Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 2 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Thêu

Buổi sáng

TOÁN

Tiết 6: Trừ các số có ba chữ số ( có nhớ 1 lần)

I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

- Biết cách trừ các số có ba chữ số (có nhớ 1 lần ở hàng chục hoặc hàng trăm).

- Vận dụng vào giải toán có lời văn (có 1 phép trừ). Làm được BT1, 2 (cột 1+2+3), BT3. HS làm nhanh làm thêm BT 1,2(cột 4,5), BT4.

- Giáo dục HS tính chính xác trong học tập.

II /ĐỒ DÙNG:

- GV: Bảng phụ chép sẵn NDBT 4.

- HS: Bảng con.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: 563 - 130 217 - 16

- 2 HS lên bảng đặt tính và tính, cả lớp làm bảng con.

- Khi chữa bài yêu cầu HS nêu cách đặt tính và cách tính.

- HS, GV nhận xét, tuyên dương HS làm tốt.

2. Bài mới.

 

doc25 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 196 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 2 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Thêu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cô- rét- ti.
+ HS nêu cách trình bày 1 bài chính tả thuộc hình thức văn xuôi. 
Viết từ khó:
+ HS tự đọc đoạn văn tìm từ khó viết ra nháp, bảng lớp.
+ HD HS tập viết vào bảng con tiếng khó: Cô-rét-ti, khuỷu tay, sứt chỉ...
* Viết bài:
+ GV đọc cho HS viết bài vào vở, đồng thời nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS.
* Nhận xét, đánh giá, chữa bài
+ HS tự soát lỗi. HS ghi số lỗi ra lề.
+ GV thu 1 số bài nhận xét, đánh giá. HS đổi vở KT chéo. Nhận xét chung.
*Hoạt động2: Hướng dẫn HS làm bài tâp
*Bài 2 :- 1 HS nêu yêu cầu BT và mẫu.-> 3 tổ lên bảng chơi trò chơi tiếp sức. 
- Lớp - GVnhận xét, bình chọn.
*Bài (3)a: - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. GV treo bảng phụ.- >Lớp làm bài vào vở nháp.
- 2 HS chữa bài trên bảng phụ.
- Lớp, GV nhận xét, chốt lời giải: cây sấu, chữ xấu, san sẻ, xẻ gỗ
 3. Củng cố- Dặn dò:- 2 HS nhắc lại cách trình bày một bài chính tả thuộc thể loại văn xuôi?- >GV nhận xét tiết học, tuyên dương. 
TOÁN
Tiết 7: Luyện tập
I/MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Biết thực hiện phép cộng, trừ các số có 3 chữ số (có nhớ 1 lần hoặc không có nhớ).
 - Vận dụng làm BT thành thạo. Làm được BT 1, 2(a), 3(cột 1, 2, 3), 4. HS làm nhanh làm thêm các phần còn lại (nếu còn thời gian).
- Giáo dục HS tính chính xác khi làm bài.
II/ĐỒ DÙNG:
- GV: Phấn màu sử dụng BT 3. Bảng phụ viết NDBT3.
- HS : bảng con, vở nháp.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS lên bảng làm - lớp làm vở nháp.
Đặt tính rồi tính: 
 541 - 127 783 - 356 
- Khi chữa bài HS nêu cách đặt tính và cách tính.
- HS, GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1: HD HS làm bài tập:
*Bài 1: - 1 HS nêu yêu cầu BT: Tính.
- 1 HS làm vào vở nháp - 2 HS lên bảng làm.
- Gọi HS nêu miệng cách tính ở phép tính 100 - 75.
 (?) Những phép tính trừ trên là phép trừ có nhớ hay không nhớ? Nhớ ở hàng nào?
- GV củng cố cho HS cách trừ có nhớ. 
*Bài 2: - 1 HS nêu yêu cầu BT: Đặt tính rồi tính:
- HS thực hiện vào bảng con (Phần a).
- 1 HS chữa bài trên bảng lớp - nhận xét, chốt KQ đúng.-> Vài HS nêu lại cách tính.
*Bài 3: - GV treo bảng phụ:
- HS nêu yêu cầu của BT: Số? 
- GV HD HS phân tích bài toán.
- Muốn điền được số ở cột 2 ta làm ntn? ->Tìm số bị trừ .
- Muốn tìm SBT ta làm ntn? .- > Ta lấy số trừ cộng hiệu.
- Vậy số cần điền là: 246 + 125 = 371.
- HS nêu cách tính kết quả của mỗi cột.
- HS tìm số thích hợp và điền vào ô trống (cột 1, 2, 3).
- HS làm nhanh làm thêm cột 4.-> HS, GV chữa bài, chốt KQ đúng.
- GV củng cố cho HS cách tìm thành phần chưa biết.
*Bài 4:- 1 HS nêu y/c bài tập.
- Bài toán cho biết gì ? Hỏi gì ?
- 2 HS dựa vào tóm tắt nêu bài toán.-> HS giải vào vở.
- GV lưu ý HS phải đặt phép tính giải vào vở nháp để tính KQ.
- 1 HS lên bảng giải bài toán. 
Bài giải
Cả hai ngày bán được:
415 + 325 = 740( kg)
 Đáp số: 740 kg
- GV đánh giá, nhận xét một số bài - chữa bài, rút kinh nghiệm từng bài.
- GV củng cố cho HS dạng toán đơn.
*Bài 5: (HS làm thêm nếu còn thời gian)
- HS tự giải BT, sau đó đổi vở để kiểm tra chéo.-> GV chữa bài, chốt KQ đúng.
 	 Bài giải
Số học sinh nam là:
165 - 84 = 81( học sinh)
 Đáp số: 81 học sinh
3. Củng cố- Dặn dò:
- 1 HS nêu tên bài học. 
- 2 HS nêu cách đặt tính và nhắc lại cách cộng trừ các số có 3 chữ số. 
- GV Nhận xét tiết học, tuyên dương.
	
 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
 Tiết 3: Vệ sinh hô hấp
I./ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Hiểu được ích lợi của việc tập TD buổi sáng.
- Nêu được những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp. HS nêu được ích lợi tập TD buổi sáng và giữ sạch mũi, miệng.
- HS có ý thức giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
- Giáo dục KNS : - Kĩ năng tư duy phê phán, làm chủ bản thân, giao tiếp.
II/ ĐỒ DÙNG: GV: Màn hình, máy tính.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: - Tại sao ta nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng? 
 - Thở không khí trong lành có lợi gì? - HS, GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: HS quan sát hình ảnh trên màn hình nghe giới thiệu bài.
b. Các hoạt động:	
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
*MT: Nêu lợi ích của việc tập thở vào buổi sáng.
*Cách T/H:
+ Bước 1: Làm việc theo nhóm. 
- GV YC HS qs các hình 1, 2, 3 trên màn hình- TL theo nhóm đôi và TL các CH sau:
- Tập thở buổi sáng có lợi gì?
- Hàng ngày chúng ta nên làm gì để giữ sạch mũi họng? 
+ Bước 2 : Làm việc cả lớp. 
- Đại diện mỗi nhóm lên trả lời (mỗi nhóm chỉ trả lời 1 câu).- Lớp, GVNX, bổ sung.
=>Kết luận: Tập TD buổi sáng có lợi cho sức khoẻ
Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp.
KNS : Tư duy phê phán, giao tiếp.
*MT: Kể ra những việc nên và không nên để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
*Cách T/H:
+ Bước 1: Làm việc theo cặp.
- GV chiếu màn hình, quan sát hình trang 9- 2 bạn sẽ lần lượt người hỏi, người trả lời theo câu hỏi trong SGK trang 9.
- Bạn hãy chỉ vào hình và nói tên các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh hô hấp ?
- Hướng dẫn học sinh giúp các em đặt thêm câu hỏi.
-Hình này vẽ gì? Việc làm của các bạn trong hình có lợi hay có hại đối với đường hô hấp ? Tại sao ?
+ Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gọi 1 số HS lên trình bày (mỗi HS chỉ phân tích 1 tranh).
- Lớp, GV nhận sét, bổ sung.
- GV yêu cầu cả lớp liên hệ thực tế kể ra những việc nên làm và có thể làm được để
bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
- Nêu các việc các em có thể làm được để giữ cho bầu không khí trong lành?
=> Kết luận: Không nên ở trong phòng có người hút thuốc lá, thuốc lào
3. Củng cố- Dặn dò:
KNS : Làm chủ bản thân. 
- 1 HS đọc ND bài học.
- Liên hệ: Em đã bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan hô hấp chưa?
 + Gia đình em có ai hút thuốc lá, thuốc lào không?
 + Em đã khuyên người thân của mình không nên hút thuốc lá, thuốc lào
chưa? ...
Nhận xét tiết học, tuyên dương - dặn dò: Thực hiện tốt bài học.
__________________________________________________________________
Buổi chiều
 	TẬP ĐỌC
 CÔ GIÁO TÍ HON
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Hiểu nghĩa các từ: khoan thai, tỉnh khô, trâm bầu, núng nính. Hiểu ND: Tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của các bạn nhỏ. Qua trò chơi này, bộc lộ tình cảm yêu quý cô giáo, mơ ước trở thành cô giáo. (trả lời được các CH trong SGK).
- Đọc đúng nhịp thơ và các từ khó trong bài. Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
- Biết chơi trò chơi có ích, luôn yêu quý mọi người.
II/ ĐỒ DÙNG: - GV: Bảng phụ chép câu văn dài hướng dẫn HS đọc.
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
 1. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS đọc 2 đoạn bài: Ai có lỗi? GV nêu CH ứng với ND từng đoạn.
- 1 HS đọc diễn cảm đoạn 4 và trả lời CH 4.- >HS, GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: HS quan sát tranh.
b. Các hoạt động
Hoạt động 1: Luyện đọc
* GV đọc mẫu, nêu cách đọc. HS theo dõi SGK.
* Hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
* Đọc từng câu:
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu.-> GV sửa lỗi phát âm cho những em đọc sai.
*Đọc đoạn:
+ Đoạn1: Bé kẹp lại tóc... chào cô.
+ Đoạn 2: Bé treo nón... đánh vần theo.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc đoạn lần 1.
- GV giải nghĩa 1 số từ khó: Khoan thai, núng nính, trâm bầu và HD đọc câu văn dài ở trên bảng phụ.
+ Đọc đoạn trong nhóm. GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm.
+ 2 nhóm HS thi đọc trước lớp. Cả lớp, GV nhận xét, bình chọn.
- HS đọc đồng thanh
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:
- 1 HS đọc , lớp đọc thầm - >Trong truyện có mấy nhân vật? 
- GV nêu câu hỏi 1: - Truyện có những nhân vật nào?
 SGK- HS trả lời, GV chốt
- GV nêu câu hỏi 2 / SGK : Các bạn nhỏ trong bài chơi trò chơi gì?
-> HS TL nhóm và trả lời => GV chố tnhóm và trả lời => GV chốt- HS nhắc lại 
- Những cử chỉ nào của cô giáo Bé làm em thích thú nhất?
? Tìm những hình ảnh ngộ nghĩnh, dáng yêu của đám "học trò" ? 
- 1HS đọc toàn bài: ? Câu chuyện này có ý nghĩa gì? ( HS trả lời, GV chốt ) => ND ý nghĩa bài: 
=>Tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của các bạn nhỏ. Qua trò chơi này, bộc lộ tình cảm yêu quý cô giáo, mơ ước trở thành cô giáo.
- HS nhắc lại- GV hướng dẫn HS liên hệ giáo dục...
Hoạt động 2: Luyện đọc lại:
- HS thi đua đọc diễn cảm bài văn.
- GV chia lớp luyện đọc diễn cảm theo nhóm đôi.
- HS thi đua luyện đọc.
- GV mời các cặp nhóm lên lyện đọc.
- Lớp, GV bình chọn bạn đọc hay, GV nhận xét.
3. Củng cố- Dặn dò:
- 1 HS nhắc lại tên bài học.
- GVLHHS:+ Các em có thích trò chơi như bạn nhỏ trong bài không?
 + Sau này em mơ ước làm nghề gì? Em có thích nghề giáo viên không?
 + Muốn được làm nghề giáo viên em phải làm gì?
GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
TOÁN
Tiết 8: Ôn tập các bảng nhân
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
 - Thuộc các bảng nhân 2, 3, 4, 5. Biết nhân nhẩm với số tròn trăm và tính giá trị biểu thức, chu vi hình tam giác, giải toán (có một phép nhân).
- Rèn kĩ năng trình bày bài giải. Làm được BT1, 2(a, c), 3, 4 - HS làm nhanh làm thêm BT2 (b).
- Giáo dục HS tính xác khi làm bài.
II/ ĐỒ DÙNG:- GV: Bảng phụ viết sẵn NDBT 1 và BT4.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ:- GV viết phép tính: 727 - 272 404 - 184
- 2 HS lên bảng đặt tính và tính, lớp làm bảng con. 
- Khi chữa bài GV yêu cầu HS nêu cách đặt tính và cách tính.
- GV nhận xét, sửa sai.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động :
Hoạt động1: Hướng dẫn làm bài tập:
*Bài 1(9): - HS lần lượt nêu KQ từng cột phần a.
- GV ghi các phép tính ở phần b lên bảng.
- Cho HS chơi trò chơi: Truyền điện
- HS nêu cách tính nhẩm. - >GV hỏi củng cố cách nhẩm của HS, để củng cố các bảng nhân 2, 3, 4, 5 )
*Bài 2(9): - 1 HS nêu yêu cầu BT.
 - 1 HS nêu mẫu: 4 x 3 + 10 = 12 +10
 = 22
- 2 HS lên bảng làm phần a và c; 1 HS làm nhanh làm thêm phần b.
- GV nhắc nhở HS cách trình bày.
- GV củng cố cách thực hiện thứ tự phép tính.
*Bài 3(9): - 1 HS đọc đề toán.
- GV phân tích đề bài, 1 HS viết tóm tắt bài toán trên bảng lớp. 
- HS cả lớp giải vào vở, 1 HS làm bảng lớp. 
- GV nhận xét 1 số bài, chữa bài.
Bài giải :
Số ghế trong phòng ăn là :
4 x 8 = 32 (cái ghế)
 Đ/S: 32 cái ghế
- Củng cố giải toán có phép nhân.
*Bài 4 (9): - 1 HS đọc đề bài.
- Vài HS nêu cách tính chu vi hình tam giác.-> Có thể tính bằng mấy cách?( 2 cách)
- HS nêu phép tính trước lớp -> Lớp, GV chốt nhận xét.
Bài giải
Chu vi hình tam giác ABC là:
100 + 100 + 100 = 300(cm)
( Hoặc: 100 x 3 = 300(cm))
 Đáp số: 300cm.
- GV củng cố cho HS cách tính chu vi tam giác.
3. Củng cố- Dặn dò:
- 4 HS đọc lại các bảng nhân 2, 3, 4, 5.
- 1 HS nêu cách tính chu vi hình tam giác.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
___________________________________________________________________
THỦ CÔNG
Gấp tàu thuỷ hai ống khói( Tiết 2)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- HS biết gấp tàu thuỷ hai ống khói. 
- Gấp được tàu thuỷ hai ống khói. Các nếp gấp tương đối phẳng. Tàu thuỷ tương đối cân đối. Đối với HS khéo tay: gấp được tàu thuỷ hai ống khói. Các nếp gấp thẳng, phẳng. Tàu thuỷ cân đối.
- HS yêu thích gấp hình.
II/ ĐỒ DÙNG: 
- GV: Tranh quy trình, mẫu tàu thuỷ hai ống khói, giấy màu, kéo.
 - HS : đồ dùng môn học.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nhắc lại cách gấp tàu thủy ở tiết 1.
2. Bài mới: 
a.Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thực hành.
- GV giới thiệu mẫu tàu thuỷ hai ống khói.
- 1HS nhắc lại cách gấp tàu thuỷ 2 ống khói.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- GV hệ thống lại cách gấp tàu thuỷ 2 ống khói kết hợp với tranh quy trình:	
 	 + B1: Gấp, cắt tờ giấy hình vuông.
 + B2: Gấp lấy điểm giữa và hai đường dấu gấp giữa hình vuông.
 + B3: Gấp thành tàu thuỷ hai ống khói.
- HS quan sát mẫu tàu thuỷ hai ống khói.
- GV nêu yêu cầu của sản phẩm trước khi cho HS thực hành:
 + Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng.
 + Tàu thuỷ tương đối cân đối.
*Hoạt động 2:Thực hành và trưng bày sản phẩm:
- GV tổ chức cho HS thực hành theo nhóm.
- GV đến từng nhóm theo dõi, giúp HS hoàn thành sản phẩm.
- Tổ chức cho các nhóm HS trưng bày và đánh giá sản phẩm.
- GV gợi ý cho các nhóm trình bày sản phẩm. 
3. Củng cố- Dặn dò:
- HS nhắc lại ND bài học.
- HS nêu lại các bước gấp tàu thuỷ hai ống khói.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
 Ngày soạn : 23/ 8/ 2016
 Ngày dạy: Thứ tư ngày 31 tháng 9 năm 2016
Buổi sáng	
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Từ ngữ về thiếu nhi – Ôn tập câu ai là gì ?
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Tìm được một vài từ ngữ về trẻ em (BT1).Tìm được các bộ phận câu trả lời câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)? Là gì? (BT2). Đặt được CH cho các bộ phận in đậm (BT3).
- Dùng được các từ chỉ trẻ em trong nói, viết văn. Đặt đúng câu theo mẫu.
- Có ý thức tu dưỡng để trở thành những thiếu nhi chăm ngoan, học giỏi.
II/ ĐỒ DÙNG: 
- GV: Màn hình, máy tính, bài giảng trình chiếu powerpoint.
- HS : Vở nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS lên bảng tìm các sự vật được so sánh (Bài 2(8)).
- GV nhận xét, tuyên dương HS
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập:
*Bài 1:- GV chiếu y/c bài 1 lên màn hình
- 1 HS đọc yêu cầu của đề bài, lớp theo dõi.
- HS tìm mẫu (phần a).
- HS thảo luận nhóm 4.
- Thực hành làm bài tập trao đổi trong nhóm rồi cử ra người tham gia chơi tiếp sức viết ra các từ ngữ chỉ về trẻ em, tính nết, tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn đối với trẻ em.
- GV chia lớp làm 2 đội thi viết nhanh.
- Cả lớp và GV nhận xét tuyên dương 2 đội.
- HS đọc lại các từ vừa tìm được. 
- Chỉ trẻ em 
- Thiếu nhi, thiếu niên, nhii đồng, trẻ con 
- Chỉ tính nết trẻ em 
- Ngoan ngoãn, lễ phép , ngây thơ, hiền lành 
- Tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn đối với trẻ em 
- Thương yêu, yêu quý , quan tâm, nâng đỡ, chăm sóc, nâng niu, chăm chút
- Phần b, c HS làm tương tự.
- GV liên hệ những đức tính tốt của HS.
*Bài2: GV chiếu y/c bài 1 lên màn hình.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS làm mẫu câu a. 
 - HS làm phần b, c vào vở nháp.
- Mời 2 học sinh lên bảng gạch chân 1 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi “Ai, cái gì, con gì?”
- Gạch 2 gạch dưới bộ phận câu trả lới câu hỏi “Là cái gì ?”
Ai (cái gì, con gì)
 Là gì 
a/ Thiếu nhi 
là măng nước 
b/ Chúng em 
là H S tiểu học 
c/ Chích bông 
là bạn trẻ em 
- Lớp nhận xét .
- GV nhận xét, chữa bài, củng cố cách trả lời đầy đủ câu kiểu Ai là gì?
*Bài 3- 1 HS nhắc lại mẫu câu: Ai là gì?
- GV nhắc HS khác với BT 2 là Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm.
- Gv hướng dẫn HS
+ Cái gì là hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam?
+ Ai là những chủ nhân tương lai của đất nước ?
+ Đội thiếu niên tiền phong HCM là ai ?
- HS tự làm bài vào vở.
- GV thu, nhận xét chữa bài.
- Củng cố cách đặt câu kiểu Ai là gì?
3. Củng cố- Dặn dò:
- 1 HS nhắc tên bài học.
- GV hệ thống lại nội dung bài học.
- 2-3 HS đặt câu theo mẫu câu Ai là gì?
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
	TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Tiết 4: Phòng bệnh đường hô hấp
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Kể được tên một số bệnh đường hô hấp thường gặp: Viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi. HS nêu được nguyên nhân mắc các bệnh đường hô hấp.
- Biết cách giữ ấm cơ thể, giữ vệ sinh mũi, miệng.
- Có ý thức phòng bệnh đường hô hấp.
* Giáo dục KNS : - Tìm kiếm và xử lí thông tin, làm chủ bản thân, giao tiếp.
 - BVMT : HS biết bảo vệ môi trường học tập cũng như nơi ở để phòng bệnh đường hô hấp.
II/ ĐỒ DÙNG: - GV: Màn hình TV, máy tính.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu ích lợi việc thở không khí trong lành? Hít thở không khí trong lành giúp cho cơ quan hô hấp làm việc tốt hơn và cơ thể khỏe mạnh.
- Muốn giữ gìn cơ quan hô hấp, hằng ngày phải làm gì? -> Phải thường xuyên lau mũi bằng khăn sạch, không chơi những nơi có nhiều khói, bụi 
- HS (2em) trả lời. GV liên hệ thêm HS. 
- HS, GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Động não.
* Mục tiêu:- Kể tên một số bệnh vê đường hô hấp thường gặp.
* Cách T/H: 
+ Hãy kể tên các bộ phận của cơ quan hô hấp ? - Các cơ quan hô hấp: mũi, khí quản... 
+ Hãy kể một số bệnh về đường hô hấp mà em biết ? - Một số bệnh đường hô hấp: Viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi
- Kết luận: Tất cả các bộ phận cơ quan hô hấp có thể bị bệnh đó là: viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi
 Hoạt động 2: Làm việc với SGK. 
KNS : Làm chủ bản thân.
* Mục tiêu: Nêu được nguyên nhân và cách phòng bênh đường hô hấp. Có ý thức phòng bệnh đường hô hấp.
 * CáchT/H:
+ Bước 1: Làm việc theo cặp.
- GV chiếu các hình vẽ 4, 5, 6 lên màn hình
- Từng cặp cùng quan sát và trao đổi với nhau về nội dung các hình vẽ.
- Bức tranh 1 và 2 Nam đã nói gì với bạn Nam? Em có nhận xét gì về cách ăn mặc của Nam và bạn của Nam? Nguyên nhân nào khiến Nam bị viêm họng? Bạn của Nam khuyên Nam điều gì? 
-> Nam mặc đồ mỏng trong khi trời rất lạnh Nam nói mình bị ho và rất đau khi nuốt nước bọt, bạn đã khuyên Nam đến bác sĩ để khám. Nam bị viêm họng do mặc đồ mỏng nên nhiễm lạnh.
- Hình 3 Bác sĩ đang làm gì? Khuyên Nam điều gì?-> Bác sĩ đang khám bệnh cho Nam và bác sĩ nói: Cháu bị viêm họng do cảm lạnh, cháu nên uống thuốc và súc miệng nước muối hàng ngày.
- Hình 4: Tại sao thầy giáo lại khuyên học sinh mặc ấm ? -> Thầy khuyên nên mặc ấm để tránh bị nhiễm lạnh.
- Hình 5: Vì sao hai bác đi qua đường lại khuyên hai bạn nhỏ đang ăn kem ? -? Nếu ăn quá nhiều đồ lạnh sẽ bị viêm họng.
-Bệnh viêm phế quản và viêm phổi có biểu hiện gì ? Nêu tác hại của hai bệnh này ?
 -> Khó thở, sốt và người khó chịu 
+ Bước 2: Làm việc cả lớp.
 - Đại diện một số cặp trình bày trước lớp.
- GV nêu câu hỏi SGK(11). HS suy nghĩ trả lời.
- GV liên hệ HS đã có ý thức phòng bệnh đường hô hấp chưa.
- Chúng ta cần làm gì để phòng bệnh đường hô hấp ?
=> GV kết luận: về các bệnh đường hô hấp, nguyên nhân gây bệnh và cách đề phòng.
Hoạt động3: Chơi trò chơi bác sĩ.
KNS : Giao tiếp
* Mục tiêu:- Giúp củng cố kiến thức đã học về phòng bệnh viêm đường hô hấp
* Cách T/H: 
- Lớp tiến hành chơi trò chơi.
- Một bạn đóng vai bác sĩ một bạn đóng vai bệnh nhân. Bệnh nhân đến khám kể một số biểu hiện về bệnh viêm đường hô hấp, Bác sĩ khám bệnh nêu tên bệnh.
- Cho HS chơi thử trong nhóm, sau đó mời 1 số cặp biểu diễn trước lớp.
- Lần lượt từng cặp lên chơi, lớp theo dõi nhận xét, bổ sung, GV giúp HS giao tiếp tự tin hơn.
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố- Dặn dò:
- 1 HS: Em hãy kể tên một số bệnh đường hô hấp thường gặp?
- 1 HS: Em hãy nêu nguyên nhân và cách đề phòng bệnh đường hô hấp?
 - GV hệ thống lại nội dung bài học, nhắc HS giữ gìn cơ quan hô hấp.
 - GV nhận xét tiết học, tuyên dương. 
TOÁN
Tiết 9: Ôn tập bảng chia.
I/MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Thuộc các bảng chia (chia cho 2,3,4,5). Biết tính nhẩm thương của các số tròn trăm khi chia cho 2, 3 ,4 (phép chia hết).
- Biết cách trình bày bài khoa học. Làm được BT1, 2,3 - HS làm thêm BT4.
- Giáo dục HS tính cẩn thận khi làm bài.
II/ ĐỒ DÙNG: - GV: Bảng phụ vẽ trước bài 4(10) ở bảng lớp. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: - HS đọc thuộc các bảng nhân 2, 3 ,4, 5 (mỗi em đọc 1 bảng).
- Cả lớp n/x. GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập:
*Bài 1:- GV ghi phép tính lên bảng, yêu cầu HS tính nhẩm.
- HS nối tiếp nhau nêu miệng kết quả tính nhẩm.
+ Em hãy nêu mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia?-> từ một phép nhân ta được hai phép chia tương ứng.
- GV củng cố ý nghĩa của phép nhân, chia.
- HS đọc lại các bảng chia 2, 3; HS đọc lại bảng chia 4, 5.
*Bài 2: HS nêu yêu cầu bài
 - 1 HS nêu mẫu: 200 : 2 = ?
 Nhẩm: 2 trăm : 2 = 1 trăm
 Vậy: 200 : 2 = 100
- 3- 4 HS nhắc lại.-> HS nối tiếp nhau nêu cách tính nhẩm phần a và b.
- Củng cố cho HS cách nhẩm số tròn trăm chia cho 1 số.
*Bài 3: - 1 HS đọc đề bài.-> GV đặt câu hỏi phân tích đề, xác định dạng toán.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn biết mỗi hộp có bao nhiêu cái cốc ta làm thế nào?
- 1 HS lên bảng viết tóm tắt bài toán.-> Cả lớp giải vào vở.-> 1 HS lên chữa bài.
Bài giải :
Số cái cốc của mỗi hộp là :
24 : 4 = 6 (cái cốc)
Đ/S: 6 cái cốc
- GV đánh giá, nhận xét 1 số bài.
*Bài 4: (HS làm thêm nếu còn thời gian) 
- GV mở bảng phụ, 

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_02_nam_hoc_2016_2017_pham_thi_theu.doc