Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 13 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nhung
I. Mục tiêu
- Hiểu nghĩa các từ : bok, càn quét, lũ làng, sao Rua, mạnh hung, người Thượng. Hiểu nội dung: ca ngợi anh Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống Pháp. Kể lại được một đoạn của câu chuyện. (HS kể theo lời một nhân vật trong truyện).
- HS đọc bài thể hiện được tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại.
- Luôn có ý thức bảo vệ Tổ quốc.
II. Đồ dùng: Bảng phụ viết câu văn dài, ảnh anh hùng Núp.
III. Các hoạt động dạy học
Tiết 1
1. Kiểm tra bài cũ
- HS (2em) đọc bài: Cảnh đẹp non sông
- GV nêu câu hỏi 2, 3 trong SGK.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài: dùng ảnh
b. Luyện đọc
* GV đọc mẫu, nêu cách đọc: giọng chậm rãi, thong thả, chú ý giọng của các nhân vật.
* Hướng dẫn luỵên đọc, kết hợp giải nghĩa từ: bok, càn quét, lũ làng, sao Rua, mạnh hung, người Thượng
+ Đọc từng câu:
- HS nối tiếp nhau mỗi em đọc 1 câu đến hết bài.
- GV phát hiện từ sai sửa lỗi phát âm cho HS.
+ Đọc từng đoạn trước lớp: HD HS đọc một số câu văn dài.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài. (2 lần)
- GV hướng dẫn cách đọc và giải nghĩa 1 số từ khó có trong bài.
+ Đọc đoạn trong nhóm.
hêm một vài chi tiết phụ, không lệ thuộc hoàn toàn vào sách. - HS chọn vai, suy nghĩ lời kể. - HS tập kể theo nhóm đôi. (HS kể theo lời một nhân vật trong truyện). - HS thi kể trước lớp. - Cả lớp nhận xét bình chọn bạn kể hay nhất. 3. Củng cố dặn dò 1 HS nêu ý nghĩa câu chuyện. Nhận xét tiết học. ------------------------------------------------ Buổi chiều: Thể dục; Tin học; Âm nhạc (GV chuyên) ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ ba ngày 15 tháng 11 năm 2016 Buổi sáng: Tập đọc; Chính tả; Toán; TNXH (Đ/c Duyên soạn giảng) ------------------------------------------------ Buổi chiều Tiết 1: TOÁN Tiết 62: Luyện tập I. Mục tiêu - Biết so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. - Rèn kĩ năng so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn, kĩ năng giải toán có lời văn qua 2 bước tính. II. Đồ dùng: Kẻ bài tập 1 ở bảng lớp. III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ * Bài 2(61): GV yêu cầu HS giải miệng bài tập. 1HS trình bày miệng, nêu 2 bước giải. 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn làm bài tập T 62 * Bài 1(62) Viết vào chỗ trống GV mở bảng phụ đã chép nội dung bài tập 1. HS đọc yêu cầu đề bài. GV làm mẫu ví dụ 1 và hướng dẫn cách làm bài. HS làm vở nháp các phần còn lại và chữa bảng lớp. GV củng cố dạng toán qua bài tập: Muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ta làm như thế nào?... * Bài 2(62) 1HS đọc đề bài. GV tóm tắt bài toán trên bảng lớp, sau đó đặt câu hỏi phân tích đề bài. HS trả lời câu hỏi GV nêu, sau đó làm bài vào vở nháp. 1 HS lên chữa bài. Số con bò là: 7 + 28 = 35 ( con) Số con bò gấp số con trâu một số lần là: 35 : 7 = 5 ( lần) Vậy số con trâu bằng số con bò. GV nhận xét, củng cố dạng toán so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn * Bài 3(62) HS đọc đề bài, tự làm bài vào vở. GV chấm bài và nhận xét, củng cố dạng toán giải bằng hai phép tính. + Tìm số con đang bơi + Tìm số con vịt ở trên bờ. * Bài 4: HS lấy 4 hình tam giác ra xếp hình theo mẫu - 1 HS lên bảng làm. - GV cùng HS nhận xét. GV củng cố cách xếp hình. 3. Củng cố dặn dò HS nêu lại các bước giải bài toán về: So sánh số lớn bằng một phần mấy số bé. Chuẩn bị bài sau. ------------------------------------------------ Tiết 2:MĨ THUẬT Bốn mùa (tiết 2) ( Theo dạy mĩ thuật) ------------------------------------------------ Tiết 3: ĐẠO ĐỨC Tích cực tham gia việc lớp, việc trường (tiết 2) I. Mục tiêu HS hiểu thế nào là tích cực tham gia việc lớp, trường. Vì sao phải làm như vậy. HS biết tích cực tham gia việc lớp, việc trường. + KNS: Kĩ năng lắng nghe ý kiến của lớp của tập thể; Kĩ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng của lớp mình về việc trường, việc lớp; Kĩ năng tự trọng và đảm bảo trách nhiệm khi nhận việc của lớp giao. Quý trọng và tôn trọng những người bạn tích cực tham gia việc lớp, việc trường. II. Đồ dùng: Phiếu học tập III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ Tại sao phải tham gia tích cực vào việc trường lớp. 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài b. Các hoạt động: * Hoạt động1: Xử lí tình huống + Mục tiêu: Thể hiện tính tích cực vào việc lớp, việc trường. + Cách tiến hành: GV chia nhóm, mỗi nhóm 6 7 HS ( 4 nhóm ) GV giao nhiệm cho từng nhóm 4 tình huống bài tập 4. Các nhóm thảo luận Nhóm trưởng trình bày trước lớp. => GV kết luận: SGV. * Hoạt động 2: Đăng kí tham gia việc trường, việc lớp. + Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS thực hiện tính tích cực tham gia việc lớp, trường. + Cách tiến hành: GV phát phiếu, HS hoàn thành bài tập ( nội dung bài tập 2 ). HS ghi ra giấy những việc mình muốn tham gia. Đại diện nêu trước lớp. => GV kết luận chung 3. Củng cố dặn dò HS đọc ghi nhớ SGK. GV nhận xét tiết học. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ tư ngày 16 tháng 11 năm 2016 Tiết 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU. Mở rộng vốn từ: Từ địa phương Dấu chấm hỏi, chấm than I. Mục tiêu - Nhận biết được 1 số từ ngữ thường dùng ở miền Bắc, miền Nam qua BT phân loại, thay thế TN (BT1, BT2). - Đặt dúng dấu câu (dấu chấm hỏi, dấu chấm than) vào chỗ trống trong đoạn văn (BT3) - HS có hứng thú về môn học, có ý thức sử dụng đúng từ ngữ, dấu câu. II. Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ viết sẵn 2 lần BT1 và BT3 III. Các hoạt động dạy học: 1. KT bài cũ: - 2 HS làm miệng BT1 và BT3 ở tuần 12 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài b. HD HS làm BT: Bài 1: - 2 HS đọc yêu cầu và ND của bài – Lớp đọc thầm. - GV treo bảng phụ, giúp HS hiểu rõ y/ c của BT: Đặt đúng vào bảng phân loại, từ nào dùng ở miền Nam, từ nào dùng ở miền Bắc - 1 HS nêu các cặp từ cùng nghĩa có trong BT: bố – ba; mẹ – má, anh cả - anh hai; - 2 HS thi làm bài đúng, làm nhanh trên bảng phụ - đọc Kq - Lớp, GV nhận xét, chốt lời giải đúng Bài 2: - HS đọc yêu cầu của BT - HS trao đổi theo cặp để tìm các từ cùng nghĩa với các từ in đậm – viết vào vở nháp Gan chi/ gan gì Gan rứa/ gan thế mẹ nờ/ mẹ à tàu bay hắn/ tàu bay nó - Nhiều HS nối tiếp nhau đọc Kq – Lớp, GV nhận xét - 1 HS đọc lại đoạn thơ sau khi đã thay thế từ - GV nói qua về ND đoạn thơ Bài 3: Em điền dấu câu vào mỗi ô trống dưới đây: - HS đọc yêu cầu của BT - GV treo bảng phụ - GV giúp HS hiểu yêu cầu của BT. HS làm bài vào vở nháp - 1 HS chữa bài trên bảng phụ. Lớp, GV nhận xét, chốt lời giải đúng - Vài HS đọc đoạn văn đã điền dấu câu 3. Củng cố – dặn dò: - HS nhắc lại ND bài - Em đã được học các loại dấu câu nào? - Nhận xét tiết học, dặn dò. ------------------------------------------------ Tiết 2: CHÍNH TẢ(Nghe - viết) Vàm cỏ đông I. Mục tiêu - HS nghe viết 2 khổ thơ đầu bài Vàm Cỏ Đông, biết cách trình bày theo hình thức thể thơ 7 chữ. Củng cố cho HS cách viết một số tiếng có vần it, uyt và phân biệt tiếng có âm đầu r/ d/ gi . - HS nghe viết chính xác 2 khổ thơ; trình bày đẹp đúng hình thức thể thơ 7 chữ. Làm đúng các bài tập chính tả điền tiếng có vần it, uyt và tìm từ có tiếng chứa âm đầu r/ d/ gi . - Giáo dục cho HS ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp. GDBVMT: GD tình cảm yêu mến dòng sông, từ đó thêm yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức BVMT II. Đồ dùng dạy – học: Bảng phụ BT 2, 3 (a) III- Các hoạt động dạy- học 1. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS viết bảng lớp, lớp viết bảng con : khúc khuỷu, gió hiu hiu. 2. Bài mới: a. GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. b. Hướng dẫn HS viết chính tả: * Tìm hiểu nội dung bài viết: - GV đọc 2 khổ thơ. 2 HS đọc thuộc lòng lại. - Cả lớp đọc thầm 2 hai khổ thơ. - Tình cảm của tác giả với dòng sông như thế nào? - Dòng sông Vàm Cỏ Đông có nét gì đẹp? - Liên hệ GDBVMT.. * Hướng dẫn trình bày: + Bài thơ viết theo thể thơ gì? + Bài chính tả có những chữ nào phải viết hoa? Vì sao? + Nên bắt đầu viết các dòng thơ từ đâu? + Nêu cách trình bày * Hướng dẫn viết từ khó: - Tìm trong bài những chữ em cho là khó viết? - GV đọc cho 2 h/s lên bảng viết, lớp viết bảng con chữ khó: dòng sông, xuôi dòng, nước chảy, soi bóng. - HS viết xong đọc lại các từ trên. * Viết chính tả: GV đọc cho HS viết bài. GV theo dõi từng HS viết bài, nhắc nhở tư thế ngồi viết... * Soát lỗi: GV đọc lại dừng phân tích tiếng khó cho HS chữa. * Chấm bài: Chấm 1/3 số bài nhận xét. c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả: Bài tập 2: - GV gắn bảng phụ yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập. - 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm bảng con. - Nhận xét chữa bài. Chốt lại lời giải đúng: huýt sáo, hít thở, suýt ngã, đứng sít vào nhau. - HS giải nghĩa hoặc minh hoạ bằng hành động cho HS nắm chắc chắn cách sử dụng. Bài 3 ( a): - HS đọc yêu cầu bài tập, lớp đọc thầm. - GV chia lớp thành 3 nhóm, HS chơi tiếp sức. - Đọc kết quả của mỗi nhóm. GV HS nhận xét công bố đội thắng. - Đọc lại các từ các đội vừa viết trên bảng của mỗi nhóm. 3. Củng cố - dặn dò: - GV nhắc nhở HS những điều khi viết bài. - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài tiết sau: Người liên lạc nhỏ. HS viết sai nhiều về viết lại bài. ------------------------------------------------ Tiết 3:TOÁN Tiết 63: Bảng nhân 9 I. Mục tiêu - Tự lập được bảng nhân 9 và bước đầu thuộc bảng nhân 9. Củng cố ý nghĩa của phép nhân và giải BT bằng phép nhân. Biết đếm thêm 9 - HS vận dụng bảng nhân 9 để làm BT II. Đồ dùng dạy học: + 6 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 9 chấm tròn + Bảng phụ viết 2 lần BT4 III. Các hoạt động dạy học: 1. KT bài cũ: - 2 HS lên bảng đọc bảng nhân 8, chia 8 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài b) HDHS lập bảng nhân 9 - GVHD HS lập bảng nhân 9 tương tự bảng nhân 6 - GVHD HS học thuộc bảng nhân 9 c) Thực hành: HD HS làm BTT.63 Bài 1: Tính nhẩm - HS nêu yêu cầu của BT - HS nêu miệng – GVghi bảng => Củng cố bảng nhân 9 Bài 2: Tính - HS đọc y/ c BT - HS làm bài vào vở. 2 HS lên bảng chữa bài - GV lưu ý HS cách trình bày: VD: 9 x 6 + 17 = 54 + 17 = 71 => Củng cố thứ tự thực hiện phép tính trong một dãy tính. Bài 3: - HS đọc BT, tự tóm tắt bài toán. 1 tổ: 9 bạn 3 tổ: bạn ? - GV gợi ý HSTB nêu phép tính giải – Chữa bài Bài 4: - HS đọc y/ c của BT: Đếm thêm 9 rồi viết số thích hợp vào chỗ trống - 2 nhóm, mỗi nhóm 5 em lên bảng làm bài dưới hình thức nối tiếp. HS cuối cùng của nhóm đọc Kq - Lớp, GV nhận xét, bình chọn 3. Củng cố- dặn dò: - 2 HS đọc thuộc bảng nhân 9 - Nhận xét – dặn dò ------------------------------------------------ Tiết 4: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Không chơi các trò chơi nguy hiểm I. Mục tiêu - Biết sử dụng thời gian nghỉ ngơi giữa giờ và trong giờ ra chơi cho vui vẻ, khoẻ mạnh và an toàn. Biết cách xử lí khi xảy ra atai nạn: báo cho người lớn hoặc thầy cô giáo, đưa người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất. - Lựa chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh nguy hiểm khi ở trường. Nhận biết những trò chơi dễ gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường. + KNS: kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: biết phân tích, phán đoán hậu quả hậu quả của những trò chơi nguy hiểm đối với bản thân và người khác. Kĩ năng làm chủ bản thân: có trách nhiệm với bản thân và người khác trong việc phòng tránh các trò chơi nguy hiểm. - Giáo dục các em chơi những trò chơi có ích và không nên chơi các trò chơi nguy hiểm. II. Đồ dùng: Tranh trong SGK phóng to III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ - Hãy kể tên một số hoạt động ở trường mà em tham gia? - GV nhận xét đánh giá. 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài b. Hoạt động1: Quan sát theo cặp * Mục tiêu: Biết sử dụng thời gian nghỉ ngơi giữa giờ và trong giờ ra chơi cho vui vẻ, khoẻ mạnh và an toàn. Nhận biết những trò chơi dễ gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác. * Cách tiến hành: Bước 1: GV hướng dẫn HS quan sát hình trang 50, 51 SGK và trả lời câu hỏi trang 51 HS thảo luận theo nhóm đôi GV theo dõi giúp đỡ HS Bước 2: Một số cặp lên trình bày trước lớp, các nhóm khác bổ sung => GV kết luận: Sau những giờ học mệt mỏi, các em cần đi lại, vận động và giải trí bằng cách chơi một số trò chơi, song không nên chơi quá sức để ảnh hưởng đến học sau và cũng không nên chơi những trò chơi dễ gây nguy hiểm như: bắn súng cao su, đánh quay, ném nhau. c. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm * Mục tiêu: Biết lựa chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh nguy hiểm khi ở trường. * Cách tiến hành: Bước1: GV chia lớp làm 3 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm. Các nhóm cử nhóm trưởng, thư kí, GV giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng, thư kí. Bước 2: Lần lượt từng HS trong nhóm kể những trò chơi mình thường chơi trong giờ ra chơi và trong thời gian nghỉ giữa giờ, thư kí tập hợp ý kiến của các bạn. Bước 3: Đại diện một số nhóm lên trình bày trước lớp. - HS các nhóm khác bổ sung. + GV phân tích mức độ nguy hiểm của một số trò chơi có hại. Chơi bắn súng cao su thì dễ bắn vào đầu, vào mắt người khác. Đá bóng trong giờ ra chơi dễ gây mệt mỏi, ra nhiều mồ hôi, quần áo bẩn ảnh hưởng đến việc học trong các tiết sau. Leo trèo có thể ngã, gãy tay chân. 3. Củng cố dặn dò - GV liên hệ về việc sử dụng thời gian nghỉ ngơi giữa giờ và giờ ra chơi của HS lớp mình nhắc nhở những HS còn chơi những trò chơi nguy hiểm. HS đọc mục bạn cần biết( SGK) - Nhận xét tiết học. ------------------------------------------------ Buổi chiều Tiết 1: TẬP VIẾT. Ôn chữ hoa I I. Mục tiêu - Củng cố cấu tạo, cách viết chữ hoa I - HS viết đúng chữ hoa I (1 dòng) Ô, K (1 dòng); viết đúng tên riêng Ông ích Khiêm (1 dòng) và câu ứng dụng: It chắt chiuphung phí (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng (HS viết nhanh viết cả bài trên lớp) - HS có ý thức viết chữ đẹp, giữ vở sạch II. Đồ dùng dạy học: M ẫu chữ hoa I, Ô, K ; tên riêng Ông Ích Khiêm III. Các hoạt động dạy học: 1. KT bài cũ: - HS nhắc lại từ, câu ứng dụng ở tiết trước. - HS viết bảng: Hàm Nghi, Hải Vân 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu, mục đích của tiết học b. HD HS viết trên bảng con: - Luyện viết chữ hoa: + HS đọc tên riêng, câu ứng dụng để tìm các chữ hoa trong bài: Ô, I, K + GV cho HS quan sát các chữ hoa Ô, I, K + HS nhắc lại cấu tạo, cách viết từng chữ. + GV nhắc lại cách viết và viết mẫu từng chữ (trọng tâm là chữ I) Chữ I: gồm hai nét: nét 1 là kết hợp của hai nét cơ bản cong trái và lượn ngang, nét 2 móc ngược phải, phần cuối lượn vào trong. + HS tập viết từng chữ trên bảng con - nhận xét, chỉnh sửa. - Luyện viết từ ứng dụng: + HS đọc từ ứng dụng: tên riêng Ông Ích Khiêm + GV giới thiệu về Ông Ích Khiêm: sinh năm1832 quê ở Quảng Nam, là một vị quan nhà Nguyễn văn võ toàn tài. + GV HD cách viết - HS luyện viết trên bảng con. - Luyện viết câu ứng dụng: + HS đọc câu ứng dụng: ít chắt chiuphung phí + HS nêu nội dung câu ứng dụng: Khuyên mọi người cần phải biết tiết kiệm + HS nêu các chữ viết hoa trong câu ứng dụng + HS tập viết trên bảng con: Ít c. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết: - HS mở vở - GV nêu yêu cầu cho từng đối tượng HS - HS viết bài - GV quan sát uốn nắn. d. Chấm, chữa bài: GV chấm một số bài - nhận xét. 3. Củng cố - dặn dò: - HS nhắc lại bài viết - HS đọc lại toàn bài - Nhận xét tiết học, dặn dò. ------------------------------------------------ Tiết 2: LUYỆN VIẾT CHỮ ĐẸP Bài 12 I. Mục tiêu Củng cố cách viết chữ hoa T thông qua bài tập ứng dụng. Câu ứng dụng: Tốt danh hơn lành áo. Tháng tám nắng rám trái bòng. Thương người như thể thương thân. Tỏ trăng mười bốn được tằm Tỏ trăng hôm rằm thì được lúa chiêm. Viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng qui định theo kiểu chữ viết đứng. HS cẩn thận, sạch sẽ, có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp. II. Đồ dùng dạy học GV: Mẫu chữ viết hoa: T HS: bảng con, vở luyện viết. III. Các hoạt động dạy và học 1, Kiểm tra bài cũ: HS viết : Rút dây, Ráng, Qua. 2, Bài mới. a. Giới thiệu bài. b. Hướng dẫn viết chữ hoa trên bảng con. GV dán mẫu chữ lên bảng; yêu cầu HS nêu cấu tạo, quy trình viết chữ hoa T. HS nêu quy trình viết chữ hoa T. Yêu cầu học sinh luyện viết vào bảng con: T, Th theo kiểu chữ đứng. GV nhận xét chữ viết của HS. Luyện viết câu ứng dụng. Học sinh đọc câu ứng dụng. Giáo viên giải nghĩa câu ứng dụng. Yêu cầu học sinh nhận xét về cách viết câu ứng dụng: số lượng chữ, chiều cao, khoảng cách các chữ. Hướng dẫn học sinh viết vào bảng con: Tốt, Tháng tám, Thương người, Tỏ. c, Hướng dẫn học sinh viết vào vở Luyện viết. Giáo viên chấm và nhận xét một số bài. 3. Củng cố, dặn dò. Nêu quy trình viết chữ hoa T ? Nhận xét giờ học. ------------------------------------------------ Tiết 3:TOÁN Tiết 64 : Luyện tập I. Mục tiêu - Củng cố bảng nhân 9, nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân với ví dụ cụ thể. - HS thuộc bảng nhân 9 và vận dụng bảng nhân 9 trong giải toán (có 1 phép nhân 9) II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ kẻ sẵn BT4 như SGK III. Các hoạt động dạy học 1. KT bài cũ: 3 HS đọc bảng nhân 9 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài b) HDHS làm BTT 64: Bài 1: Tính nhẩm: a) HS vận dụng bảng nhân để tính nhẩm, HS nối tiếp nhau tính miệng b) HS nêu miệng – GV ghi bảng - HS nhận xét phép nhân trong cùng một cột ở phần b: Trong phép nhân, khi thay đổi thứ tự các thừa số thì tích không thay đổi. Bài 2: Tính a, 9 x 3 + 9 9 x 4 + 9 b, 9 x 8 + 9 9 x 9 + 9 - HS làm bài vào vở .2 HS lên bảng chữa bài - GV lưu ý HS cách trình bày: 9 x 3 + 9 = 27 + 9 = 36 Bài 3: - HS đọc BT - GVHD HS tóm tắt BT: Đội Một có : 10 xe 3 đội, mỗi đội có: 9 xe 4 đội có : xe? - 1 HS nêu các bước giải - HS giải BT - Chữa bài Bài 4: HS đọc BT: Viết kết quả phép nhân vào ô trống( theo mẫu) - GV treo bảng phụ. 1 HS giải thích mẫu - GVHD HS làm bài : Lấy số ở cột nhân với từng số ở hàng - HS làm dòng 3, 4. Em nào làm nhanh có thể làm cả bài. => Củng cố các bảng nhân đã học. 3. Củng cố- dặn dò: - HS đọc bảng nhân 9 - Nhận xét- dặn dò ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ năm ngày 17 tháng 11 năm 2016 Tiết 1+3:3B +3A: TOÁN Tiết 65: Gam I. Mục tiêu - Biết gam là đơn vị đo khối lượng và sự liên hệ giữa gam và ki lô gam. Đọc kết quả cân khi cân một vật bằng cân hai đĩa và cân đồng hồ. Biết đọc kết quả khi cân 1 vật bằng cân đĩa và cân đồng hồ. Biết tính cộng, trừ, nhân, chia với gam. - HS vận dụng vào giải toán II. Đồ dùng: cân đĩa, cân đồng hồ và các quả cân , các gói hàng nhỏ để cân. III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ - HS đọc bảng nhân 9. 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn làm bài tập - GV cho HS nêu lại tên đơn vị đo khối lượng đã học. - HS nhắc lại tên đơn vị đo khối lượng đã học là kg. Để đo khối lượng các vật nhẹ hơn kg ta còn có đơn vị nhỏ hơn là gam. gam là một đơn vị đo khối lượng, gam viết tắt là g. 1000g = 1kg - HS nhắc lại nhiều lần - GV giới thiệu các quả cân 1g, 2g, 5g, 10g, 20g, 100g, 200g, 500g - GV giới thiệu cân đĩa, cân đồng hồ. Cân mẫu cho cả lớp cùng quan sát. c. Thực hành *Bài 1(65) - GV yêu cầu HS quan sát tranh và nêu: Hộp đường cân nặng bao nhiêu g? - GV yêu cầu HS quan sát tiếp tranh vẽ cân 3 quả táo dể nêu khối lượng 3 quả táo bằng cách cộng khối lượng 3 quả táo. - HS nêu miệng kết quả phần b và c *Bài 2(65) - Cho HS quan sát hình vẽ cân hai quả đu đủ bằng cân đồng hồ. - HS đọc kết quả cân. *Bài 3(66) Tính( theo mẫu) - GV cho HS tự làm bài cá nhân sau đó chữa bài 100g + 45g – 26g = 119g 96g : 3 = 32g *Bài 4(66) - 1 HS đọc yêu cầu đề bài - GV phân tích đề bài: số gam cả hộp sữa gồm số gam vỏ hộp và số gam sữa chứa trong hộp. Từ đó nêu số gam sữa. - HS giải vở, 1 HS lên bảng làm bài. 3. Củng cố dặn dò - HS nhắc lại cách đổi đơn vị g ra kg và ngược lại. - Nhận xét tiết học. -------------------------------------------------------- Tiết 2+4: 3B+ 3C: THỦ CÔNG Cắt, dán chữ H, U (Tiết 1) I. Mục tiêu - Biết cách kẻ, cắt, dán chữ H; U. - Kẻ, cắt, dán được chữ H; U. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng. II. Đồ dùng dạy học Mẫu chữ H, U được gấp cắt từ giấy màu có kích thước đủ lớn để HS quan sát. Tranh quy trình gấp, cắt, dán chữ H, U. Kéo, thước, giấy màu, hồ dán . III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ HS nêu lại quy trình gấp, cắt, dán chữ I, T . 2. Bài mới : a. Giới thiệu : Nêu mục tiêu . b. Nội dung : * Hoạt động 1 : GV hướng dẫn HS quan sát nhận xét . - GV giới thiệu mẫu các chữ H, U ( H1 ) và hướng dẫn HS quan sát và nêu một số nhận xét : Nét chữ rộng 1ô ; Chữ H chữ Ucó nửa bên trái và nửa bên phải giống nhau . Nếu gấp đôi chữ H, U theo chiều dọc thì nửa bên trái và nửa bên phải của chữ H, U trùng khớp nhau. * Hoạt động 2 : GV hướng dẫn mẫu : GVHD kết hợp cho HS quan sát tranh quy trình Bước 1 : Kẻ chữ H, U - Lật mặt sau tờ giấy thủ cụng, kẻ, cắt hai hỡnh chữ nhật cú chiều dài 5ô, rộng 3ô . - Chấm các điểm đánh dấu hỡnh chữ H, U vào hai hỡnh chữ nhật . Sau đó, kẻ chữ H, U theo các điểm đó đánh dấu ( H.2a, 2b ). Riêng đối với chữ U, cần phải vẽ các đường lượn góc như hình 2c . Bước 2 : cắt chữ H, U Gấp đôi hai tờ giấy hình chữ nhật rồi kẻ chữ H, U theo đường dấu giữa ( mặt trái ra ngoài ) . Cắt theo
File đính kèm:
- giao_an_lop_3_tuan_13_nam_hoc_2016_2017_pham_thi_nhung.doc