Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 14 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Thêu

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Củng cố cấu tạo, cách viết chữ hoa K.

- HS viết đúng chữ hoa K (1 dòng), Kh, Y (1 dòng); viết đúng tên riêng Yết Kiêu (1 dòng) và câu ứng dụng: Khi đói chung một lòng (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, t¬¬ương đối đều nét và thẳng hàng; b¬¬ước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết th¬¬ường trong chữ ghi tiếng (HS viết nhanh viết cả bài trên lớp).

- HS có ý thức viết chữ đẹp, giữ vở sạch.

II/ ĐỒ DÙNG:- GV: Mẫu chữ viết hoa K, Y; Tên riêng Yết Kiêu (HĐ1).

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: - 1 HS nhắc lại từ, câu ứng dụng ở tiết tr¬¬ước.

- HS viết bảng: Ông Ich Khiêm.-> HS- GV nhận xét.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu, mục đích của tiết học

b. Các hoạt động:

*Hoạt động 1: HD HS viết trên bảng con.

- Luyện viết chữ hoa:

+ 1 HS đọc tên riêng, câu ứng dụng để tìm các chữ hoa trong bài.

+ GV gắn chữ mẫu K, Y lên bảng, 2 HS nhắc lại CT, cách viết từng chữ.

+ GV nhắc lại cách viết và viết mẫu từng chữ (trọng tâm là chữ K).

+ HS tập viết từng chữ trên bảng con - GV nhận xét, chỉnh sửa.

 

doc28 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 177 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 14 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Thêu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ay, ây.
II/ ĐỒ DÙNG:- GV: Bảng phụ chép bài 2 (HĐ2). 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: - 1 HS đọc các từ: huýt sáo, hít thở, suýt ngã, giá sách, dụng cụ.
- 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vở nháp.
- Lớp, GV nhận xét chữa bài. - >1 HS đọc lại các từ đã viết.	 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe - viết.
+ Hướng dẫn chuẩn bị:- 2 HS đọc đoạn viết, lớp theo dõi SGK.
- GV giúp HS nhận xét: 
+ Trong đoạn vừa đọc có những tên riêng nào được viết hoa? 
+ Câu nào trong đoạn văn là lời nhân vật?
+ Nêu cách trình bày bài chính tả? 
+ Viết từ khó:- HS tự đọc đoạn văn tìm từ khó viết ra nháp, bảng lớp. 
- 1 HS viết bảng lớp. HS, GV nhận xét.
+ Viết bài:
- GV đọc cho HS viết bài vào vở, đồng thời nhắc nhở tư thế ngồi viết cho học sinh.
+ Đánh giá, nhận xét, chữa bài:
- GV đọc cho HS soát lỗi. HS ghi số lỗi ra lề. 
- GV thu 1 số bài, nhận xét.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2:- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.- >HS làm bài cá nhân viết ra nháp. 
- GV theo dõi từng HS làm bài để phát hiện lỗi sai của HS.
- 2 HS lên bảng thi làm đúng, nhanh, đọc kết quả trên bảng phụ.
- GV giải nghĩa từ: đòn bẩy- >2 HS đọc lại các từ sau khi đã điền đúng.
Bài (3)a:- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.-> HS làm bài cá nhân, đọc bài trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, GV chốt lời giải đúng.
- 2 HS đọc diễn cảm đoạn thơ sau khi đã điền đúng.
3. Củng cố- Dặn dò:
- 1 HS nhắc lại tên bài.
- 1 HS nhắc lại cách trình bày bài chính tả thuộc hình thức văn xuôi.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
__ TOÁN
Tiết 67: Bảng chia 9
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
 - Lập bảng chia 9 từ bảng nhân 9. Bước đầu thuộc bảng chia 9.
- VD bảng chia 9 trong luyện tập thực hành. Làm được các bài tập theo yêu cầu.
- HS cần cù học tập và yêu thích môn toán.
II/ ĐỒ DÙNG:- GV: Bộ đồ dùng biểu diễn.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS đọc xuôi, 2 HS đọc ngược bảng nhân 9.
- 1 HS đếm thêm 9 từ 9 đến 90 và ngược lại.-> GV nhận xét, tuyên dương.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Hướng dẫn lập bảng chia 9.
- GV cùng HS lấy trong bộ đồ dùng 3 tấm bìa mỗi tấm bìa có 9 chấm tròn: 
? Có tất cả bao nhiêu chấm tròn? Ta làm như thế nào?- 1 HS nêu cách làm: 9 x 3 = 27
? GV hỏi tiếp: Có 27 chấm tròn trên các tấm bài, mỗi tấm bài có 9 chấm tròn. Như vậy có mấy tấm bìa?- >1 HS nêu: 27 : 3 = 9
 - GV nói: Từ phép nhân 9 ta lập được phép chia 9.
 	+ Lập bảng chia 9.
 - HS chuyển từ phép nhân 9 sang phép chia 9. 
 - Cả lớp theo dõi GV để lập bảng chia:
9 x 1 = 9 " 9 : 9 = 1
9 x 2 = 18 " 18 : 9 = 2
9 x 3 = 27 " 27 : 9 = 3
 - HS lập các phép chia 9 và đọc kết quả.
 - GV tổ chức cho HS đọc thuộc bảng chia 9 theo cặp.
*Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1(68):- 1 HS nêu yêu cầu BT.
- GV ghi các phép tính trong bảng chia 9.
- HS nối tiếp nhau nêu kết quả tính. 
 - 3 HS đọc lại bảng chia 9.
Bài 2(68):- GV HDHS làm tương tự bài 1.-> HS nêu kết quả (mỗi HS nêu 1 cột tính). 
- GV củng cố mối quan hệ giữa phép nhân và chia.
- Khi đã biết 9 x 5 = 45, có thể ghi ngay kết quả 45 : 9 và 45 : 5 được không? Vì sao?
-> Khi đã biết 9 x 5 = 45 có thể ghi ngay 45 : 9 = 5 và 45 : 5 = 9. Vì nếu lấy tích chia cho thừa số này thì sẽ được thừa số kia
Bài 3(68):- 1 HS đọc đề bài. - GV tóm tắt bài toán, đặt câu hỏi phân tích đề bài.
- Bài toán cho biết những gì? - >Có 45 kg gạo được chia đều vào 9 túi vải
- Bài toán hỏi gì?- >Mỗi túi có bao nhiêu kg gạo?
- HS giải nháp, bảng lớp.-> GV nhận xét, chốt lại cách làm.
Bài giải:
Mỗi túi có số kg gạo là:
45 : 9 = 5( kg)
 Đáp số: 5 kg gạo
-Gv củng cố lại bài toán.
Bài 4(68): - 1 HS đọc đề bài. 
- HS làm vở tương tự bài 3. 
- GV thu 1 số bài, nhận xét từng bóa, Gv chốt lại.
Bài giải:
Số túi gạo có là:
45 : 9 = 5 (túi)
 Đáp số: 5 túi gạo
-GV củng cố lại bài toán.
3. Củng cố- Dặn dò:
- 1 HS nhắc lại tên bài.
- 2 HS đọc thuộc bảng chia 9.
 - GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
____________________________________________________________________
	TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Tiết 27: Tỉnh ( Thành phố) nơi bạn đang sống.
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Kể được tên một số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế ở địa phương.
- Kể đúng tên các cơ quan hành chính. HS nói về một danh lam, di tích lịch sử hay đặc sản của địa phương.
- HS có ý thức gắn bó, yêu quê hương.
GDKNS: -Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, tìm kiếm thông tin về nơi mình đang sống.
-Sưu tầm, tổng hợp, sắp xếp các thông tin về nơi mình sống.
II/ĐỒ DÙNG: - HS: Giấy A4, bút màu (HĐ2).
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
 - 1 HS: Kể tên các trò chơi nguy hiểm?
 - 2 HS: Tại sao không nên chơi các trò nguy hiểm?
 - Lớp, GV nhận xét đánh giá.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Làm việc với SGK 
* Mục tiêu: Nhận biết được một số cơ quan hành chính ở địa phương.
* Cách tiến hành:
+ Bước 1: Làm việc theo nhóm
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, quan sát hình trong SGK trang 52, 53, 54 và trả lời câu hỏi: Kể tên những cơ quan hành chính , văn hoá, giáo dục, y tế có trong các hình?
- HS thảo luận.
+ Bước 2: HS các nhóm trình bày
- GV yêu cầu mỗi em chỉ kể tên một vài cơ quan.
=> GV kết luận: ở mỗi địa phương đều có các cơ quan: hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế...để điều hành công việc, phục vụ đời sống vật chất, tinh thần và sức khoẻ nhân dân.
Hoạt động 2: Vẽ tranh 
+ Mục tiêu: Biết vẽ và mô tả sơ lược về bức tranh toàn cảnh có các cơ quan hành chính, văn hoá, y tế.. của địa phương nơi em đang sống. 
+ Cách tiến hành:
+ Bước 1: GV gợi ý cách thể hiện những nét chính về những cơ quan hành chính, văn hoá của địa phương mình. Khuyến khích trí tưởng tượng của HS.
- HS tiến hành vẽ.
- GV quan sát giúp đỡ HS vẽ đúng chủ đề.
+ Bước 2: HS dán tranh vẽ lên bảng (GV chọn một số tranh vẽ của HS).
- Vài HS lên mô tả nội dung tranh của mình.
- Lớp, GV nhận xét, bình chọn, tuyên dương.
3. Củng cố- Dặn dò:
- HS: Kể tên một số cơ quan hành chính ở địa phương? 
- GV hệ thống nội dung bài học.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
Buổi chiều:
TIẾNG VIỆT *
Ôn luyện: Từ địa phương. Dấu chấm hỏi. Dấu than?
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Nhận biết được một số từ ngữ thường dùng ở miền Bắc, Nam qua bài tập phân loại thay thế từ ngữ .
- Đặt đúng dấu câu( dấu chấm hỏi ,dấu chấm than) vào chỗ trống trong đoạn văn .
- Trau dồi vốn Tiếng Việt.
II/ ĐỒ DÙNG:
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ.- Học sinh lên bảng làm bài 2, 3 SGK. - >HS, GV nhận xét.
2. Bài mới::
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động: 
*Hoạt động1: Luyện tập:
*Bài 1: Nối các từ dùng ở miền bắc( bên trái) với các từ dùng ở miền nam ( bên phải) cùng nghĩa với nhau:	
Củ sắn
Trái khổ qua
Quả mướp đắng
Củ mì
Lợn
Heo
Bao diêm
Trái banh
Quả bóng( đá)
Hộp quẹt
- HS suy nghĩ, tự làm BT.-> Lớp, GV nhận xét chốt bài làm đúng.
*Bài 2: Các từ in đậm duới đây thường dùng ở các tỉnh miền trung. Hãy tìm từ cùng nghĩa với các từ đó?
a- Mạ đã nuôi dạy tôi khôn lớn................
b- Đi mô cũng thấy nhớ về quê hương...................
c- Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát........
- 1 HS đọc yêu cầu- >HS thảo luận theo nhóm đôi
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả-> GV và HS nhận xét chốt bài làm đúng
*Bài 3: Điền dấu câu nào vào mỗi ô trống trong đoạn văn dưới đây?
- Thấy chú Nhân ngồi chơi bên cầu, cu Hoe hỏi:
- Chú ơi, sao chú lại ngồi ở đây 
Chú Nhân cười nói
- Vì đây là nơi chú và bố cháu thường ra đây chơi.
- Thế mai chú lại lên đơn vị à 
- Ừ . Cháu nhớ viết thư cho chú nhé	
- Vâng ạ	
- HS đọc BT 3. HS thảo luận theo nhóm đôi- 1 HS lên bảng điền, lớp làm vở nhá
- Nhận xét chốt bài làm đúng.
 3. Củng cố, dặn dò : - Củng cố về từ địa phương .
- HS nêu cách sử dụng dấu chấm than, dấu chấm hỏi.
TOÁN*
Ôn luyện : Bảng nhân 9. So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. 
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Củng cố cho HS kiến thức về bảng nhân 9,biết cách so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
- HS vận dụng kiến thức vào làm các bài tập.
- HS có ý thức tính toán cẩn thận, chính xác khi học toán. 
II/ ĐỒ DÙNG: 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ
- Muốn so sánh số bé bằng 1 phần mấy số lớn ta làm thế nào ? 
- 3 HS đọc bảng nhân 9.
- HS+ Gv nhận xét.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động
Hoạt động 1: Thực hành
*Bài 1: Tính nhẩm: 
9 x 4 = 9 x 1 = 9 x 3 = 9 x 10 = 
	9 x 5 =	 9 x 7 = 9 x 2 = 0 x 9 =
	9 x 8 = 9 x 6 = 9 x 9 = 9 x 0 =
- HS lần lượt nêu cách viết đúng của phép tính.
- GV củng cố cho HS bảng nhân 9
*Bài 2: Tính
 9 x 5 + 17 = 9 x 7 - 25 = 9 x 9 : 9 = 9 x 3 x 8 =
 - HS đọc yêu cầu BT. 4 HS lên bảng
- HS dưới lớp làm vở. HS, GV chữa bài.
*Bài 3: Trên bãi cỏ có 24 con bò, số trâu ít hơn bò 18 con. Hỏi số bò gấp mấy lần số trâu? 
- HS đọc yêu cầu BT.
- GV HD HS phân tích bài toán. HS dưới lớp làm bài sau đó chấm bài, nhận xét. 
*Bài 4: Mỗi can có 9 l dầu. Hỏi 7 can như thế có bao nhiêu l dầu?
- HS đọc yêu cầu BT. GV hướng dẫn HS cách làm. 
- HS tự làm bài sau đó GV chữa bài
3. Củng cố - dặn dò:
- Gọi 2 HS đọc lại bảng nhân 9.
- Củng cố cách tìm số bé bằng một phần mấy số lớn
 GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
Bài 3: Em là người thân thiện (Tiết 2)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Hiểu được tầm quan trọng của việc thân thiện với mọi người.
- HS biết cách tạo thiện cảm với người khác.
- Giáo dục HS biết trân trọng và tầm quan trọng của việc thân thiện với bạn bè, người thân
II/ ĐỒ DÙNG:
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1 Kiểm tra bài cũ: - Em hãy nêu cách ứng xử thân thiện với mọi người xung quanh, với người nước ngoài.-> HS nêu miệng.-> HS, GV nhận xét.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
b. Các hoạt động: 
*Hoạt động 1: Nhận biết
a. Mục tiêu: HS nhận biết được những cách thể hiện sự thân thiện.
b. Cách tiến hành:- GV cho HS quan sát hình .
- Các em hãy nêu tên các việc làm trong hình:
{ Khen ngợi	{ Hỏi thăm	{ Mỉm cười	{ Lắng nghe	{ Đồng hành
- Em đã làm được những việc nào đã nêu trên:
- HS nêu miệng- >GV cho HS nhận xét
- GV nhận xét và kết luận: Để trở thành người thân thiện có rất nhiều cách:
*Hoạt động 2: Việc làm không nên 
a. Mục tiêu: Biết được những biểu hiện không thân thiện để tránh.
b. Cách tiến hành:
GV hỏi:+ Em nêu những biểu hiện không thân thiện:
 + Những biểu hiện không thân thiện:
- > Nói xấu bạn	- >Kiêu căng	- > Bắt nạt bạn
-> Khó chịu với người khác	-> Trêu chọc bạn	-> Lấy đồ của bạn.
- GV - HS nhận xét
 GV kết luận: Ở trên là những biểu hiện không thân thiện. Vì vậy, các em nên tránh.
Hoạt động 3: Cá nhân
a.Mục tiêu: Biết được lợi ích của việc thân thiện
b. Cách tiến hành:
GV hỏi:+ Em nêu những lợi ích của việc thân thiện với mọi người?
+ Những lợi ích của việc thân thiện với mọi người
S Nụ cười giúp em thể hiện sự thân thiện hiệu quả nhất
S Trở thành người thân thiện sẽ giúp em được mọi người yêu quý hơn
S Muốn người khác đối xử với em như thế nào thì hãy đối xử với mọi người như thế đó.
- GV- HS nhận xét
- GV nhận xét và kết luận: Lập và thực hiện thời gian biểu có rất nhiều ích lợi.
3. Củng cố, dặn dò:- Hôm nay, chúng ta học bài gì?
- Em hãy kể những cách thể hiện của sự thân thiện.
- Nhận xét tiết học
Ngày soạn : 16/ 11/2016
 Ngày dạy:Thứ tư ngày 23 tháng 11 năm 2016
Buổi sáng:
	TẬP ĐỌC
Nhớ Viết Bắc
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Bước đầu bgắt nghỉ hơi đúng, linh hoạt giữa các dòng thơ lục bát . 
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi đất và người Việt Bắc đẹp và đánh giặc giỏi.Đọc lưu loát toàn bài, biết nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm. Học thuộc lòng 10 dòng thơ đầu(trả lời các câu hỏi trong SGK)
- Ghi nhớ công ơn của người dân Việt Bắc .
II/ ĐỒ DÙNG: - GV: Màn hình TV, máy tính, bài giảng trình chiếu popwer point.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS đọc đoạn1 và trả lời câu hỏi bài "Người liên lạc nhỏ ".
- HS nêu nội dung của bài "Người liên lạc nhỏ "- HS, GV nhận xét.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài: Quan sát tranh
b. Các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Luyện đọc:
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Hướng dẫn luyện đọc nối tiếp câu => luyện đọc từ phát âm sai.
- Hướng dẫn luyện đọc nối tiếp từng khổ thơ - Hướng dẫn cách ngắt nghỉ câu thơ.
- Giải nghĩa một số từ mới: èo, dang, phách, thuỷ chung,..
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
- 1 HS đọc toàn bài, lớp theo dõi SGK.
- Cả lớp đọc thầm 2 dòng thơ đầu.
- GV nêu câu hỏi 1 (116). HS đọc thầm và trả lời.
- 1 HS đọc các câu còn lại.
- GV nêu câu hỏi 2+3 (116). 
* Hoạt động 3: Luyện đọc học thuộc lòng bài thơ.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh học thuộc lòng 10 dòng thơ đầu.
- Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
- Học thuộc lòng bài thơ theo hướng dẫn của giáo viên.
- Học sinh thi đọc thuộc theo khổ thơ, cả bài.
- Giáo viên và học sinh nhận xét bình chọn
3. Củng cố - Dặn dò: 
- HS nhắc lại tên bài học. HS nhắc lại nội dung bài học.
- GV nhận xét giờ học. Dặn dò HS.
TOÁN
Tiết 68: Luyện tập
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Giúp HS học thuộc bảng chia 9.
- Vận dụng trong tính toán và giải bài toán có phép chia 9. Làm được các Bài tập 1, 2, 3, 4.
- HS chăm chỉ học tập.
II/ ĐỒ DÙNG: - GV: Bảng phụ kẻ nội dung bài tập 2(HĐ1).
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS đọc thuộc bảng chia 9.
- 2 HS đếm thêm 9 từ 9 đến 90 và ngược lại.
- Lớp, GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Thực hành.
Bài 1(69):
- 1 HS nêu yêu cầu BT.
- GV ghi từng phép tính của bài tập 1 lên bảng.
- HS nối tiếp nhau nêu kết quả của từng phép tính.
- GV củng cố mối quan hệ giữa phép nhân và chia.
Bài 2(69):
- 1 HS đọc nội dung bài tập 2, làm bài cá nhân: dùng bút chì ghi kết quả.
- GV theo dõi giúp đỡ HS.
- GV treo bảng phụ đã chép nội dung bài tập 2.
- HS lên bảng ghi kết quả? (mỗi HS làm 1 cột). 
- Lớp nhận xét, chốt KQ đúng.
- GV hỏi để củng cố cách tìm số bị chia, số chia chưa biết.
Bài 3(69):
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV tóm tắt bài toán, phân tích đề bài.
- HS trả lời sau đó làm bài vào vở. GV thu chấm và nhận xét.
- GV hỏi: Bài toán trên thuộc dạng toán nào? 
- Muốn tìm một phần mấy của một số ta làm như thế nào? 
Bài 4(69):
- GV hướng dẫn cách làm bài.
- Đếm số ô vuông của hình. Tìm 1/ 9 số đó.
- 1 HS trình bày miệng, lớp nhận xét.
3. Củng cố- Dặn dò:
- 2 HS đọc lại bảng nhân, chia 9. 
- 2 HS đếm thêm 9 từ 9 đến 90 và ngược lại.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
 Ngày soạn : 16/ 11/2016
 Ngày dạy:Thứ năm ngày 24 tháng 11 năm 2016
Buổi sáng:
	CHÍNH TẢ 
Nghe – viết: Nhớ Việt Bắc
I/MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Nghe viết chính tả 10 dòng đầu của bài thơ: Nhớ Việt Bắc. Làm bài tập phân biệt âm đầu l/ n.
- Viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức thơ lục bát. 
- Giáo dục HS có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
II/ ĐỒ DÙNG:- GV: bảng phụ viết sẵn NDBT 2, (3)a. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ: - 1 HS đọc các từ : lo lắng, no nê, dạy học, giày dép.
 - HS viết bảng lớp, bảng con. GV nhận xét và sửa chữa.
 - 1 HS đọc lại bài trên bảng lớp.
 2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe - viết.
* Hướng dẫn chuẩn bị:
- HS đọc đoạn viết, lớp theo dõi SGK.
- GV nêu câu hỏi: + Bài chính tả có mấy câu? 
 + Đây là bài thơ thuộc thể thơ gì? 
 + Cách trình bày bài thơ như thế nào? 
- Những chữ nào trong bài chính tả viết hoa? Vì sao? 
* Viết từ khó:
- HS tự đọc thầm lại 5 câu thơ tự viết từ khó viết ra nháp, bảng lớp.
- GV nhận xét HS viết.
* Viết bài:
- GV đọc cho HS viết bài vào vở, đồng thời nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS.
 * Đánh giá, nhận xét , chữa bài:
- GV đọc cho HS soát lỗi, GV thu 1 số bài, nhận xét từng bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập.
*Bài 2(119): - GV treo bảng phụ. HS nêu yêu cầu bài tập. HS làm bài cá nhân.
- GV gọi 2 HS lên bảng chữa bài, các HS khác ở dưới nhận xét.
- 2 HS đọc lại bài tập sau khi đã điền đúng.
*Bài 3a(119): - GV treo bảng phụ. -> 2 HS đọc đề bài.-> GV giải nghĩa từ: tay quai, miệng trễ.
- HS tự điền phụ âm l/n vào câu văn. - >1 HS làm trên bảng phụ.
- 2 HS đọc lại bài tập sau khi đã điền đúng.
3. Củng cố- Dặn dò:
- 1 HS nhắc lại tên bài.
- 1 HS nêu cách trình bày bài chính tả thuộc thể thơ lục bát.
- GV nhắc nhở HS những điều khi viết bài.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
	TOÁN
Tiết 69: Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Biết đặt tính và tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư). Biết tìm một trong các phần bằng nhau của 1 số và giải bài toán có liên quan đến phép chia.
- HS vận dụng để làm các BT có liên quan.
- HS say mê học toán. 
II. ĐỒ DÙNG: - HS: vở nháp, bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS đọc bảng chia 9.
- 2 HS lên bảng: Đặt tính rồi tính:	 42 : 6	44 : 6
- Lớp, GV nhận xét..
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: HDHS thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số:
+ Phép chia 72 : 3
- GV nêu phép chia 72 : 3 = ?
- HS nêu cách thực hiện phép chia (Đặt tính rồi tính).
- 1 HS lên bảng thực hiện - Lớp làm vào vở nháp.
- HS nhận xét bài làm, nêu miệng cách chia - GV ghi bảng như SGK.
- Vài HS nhắc lại cách thực hiện.
 (?) Phép chia trên là phép chia hết hay phép chia có dư?
+ Phép chia 65 : 2
- GV tiến hành tương tự như phép chia trên.
*Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1(70): Tính: - 1 HS nêu yêu cầu BT.-> HS làm vào bảng con (cột 1, 2, 3).
- HS lên bảng chữa bài.-> Vài HS nêu miệng cách chia.
 Bài 2(70): - 2 HS đọc bài toán. -> GV cùng HS phân tích bài toán.
- Gv yêu cầu Hs nêu cách tìm của một số 
->Muốn tìm của một số ta lấy số đó chia cho 5.
- HS tự giải bài toán vào vở.
- GV nhắc HS phải đặt tính vào vở nháp để tính KQ.
- 1 HS lên bảng chữa bài. GV thu1 số bài, nhận xét từng bài.
- GV chốt: 
Bài giải:
 giờ có số phút là:
60 : 5 = 12 (phút)
	 Đáp số : 12 phút.
-GV củng cố bài toán.
 Bài 3(70):
-2 HS đọc bài toán – GVHD HS tóm tắt BT. 
- HS nêu phép tính giải BT- HS giải vào vở 
- HS chữa bài. GV thu 1 số bài, nhận xét từng bài.
- GV chốt:
Bài giải:
Số bộ quần áo có thể may nhiều nhất là:
31 : 3 =10 ( dư 1)
Đáp số:10 bộ, thừa 1m vải
- GV củng cố bài toán.
3. Củng cố- Dặn dò:
- 1 HS nhắc lại tên bài học.
- Muốn chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số ta làm thế nào? 
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
____________________________________________________________________
 	 THỦ CÔNG
Cắt, dán chữ U, H ( Tiết 2)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Bước đầu HS biết cách kẻ, cắt, dán chữ U, H.
- Kẻ, cắt, dán được chữ U, H tương đối đúng quy trình kĩ thuật.
- HS yêu thích sản phẩm mình làm ra.
II/ ĐỒ DÙNG: 
- GV: Mầu, giấy thủ công.
- HS: Đồ dùng bộ môn.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra đồ dùng của HS.
- HS nhắc lại quy trình cắt dán chữ U, H. 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hành:
- GV treo chữ mẫu lên bảng.
- GV treo tranh quy trình, nhắc lại quy trình cắt, dán chữ U, H
- Vài HS nhắc lại cách cắt, dán.
- HS thực hành cắt, dán chữ.
- GV theo dõi, uốn nắn HS và giúp đỡ HS còn lúng túng.
Hoạt động 2: Trưng bày sản phẩm:
- HS dán sản phẩm vào vở.
- GV đánh giá SP của HS. Tuyên dương những HS làm đúng, đẹp.
3. Củng cố- Dặn dò:
- HS nhắc lại tên bài học. 
- HS nhắc lại các bước cắt dán chữ U, H .
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
__________________________________________________________________
Buổi chiều:
	LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ôn về từ chỉ đặc điểm. Ôn tập câu Ai thế nào?
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Tìm được các từ chỉ đặc điểm trong các câu thơ (BT1). Xác định được các sự vật so sánh với nhau về những đặc điểm nào (BT2).
- Tìm đúng các bộ phận câu trong câu trả lời câu hỏi Ai (Con gì, cái gì) Thế nào? (BT3)
- HS yêu thích môn học.
II/ ĐỒ DÙNG - GV: Màn hình TV, máy tính, bài giảng trình chiếu popwer point.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên bảng làm 

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_14_nam_hoc_2016_2017_pham_thi_theu.doc
Giáo án liên quan