Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 24 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nhung

I. Mục tiêu

- Có kĩ năng thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số, trường hợp thương có chữ số 0.

- Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán.

II. Đồ dùng

III. Các hoạt động dạy học

1. Kiểm tra bài cũ

- 2HS lên bảng: 2324 : 4 1289 : 7

- GV gọi HS chia lại và nhấn mạnh về cách chia.

2. Dạy bài mới

a. Giới thiệu bài

b. Hướng dẫn làm bài tập

 *Bài 1(120) Đặt tính rồi tính:

- 3HS lên bảng, ở dưới làm bảng con theo dãy bàn.

- GV hỏi và củng cố lại cách chia và nhấn mạnh: Từ lần chia thứ hai, nếu số bị chia

bé hơn số chia thì phải viết 0 ở thương rồi mới thực hiện tiếp.

 *Bài 2a, b (120) Tìm x

- GV hỏi về thành phần chưa biết trong các phép tính này.

- HS nêu cách tìm thừa số chưa biết và giải nháp, 3 HS lên bảng làm.

- GV lưu ý cách trình bày cho HS.

=> Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào?

 

doc19 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 210 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 24 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nhung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ét.
GV cho HS nhận xét về hai phép tính trên và hỏi: Em có nhận xét gì về hai phép tính này?
HS nêu được mối quan hệ của phép nhân và chia
HS làm nháp và bảng lớp các phần còn lại. GV củng cố lại cách nhân, chia.
*Bài 2(120) Đặt tính rồi tính:
GV hướng dẫn làm tương tự bài 1.
HS làm bài vào nháp và bảng lớp.
* Bài 3:
- HS đọc bài, GV phân tích bài toán, HD HD giải theo 2 bước
+ Tính tổng số sách trong 5 thùng
+ Tính số sách chia cho mỗi thư viện.
*Bài 4(120) 
- 1HS đọc đề bài.
GV đặt câu hỏi phân tích để HS tìm được chu vi của sân vận động đó theo 2 bước: Tìm chiều dài -> Tìm chu vi.
HS làm bài vào vở.
GV chấm bài và củng cố lại cách tính chu vi hình chữ nhật.
3. Củng cố dặn dò
GV lưu ý lại cho HS về chia số có bốn chữ số khi thương có chữ số 0 và khi chữ số
bị chia không chia được cho số chia ta phải lấy hai chữ số đề chia.
Cách tính chu vi của một hình.
 ------------------------------------------------
Tiết 4: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Hoa
I. Mục tiêu
Quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, mùi hương của một số loài hoa. Kể tên một số bộ phận thường có của một bông hoa. Phân loại các bông hoa sưu tầm được. Nêu được chức năng và ích lợi hoa. 
Kể tên đúng và phân biệt đúng các bộ phận của bông hoa.
+ KNS: Kĩ năng quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về đặc điểm bên ngoài của một số loài hoa; Tổng hợp phân tích thông tin để biết vai trò ích lợi đối với đời sống 
thực vật, đời sống con người của các loài hoa.
Yêu thích loài hoa, biết chăm sóc và bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng: Một số loài hoa khác nhau
III. Các hoạt động dạy học 
	1. Kiểm tra bài cũ: 
- Lá cây có khả năng kì diệu gì?
	2. Dạy bài mới
	a. Giới thiệu bài
	b. Hoạt động1: Quan sat và thảo luận
	* Mục tiêu: Quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, mùi hương của một số loài hoa. Kể tên một số bộ phận thường có của một bông hoa.
	* Cách tiến hành
 Bước 1: Làm việc theo nhóm
GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm thảo luận câu hỏi SGK trang 90.
HS thảo luận
Bước 2: 	- Làm việc cả lớp
 	- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung
=> GV kết luận: Các loài hoa thường khác nhau về màu sắc, hình dạng, mùi hương. Mỗi bông hoa thường có cuống hoa, đài hoa, cánh hoa, nhị hoa.
	c. Hoạt động 2: Làm việc với vật thật
	* Mục tiêu: Phân loại các bông hoa sưu tầm được.
	* Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS đặt những bông hoa đã sưu tầm được để lên bàn và phân loại do nhóm đặt ra. Các nhóm thảo luận và trình bày sản phẩm trước lớp.
Cả lớp bình chọn nhóm trình bày đẹp, có nhiều loại hoa phong phú.
	d. Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp	
	* Mục tiêu:Nêu được chức năng và ích lợi hoa
	* Cách tiến hành: GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận:
Hoa có chức năng gì?
Hoa thường dùng để làm gì? Nêu ví dụ?
Quan sát các hình trang 91, những hoa nào được dùng để trang trí, để ăn ......
=> GV kết luận: Hoa là cơ quan sinh sản của cây. Hoa thường dùng để trang trí, làm nước hoa và nhiều việc khác.
3. Củng cố dặn dò
- HS đọc kết luận sgk, GV hệ thống lại nội dung bài. 
- Về nhà chuẩn bị một số quả để giờ sau học.
 ------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 1: ÔN TIẾNG VIỆT
Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật 
I. Mục tiêu
- Giúp HS kể lại được một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em đã được xem thực tế hoặc trên ti vi. 
- Viết được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn.
- Kể lại rõ ràng, tự nhiên về một buổi biểu diễn nghệ thuật. Bài viết ngắn gọn, rõ ràng, đủ ý đủ câu, gãy gọn đúng ngữ pháp. 
- HS yêu thích nghệ thuật.
II. Đồ dùng dạy - học
III. Các hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Hãy kể một số môn nghệ thuật mà em biết?
- Em thích môn nghệ thuật nào? Vì sao?
2. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Hướng dẫn học sinh luyện tập:
Bài 1: Dựa vào gợi ý dưới đây hãy kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem thực tế hoặc biểu diễn trên ti vi.
 Gợi ý: Buổi biểu diễn nghệ thuật đó là gì? (Kịch, ca nhạc, xiếc ) Em được xem ở đâu vào thời gian nào?
+ Em đi xem cùng với ai? Buổi biểu diễn ấy có những tiết mục nào?
+ Em thích tiết mục nào nhất? Hãy nói cụ thể về tiết mục đó?
+ Em cảm phục người biểu diễn tiết mục đó như thế nào? 
+ Ước mơ sau này của em làm nghề gì?
- 1HS làm mẫu.
- HS chuẩn bị bài của mình.
- Trình bày bài nói trước lớp. Lớp nhận xét. (... đã nói đúng về buổi biểu diễn nghệ thuật chưa, lời nói có rõ ràng mạch lạc, tự tin không, có chân thực không?...)
- GV nhận xét chỉnh sửa cho HS.
- GV đọc cho HS nghe một vài bài mẫu.
Bài 2: Viết lại những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn:
- HS viết những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn vào vở.
- GV lưu ý HS dùng dấu câu cho đúng.
- GV theo dõi giúp đỡ HS.
- GV chấm một số bài, nhận xét.
3. Củng cố – dặn dò:
- GV đọc cho HS nghe bài viết tốt.
- Nhận xét giờ học, HDHS về tìm hiểu thêm về các môn nghệ thuật biểu diễn. 
 ------------------------------------------------
Tiết 2:ÔN TOÁN
Nhân, chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số
I. Mục tiêu
Củng cố về thực hiện phép chia, phép nhân số có bốn chữ số cho số có 1 chữ số.
Rèn kĩ năng đặt tính và tính chia, nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số.
Tự tin, hứng thú trong thực hành toán.
II. Đồ dùng: Bảng con BT1
III. Các hoạt động dạy và học.
1, Kiểm tra bài cũ:
Đặt tính và tính. 4524 : 3 6012 : 6 1513 x 5
3 HS lên bảng. Dưới lớp chia làm 3 dãy mỗi dãy làm một phép tính.
HS và GV nhận xét.
2, Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
 b. Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1: Đặt tính và tính.
 1936 x 6 1950 : 5 1608 : 4 3089 : 5
 3082 x 3 1876 : 6 3801 x 2 4326 x 2
Học sinh làm lần lượt từng phép tính vào bảng con. Nêu cách đặt tinh và cách thực hiện các phép tính.
 Bài 2: Tìm X.
 a. X x 6 = 3540 c. 9324 : X = 9 e. 
 b. X x 7 = 1428 d. 7208 : X = 8 g.
HS xác định thành phần của X. 
+ Muốn tìm thừa số em làm thế nào? HS nêu cách làm phần c. Muốn tìm số chia em làm thế nào? Tìm số bị chia em làm thế nào?... Trình bày bài làm vào vở HS làm bài vào vở.
Bài 3*: Học sinh đồng diễn thể dục xếp thành 8 hàng mỗi hàng có 450 học sinh.Sau đó chuyển thành 9 hàng. Hỏi lúc đó mỗi hàng có bao nhiêu học sinh.
HS đọc bài, nêu yêu cầu BT.
Gợi ý: 
- Tìm số HS tham gia đồng diễn thể dục( số HS 8 hàng: ....?HS). 450 x 8 = 3600
- Sau đó chuyển thành 9 hàng. Lúc đó mỗi hàng có...?HS .(3600 : 9 = 400 học sinh)
3. Củng cố, dặn dò.
Nêu các kiến thức vừa được ôn: cách thực hiện phép chia, phép nhân số có bốn chữ số cho số có 1 chữ số?
Tuyên dương một số HS làm bài đúng, nhanh. Nhận xét giờ học.
 ------------------------------------------------
Tiết 3: ĐẠO ĐỨC
Tôn trọng đám tang ( tiết 2 )
I. Mục tiêu
	- HS hiểu:Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ.
	- HS biết ứng xử khi gặp đám tang.
	+ Kĩ năng cảm thông trước sự đau buồn của người khác; Kĩ năng ứng xử phù hợp khi gặp đám tang. 
 - Có ý thức tôn trọng và cảm thông với nỗi đau của gia đình có người mất.
II. Đồ dùng : phiếu bài tập
III. Các hoạt động dạy học 
	1. Kiểm tra bài cũ: 
	- Thế nào là tôn trọng đám tang? 
	2. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài:
	 b. Các hoạt động:
 * Hoạt động1: Bày tỏ ý kiến: 
 + Mục tiêu: HS biết trình bày những quan điểm đúng về cách ứng xử khi gặp đám tang, biết bảo vệ ý kiến của mình.
 + Thực hành: GV lần lượt đọc từng ý kiến ( bài tập 3)
 HS suy nghĩ, bày tỏ ý kiến. 
 Thảo luận về lí do tán thành và không tán thành.
Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét.
 + GV kết luận.
 * Hoạt động 2: Xử lí tình huống:
+ Mục tiêu: Biết lựa chọn cách ứng xử đúng khi gặp đám tang.
+ Thực hành: GV phát phiếu (HS làm vở BT4)
	 Đại diện trình bày trước lớp.
* Hoạt động 3: Củng cố: Chơi trò chơi “nên và không nên”
	- GV chia lớp thành 3 nhóm phát bảng phụ cho HS.
	- Nêu những việc nên làm và không nên làm khi gặp đám tang.
	- Đại diện gắn kết quả làm của từng nhóm lên bảng.
	- Nhận xét, đánh giá.
	- HS nhắc lại đáp án đúng.
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS đọc KL chung.
- GV nhận xét tiết học.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 22 tháng 2 năm 2017
Tiết 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
Từ ngữ về nghệ thuật. Dấu phẩy
I. Mục tiêu
- Củng cố hệ thống hoá và mở rộng vốn từ về nghệ thuật. Ôn luyện dấu phẩy.
- Nêu được 1 số từ ngữ về nghệ thuật. Biết đặt đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn ngắn.
- Yêu thích hoạt động nhgệ thuật
II. Đồ dùng dạy học
 	GV: Bảng phụ chép bài tập 2 (53)
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ 
- 3 HS lên bảng làm 3 BT ở tiết LTVC tuần trước
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1(53) Tìm từ:
- 1HS đọc yêu cầu bài tập, sau đó làm bài cá nhân, chữa bài 
- Vài HS đọc bảng từ
a, Chỉ những người hoạt động nghệ thuật: hoạ sĩ, ca sĩ, diễn viên, ...
b, Chỉ hoạt động nghệ thuật: đóng kịch, diễn chèo, diễn cải lương, ...
c, Chỉ các môn nghệ thuật: cải lương, tuồng, chèo, ảo thuật, ...
Bài 2(53)
- 1HS đọc yêu cầu bài tập: Đặt dấu phẩy vào đoạn văn
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân sau đó đổi vở cho bạn để kiểm tra chéo lẫn nhau
- HS làm bài điền dấu phẩy vào đoạn văn (chỉ cần viết từ liền sau đó cần đặt dấu phẩy)
	VD: bản nhạc,
- GV treo bảng phụ đã chép nội dung bài tập, yêu cầu 1HS lên bảng điền dấu phẩy vào đoạn văn
- 1 HS lên bảng làm, lớp nhận xét
- GV hỏi về nội dung đoạn văn đã hoàn chỉnh (giải thích thế nào là nghệ sĩ và các hoạt động của họ)
- 1 HS đọc lại đoạn văn đã điền dấu phẩy
3. Củng cố dặn dò
- GV hệ thống nội dung bài học
- Khi đọc gặp dấu phẩy em phải làm gì?
- Nhận xét, dặn dò
 ------------------------------------------------
Tiết 2: CHÍNH TẢ(Nghe - viết)
Tiếng đàn 
I. Mục tiêu
Nghe viết một đoạn trong bài: Tiếng đàn. Làm bài tập tìm từ có âm s/x.
Viết đúng chính tả, trình bày bài khoa học, viết đúng tiếng có âm đầu s/ x.
Giáo dục HS viết chữ đẹp, giữ vở sạch.
II. Đồ dùng
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ 
GV yêu cầu HS viết 4 từ chỉ hoạt động có chứa âm s/ x
1HS lên bảng viết, ở dưới viết giấy nháp.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn nghe viết
* Hướng dẫn chuẩn bị
GV đọc đoạn viết. 2 HS đọc đoạn viết, lớp theo dõi SGK.
GV yêu cầu HS nêu lại nội dung đoạn 1.
* Viết từ khó
HS tự đọc đoạn văn tìm từ khó viết ra nháp, bảng lớp.
GV nhận xét HS viết.
* Viết bài:
 GV đọc cho HS viết bài vào vở, đồng thời nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS.
* Chấm, chữa bài
GV đọc cho HS soát lỗi.
HS ghi số lỗi ra lề.
c. Hướng dẫn làm bài tập
*Bài 2a
1HS đọc yêu cầu bài tập 2a.
GV yêu cầu HS trao đổi theo nhóm đôi.
HS thi nói nhanh trước lớp.
GV ghi bảng, củng cố cho HS cách viết với s/ x.
+ sạch sẽ, sáng sủa, sa sẩy, sỗ sàng, sung sướng, sẵn sàng, ...
+ xôn xao, xao xác, xầm xì, xa xăm, xông xáo, xa xỉ, xốn xang, ...
3. Củng cố - dặn dò
GV nhắc nhở HS những điều khi viết bài.
Về nhà xem lại bài tập.
 ------------------------------------------------
Tiết 3:TOÁN
Tiết 118: Làm quen với chữ số La Mã
I. Mục tiêu
- Bước đầu làm quen với chữ số La Mã. 
- Nhận biết 1 các số viết bằng chữ só La Mã từ IXII (để xem đồng hồ) số XX, XXI (để đọc, viết về thế kỉ). Hiểu biết thêm về 1 kiểu viết số.
 - Có ý thức làm việc đúng giờ giấc.
II. Đồ dùng: 
	- Mặt đồng hồ có các số ghi bằng số La Mã
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ 
- 2 HS lên bảng làm, dưới làm giấy nháp: 2145 : 5	6718 : 2
 - GV củng cố lại cách chia.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Giới thiệu về chữ số La Mã:
GV viết và giới thiệu: I, V, X
GV đọc cho HS đọc theo. 
Ghép 2 chữ số I với nhau ta được chữ số II, ghép 3 chữ số I ta được chữ sốIII.
GV giới thiệu chữ số V, ghép vào bên trái chữ số V 1 chữ số I, ta được số nhỏ 
hơn V 1 đơn vị đó là chữ số 4 ( IV ).
Cùng chữ số Vghép vào bên phải 1 chữ số I ta được chữ số VI ( 6 )....VII; VIII
Tương tự với chữ số IX.
Giới thiệu chữ số XX ( 20 ) viết 2 chữ số X X liền nhau ta được chữ 20. Viết 
bên phải I ta được 21.
Cho HS viết vào bảng con.
c. Thực hành: HS làm BTT 121
*Bài 1 Đọc các số viết bằng các chữ số La Mã. 
- HS đọc các số La Mã theo thứ tự xuôi ngược, bất kì.
- GV củng cố cách nhận biết số La Mã.
*Bài 2 Đồng hồ chỉ mấy giờ? 
 HS tập đọc số La Mã trên mặt đồng hồ ghi bằng số La Mã.
 Thi đua nhau nêu. 
*Bài 3a 
1HS đọc đề bài. HS làm bài vào vở. 
2 HS lên bảng làm bài.
=> từ bé đến lớn: II; IV; V; VI; VII; IX; XI theo thứ tự từ lớn đến bé thì ngược lại.
GV củng cố cách đọc, viết các số La Mã cho HS.
*Bài 4: HS làm bài vào vở
1 HS nêu các số từ IXII, viết vào vở
GV nhận xét.
3. Củng cố dặn dò
- HS đọc các số ở bài tập 4. 
GV nhận xét tiết học. 
 ------------------------------------------------
Tiết 4: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Quả 
I. Mục tiêu
- Quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, kích thước, độ lớn 
của một số quả. Kể tên các bộ phận thường có của quả và chức năng, ích lợi của quả.
- Gọi tên và phân biệt được các loại quả.
+ KNS: quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về đặc điểm bên ngoài của một số loài hoa; Tổng hợp, phân tích thông tin để biết vai trò, ích lợi đối với đời sống thực vật và đời sống của con người.
- Giáo dục HS bảo vệ môi trường, bảo vệ chăm sóc cây trồng.
II. Đồ dùng dạy học: Một số loại quả
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ 
- Hoa gồm có những bộ phận nào?
- Người ta trồng hoa để tìm gì?
2. Dạy bài mới
	a. Giới thiệu bài
	b. Hoạt động1: Quan sát và thảo luận
* Mục tiêu: Quan sát, so sánh đẻ tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, kích thước, độ lớn của một số quả. Kể tên các bộ phận thường có của quả 
* Cách tiến hành
+ Bước 1: Quan sát các hình trong SGK
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh của các quả có trong SGK trả lời câu hỏi trang 92 và nêu tên bộ phận của quả?
- HS thảo luận theo nhóm đôi, sau đó trình bày trước lớp.
+ Bước 2: Quan sát các quả mang đến lớp
- GV yêu cầu HS để qủa đã mang đặt trên bàn và giới thiệu về các loại quả đó theo gợi ý:
- Quan sát bên ngoài: nêu hình dạng, đọ lớn, màu săc của quả.
- Quan sát bên trong: bóc, gọt, nhận xét về vỏ, gồm những bộ phận nào, mùi vị của chúng?
+ Bước 3: Làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung.
=> Gv kết luận: Có nhiều loại quả, chúng khác nhau về hình dạng, độ lớn, màu sắc, mùi vị. Mỗi quả thường có ba phần vỏ và thịt hoặc vỏ và hạt.
c. Hoạt động 2: Thảo luận
* Mục tiêu: Nêu được chức năng, ích lợi của quả.
* Cách tiến hành
+ Bước 1: Làm việc theo cặp
- GV yêu cầu HS thảo luận quả dùng để làm gì? Hạt có chức năng gì?
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
+ Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện nhóm trình bày.
- GV ghi nhanh tên các loại quả được dùng để: ăn tươi, làm mớt, làm rau, ép dầu
=> GV kết luận về ích lợi và chức năng của quả.
3. Củng cố dặn dò: Cả lớp hát bài: Quả 
- Nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 1: TẬP VIẾT.
Ôn chữ hoa R
I. Mục tiêu
- Củng cố cách viết hoa chữ R thông qua bài ứng dụng
- HS viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa R (1 dòng), Ph, H (1 dòng); viết đúng tên riêng Phan Rang (1 dòng) và câu ứng dụng : Rủ nhau đi cấy có ngày phong lưu (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. 
- Có ý thức giữ gìn VS - CĐ, viết chữ đúng kĩ thuật. 
II. Đồ dùng dạy học: chữ mẫu viết hoa R, P; phấn màu, từ ứng dụng: Phan Rang
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ 
	HS viết bảng con: Quang Trung, Quê
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn viết trên bảng con
* HĐ1: Luyện viết chữ hoa 
	- HS tìm các chữ hoa có trong bài: R, P
	- GV đưa ra chữ mẫu cho cả lớp cùng quan sát
	- HS nhắc lại cấu tạo cách viết các chữ hoa đó
	- GVnhắc lại cách viết , sau đó viết trên bảng lớp
	- HS theo dõi GV viết, sau đó viết trên bảng con
* HĐ2: Luyện viết từ ứng dụng
	- HS đọc từ ứng dụng
	- GV giảng từ ứng dụng: Phan Rang là một thị xã thuộc tỉnh Ninh Thuận	
	- Từ ứng dụng có chữ cái nào được viết hoa? Chữ cái nào cao 1 ô li?
	- GV viết mẫu trên bảng lớp. HS theo dõi sau đó viết ở bảng con. GV nhận xét sửa sai.
* HĐ3: Luyện viết câu ứng dụng
	- HSđọc câu ứng dụng; HS nêu ND câu ứng dụng
	- GV giảng nội dung câu ứng dụng và hướng dẫn HS viết câu ứng dụng
	- HS viết bảng con 
c. Hướng dẫn viết vở
	- GV nêu yêu cầu cần viết trong vở tập viết
	- HS viết bài vào vở. GV quan sát tư thế ngồi viết, cách trình bày bài của HS
d. Chấm bài: GV chấm 1 số bài , nhận xét bài viết của HS
3. Củng cố dặn dò 
	- HS nhắc lại cách viết chữ R. 
 - Nhận xét, dặn dò
 ------------------------------------------------
Tiết 2: ÔN TIẾNG VIỆT
Từ ngữ về nghệ thuật. Dấu phẩy
I. Mục tiêu
- Củng cố và mở rộng cho HS từ ngữ về : Nghệ thuật. Ôn về dấu phẩy .
-Rèn kĩ năng dùng từ chính xác. Điền đúng dấu phẩy vào các câu văn.
-HS tích cực tự giác trong học tập.
II. Đồ dùng: Phiếu BT(Bt2)
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 Nêu một số từ chỉ các hoạt động nghệ thuật và các từ chỉ các môn nghệ thuật?
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu.
b. HD HS luyện tập :
Bài1: Sắp xếp các từ ngữ dưới đây vào ô thích hợp trong bảng :
 diễn viên, làm thơ, vẽ tranh, nghệ sĩ, nhà văn, nhà viết kịch, điện ảnh, hội hoạ, tuồng, ca sĩ, quay phim, biểu diễn, hát múa, viết kịch, viết văn, cải lương, nhà ảo thuật, diễn kịch, âm nhạc, nhà tạo mốt, xiếc, hoạ sĩ, thi sĩ, làm ảo thuật, nhà quay phim.
Chỉ những người hoạt động nghệ thuật
Chỉ các họat động nghệ thuật
Chỉ các môn nghệ thuật 
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Yc HS kẻ bảng và làm vào vở , 1 HS lên bảng.
-Cả lớp cùng GV nhận xét, chốt đáp án đúng.
Chỉ những người hoạt động nghệ thuật
Chỉ các họat động nghệ thuật
Chỉ các môn nghệ thuật 
Diễn viên, nghệ sĩ, nhà văn, nhà viết kịch, ca sĩ, nhà ảo thuật, nhà tạo mốt, họa sĩ, thi sĩ, nhà quay phim
Làm thơ, vẽ tranh, quay phim, hát, múa, viết kịch, viết văn, diễn kịch, làm ảo thuật
điện ảnh, hội họa, tuồng, cải lương, âm nhạc, xiếc
- HS đặt một số câu với các từ trên. 
 Bài 2 : Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong các câu văn dưới đây :
a. Hằng năm cứ vào dịp hè mẹ lại cho tôi về quê thăm bà.
b. Cây bắt đầu ra hoa. Nụ hoa bé xinh trắng muốt hé đôi mắt tinh nghịch nhìn trời xanh.
c. Tôi đứng lặng người trước biển cả bao la. Những cánh buồm nâu buồm trắng cứ xa dần xa dần cho đến khi chỉ còn là một chấm nhỏ li ti trên mặt biển. Tôi òa lên khóc nức nở.
- HS đọc yêu cầu của bài. - GV giúp HS nắm vững y/c 
- HS làm bài vào phiếu BT. 1HS lên bảng làm.
- Lớp và GV nhận xét, chốt đáp án đúng
- 1 vài HS đọc lại câu văn đã điền đúng dấu phẩy
- GV lưu ý HS ngắt hơi khi đọc dấu phẩy
a. Hằng năm, cứ vào dịp hè, mẹ lại cho tôi về quê thăm bà.
b. Cây bắt đầu ra hoa. Nụ hoa bé xinh, trắng muốt, hé đôi mắt tinh nghịch nhìn trời xanh.
c. Tôi đứng lặng người trước biển cả bao la. Những cánh buồm nâu, buồm trắng cứ xa dần, xa dần cho đến khi chỉ còn là một chấm nhỏ li ti trên mặt biển. Tôi òa lên khóc nức nở.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại ND bài học. Nêu một số từ ngữ về nghệ thuật.
- Nhận xét tiết học – Dặn dò
 ------------------------------------------------
Tiết 3:ÔN TOÁN
Chia số có 4 chữ số cho số có một chữ số 
I. Mục tiêu
Củng cố cách thực hiện phép chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số.
Có kĩ năng làm các bài tập có liên quan. 
II. Đồ dùng: Bảng con BT1
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: xen kẽ 
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS làm BT
Bài1 Đặt tính rồi tính:
 1208 : 2 8692 : 4
 2540 : 5 7515 : 5
 1414 : 3 3870 : 3
Gọi 2 HS lên bảng làm bài.
HS dưới lớp làm vào bảng con.
GV củng cố cách chia cho HS.
Bài 2: Tìm X: 
 a. 4 x X = 2848
 X x 2 = 1268 
b. (X+ 576) : 5 = 1936
 (X - 335) x 3 = 8712
HS xác định thành phần của X. 
Muốn tìm thừa số em làm thế nào? 
HS nêu

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_24_nam_hoc_2016_2017_pha.doc