Giáo án Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 12 - Năm học 2005-2006

TẬP ĐỌC

CẢNH ĐẸP NON SÔNG ( 1 tiết)

I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

+ Chú ý các từ ngữ : mịt mù, quanh quanh, hoạ đồ Đồng Nai, lóng lánh, Trấn Vũ, bát ngát, sừng sững, nước chảy, thẳng cánh,.

- Ngắt nhịp đúng giữa các dòng thơ lục bát, thơ bảy chữ.

 - Giọng đọc biểu lộ niềm tự hào về cảnh đẹp ở các miền đất nước.

2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu :

- Biết được các địa danh trong bài qua chú thích.

- Cảm nhận được vẻ đẹp và sự giàu có của các miền trên đất nước ta, từ đó thêm tự hào về quê hương đất nước. .

3 . Học thuộc lòng bài thơ.

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - Bảng phụ viết ý tóm tắt 3 đoạn truyện Nắng phương Nam (để GV kiểm tra bài cũ).

- Tranh, ảnh về cảnh đẹp được nói đến trong các câu ca dao

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

A - KIỂM TRA BÀI CŨ

- GV mở bảng phụ đã viết các ý tóm tắt 3 đoạn truyện Nắng phương Nam ; kiểm tra 3 HS tiếp nối nhau kể 3 đoạn của câu chuyện. Sau đó, trả lời câu hỏi :

+ Vì sao các bạn chọn cành mai làm quà Tết cho Vân ? Qua câu chuyện, em hiểu điều gì ?

B - DẠY BÀI MỚI

 

doc16 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 409 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 12 - Năm học 2005-2006, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i cho Vân được ít nắng phương Nam.) 
HS đọc thầm đoạn 3, trả lời : Phương nghĩ ra sáng kiến gì ? (Gửi tặng Vân ở ngoài Bắc một cành mai.) 
- HS trao đổi nhóm rồi trả lời : 
+Vì sao các bạn chọn cành mai làm quà Tết cho Vân ? (HS có thể nêu các lí do : Cành mai chở nắng phương Nam đến cho Vân trong những ngày đông rét buốt. Cành mai không có ở ngoài Bắc nên rất quý. Cành mai Tết chỉ có ở miền Nam, sẽ gợi cho Vân nhớ đến bè bạn ở . miền Nam...) 
- Một HS đọc yêu cầu 5 trong SGK : Chọn thêm một tên khác cho truyện . . 
a) Câu chuyện cuối năm ; 
b) Tình bạn ; 
c) Cành mai Tết . 
GV chú ý : Cả 3 tên truyện đều đúng. Điều quan trọng là khi chọn tên, mỗi em cần nêu lí do vì sao em chọn cho truyện tên a, b hay c. 
4. Luyện đọc lại
- HS chia nhóm (nhóm 4 em), tự phân các vai (người dẫn chuyện, Uyên, Phương, Huê)
- Hai hoặc ba nhóm thi đọc toàn truyện theo vai. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn CN và nhóm đọc hay nhất.
KỂ CHUYỆN 
1. GV nêu nhiệm vụ : Dựa vào các ý tóm tắt trong SGK, các em nhớ lại và kể lại từng đoạn của câu chuyện Nắng phương Nam. : 
2. Hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện 
- GV mở bảng phụ đã víết các ý tóm tắt môi đoạn, mời HS (nhìn gợi ý, nội dung) kể mẫu đoạn (Đi chợ Têt). 
+ Ý 1 -Truyện xảy ra vào lúc nào ?) Truyện xảy ra đúng vào ngày hai nươi tám Tết, ở TP. Hồ Chí Minh. 
 + Ý 2 - Uyên và các bạn đi đâu ?) Lúc đó, Uyên và các bạn đang đi giữa chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ. Chợ tràn ngập hoa, khiến các bạn tưởng như đang đi trong mơ giữa một rừng hoa. 
+ Ý 3 - Vì sao mọi người sững lại ?) Cả bọn đang ríu rít trò chuyện bỗng sững lại vì tiếng gọi : Nè, sắp nhỏ kia đi đâu vậy ?
- Từng cặp HS tập kể. Ba HS tiếp nối nhau thi kể 3 đoạn của câu chuyện. 
- Cả lớp và GV bình chọn bạn kể hay nhất. 
Củng cố, dặn dò 
 - Một hoặc hai HS nhắc lại ý ngha của câu chuyện (Ca ngợi tình bạn thân thiết, gắn bó giữa thiếu nhi các miền trên đất nước ta).
- GV khen ngợi những HS đọc bài tốt, kể chuyện hấp dẫn ; khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân. 
CHÍNH TẢ ( 1 tiết)
 I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 
- Rèn kĩ năng viết chính tả : 
+ Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài Chiều trên sông Hương. 
2. Viết đúng các tiếng có vần khó, dễ lẫn (oclooc) ; giải đúng câu đố, viết - đúng một số tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn (tlâtt, trầu, trâíl - MB ; cát - MN). 
II -ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC . 
- Bảng lớp viết (2 lần) các từ ngữ ở BT2. Một miếng trầu, mấy hạt thóc và vỏ trấu (nếu có) giúp HS hiểu thêm các - tù ngữ ở BT3a. 
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
 A - KIỂM TRA BÀI CŨ 
- GV đọc cho 2 HS viết bảng lớp (cả lớp viết ra nháp) các từ ngữ : trời xanh, dòng suôí, ánh sáng, xứ sở , mái trường, bay lượn,
B - DẠY BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài
GV nêu MĐ, YC của bài. 
2. Hướng dẫn HS viết chính tả 
a) Hướng dẫn HS chuẩn bị GV đọc toàn bài lượt (nghỉ hơi lâu hơn ở những chỗ có dấu chấm lửng). Hai HS đọc lại. Cả lớp theo dõi SGK. 
- Hướng dẫn HS nắm nội dung và cách trình bày bài chính tả : 
+ Tác giả tả những hình ảnh và âm thanh nào trên sông Hương ? (khói thả nghi ngút cả một vùng tre nứa trên mặt nước ; tiếng lanh canh của thuyền chài những mẻ cá cuối cùng, khiến mặt sông nghe như rộng hơn...
- Phải thật yên tĩnh người ta mới có thể nghe thấy tiếng gõ lanh canh của thuyền chài.
 + Những chữ nào trong bài phải viết hoa ? Vì sao ? (Viết hoa các chữ : chữ đầu tiên bài ; chữ đầu câu ; tên riêng.) HS viết vào bảng con những từ ngữ dễ viết sai. 
VD : lắng lặng; buôỉ chiều, yên tĩnh, khúc quanh, thuyền chài... 
b) GV đọc cho HS viết 
c) Chấm, chữa bài . 
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
 a) Bài tập 2 - GV nêu yêu cầu của bài. HS làm bài vào vở, (VBT) hoặc giấy nháp.
 - GV mời 2 HS làm bài trên bảng lớp ; sau đó đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét (về chính tả, phát âm), chốt lại lời giải đứng. Nhiều HS đọc lại các từ ngữ đã được điền hoàn chỉnh. 
- HS chữa bài trong vở (hoặc VBT) : con sóc, mặc quần soóc,cẩu móc hàng, kéo xe rơ-moóc
b) Bài tập (3) lựa chọn GV chọn cho HS lớp mình (nhóm, CN) làm BT3a 
- HS làm việc CN kết hợp quan sát tranh minh hoạ gợi ý lời giải để giải câu đố, ghi lời giải vào bảng con (bí mật lời giải). 
 - HS giơ bảng. GV mời HS hó lời giải đúng và HS có lời giải sai giơ cho cả lớp xem, đọc và giải thích lời giải đố của mình 
 Câu a) Con trâu - con vật giúp bác nhà nông. Nếu thêm huyền thì chữ trâu sẽ thành trầu. Trầu - làm ấm miệng các cụ già. Thêm sắc thì trâu thành trâú. Trấu từ hạt lúa mà 
 Câu b) Hạt mà không nở thành cây, dùng để xây nhà là hạt cát.) 
 - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lạí lời giải đúng, viết bảng. Ba hoặc bốn HS nhìn bảng đọc lại lời giải. 
- GV giới thiệu miếng trầu, vỏ trấu của thóc để HS hiểu thêm từ ngữ tìm được (với BT3a). 
- Cả lớp chữa bài trong vở (hoặc VBT). 
- 4. Củng cố, dặn dò 
- GV rút kinh nghiệm về cách viết bài chính tả. 
 Yêu cầu HS ghi nhớ cách viết các từ ngữ trong BT2,(3) ; HTL các câu đố trong BT(3). 
TẬP ĐỌC
CẢNH ĐẸP NON SÔNG ( 1 tiết)
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 
- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : 
+ Chú ý các từ ngữ : mịt mù, quanh quanh, hoạ đồ Đồng Nai, lóng lánh, Trấn Vũ, bát ngát, sừng sững, nước chảy, thẳng cánh,... 
- Ngắt nhịp đúng giữa các dòng thơ lục bát, thơ bảy chữ. 
 - Giọng đọc biểu lộ niềm tự hào về cảnh đẹp ở các miền đất nước. 
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu : 
- Biết được các địa danh trong bài qua chú thích. 
- Cảm nhận được vẻ đẹp và sự giàu có của các miền trên đất nước ta, từ đó thêm tự hào về quê hương đất nước. . 
3 . Học thuộc lòng bài thơ. 
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 - Bảng phụ viết ý tóm tắt 3 đoạn truyện Nắng phương Nam (để GV kiểm tra bài cũ). 
- Tranh, ảnh về cảnh đẹp được nói đến trong các câu ca dao 
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
A - KIỂM TRA BÀI CŨ 
- GV mở bảng phụ đã viết các ý tóm tắt 3 đoạn truyện Nắng phương Nam ; kiểm tra 3 HS tiếp nối nhau kể 3 đoạn của câu chuyện. Sau đó, trả lời câu hỏi : 
+ Vì sao các bạn chọn cành mai làm quà Tết cho Vân ? Qua câu chuyện, em hiểu điều gì ? 
B - DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài 
2. Luyện đọc 
a) GV đọc diễn cảm bài thơ : giọng nhẹ nhàng, tha thiết, bộc lộ niềm tự hào với cảnh đẹp non sông ; nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả. 
b) GV hướng dẫn HS luyện đọc, kêt hợp giải nghĩa tử 
- Đọc từng dòng : mỗi HS tiếp nối nhau đọc 2 dòng thơ. GV phát hiện và ". sửa lỗi phát âm cho các em. 
- Đọc từng đoạn. - HS tiếp nối nhau đọc 6 câu ca dao. GV mở bảng phụ đã viết các câu ca dao, kết hợp nhắc HS ngắt nghỉ hơi đúng, tự nhiên. 
VD : Đồng Đăng có phố Kì Lừa, 
 Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh. 
 Đường vô xứ Nghệ quanh quanh, 
 Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ. 
 Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh 
 Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm. . 
 - GV giúp HS nắm đuợc các địa danh được chú giải sau bài, giải nghĩa thêm : 
 + Tô Thị : Tên một tảng đá to trên một ngọn núi ở thành phố Lạng Sơn có hình dáng giống một người mẹ bồng con trông ra phía xa như đang ngóng đợi chồng trở về. Có cả một câu chuyện dài về sự tích tảng đá có tên Tô Thị). 
+ Tam Thanh : Tên ngôi chùa đặt trong một hang đá nổi tiếng ở thành phố Lạng Sơn. 
+ Trấn Vũ : một đền thờ ở bên Hồ Tây.
+ Thọ Xương : tên một huyện cũ ở Hà Nội trước đây. 
+ Yên Thái : tên một làng làm giấy bên Hồ Tây trước đây. 
+ Gia Định : Tên một tỉnh cũ ở miền Nam, một bộ phận lớn nay thuộc TP. Hồ Chí Minh. 
- Đọc từng câu ca dao trong nhóm, cả lớp đọc ĐT toàn bài 
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài 
- HS đọc thầm các câu ca dao và phần chú giải cuối bài, trả lời : Mỗi câu ca dao nói đến một vùng. Đó là những vùng nào ? (GV hỏi lần lượt từng câu. HS trả lời : Câu 1 : Lạng Sơn ; câu 2 : Hà Nội ; câu 3 : Nghệ An, Hà Tĩnh ; câu 4 : Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng ; câu 5 : TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, câu 6 : Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp.)
 GV bổ sung : 6 câu ca dao trên nói về cảnh đẹp của 3 miền Bắc - Trung - Nam trên đất nước ta. Câu và 2 nói về cảnh đẹp ở miền Bắc, câu 3 và 4 nói về cảnh đẹp ở miền Trung, câu 5 và 6 nói về cảnh đẹp ở miền Nam.
 HS đọc thầm lại toàn bài, trao đổi, trả lời :
+ Mỗi vùng có cảnh gì đẹp ? (HS nêu cảnh đẹp ở một vùng dựa vào từng l câu ca dao.)
+ Theo em, ai đã giữ gìn, tô điểm cho non sóng ta ngày càng đẹp hơn ? (Cha ông ta từ bao đời nay đã gây dựng nên đất nước này ; giữ gìn, tô điểm cho non sông ngày càng tươi đẹp hơn.)
 4. Học thuộc lòng các câu ca đao
- GV hướng dẫn HS học thuộc 6 câu ca đao.
- HS thi đọc thuộc lòng :
+ Ba tốp (mỗi tốp 6 HS) tiếp nối nhau thi đọc thuộc òng 6 câu ca dao.
+ Ba hoặc bốn HS thi đọc thuộc lòng cả 6 câu ca dao.
- Với những lớp HS khá, giỏi, GV có thể cho HS thi đọc thuộc tùng câu ca dao theo cách bốc thăm. VD : câu ca dao nói về cảnh đẹp ở Lạng Sơn, ở Hà Nội, ở Nghệ An - Hà Tĩnh, ở Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng...
 Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn đọc hay, đọc thuộc nhất.
 5. Củng cố, dặn dò
 - GV hỏi : Bài vừa học giúp em hiểu điều gì ? (Đất nước ta có rất nhiều - cảnh đẹp. Non sông ta rất tươi đẹp. Mỗì người phải biết ơn cha ông, quý trọng và gìn giữ đất nước với những cảnh đẹp rất đáng tự hào...)
- GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL 6 câu ca dao.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
( 1 tiết)
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 
1. Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái. 
2. Tiếp tục học về phép so sánh (so sánh hoạt động với hoạt động). 
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Bảng lớp viết sẵn khổ thơ trong BTl. .
- Giấy khổ to viết lời giải của BT2 (xem ở dưới). Ba tờ giấy khổ to viết nội dung BT3. 
 III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC .
A - KIỂM TRA BÀI CŨ 
- GV kiểm tra 2 HS làm lại các BT2 và 4 (tiết LTVC tuần 1l) : 
- Một HS làm miệng BT2. Hai HS viết trên bảng lớp BT4 mỗi em đặt câu với từ ngữ cho trước. 
B - DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC của tiết học. 
2. Hướng dẫn HS làm bài tập 
a) Bài tập 1 Hai HS đọc yêu cầu của bài trong SGK. Cả lớp theo dõi trong SGK. .
- HS làm nhẩm hoặc làm bài vào vở (VBT). 
- Một HS lên bảng làm bài : gạch dưới các từ chỉ hoạt động (chạy, lăn).
- Sau đó đọc lại câu thơ có hình ảnh so sánh (Chạy như lăn tròn). 
- GV nhấn mạnh : Hoạt động chạy của những chú gà con được so sánh với hoạt động "lăn tròn" của những hòn tơ nhỏ. Đây là một cách so sánh mới : so sánh hoạt động với hoạt động. Cách so sánh này giúp ta cảm nhận được hoạt động của những chú gà con thật ngộ nghĩnh, đáng yêu. 
- HS chữa bài trong vở (hoặc VBT). . 
 b) Bài tập 2 : Một HS đọc yêu cầu của BT. Cả lớp đọc thầm lần lượt từng đoạn trích (a, b, c), suy nghĩ, làm bài CN (hay trao đổi theo cặp) để tìm những hoạt động được so sánh với nhau trong mỗi đoạn. 
 - HS phát biểu, trao đổi, thảo luận lần lượt theo từng đoạn trích
- GV nhận xét, treo giấy khổ to đã viết lời giải để chốt ại lời giải đúng ; nhắc lại (ngắn, gọn) từng hình ảnh so sánh để thấy cách so sánh đó làm rõ thêm hoạt động của con vật, sự vật trong câu. 
- HS làm bài vào vở (hoặc VBT). 
-Lời giải : a) Con trâu đen (chân) đi như đập đất 
 b) Tàu cau vươn như (tay) vẫy 
 c) Xuồng con đậu (quanh thuyền lớn) như nằm (quanh bụng mẹ) húc húc (vào mạn thuyền mẹ) như đòi (bú tí) 
c) Bài tập 3 : GV nêu yêu cầu của BT. 
- HS làm nhẩm (nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo thành câu hoàn chỉnh). 
- GV dán bảng lớp 3 tờ phiếu đã viết nội dung bài, mời 3 HS lên bảng thi nối đúng, nhanh. Sau đó từng em đọc kết quả. 
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
- Ba hoặc bốn HS đọc lại ời giải đúng. 
- HS viết vào vở câu văn ghép được (hoặc nối các từ ngữ ở cột A với cột B - trong VBT). Lời giải : Những ruộng lúa cấy sớm huơ vòi chào khán giả. Những chú voi thắng cuộc đã trổ bông. Cây cầu làm bằng thân dừa lao băng băng trên sông. 
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tết.
- Yêu cầu HS đọc lại các BT đã làm ; khuyến khích HS học thuộc các đoạn
thơ, văn có những hình ảnh so sánh đẹp ở BT2.
TẬP VlẾT
( 1 tiết)
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 
- Củng cố cách viết chữ viết hoa H thông qua bài tập ứng dụng : .
- Viết tên riêng : Hàm Nghi bằng chữ cỡ nhỏ. 
- Viết câu ca dao bằng chữ cỡ nhỏ : 
 Hải Vân bát ngát nghìn trùng
 Hòn Hồng sừng sững đứng trong vịnh Hàn 
II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
- Mẫu chữ viết hoa H, N, V. 
- Các chữ Hàm Nghi và câu lục bát viết trên dòng kẻ ô li. 
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
A - KIỂM TRA BÀI CŨ 
- GV kiểm tra HS viết bài ở nhà (trong vở TV). 
- Một HS nhắc lại từ và câu ứng dụng đã học ở bài trước (Ghềnh Ráng, Ai về đến huyện Đông Anh Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương.) 
- Hai hoặc ba HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con : Ghềnh Ráng, Ghé. 
 B - DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC của tiết học
2. Hướng dẫn viết trên bảng con 
a) Luyện viết chữ hoa .
- HS tìm các chữ hoa có trong bài : H, N, V. . 
- GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cáeh viết lừng chữ. 
- HS tập viết chữ H và các chữ N, V trên bảng con. 
b) Luyện viêt từ ứng dụng (tên riêng)
- HS đọc từ ứng dụng : Hàm Nghi
- GV giới thiệu : Hàm Nghi (872 - 943 làm vua năm 12 tuổi, có tinh thần yêu nước, chống thực dân Pháp, bị thực dân Pháp bắt và đưa đi đày ở An-giê-ri rồi mất ở đó.
 - HS tập viết trên bảng con.
c) Luyện viết câu ứng dụng
 - HS đọc câu ứng dụng . Hải Vân bát ngát nghìn trùng
 Hòn Hồng sừng sững đứng trong vịnh Hàn.
 - GV giúp HS hiểu nội dung câu ca dao : - HS tập viết trên bảng con các chữ : Hải Vân, Hòn Hồng.
 3. Hướng dẫn viết vào vở TV
 - GV nêu yêu cầu viết chữ theo cỡ nhỏ :
 + Viết chữ H : 1 dòng
 + Viết các chữ N, V : dòng
 + Viết tên riêng Hàm Nghi : 2 dòng
 + Viết câu ca dao : 2 lần
- HS viết vào vở.
4. Chấm, chữa bài
5. Củng cố, dặn dò
- GV nhắc HS luyện viết thêm trong vở TV để rèn chữ đẹp.
TẬP ĐỌC
LUÔN NGHĨ ĐẾN MIỀN NAM
(l tiết)
 I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
 - Chú ý các từ ngữ : miền Nam, trăm năm, hai mươi môt năm, năm năm, mệt nặng, chỉ sợ, trăm tuổi, bảy mươi chín tuổi, mỉm cười, hóm hỉnh, tỉnh lại, vẫn hỏi, ... 
- Đọc đúng giọng văn kể chuyện tự nhiên, cảm động, đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật (chị cán bộ miền Nam, Bác Hồ).
 2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu :
- Hiểu các từ ngữ trong bài (sợ Bác trăm tuổi, hóm hỉnh). ..
- Hiểu tình cảm bao la của Bác Hồ dành cho đồng bào miền Nam cũng như tình cảm kính yêu của đồng bào miền Nam đối với Bác Hồ.
II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
- Ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK, tranh ảnh nói về Bác Hồ với đồng bào miền Nam 
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC .. 
 A - KIỂM TRA BÀI CŨ 
1. GV kiểm tra 2 hoặc 3 HS đọc thuộc lòng các câu ca dao trong bài Cảnh đẹp non sông và trả lời các câu hỏi về nội dung bài. 
B - DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài : 
 Bài đọc Luôn nghĩ đến miền Nam các em học hôm nay kể lại một trong rất nhiều câu chuyện cảm động về tình cảm của Bác với đồng bào miền Nam và miền Nam với Bác 
 2. Luyện đọc 
a) GV đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chuyện thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm ; nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm (một trăm năm, trăm tuổi, mới trăm ( tuổi cơ ) ; ngắt nghỉ hơi rõ, dừng hơi lâu hơn ở dấu chấm lửng trong câu nói của chị cán bộ ; đọc rành rẽ các chữ số chỉ ngày, tháng, năm (tối mồng một tháng chín năm một ngàn chín trăm sáu chín).
 b) GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ 
- Đọc từng câu. 
+ GV viết bảng cho HS đọc lưu loát các từ ngữ sau: tối mồng một tháng 9 năm 1969.
+ HS tiếp nối nhau đọc từng câu hoặc liền 2 câu. GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS .
 - HS đọc từng đoạn trước lớp.
 - Có thể chia bài làm 3 đoạn như sau để mỗi HS không phải đọc quá dài : 
 Đoạn 1 : Từ đầu đến dám nhắc đến.
 Đoạn 2 : Từ Năm âý, Bác bảy mươi chín tuổi... đến vào thăm đồng bào miền Nam.
 Đoạn 3 : Còn lại.
 - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn. GV nhắc các em nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. 
+ Chúng cháu đánh Mĩ đên một trăm năm cũng không sợ. Chỉ sợ một điềulà Bác... trăm tuổi. (Nghỉ hơi lâu hơn sau dấu chấm lửng)
- GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải trong SGK (sợ Bác trăm tuổi, hóm hỉnh).yêu cầu HS đặt câu để các em hiểu chắc hơn các từ ngữ này .
VD : Bố mẹ em thường nói : con cháu phải hết lòng yêu thương, chăm sóc ông bà để khi ông bà trăm tuổi khỏi ân hận. 
Dì em nói chuyện rất hóm hỉnh, có duyên).
 Giải nghĩa thêm : thưa (cùng nghĩa với nói nhưng biểu hiện thái độ kính trọng hơn) ; ra đi mãi mãi (cùng nghĩa với qua đời).
. Đọc từng đoạn trong ửhóm.
 + Ba HS tiếp nối nhau thi đọc 3 đoạn.
 + Một HS đọc cả bài.
 3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
 - HS đọc thầm đoạn 1 , trả lời các câu hỏi :
 + Chị cán bộ miền Nam thưa với Bác điều gì ? (Chúng cháu đánh giặc Mĩ đến một trăm năm cũng không sợ. Chỉ sợ một điều là Bác.. trăm tuổi.) 
+ Câu nói đó thể hiện tình cảm của đồng bào miền Nam với Bác như thế nào ? (HS có thể nêu nhiều ý kiến khác nhau. 
 - Đồng bào miền Nam rất đũng cảm, không sợ đánh Mỹ không sợ gian khổ, hi sinh, chỉ sợ không được gặp Bác. Đồng bào miền Nam kính yêu Bác như kính yêu một người cha trong gia đình.
- Đồng bào miền Nam mong Bác sống thật lâu để được gặp Bác...) 
- HS đọc thầm 2 đoạn còn lại, suy nghĩ, trao đổi, trả lời câu hỏi :
+ Tình cảm của Bác với đồng bào miền Nam thể hiện như thế nào ?
+ Bác đã mệt nặng nhưng cố nói đùa để chị cán bộ yên lòng. Bác mong được vào thăm đồng bào miền Nam. Bác mệt nặng, sắp qua đời, nhưng những lúc tỉnh, vẫn hỏi tin trong Nam ...Bác luôn nghĩ đến miền Nam đang chiến đấu và mong tin chiến thắng. 
 GV chốt lại : Bác Hồ rất yêu quý đồng bào miền Nam, không phút giây nào không nghĩ đến miền Nam. 
4. Luyện đọc lại 
- GV đọc diễn cảm đoạn 2 và 3. .
 - Hướng dẫn HS đọc đúng đoạn lời của Bác : Còn hai mươi mốt năm nữa Bác mới trăm tuổi cơ. Bác kêu gọi các cô, các chú đánh Mĩ năm năm, mười năm, hai mươi năm chứ có nói hai mươi mốt năm đâu. Nêú hai mươi năm nữa mà ta thắng Mĩ thì Bác cũng còn một năm để vào thăm đồng bào miền Nam. (giọng Bác vui, hóm hỉnh) 
- Một vài HS thi đọc lời của Bác. Hai HS thi đọc cả bài. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất. 
5. Củng cố, dặn dò 
- GV nhắc HS về nhà tiếp tục luyện đọc lại bài văn.
 CHÍNH TẢ ( 1 tiết)
 I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU .
 Rèn kĩ năng viết chính tả : 
- Nghe - viết chính xác 4 câu ca dao cuối trong bài Cảnh đẹp non sông (từ Đường vô xứ Nghệ... đến hết). 
- Trình bày đúng các câu thơ thể lục bát, thể song thất viết đúng một số tiếng chứa âm đầu hoặc vần dễ lẫn (tr/ch ). 
II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
Bảng lớp viết nội dung BT(2). 
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
A - KIỂM TRA BÀI CŨ 
 GV kiểm tra 2 HS viết bảng lớp (cả lớp viết nháp) 3 từ có tiếng chứa vần oăc, sau đó mỗi em viết thêm 2 tiếng bắt đầu bằng tr / ch 
 B - DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài . 
- GV nêu MĐ, YC của tiết học. 
2. Hướng dẫn HS viết chính tả 
a) Hướng dẫn HS chuẩn bị : GV đọc 4 eâu ca dao cuối trong bài Cảnh đẹp non sông. Một HS đọc thuộc lòng lại. Cả lớp đọc thầm 4 câu ca dao trong SGK. Chú ý cách trình bày, những tên riêng trong bài, những chữ các em dễ viết sai chính tả. Hướng dẫn HS nhận xét chính tả và cách trình bày : 
+ Bài chính tả có những tên riêng nào ? (Nghệ, Hải Vân, Hồng, Hàn, Nhà - Bè, Gia Định, Đồng Nai, Tháp Mười) 
+ Ba câu ca dao thể lục bát trình bày thế nào ? (Dòng 6 chữ bắt đầu viết cách lề vở 2 ô li. Dòng 8 chữ bắt đầu viết cách lề 1 ô li.) 
+ Câu ca dao viết theo thể 7 chữ được trình bày thế nào ? (Cả hai chữ đầu mỗi dòng đều cách lề 1ô li.)
- HS viết ra giấy nháp những chữ các em dễ viết sai chính tả. VD : quanh quanh, non xanh, nghìn trùng, sừng sững, lóng lánh,... 
 b) GV đọc cho HS viết . 
c) Chấm, chữa bài 
3. Hường dẫn HS làm BT(2) lựa chọn 
 - GV chọn cho HS lớp mình (hoặc nhóm, CN) làm BT2a hay 2b. Nhắc HS : để có lời giải đúng các em vừa phải nhớ nghĩa của từ, vừa phải nhớ từ đó chứa tiếng bắt đầu bằng tr / ch . 
 Cả lớp đọc lại nội dung bài, làm bài vào bảng con, bí mật lời giải. GV đi đến từng bàn theo dõi HS, phát hiện lỗi và uốn nắn cho các em. 
 - HS giơ bảng, GV mời một số HS có lời giải đúng và cả HS có lời giải sai giơ bảng, đọc kết quả.
 - Cả lớp và GV nhận xét (về nội dung giải đố, chính tả, phát âm), chốt lại lời giải đúng. Năm HS đọc lại kết quả theo lời giải đúng. 
- Cả lớp làm bài vào vở hoặc VBT. 
(Lời giải :
Câu a) cây chuôí - (hĩ(a bệnh - trông
Câu b) vác - khát - thác)
4. Củng cố, dặn dò
- GV yêu cầu những HS viết bài còn mắc lỗi 

File đính kèm:

  • docT VIET 3.doc