Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 23 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nhung

I. Mục tiêu

 - Biết thực hiện phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số ( có nhớ hai lần không liên tiếp)

 - Vận dụng phép nhân để làm tính và giải toán.

II. Đồ dùng

III. Các hoạt động dạy học

1. Kiểm tra bài cũ

- 2HS lên bảng đặt tính và tính : 2112 x 3 1314 x 3

2. Dạy bài mới

a. Giới thiệu bài

b. Hướng dẫn cách nhân: GV đưa ra ví dụ: 1427 x 3

- GV nêu vấn đề: đặt tính và tính

- 1 HS lên bảng đặt tính

- GV hướng dẫn cách nhân từ phải sang trái

 1427 3 nhân 7 bằng 21, viết 1 nhớ 2

 x 3 3 nhân 2 bằng 6, thêm 2 bằng 8, viết 8

 4281 3 nhân 4 bằng 12, viết 2 nhớ 1

 3 nhân 1 bằng 3, thêm 1 bằng 4, viết 4

 1427 x 3 = 4281

 

doc19 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 195 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 23 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nhung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hút, thì thụp, nạo vét, nộp thuế, 
3. Củng cố dặn dò
GV nhắc nhở HS những điều khi viết bài.
Về nhà xem lại bài tập.
 ------------------------------------------------
Tiết 3:TOÁN
Tiết 112: Luyện tập
I. Mục tiêu
- Biết nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số có nhớ 1 lần, giải toán, tìm số chia.
- Rèn kĩ năng tính nhẩm.
II. Đồ dùng 
III. Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ 
1106 x 7	1218 x 5
- 2 HS lên bảng đặt tính và tính. GV nhận xét và củng cố cách nhân.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn làm bài tập T116
 *Bài 1 Đặt tính rồi tính
4HS lên bảng, dưới làm bảng con.
4HS nhận xét và nhân nhẩm.
GV củng cố cách nhân có nhớ hai lần.
 *Bài 2: 1 HS đọc đề bài. GV tóm tắt bài toán:
	+ Mua 3 cái bút, mỗi cái: 2500 đồng
	+ Đưa	 : 8000 đồng
	+Trả lại :đồng?
HS nhìn tóm tắt đọc lại đề bài.
GV đặt câu hỏi phân tích đề bài.
HS trả lời câu hỏi GV nêu, sau đó giải nháp, 1 HS làm bảng lớp.
 *Bài 3 Tìm x
GV ghi hai phép tính lên bảng.
GV hỏi cách tìm số bị chia.
HS trả lời về tìm số bị, sau đó làm vở.
 *Bài 4(cột a) Viết số thích hợp vào mỗi chỗ chấm?
HS đọc yêu cầu đề bài, sau đó làm bài cá nhân.
GV hỏi miệng về nội dung bài tập 4.
3. Củng cố dặn dò
GV hệ thống nội dung bài học.
Nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------
Tiết 4: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Lá cây 
I. Mục tiêu
- Mô tả về màu sắc, hình dạng và dộ lớn của lá cây. Nêu được đặc điểm về cấu tạo ngoài của lá cây. HSK-G biết quá trình quang hợp ban ngày, hô hấp suốt ngày, đêm. 
- Phân loại đúng các loại lá cây. Biết bảo vệ môi trường.
- Chăm sóc và bảo vệ cây trồng.
II. Đồ dùng : Một số loại lá cây
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ 
Rễ cây có ích lợi gì đối với con người?
Hãy lấy ví dụ một số rễ cây dùng để làm thuốc?
2. Dạy bài mới
	a. Giới thiệu bài
	b. Hoạt động1: Thảo luận nhóm
	* Mục tiêu: Mô tả về màu sắc, hình dạng và dộ lớn của lá cây. Nêu được đặc điểm về cấu tạo ngoài của lá cây
 * Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp
GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3, 4 SGK trang 86,87 và kết hợp quan sát lá cây mang đến lớp theo yêu cầu:
Nói về màu sắc, hình dạng, kích thước của những lá cây quan sát được.
Hãy chỉ cuống lá, phiến lá, của một số loại cây sưu tầm được.
	Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm thảo luận.
Bước 2: Làm việc cả lớp
	Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
=> GV kết luận: Lá thường có màu xanh lục, một số lá có màu đỏ hoặc vàng. Lá cây có nhiều hình dạng và độ lớn khác nhau. Mỗi chiếc lá thường có cuống lá, phiến lá; trên phiến lá có gân lá.
	c. Hoạt động 2: Làm việc với vật thật
	*Mục tiêu: Phân loại đúng các lá cây
	 *Cách tiến hành:
GV phát cho mỗ nhóm một tờ giấy, băng dính. Nhóm trưởng điều khiển các bạn 
sắp xếp lá cây sưu tầm được theo từng nhóm có kích thước, hình dạng tương tự nhau.
Các nhóm giới thiệu bộ sưu tập các loại lá cây của tổ mình trước lớp.
Cả lớp nhận xét nhóm nào sưu tầm được nhiều, trình bày đẹp
3. Củng cố dặn dò
Có những loại lá cây nào?
Hãy lấy một số ví dụ về từng loại lá cây?
 ------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 1: ÔN TIẾNG VIỆT
Viết về người lao động trí óc
I. Mục tiêu
- Củng cố cho HS cách nói viết về người lao động trí óc mà em biết
- Rèn KN viết văn câu gãy gọn, rõ ràng, đủ ý, cách trình bày đoạn văn viết về người lao động trí óc 
- Giáo dục HS thêm yêu qúy người lao động trí óc .
II. Đồ dùng 	
III. Các hoạt động dạy học 
*Hoạt động1: Hướng dẫn tìm hiểu đề
GV chép đề: Trường em có một cô giáo đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi. Cô là tấm gương lao động quên mình, thương yêu học trò. Hãy kể về cô.
- HS đọc đề, phân tích. GV gạch chân dưới TN quan trọng.
- GV đưa bảng phụ gợi ý:
+ Giới thiệu chung về cô giáo: tên cô, thành tích cô đạt được, ấn tượng của em về cô.
+ Nói về những công việc cô đã làm vì học sinh. Lựa chọn kể về những công việc, hành động của cô sao cho tất cả toát lên tình yêu thương học trò vô hạn và tinh thần làm việc hết mình của cô.
+ Nêu cảm xúc, suy nghĩ cụ thể của em về cô khi được chứng kiến hoặc trực tiếp nhận được sự chăm sóc, dạy bảo của cô.
- HS (2- 3 em) kể mẫu
- HS khác và Gv theo dõi- NX sửa chi tiết cho Hs về cách dùng từ, diễn đạt ý, viết câu cho Hs để Hs rút kinh nghiệm
*Hoạt động 2: 
- HS viết bài vào vở- GVquan sát, gợi ý thêm HS còn lúng túng.
- Gọi 1 số HS đọc bài viết.
- Nhận xét- sủa chi tiết cho HS về cách dùng từ, diễn đạt ý, viết câu cho Hs để Hs rút KN, bình chọn bạn viết hay, giàu cảm xúc.
- GV chấm 1 số bài.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nêu lại nội dung giờ học.
- Liên hệ- giáo dục HS biết kính trọng và biết ơn thầy cô giáo
- Nhận xét giờ học. Khen HS
 ------------------------------------------------
Tiết 2:ÔN TOÁN
Nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số
I. Mục tiêu
Củng cố về nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số.
Rèn kỹ năng thực hiện nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số.
II. Đồ dùng
III. Các hoạt động dạy và học.
1. Kiểm tra bài cũ: GV đưa ra ví dụ: 1427 x 3
GV nêu vấn đề: đặt tính và tính.
1 HS lên bảng đặt tính.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Hướng dẫn ôn tập.
 Bài 1: Đặt tính rồi tính:
a) 2023 x 3 b) 2104 x 4 c) 1513 x 5 d) 514 x 7 e) 1035 x 6 g) 4259 x 2
Hướng dẫn học sinh làm bài vào bảng con - Một số HS lên bảng làm, nêu cách làm.
Muốn nhân một số có 4 chữ số với số có một chữ số ta làm thế nào?
GV và HS nhận xét, củng cố.
 Bài 2: Tìm X biết
a) X x 6 = 840 b) X : 5 = 1136 c) X x 7 = 581 d) 915 : X = 5
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán
+ Nêu tên thành phần của X?
làm bài vào vở.
Học sinh làm bài => đổi chéo vở để kiểm tra bài làm.
+ Muốn tìm thừa số chưa biết em làm thế nào? Muốn tìm số bị chia em làm thế nào?Muốn tìm số chia chưa biết em làm thế nào?
 Bài 3: Để xây một số phòng học người ta dự tính cần mua 7500 viên gạch thì đủ. Lần thứ nhất mua 2500 viên; lần thứ hai mua 2500 viên. Hỏi cần mua tiếp bao nhiêu viên 
gạch thì đủ xây? (Giải bằng 3 cách) 
HS đọc bài toán, cả lớp theo dõi.
+ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Muốn tìm số gạch cần mua tiếp cho đủ xây, trước tiên em phải làm thế nào?
HS tóm tắt bài toán:
Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.- Khuyến khích HS làm cả 2, 3 cách.
GV thu một số vở chấm. 1HS chữa bài. GV và HS nhận xét, củng cố.
3. Củng cố, dặn dò.
Muốn nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số ta làm thế nào?
GV hệ thống kiến thức vừa ôn tập. Nhận xét giờ học.
 ------------------------------------------------
Tiết 3: ĐẠO ĐỨC
Tôn trọng đám tang ( tiết 1 )
I. Mục tiêu
- HS biết được những việc cần làm khi gặp đám tang.
- Bước đầu biết thông cảm với những đau thương, mất mát người thân của người khác.
+ KNS: thể hiện thông cảm trước sự đau buồn của người khác. Kĩ năng ứng xử phù hợp khi gặp đám tang.
- Có ý thức tôn trọng khi gặp đám tang.
II. Đồ dùng : Tranh minh hoạ truyện , phiếu bài tập
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Vì sao cần phải tôn trọng khách nước ngoài?
2. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài:
 b. Các hoạt động:
 * Hoạt động 1: Thảo luận nhóm: 
+ Mục tiêu: HS biết được tại sao phải tôn trọng đám tang
+ Thực hành: GV kể chuyện
 Phân tích truyện ( đưa ra hệ thống câu hỏi).
Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét.
GV kết luận.
 * Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến
HS biểu lộ ý kiến của mình trước hành vi đúng hoắc sai.
HS biểu lộ ý kiến của mình trước hành vi đúng hoặc sai.
HS bày tỏ ý kiến bằng cách giơ tay.
GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố dặn dò:
- GV và HS hệ thống lại bài học.
- Nhận xét tiết học.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 15 tháng 2 năm 2017
Tiết 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
Nhân hoá.
 Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi: Như thế nào?
I. Mục tiêu: 
- Củng cố về nhân hoá, các cách nhân hóa. Ôn luyện về câu ntn?
- Tìm được những vật được nhân hoá, cách nhân hoá trong bài thơ ngắn. Biết đặt câu hỏi và trả lời được câu hỏi ntn?
- HS có ý thức nói viết thành câu, dùng biện pháp nhân hoá.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ (BT1) đồng hồ 3 kim
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ
- Nêu từ chỉ người trí thức, 5 từ chỉ hoạt động của người trí thức, đặt câu với mỗi từ.
2. Dạy học bài mới
a. Gt bài: Nêu mục đích yêu cầu của bài.
b. Hướng dẫn làm BT
Bài 1: Đọc bài thơ và trả lời câu hỏi
- Cho HS qsát đồng hồ, NX hoạt động của từng kim
- Yc HS làm bài, GV phát bảng phụ cho một số HS.
- Hướng dẫn tìm hiểu vẻ đẹp cái hay trong các hình ảnh nhân hoá.
- Nhận xét bài, thống nhất đáp án: Bài thơ chỉ áp dụng 2 cách nhân hoá.
Bài 2: Dựa vào bài thơ trên TLCH:
- YC HS làm bài theo cặp, 1 HS hỏi – 1 HS trả lời dựa vào nội dung bài thơ đồng hồ báo thức
- Gọi 1 số cặp trình bày trước lớp 
a. Bác kim giờ nhích về phía trước từng li, từng li với vẻ rất thận trọng
b. Anh kim phút thì đi từng bước, từng bước một cách lầm lì
c. Bé kim giây luôn tinh nghịch chạy vút lên trước hàng.
Bài 3: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm ( gạch dưới)
- Nhiều HS nối tiếp nhau đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong mỗi câu
	+ Trương Vĩnh Ký hiểu biết như thế nào?
	+ Ê- đi- xơn làm việc như thế nào?
	+ Tiếng nhạc nổi lên như thế nào?
=> chốt lại nội dung: Đây là bài tập ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi cho bộ phận phụ nhữ chỉ đặc điểm của hoạt động trạng thái. Loại phụ ngữ này do tính từ tạo thành trả lời cho câu hỏi như thế nào ?
3. Củng cố dặn dò : 
- GV yêu cầu HS nêu hiểu biết về các cách nhân hoá ?
- GV nhận xét giờ học, HDHS chuẩn bị bài sau.
 ------------------------------------------------
Tiết 2: CHÍNH TẢ(Nghe viết)
Người sáng tác Quốc ca Việt Nam 
I.Mục đích yêu cầu
- Nghe viết đoạn: Người sáng tác Quốc ca Việt Nam. Làm bài tập phân biệt l/n
- Viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp
II.Đồ dùng 
	GV:ảnh nhạc sĩ Văn Cao
III.Các hoạt động dạy học 
 1. Kiểm tra bài cũ 
- 2HS lên bảng tìm và viết 4 từ có tiếng bắt đầu bằng l/ n, ở dưới viết giấy nháp
- GV nhận xét
 2. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn nghe viết
+B1: Hướng dẫn chuẩn bị
- GV đọc bài văn, sau đó giả nghĩa từ: Quốc hội( cơ quan do nhân dân cả nước bầu ra, có quyền cao nhất); Quốc ca( bài hát chính thức của một nước, dùng khi có nghi lễ trọng thể)
- HS đọc lại đoạn viết, lớp theo dõi SGK
- GV hỏi: Những từ nào trong bài được viết hoa?
+B2: Viết từ khó
- HS tự đọc đoạn văn tìm từ khó viết ra nháp, bảng lớp.
- GV nhận xét HS viết
+B3: Viết bài:
- GV đọc cho HS viết bài vào vở, đồng thời nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS
+B4: Chấm , chữa bài
- GV đọc cho HS soát lỗi
- HS ghi số lỗi ra lề
c. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2(47)a
- 1HS đọc đoạn văn chưa điền
- GV chép đoạn văn lên bảng và yêu cầu HS làm bài cá nhân
- 1HS lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét và bổ sung
- 1HS đọc lại đoạn văn đã điền
Bài 3(48)a
- HS đọc yêu cầu bài tập
- GV làm mẫu với từ: nồi / lồi: Đó là các nồi đồng / Mặt trời lồi lõm
- HS làm các phần còn lại, sau đó trình bày miệng trước lớp
- GV nhận xét, sửa ch
- GV sửa lỗi chính tả cho HS
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhắc nhở HS những điều khi viết bài
- Về nhà xem lại bài tập
 ------------------------------------------------
Tiết 3:TOÁN
Tiết 114: Chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số (tiếp)
I. Mục tiêu.
- Biết thực hiện phép chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số (trường hợp chia có dư, thương có 4 chữ số hoặc có 3 chữ số).
- Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán.
II. Đồ dùng dạy học: Bộ đồ dùng biểu diễn ; HS: Bộ đồ dùng thực hành (BT3)
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ
 	2 HS lên bảng: 3369 : 3	2896 : 4
2. Dạy bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn HS thực hiện phép chia
	* GV đưa ra ví dụ: 9365 : 3 = ?
- GV yêu cầu HS đặt tính và tính 
- 1HS lên bảng thực hiện; Lớp làm vào vở nháp
- Lớp, GV nhận xét bài làm trên bảng; Vài HS nhắc lại cách làm
=> GV hướng dẫn HS cách chia như chia số có ba chữ số cho số có một chữ số: Thực hiện lần lượt từ trái sang phải hoặc từ hàng cao nhất đến hàng thấp nhất, mỗi lần chia đều tính nhẩm: chia, nhân, trừ
 Vậy: 9365 : 3 = 3121 ( dư 2)
- GV: Em có nhận xét gì về số dư trong phép chia trên?
	* Ví dụ: 2249 : 4 = ?
- GV hướng dẫn tương tự ví dụ 1, cần lưu ý:
- Lần 1: Vì 2 không chia được cho 4, nên phải lấy 22 chia cho 4
- Vài HS nhắc lại cách chia
 c. Thực hành
	Bài 1( 118) Tính
- 3 HS lên bảng làm, ở dưới làm bảng con theo dãy bàn
- GV củng cố lại cách chia 
	Bài 2(118)
- 1HS đọc đề bài
- GV phân tích bài toán và lưu ý HS đây là phép chia có dư, số dư đó chính là số bánh xe còn thừa
- HS giải bài toán ra nháp – 1 HS lên bảng chữa bài
	Bài 3( 118)
- HS tự xếp hình , 1 HS xếp trên bảng lớp
 3. Củng cố dặn dò
- Số dư so với số chia phải như thế nào? 
- Nhận xét, dặn dò
 ------------------------------------------------
Tiết 4: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Khả năng kì diệu của lá cây 
I. Mục tiêu
- Nêu được chức năng của lá đối với đời sống của thực vật và ích lợi của hoa đối với đời sống con người. HS biết quá trình quang hợp của lá cây diễn ra ban ngày dưới ánh sáng mặt trời còn quá trình hô hấp của cây diễn ra suốt ngày đêm. 
- Kể được ích lợi của lá cây.
+ KNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: phân tích thông tin để biết giá trị của lá cây với đời sống của cây, đời ssống động vật và con người; Kĩ năng tự làm chủ bản thân: có ý thức trách nhiệm, cam kết thực hiện các hành vi thân thiện với các loại cây trong cuộc sống: không bẻ cành, bứt lá, làm hại với cây; Kĩ năng tư duy phê phán: ngăn chặn lên án, ứng phó với những hành vi làm hại cây.
- Giáo dục HS chăm sóc và bảo vệ cây trồng và môi trường.
II. Đồ dùng : Một số loại lá cây
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra 2 em. TLCH: Nêu đặc điểm của lá cây
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b.HDHS tìm hiểu bài: 
* Hoạt động 1: 
Bước 1: Thảo luận theo cặp 
- Yêu cầu từng cặp dựa vào hình 1 SGK trang 88 tự đặt câu hỏi và TLCH của nhau.
+ Trong quá trình quang hợp thì lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì ? 
+ Quá trình quang hợp xảy ra trong điều kiện nào ?
+ Quá trình hô hấp lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì ? 
+ Ngoài chức năng quang hợp và hô hấp, lá cây cũng có chức năng gì ?
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Mời một số cặp trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
- GV nhận xét chốt lại ý đúng.
+ Vậy lá cây có có những chức năng nào ? ( quang hợp, hô hấp và thoát hơi nước)
* Hoạt động 2: Thảo luận theo nhúm.
 Bước 1 :
- Yêu cầu học sinh các nhóm thảo luận dựa vào thực tế cuộc sống và hình trong sách giáo khoa trang 89 để:
+ Nêu ích lợi của lá cây ?
+ Kể tên 1 số lá cây dùng để gói bánh, làm thuốc, để ăn, làm nón, lợp nhà.
Bước 2: 
- Mời đại diện các nhóm thi kể trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Cho HS liên hệ với cuộc sống hàng ngày. Nhận xét bài.
 ------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 1: TẬP VIẾT.
Ôn chữ hoa Q
I. Mục tiêu
- Củng cố cách viết hoa chữ Q thông qua bài ứng dụng
- HS viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa Q (1 dòng); viết đúng tên riêng Quang Trung (1 dòng) và câu ứng dụng: Quê emnhịp cầu bắc ngang (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. (HS KG viết cả bài)
- Có ý thức giữ gìn VS –CĐ ; HS thêm yêu quê hương , đất nước.
II. Đồ dùng dạy học: chữ mẫu viết hoa Q, T, B 
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS viết bảng con: Phan Bội Châu
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn viết trên bảng con
* HĐ1: Luyện viết chữ hoa 
- HS tìm các chữ hoa có trong bài Q, T, B
- GV đưa ra chữ mẫu cho cả lớp cùng quan sát
- HS nhắc lại cấu tạo cách viết các chữ hoa đó
- GVnhắc lại cách viết , sau đó viết trên bảng lớp
- HS theo dõi GV viết, sau đó viết trên bảng con
* HĐ2: Luyện viết từ ứng dụng
- HS đọc từ ứng dụng; HS nêu những điều em biết về Quang Trung
- GV giảng từ ứng dụng: Quang Trung- người anh hùng dân tộc đã có công lớn trong cuộc đại phá quân Thanh	
- Từ ứng dụng có chữ cái nào được viết hoa? Chữ cái nào cao 1 ô li?
- GV viết mẫu trên bảng lớp
- HS theo dõi sau đó viết ở bảng con
- GV nhận xét sửa sai
* HĐ3: Luyện viết câu ứng dụng
- HS đọc câu ứng dụng; HS nêu ND câu ứng dụng
- GV giảng nội dung câu ứng dụng : Tả vẻ đẹp của làng quê Việt Nam
* GV liên hệ, giáo dục tình yêu quê hương, đất nước cho HS
- GV hướng dẫn HS viết câu ứng dụng
- HS viết bảng con: Quê 
	c. Hướng dẫn viết vở
- GV nêu yêu cầu cần viết trong vở tập viết
- HS viết bài vào vở
- GV quan sát tư thế ngồi viết, cách trình bày bài của HS
	d. Chấm bài: GV chấm 1 số bài , nhận xét bài viết của HS
3. Củng cố dặn dò 
- HS nhắc lại cách viết chữ hoa Q; GV nhận xét, dặn dò.
 ------------------------------------------------
Tiết 2: ÔN TIẾNG VIỆT
Ôn: Nhân hoá.
 Cách đặt và trả lời câu hỏi: Như thế nào?
I. Mục tiêu
- Ôn tập, củng cố và mở rộng cho HS về Nhân hoá. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào?
- HS vận dụng để làm tốt các bài tập có liên quan.
- HS thêm yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS nhắc lại bài LTVC buổi sáng
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS làm BT
Bài 1: Đọc đoạn văn, câu thơ sau rồi điền vào chỗ trống các từ ngữ thích hợp:
a. Vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những thím chích choè nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm.
b. Trâu ơi ta bảo trâu này
 Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
c. Mỗi sớm mai thức dậy
 Lũy tre xanh rì rào,
 Ngọn tre cong gọng vó
 Kéo mặt trời lên cao
a. Tên sự vật được nhân hoá: 
b. Các từ ngữ dùng để nhân hoá sự vật: 
c. Cách nhân hoá :
- HS đọc y/c của BT . HS làm bài vào vở
- HS chữa bài (nêu miệng) – GV ghi nhanh các từ đúng lên bảng
- 2 HS nhắc lại lời giải đúng
Tên sự vật được nhân hóa
 Các từ ngữ dùng để nhân hóa sự vật
 Cách nhân hóa
chích chòe
Khướu
Chào mào
Cu gáy
thím, nhanh nhảu
chú, lắm điều
anh, đỏm dáng
bác, trầm ngâm
Gọi sự vật như gọi người
Trâu
trâu ơi
Nói sự vật như với người
Ngọn tre
kéo mặt trời lên cao
Tả sự vật như tả người
Bài 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm sau:
	a. Thuyền ra khỏi bờ thì hây hẩy gió đông nam, sóng vỗ rập rình.
	b. Đàn cá khi thì bơi lội tung tăng, khi thì lao vun vút như những con thoi.
	c. Chim hót líu lo. Nắng bốc hương tràm thơm ngây ngất.
- GV giúp HS nắm vững y/ c của BT
- HS làm bài cá nhân . HS chữa miệng từng câu. Lớp, GV nhận xét, chốt lời giải
Bài 3: Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Như thế nào?
	a. Ở đây, cây cối mọc um tùm.
	b. Mặt trời từ từ nhô lên sau đỉnh núi phía đông.
	c. Mùa xuân đến! Vạn vật sung sướng chào đón những tia nắng ấm áp. 
- HS đọc yêu cầu của BT. GV giúp HS nắm vững y/c 
- HS làm bài vào vở. GV chấm 1 số bài; 3 HS lên bảng chữa bài
- Lớp, GV nhận xét, bổ sung 
Bài 4(nếu còn thời gian): Hãy viết một câu trong đó sử dụng biện pháp nhân hoá để nói về:
Một cây hoa:
Một con vật nuôi:
Một đồ vật
- HS đọc y/c của BT – GV giúp HS nắm vững y/c. HS làm bài vào vở
- HS nối tiếp nhau nói câu mình đã viết
- Lớp, GV nhận xét, bổ sung. GV ghi 1 số câu hay lên bảng
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại ND bài học. Có mấy cách nhân hoá? Là những cách nào?
- Nhận xét tiết học – Dặn dò
 ------------------------------------------------
Tiết 3:ÔN TOÁN
Nhân,chia số có bốn chữ số với 
 số có một chữ số
I. Mục tiêu
- Củng cố và mở rộng kiến thức đã học cho HS về nhân (chia) số có bốn chữ số với (cho) số có một chữ số.
- HS vận dụng để giải BT có liên quan.
II. Đồ dùng:
III.Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài
2. HDHS làm BT
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
1023 x 3	2108 x 4	4629 x 2	1214 x 7	4259 x2	1035 x 6
- HS tự làm bài vào vở. 3 HS lên bảng chữa bài
- Lớp, GV nhận xét – Vài HS nhắc lại cách nhân 1 vài phép tính
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
	4524 : 3	6012 : 6	5730 : 3	2414 : 6	1877 : 3
- Tiến hành tương tự như bài 1
- GV củng cố lại cách chia số có bốn chữ số cho số có 1 chữ số.
Bài 3: Tìm x:
a) x : 5 = 1136 : 4	b) 7208 : x = 100 – 92	c)X x 7 = 1428 :

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_23_nam_hoc_2016_2017_pha.doc