thế nào trong việc XD Tổ quốc?
- Vì sao tập TD là bổn phận của mỗi người yêu nước?
- Em hiểu điều gì sau khi đọc lời kêu gọi toàn dân tập TD của Bác Hồ? (Bác là tấm gương về rèn luyện thân thể )
- Em sẽ làm gì sau khi đọc “ Lời kêu gọi tập TD’’của Bác Hồ?
d. Luyện đọc lại : Gọi HS đọc toàn bài.
-Yc học sinh đọc nhấn giọng ở những từ ngữ quan trọng.
- Gọi 3 HS lên thi đọc - lớp nhận xét bình chọn.
3. Củng cố- dặn dò: 
- Sau khi đọc lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác Hồ em sẽ làm gì ? GV liên hệ thực tế.
- GV nhận xét giờ học. 
 ------------------------------------------------
Tiết 2: CHÍNH TẢ( nghe viết)
Buổi học thể dục 
I. Mục tiêu
Nghe viết đoạn 4 của truyện: Buổi học thể dục. Làm bài tập phân biệt: s/x.
Viết chính xác, trình bày đúng đoạn 4, ghi đúng các dấu chấm than vào cuối câu cảm, câu cầu khiến. Viết đúng tên riêng nước ngoài trong truyện.
Có ý thức viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng:
III. Các hoạt động dạy học 
 1. Kiểm tra bài cũ 
GV đọc các từ: bóng ném, leo núi, cầu lông, bơi lội, luyện võ.
1HS viết bảng lớp, dưới viết giấy nháp
 2. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài
 b. Hướng dẫn nghe viết
* Hướng dẫn chuẩn bị
GV đọc đoạn viết
HS đọc đoạn viết, lớp theo dõi SGK
GV nêu câu hỏi
 + Câu nói của thầy giáo đặt trong dấu gì?
 + Những chữ nào trong đoạn phải viết hoa?
* Viết từ khó
HS tự đọc đoạn văn tìm từ khó viết ra nháp, bảng lớp.
GV nhận xét HS viết.
* Viết bài
GV đọc cho HS viết bài vào vở, đồng thời nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS.
* Chấm , chữa bài
GV đọc cho HS soát lỗi.
HS ghi số lỗi ra lề.
c. Hướng dẫn làm bài tập
 *Bài 2 1HS đọc yêu cầu bài tập, sau đó làm bài cá nhân.
GV gọi HS chữa bài trên bảng lớp.
1HS làm bảng lớp, cả lớp cùng chữa bài.
GV nhấn mạnh về cách viết tên nước ngoài: viết hoa chữ cái đầu tiên, đặt dấu gạch nối giữa các tiếng trong tên riêng ấy.
 *Bài 3 
HS tự đọc và làm bài cá nhân.
GV gọi 1HS chữa bài.
3. Củng cố dặn dò
GV nhắc nhở HS những điều khi viết bài.
Nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------
Tiết 3:TOÁN
Tiết 142: Luyện tập
I. Mục tiêu
- Biết tính diện tích hình chữ nhật theo kích thước cho trước.
- Rèn kĩ năng tính diện tích hình chữ nhật.
II. Đồ dùng
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: 3HS nêu quy tắc tính diện tích hình chữ nhật.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn làm bài tập T153
 *Bài 1
- 1HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV yêu cầu HS tự làm bài, lưu ý HS cần đổi đơn vị đo độ dài về cùng một đại lượng. Đổi 4 dm = 40 cm -> Tính chu -> Tính diện tích
HS làm bài cá nhân, sau đó chữa bảng lớp.
Chu vi = ( 40 + 8 ) x 2; Diện tích = 40 x 8
GV củng cố về cách tính diện tích và chu vi hình chữ nhật.
 *Bài 2
- GV yêu cầu HS quan sát và nhận xét về hai hình chữ nhật theo hai kích thước cho trước, sau đó tính diện tích của hai hình chữ nhật đó và tính diện tích hình H.
HS tính diện tích của từng hình, sau đó tính diện tích hình H.
1HS chữa bảng lớp.
GV nhận xét và nhắc lại cách làm bài. Củng cố cách tính diện tích HCN.
 *Bài 3 
1HS đọc yêu cầu đề bài. HD HS làm bài
+ Muốn tính diện tích HCN đó ta cần biết gì?
+ Muốn tìm chiều dài hình đó ta làm như thế nào?
HS làm vở. GV thu và chấm. Nhận xét
3. Củng cố - dặn dò
HS nhắc lại công thức tính diện tích hình chữ nhật.
GV lưu ý HS về cách tính diện tích hình chữ nhật phải cùng đơn vị đo.
 ------------------------------------------------
Tiết 4: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Thực hành: Đi thăm thiên nhiên (tiết 1) 
I. Mục tiêu
- Khái quát hoá được những đặc điểm chung của những thực vật và động vật đã học. Hình thành biểu tượng về môi ytường tự nhiên.
- Quan sát và chỉ được các bộ phận bên ngoài của các cây, con vật đã gặp khi đi thăm thiên nhiên. Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét mô tả môi trường xung quanh
+ KNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin; Kĩ năng hợp tác; Trình bày sáng tạo kết quả thu nhận được của nhóm bằng hình ảnh, bằng thồn tin.
- Yêu thích thiên nhiên
II. Đồ dùng dạy học : Bản thu hoạch, bài vẽ về con vật
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ 
	GV kiểm tra bài thu hoạch giao về nhà cho HS
2. Dạy bài mới
	a. Giới thiệu bài
	b. Hoạt động1: Đi thăm thiên nhiên
- GV dẫn HS đi thăm thiên nhiên ở trước cổng trường và xung quanh sân trường.
- Phân công các em đi thăm theo nhóm và chú ý quan sát, vẽ hoặc ghi chép mô tả cây cối và các con vật các em đã nhìn thấy.
- HS đi theo nhóm, các nhóm trưởng quản lí các bạn không ra khỏi khu vực GV đã qui định.
- GV theo dõi và giúp đỡ HS quan sát và ghi chép.
	c. Hoạt động2 : Thảo luận
	GV điều khiển HS thảo luận các câu hỏi sau:
- Nêu những đặc điểm chung của thực vật ? Đặc điểm chung của động vật?
- Nêu những đặc điểm chung của cả động vật và thực vật ?
=> GV kết luận: 
- Trong tự nhiên có rất nhiều loài thực vật. Chúng có hình dạng, độ lớn khác nhau. Chúng thường có đặc điểm chung : có rễ, thân, lá, hoa, quả
- Trong tự nhiên có rất nhiều loài động vật. Chúng có hình dạng, độ lớn.. ..khác nhau. Cơ thể chúng thường gồm ba phần : đầu, mình và cơ quan di chuyển
- Thực vật và động vật đều là những cơ thể sống, chúng được gọi chung là sinh vật
	3. Củng cố dặn dò
- GV hệ thống lại nội dung bài 
- Em có tình cảm gì đối với thiên nhiên ? Em cần làm gì để bảo vệ thiên nhiên ?
 ------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 1: ÔN TIẾNG VIỆT
Kể lại một trận thi đấu thể thao
I. Mục tiêu: Tiếp tục giúp HS:
 - Kể được một số nét chính của một trận thi đấu thể thao đã được xem, được nghe tường thuật giúp người nghe hình dung được trận đấu. 
- Biết tác dụng của thể thao và yêu thích thể thao.
II. Đồ dùng : Tranh ảnh một số môn thể thao, báo thể thao
III. Các hoạt động dạy học 
 1. Kiểm tra bài cũ 
 2. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài
 b. Hướng dẫn luyện tập:
Đề bài: Em đã từng xem trực tiếp hoặc gián tiếp (trên ti vi, nghe đài,...) một trận thi đấu thể thao. Hãy kể lại trận thi đấu đó.
1HS đọc yêu cầu đề bài, cả lớp theo dõi SGK
GV nhắc HS: 
- Các em có thể kể về buổi thi đấu thể thao mà các em đã tận mắt nhìn thấy trên sân vận động, sân trường hoặc trên ti vi; cũng có thể kể về một buổi thi đấu thể thao các em nghe tường thuật trên đài phát thanh, nghe qua người khác hoặc đọc trên sách báo.
- Kể theo gợi ý nhưng không nhất thiết phải theo sát gợi ý, có thể linh hoạt thay đổi theo các trình tự gợi ý. 
GV treo tranh một số trận thi đấu thể thao cho HS quan sát.
HS quan sát và theo dõi GV hướng dẫn sau đó tập kể. 
HS tập kể theo nhóm đôi.
Thi kể trước lớp, cả lớp bình chọn bạn kể hay.
3. Củng cố - dặn dò
- GV yêu cầu HS về viết lại ra giấy nháp những điều đã xem (đã nghe) về trận thi đấu thể thao để chuẩn bị ngày mai viết đoạn văn về trận thi đấu thể thao.
- Nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------
Tiết 2:ÔN TOÁN
Diện tích hình chữ nhật
I. Mục đích yêu cầu
Củng cố cách tính diện tích hình chữ nhật.
Rèn kĩ năng cộng, trừ, nhân, chia với đơn vị đo diện tích , tính diện tích HCN theo đơn vị đo xăng- ti mét vuông đúng, chính xác; kĩ năng trình bày lời giải.
II. Đồ dùng:
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm ra bài cũ
HS nêu cách tính diện tích hình chữ nhật
Đơn vị đo diện tích đã học là gì?
2. Bài mới
a.Giới thiệu bài:
b.Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài1 Điền vào chỗ trống theo mẫu : 
Chiều dài
12 cm
25 cm
17 cm
Chiều rộng
6 cm
7 cm
2 cm
Diện tích hình chữ nhật
12 x 6 = 72( cm2)
Chu vi hình chữ nhật
(12 + 6 ) x 2 = 36 (cm)
Gọi 2 HS lên bảng làm bài
HS dưới lớp viết vào bảng con
Chữa bài. Muốn tính chu vi ,diện tích hình chữ nhật ta làm thế nào?
GV củng cố cách tính diện tích, chu vi hình chữ nhật.
Bài 2: Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài 2 dm, chiều rộng 9 cm.
1 HS đọc bài toán.
Em có nhận xét gì về số đo của chiều dài và chiều rộng hình chữ nhật?(không cùng đơn vị đo)
Vậy muốn tính được diện tích hình chữ nhật, chúng ta phải làm gì trước?(đổi số đo chiều dài thành xăng -ti mét.)
HS làm bài vào vở
Gọi 1 HS lên chữa bài
GV nhận xét, củng cố. 
Bài 3: Một hình chữ nhật có chiều rộng là 8 cm, chiều dài gấp 3 lần chiều rộng.Tính diện tích hình chữ nhật đó?
HS làm bài vào vở .
1 HS lên bảng chữa bài.
GV nhận xét, củng cố .
3. Củng cố - dặn dò
HS nêu cách tính diện tích hình chữ nhật. 
GV nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------
Tiết 3: ĐẠO ĐỨC
Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (tiết 2)
I. Mục tiêu
- HS hiểu được: Nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống. Sự cần thiết phải sử dụng hợp lí và bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm.
- HS biết tiết kiệm nước, bảo vệ nguồn nước, tuyên truyền cho mọi người xung quanh.
+ KNS: Kĩ năng lắng nghe ý kiến của bạn; kĩ năng trình bày các ý tưởng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường; kĩ năng bình luận, xác định và lựa chọn các giải pháp tốt nhất để tiết kiệm bảo vệ nguồn nước ở nhà, ở trường; kĩ năng đảm nhiệm trách nhiệm tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường.
- Giáo dục HS có ý thức tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước, tuyên truyền cho mọi người xung quanh.
II. Đồ dùng: Phiếu bài tập
III. Các hoạt động dạy học 
	1. Kiểm tra bài cũ: Vì sao cần phải tôn trọng thư từ tài sản của người khác?
	2. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài:
	 b. Các hoạt động:
 * Hoạt động 1: Vẽ tranh hoặc xem ảnh:
+ Mục tiêu: HS hiểu nước là nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày.
+ Tiến hành: GV yêu cầu HS vẽ những gì cần thiết trong cuộc sống hàng ngày
- HS làm việc theo cặp ( chọn 4 thứ cần thiết nhất cho con người )
+ GV kết luận
 * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm:
+ Mục tiêu: HS biết nhận xét, đánh giá hành vi khi sử dụng nước và bảo vệ nguồn nước.
+ Tiến hành: GV chia nhóm, phát phiếu thảo luận, nhận xét việc làm trong mọi trường hợp...
Thảo luận nhóm
Đại diện báo cáo
GV kết luận: Cần bảo vệ nguồn nước.
 * Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
+ Mục tiêu:HS quan tâm, tìm hiểu thực tế sử dụng nước trong đời sống hàng ngày.
+ Tiến hành: GV chia nhóm, phát phiếu học tập.
- Từng cặp trao đổi. Vài cặp trình bày trước lớp
- GV nhận xét, bổ sung
3. Củng cố dặn dò:
- Liên hệ: Tìm hiểu thực tế ở gia đình, nhà trường, địa phương.
- HS nêu bài học
- Nhận xét tiết học.
Thứ tư ngày 29 tháng 3 năm 2017
Tiết 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
 Từ ngữ về thể thao. Dấu phẩy
I. Mục tiêu
- Mở rộng vốn từ thuộc chủ đề thể thao. Ôn luyện dấu phẩy
- Kể được tên một số môn thể thao. Nêu được 1 số từ ngữ vầ chủ điểm Thể thao. đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (BT3a/ b).
- Có ý thức học tập tốt, yêu thích môn thể thao
II. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ viết sẵn 2 câu văn ở BT3 a/ b
II. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS làm miệng bài 2 và 3 của tuần 28
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
 b. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1 : Hãy kể tên các môn thể thao bắt đầu bằng những tiếng sau : bóng, chạy, đua, nhảy
- GV yêu cầu làm bài theo nhóm đôi. 2 nhóm lên bảng thi tiếp sức
- Lớp đọc bảng từ của mỗi nhóm, nhận xét đúng sai và kết luận nhóm thắng cuộc.
+ bóng đá, bóng rổ, bóng bầu dục, bóng hơi, bóng ném, ...
+ chạy việt dã, chạy vượt rào, chạy ngắn, chạy tiếp sức, ..
+ đua xe đạp, đua mô tô, đua xe lăn, đua thuyền, ...
+ nhảy cao, nhảy xa, nhảy sào, nhảy cầu, ...
- GV có thể mô tả bằng lời về 1 số môn thể thao
- HS đọc bảng từ (Cá nhân ; ĐT)
Bài 2
- 1HS đọc yêu cầu bài tập và truyện vui: Cao cờ 
- GV yêu cầu HS ghi lại những từ ngữ về kết quả thi đấu thể thao: được, thua, không ăn, thắng, hoà
- HS làm bài cá nhân và trình bày miệng trước lớp
- GV hỏi : - Anh chàng trong truyện có cao cờ không ?
	 - Anh ta có thắng ván cờ nào không ?
 - Truyện đáng buồn cười ở chỗ nào ?
Bài 3: Điền dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong câu:
- GV treo bảng phụ, giúp HS nắm y/c của BT
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân phần a, b 
- HS chữa bài trên bảng phụ phần a, b 
- Lớp, GV nhận xét, chốt lời giải đúng
- 2 HS đọc lại các câu văn đã điền đúng dấu phẩy
3. Củng cố dặn dò
- 1 HS đọc lại bảng từ ở BT1
- Em thích môn thể thao nào ? Em đã tham gia tập luyện những môn thể thao nào?
 ------------------------------------------------
Tiết 2: CHÍNH TẢ(Nghe - viết)
Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục
I. Mục tiêu
- Nghe viết một đoạn trong bài: Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục. Tiếp tục làm bài tập phân biệt s/x.
- Viết đúng các tiếng có âm đầu s/x.
- Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp.	
II. Đồ dùng 
II. Các hoạt động dạy học 
 1. Kiểm tra bài cũ 
GV đọc các từ: nhảy xa, nhảy sào, sới đất, xiếc, đua xe
HS viết bảng lớp, bảng con. GV nhận xét HS viết. 1HS đọc lại
 2. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài
 b. Hướng dẫn nghe viết
* Hướng dẫn chuẩn bị
GV đọc đoạn viết
HS đọc đoạn viết, lớp theo dõi SGK
GV nêu câu hỏi: Vì sao mỗi người dân phải tập thể dục?
* HD cách trình bày:
- Đoạn văn có mấy câu? Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao?
- Chữ đầu đoạn viết như thế nào cho đẹp?
* Viết từ khó
HS tự đọc đoạn văn tìm từ khó viết ra nháp, bảng lớp: giữ gìn, sức khoẻ, luyện tập
GV nhận xét HS viết
*Viết bài: GV đọc cho HS viết bài vào vở, đồng thời nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS.
* Chấm, chữa bài
GV đọc cho HS soát lỗi
HS ghi số lỗi ra lề
 c. Hướng dẫn làm bài tập
*Bài 2a
1HS đọc yêu cầu đề bài. 1HS đọc truyện vui, làm bài cá nhân.
GV chép nội dung câu truyện trên bảng lớp.
1HS lên bảng chữa bài: bác sĩ - mỗi sáng - xung quanh - thị xã - ra sao - sút.
1HS đọc lại truyện vui: Truyện buồn cười ở điểm nào?
3. Củng cố - dặn dò
- GV nhắc nhở HS những điều khi viết bài.
- Về nhà xem lại bài tập.
 ------------------------------------------------
Tiết 3:TOÁN
Tiết 143 : Diện tích hình vuông
I. Mục tiêu
- Biết quy tắc tính diện tích hình vuông theo số đo cạnh của nó và bước đầu vận dụng tính diện tích 1 số hình vuông theo đơn vị là xăng-ti-mét vuông.
- Rèn kĩ năng tính diện tích hình vuông
II. Đồ dùng dạy học : Hình vuông bằng nhựa và tấm lưới ô vuông ở BĐD 
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ : 2 HS nêu qui tắc tính diện tích hình chữ nhật
2. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài
 b. Giới thiêu quy tắc tính diện tích hình vuông
- GV hướng dẫn HS xây dựng quy tắc tính diện tích hình vuông tương tự như cách xây dựng quy tắc tính diện tích hình chữ nhật.
Lưu ý : Chưa sử dụng coi HV là hình HCN đặc biệt để đưa ra quy tắc tính diện tích HV. Chẳng hạn : HV gồm 3 x3 = 9 (ô vuông), 1 ô vuông có diện tích 1 cm2 diện tích hình vuông là 3 x 3 = 9 (cm2). Từ đó dẫn ra quy tắc tính diện tích hình vuông như trong sgk.
- Vài HS nhắc lại quy tắc tính diện tích hình vuông
 c. Thực hành
	Bài 1(153) Viết vào ô trổng (theo mẫu)
- 1HS đọc yêu cầu của bài 
- 2 HS chữa bài trên bảng lớp (mỗi em chữa 1 cột)
- Lớp, GV nhận xét và củng cố cách tính chu vi, diện tích hình vuông
	Bài 2 (154)
- 1HS đọc bài toán
- GV gợi ý : Số đo cạnh là mm, số đo diện tích cần tính là cm. Vậy phải đổi số đo cạnh ra cm hoặc tính diện tích ra mm rồi đổi ra cm. ở bài này nên đổi : 80mm = 8cm rồi tính diện tích: 8 x 8 = 64 ( cm2)
- HS làm bài vào vở. 1 HS lên bảng chữa bài 
- Lớp, GV nhận xét, chốt lời giải đúng
	Bài 3 (154)
- HS đọc bài toán; GV tóm tắt BT: chu vi HV 20 cm, diện tích HV  cm?
- HS nêu các bước giải BT
- GV hướng dẫn HS giải BT theo 2 bước :
	+ Bước 1: Tính cạnh hình vuông
	 20 : 4 = 5 ( cm)
	+ Bước 2 : Tính diện tích HV
	5 x 5 = 25 ( cm2)
- HS làm bài, chữa bài; Lớp, GV nhận xét, chốt lời giải đúng
3. Củng cố - dặn dò
- HS nhắc lại cách tính diện tích hình vuông. Nhận xét, dặn dò
 ------------------------------------------------
Tiết 4: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Thực hành: Đi thăm thiên nhiên (tiết 2) 
I. Mục tiêu
- Khái quát hoá được những đặc điểm chung của những thực vật và động vật đã học. Hình thành biểu tượng về môi trường tự nhiên.
- Quan sát và chỉ được các bộ phận bên ngoài của các cây, con vật đã gặp khi đi thăm thiên nhiên. Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét mô tả môi trường xung quanh
+ KNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin; Kĩ năng hợp tác; Trình bày sáng tạo kết quả thu nhận được của nhóm bằng hình ảnh, bằng thông tin.
- Yêu thích thiên nhiên, có ý thức bảo vệ và giữ gìn thiên nhiên biển đảo.
II. Đồ dùng dạy học: HS : Bản thu hoạch, bài vẽ về con vật
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ : - GV kiểm tra bài thu hoạch giao về nhà cho HS
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
- Từng cá nhân báo cáo với nhóm những gì bản thân mình đã quan sát được khi đi thăm thiên nhiên ( tiết trước) kèm theo bản vẽ phác thảo hoặc ghi chép cá nhân
- Cả nhóm cùng bàn bạc cách thể hiện và vẽ chung hoặc hoàn thiện các sản phẩm cá nhân 
- GV theo dõi giúp đỡ các nhóm
- Đại diện từng nhóm lên giới thiệu sản phẩm của nhóm mình trước lớp
- GV cùng HS đánh giá nhận xét các nhóm làm tốt ở mặt nào và cần rút kinh nghiệm gì
c. Hoạt động 2 : Thảo luận
	GV điều khiển HS thảo luận các câu hỏi sau:
- Nêu những đặc điểm chung của thực vật? Đặc điểm chung của động vật?
 Nêu những đặc điểm chung của cả động vật và thực vật ?
=> GV kết luận: 
- Trong tự nhiên có rất nhiều loài thực vật. Chúng có hình dạng, độ lớn khác nhau. Chúng thường có đặc điểm chung: có rễ, thân, lá, hoa, quả
- Trong tự nhiên có rất nhiều loài động vật. Chúng có hình dạng, độ lớn.. ..khác nhau. Cơ thể chúng thường gồm ba phần : đầu, mình và cơ quan di chuyển
- Thực vật và động vật đều là những cơ thể sống, chúng được gọi chung là sinh vật.
3. Củng cố - dặn dò
+ Nêu cảnh quan thiên nhiên vùng biển đảo? Em cần làm gì để giữ gìn biển đảo luôn sạch đẹp?
- Em có tình cảm gì đối với thiên nhiên ? Em cần làm gì để bảo vệ thiên nhiên ?
- GV liên hệ, nhắc nhở HS ; Nhận xét, dặn dò.
 ------------------------------------------------
Buổi chiều: Tập viết; Ôn TV; Ôn Toán (Đ/c Tâm dạy)
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 30 tháng 3 năm 2017
Buổi sáng: Toán, Thủ công, Tiếng Anh, Tiếng Anh (Đ/c C. Hương ; Phượng dạy)
 --------------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 1: LUYỆN VIẾT CHỮ ĐẸP
Bài 28: Tháng năm
I. Mục tiêu
- Củng cố, luyện viết cho HS viết đúng bài: Tháng năm. 
- Có kĩ năng viết đúng, viết đẹp, đúng chính tả: nỗi nhớ, rã rời, nước sôi. 
- Có ý thức chăm chỉ học tập. 
II. Đồ dùng: 
III. Các hoạt động dạy học:
1. KTBC: 
- HS đọc lại bài Cò và Vạc
- HS viết bảng con: Cò và Vạc, khuyên bảo, chăm chỉ
2. Bài mới
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn HS viết bài
* HD HS chuẩn bị:
GV đọc mẫu đoạn viết. 2 HS đọc lại.
+ Tháng năm cảnh vật như thế nào?
* HD cách trình bày.
- Bài thơ gồm mấy dòng thơ? trong bài có những chữ nào được viết hoa? Vì sao?
- HS viết các từ vào bảng con: Ngày dài, Nước sôi, Luốc mình, Con cua, ẩn vào, Cỏ dại, Rã rời.
GV nhắc lại cách viết, cách trình bày bài.
HS viết bài vào vở.
GV thu một số vở chấm, nhận xét. 
3. Củng cố- dặn dò:
- GV hệ thống bài. 
- GV nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------
Tiết 2: THỂ DỤC (Gv chuyên)
 ------------------------------------------------
Tiết 3: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
KNS: Khi em có lỗi (tiết 1)
( Theo thực hành kĩ năng sống)
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 31 tháng 3 năm 2017
Tiết 1: TẬP LÀM VĂN
Viết về một trận thi đấu thể thao
I. Mục tiêu
- Dựa vào bài làm miệng tuần trước, HS viết được một đoạn văn ngắn khoảng 6 câu kể lại một trận thi đấu thể thao mà em đã có dịp xem.
- Bài viết đủ ý, diễn đạt rõ ràng, thành câu, giúp người nghe hình dung được trận đấu.
- Có ý thứ

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_29_nam_hoc_2016_2017_pha.doc