Giáo án các môn học lớp 3 - Tuần học 19 năm 2016

Tập đọc

BÁO CÁO KẾT QUẢ THÁNG THI ĐUA “NOI GƯƠNG CHÚ BỘ ĐỘI”

I. Mục tiêu:

- Bước đầu biết đọc đúng giọng đọc một bản báo cáo.

- Hiểu nội dung một báo cáo hoạt động của tổ (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II. Chuẩn bị:

- 4 băng giấy ghi chi tiết nội dung các mục: học tập, lao động . của báo cáo

 

doc22 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 480 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án các môn học lớp 3 - Tuần học 19 năm 2016, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i tập 2.
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- 1học sinh thực hiện trên bảng, lớp nhận xét chữa bài. 
- Một học sinh nêu yêu cầu bài. 
- Cả lớp thực hiện vào vở. 
- 3HS lên bảng chữa bài. 
a/ 8650, 8651, 86528656
b/ 3120 , 3121, 3122, 3126.
- Một học sinh nêu yêu cầu bài. 
- Cả lớp thực hiện vào vở. 
- 1HS lên bảng chữa bài. 
Chính tả (nghe - viết)
HAI BÀ TRƯNG
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng bài chính tả trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Viết đúng: sụp đổ, khởi nghĩa, lịch sử.
- Làm đúng BT2 a. 
- GDHS; Rèn chữ viết đúng, đẹp, giữ vở sạch. 
II. Chuẩn bị: 
	- Bảng phụ viết 2 lần nội dung của BT 2a. Bảng lớp chia 3 cột để HS thi làm BT3a.
III.Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Giới thiệu bài
2/ Hướng dẫn chuẩn bị :
* Đọc một lần đoạn 4 của bài. 
- Gọi 2 em đọc lại, cả lớp đọc thầm theo. 
+ Tìm các tên riêng trong bài chính tả. Các tên riêng đó được viết như thế nào?
- Yêu cầu đọc thầm lại bài chính tả và lấy bảng con và viết các tiếng khó. 
* Đọc cho học sinh viết vào vở.
* Đọc cho HS soát bài
* Thu vở, nhận xét, chữa bài.
3/ Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2a : Điền l / n
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở bài tập.
- Mở bảng phụ 
- 2 em lên bảng thi làm bài.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 3a : 
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Mời 3 nhóm, mỗi nhóm 4 em lên bảng thi tiếp sức: thi viết nhanh lên bảng - mỗi em viết 2 từ có tiếng bắt đầu bằng l/ n.
- GV cùng với lớp nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
3) Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn về nhà học bài và xem trước bài mới.
- Lớp lắng nghe giới thiệu bài. 
- Lắng nghe giáo viên đọc bài.
- 2HS đọc lại bài - Cả lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung bài.
+ Các tên riêng: Tô Định, Hai Bà Trưng - là tên riêng chỉ người. Viết hoa tất cả các chữ cái đầu của mỗi tiếng.
- Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết vào bảng con: lần lượt, sụp đổ, khởi nghĩa, lịch sử .
- Cả lớp nghe và viết bài vào vở. 
- Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì.
- 1HS đọc yêu cầu BT, lớp đọc thầm. 
- Học sinh làm vào vở. 
- 2 em lên bảng thi làm bài, lớp nhận xét chữa bài: lành lặn, nao núng, lanh lảnh . 
- 1HS nêu cầu của BT.
- 3 nhóm lên bảng thi làm bài.
- Cả lớp theo dõi bạn và nhận xét, bình chọn nhóm làm đúng nhất.
+ làm việc, long lanh, quả lê, ...
+ nợ nần, nao núng, no nê, ... 
Thứ ba ngày 12 tháng 1 năm 2016
Tập đọc
BÁO CÁO KẾT QUẢ THÁNG THI ĐUA “NOI GƯƠNG CHÚ BỘ ĐỘI”
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết đọc đúng giọng đọc một bản báo cáo.
- Hiểu nội dung một báo cáo hoạt động của tổ (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Chuẩn bị: 
- 4 băng giấy ghi chi tiết nội dung các mục: học tập, lao động ... của báo cáo.
III.Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu 3HS, mối em kể 1 đoạn câu chuyện Hai Bà Trưng.
- Nhận xét. 
2.Bài mới
a) Giới thiệu bài:
b) Luyện đọc :
* Đọc toàn bài.
* HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: 
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp.
- Theo dõi sửa lỗi phát âm và hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi.
+ Ngày thành lập QĐNDVN là ngày nào ?
- Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm.
- Yêu cầu hai em thi đọc lại bài văn.
c/ Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Y/c lớp đọc thầm bài văn trả lời câu hỏi 
+ Theo em bản báo cáo trên là của ai?
+ Bạn đó báo cáo với những ai ? 
- Mời 1 em đọc đoạn (từ mục A đến hết).
- Cả lớp đọc thầm lại và trả lời câu hỏi :
+ Bản báo cáo gồm những nội dung nào ? 
+ Báo cáo kết quả thi đua trong tháng để làm gì ?
d) Luyện đọc lại :
- Cho HS chơi TC: Gắn đúng vào ND báo cáo.
- Chia bảng thành 4 phần và ghi sẵn : Học tập – lao động – các công tác khác – đề nghị khen thưởng. 
- Gọi 4 em thi đua gắn đúng vào các mục đã ghi sẵn. 
- Yêu cầu học sinh đọc lại phần vừa gắn.
- Mời một học sinh đọc lại cả bài. 
- N.x đánh giá bình chọn em đọc hay nhất. 
3) Củng cố - dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
- Dặn dò học sinh về nhà đoc lại bài. 
- 3HS kể lại câu chuyện Hai Bà Trưng.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- Lắng nghe giới thiệu bài. 
- Lớp theo dõi. 
- Nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bản báo cáo (2 lượt ) trước lớp.
- Luyện đọc các từ do giáo viên yêu cầu.
- Ngày 22 - 12.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Hai học sinh đọc lại cả bài. 
- Lớp đọc thầm bài trả lời câu hỏi: 
+ Đây là bản báo cáo của bạn lớp trưởng.
+ Với tất cả các bạn trong lớp về kết quả thi đua của lớp.....
- Một em đọc thành tiếng từ mục A cho đến hết. Cả lớp đọc thầm đoạn lại.
+ Nêu nhận xét về các mặt thi đua của lớp như : học tập, lao động, các công tác khác và cuối cùng là đề nghị khen thưởng những cá nhân thực hiện tốt nhất.
+ Để nêu ra những ưu khuyết điểm của tổ, cá nhân. Từ đó có hướng khắc phục, sửa chữa...
- 4 em lên thi gắn đúng các tờ giấy lớn do GV phát vào các phần bảng đã kẻ sẵn rồi đọc diễn cảm mục vừa gắn.
- Lớp theo dõi bình chọn bạn thắng cuộc.
- Một bạn đọc lại cả bài. 
- Lớp lắng nghe để bình chọn bạn đọc hay nhất.
Chính tả (nghe - viết) 
TRẦN BÌNH TRỌNG
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng bài chính tả trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT2 a / b. 
- GDHS Rèn chữ viết đúng đẹp, gữi vở sạch.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ viết nội dung BT2b.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng, lớp viết vào vở nháp.
3. Bài mới: - GTB: - Trần Bình Trọng.
HĐ 1: - Hướng dẫn viết chính tả:
- GV đọc bài mẫu.
- Y/c2 HS đọc lại bài văn. 
- Y/c 1 HS đọc chú giải.
+ Khi giặc dụ dỗ hứa phong tước vương, Trần Bình Trọng đã trả lời ra sao?
+ Qua câu trả lời đó em thấy Trần Bình Trọng là người như thế nào? 
Hướng dẫn cách trình bày:
+ Trong đoạn văn có những chữ nào được viết hoa? 
+ Câu nào được đặt sau dấu hai chấm, đặt trong dấu ngoặc kép?
Hướng dẫn viết từ khó:
- HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
Viết chính tả:
- GV đọc, HS viết bài.
- Y/c HS đổi chéo vở để chữa bài.
- GV nhận xét đánh giá.
HĐ 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2a: Điền l/n:
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu cả lớp tự làm bài.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 2b: Làm như câu a.
- GV nhận xét đánh giá.
4. Củng cố: 
- GV nhận xét đánh giá tiết học. 
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà học, xem lại các bài tập và chuẩn bị bài tiết sau.
- HS hát.
 2 HS lên bảng làm, cả lớp viết vào vở nháp: thương tiếc, bàn tiệc, xiết tay, nên người, thời tiết, náo nức. 
- HS nhắc lại tên bài. 
- Cả lớp theo dõi SGK. 
 2 HS đọc lại, lớp đọc thầm.
 1 HS đọc chú giải: Trần Bình Trọng, tước vương, khảng khái.
+ Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc.
+ Là người yêu nước, thà chết ở nước mình, không thèm sống làm tay sai giặc, phản bội Tổ quốc.
+ Các chữ đầu câu: Tên riêng: Trần Bình Trọng, Nguyên. Năm, Trần, Giặc, Ta. 
+ sa vào, dụ dỗ, tước vương, khảng khái.
 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- Nghe GV đọc và viết vào vở.
- Đổi chéo vở và dò bài.
- HS lắng nghe.
Bài 2a: 
 1 HS nêu yêu cầu BT.
- Đọc lại các từ vừa tìm được và viết vào vở:
- Đáp án: nay, liên lạc, lần, luồn, nắm, ném.
- Đáp án: biết in, dự tiệc, tiêu diệt, chiếc cặp da, phòng tiệc, đã diệt.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe tiếp thu.
- HS lắng nghe về nhà thực hiện.
Toán
CÁC SỐ CÓ 4 CHỮ SỐ (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- Biết đọc, viết các số có bốn chữ số (trường hợp chữ số hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm là 0) và nhận ra chữ số 0 còn dùng để chỉ không có đơn vị nào ở hàng nào đó của số có bồn chữ số
- Tiếp tục nhận biết thứ tự của các số có bốn chữ số trong dãy số.
- HS làm được các bài tập: 1,2,3.
II. Chuẩn bị: 
 - Kẻ sẵn bảng ở bài học như SGK (không ghi số). 
III.Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ :
- Gọi hai em lên bảng làm bài tập.
- Nhận xét.
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
* Giới thiệu số có 4 chữ số, các trường hợp có chữ số 0.
b) Luyện tập:
Bài 1: 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập. 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Mời HS nêu miệng kết quả.
- Nhận xét- chữa bài.
Bài 2: - Gọi học sinh nêu yêu cầu BT.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- Yêu cầu lớp đổi chéo vở để KT, chữa bài.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 3: 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài 3.
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. 
- Thu vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
3) Củng cố - Dặn dò:
- Đọc các số sau: 6017 ; 5105 ; 3250.
- Về nhà xem lại các BT đã làm.
- 2 em lên bảng làm BT 3b và BT4 tiết trước.
- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
* Lớp theo dõi giới thiệu 
- Vài học sinh nhắc lại tựa bài.
- Một em nêu yêu cầu bài tập. 
- Cả lớp làm bài.
- 3HS nêu miệng kết quả, lớp nhận xét bổ sung.
- Một em nêu yêu cầu bài.
- Cả lớp làm vào vở.
- Đổi chéo vở để KT.
- Một học sinh lên bảng chữa bài, lớp bổ sung.
- Một học sinh đọc đề bài 3.
- Cả lớp thực hiện vào vở.
- Hai em lên bảng thi đua điền nhanh, điền đúng các số thích hợp vào ô trống để được một dãy số sau đó đọc các số có trong dãy số.
- 2HS đọc số.
Thể dục
ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ VÀ KĨ NĂNG VẬN ĐỘNG CƠ BẢN. TRÒ CHƠI: THỎ NHẢY.
I. Mục tiêu:
- Thực hiện được tập hợp hành ngang nhanh, trật tự, dòng hàng ngang thẳng, điểm đúng số mình và triển khai đội hình tập bài thể dục .
- Biết cách đi theo vạch kẻ thẳng, đi hai tay chông hông, đi kiễng gót, đi vượt chướng ngại vật thấp, đi chuyển hướng phải trái đúng cách .
- GDHS rèn luyện thể lực. 
II. Địa điểm, phương tiện: 
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ.
- Phương tiện: Còi, vạch cho trò chơi.
III .Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung và phương pháp dạy học
Định lượng
Đội hình luyện tập
1.Phần mở đầu :
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học. 
- Yêu cầu lớp làm các động tác khởi động .
- Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp. 
- Chơi trò chơi : (có chúng em ).
2/ Phần cơ bản :
* Ôn tập các bài tập đội hình đội ngũ: 
- Giáo viên điều khiển cho cả lớp ôn lại các động tác: T ập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều theo 1- 4 hàng dọc.
- HS luyện tập theo tổ (HS thay nhau điều khiển).
- Giáo viên theo dõi nhắc nhớ động viên học sinh tập .
- Cho các tổ thi tập đi đều trong khoảng từ 15 – 20 m và thực hiện các động tác một lần .
- Giáo viên chọn tổ thực hiện tốt nhất lên biểu diễn lại các động tác vừa ôn ( 1 lần )
* Chơi trò chơi “ Thỏ nhảy “.
- Nêu tên trò chơi nhắc lại cách nhảy của con thỏ sau đó HS chơi. 
* Học sinh bật thử bằng hai chân theo cách nhảy của con thỏ 
- Cho học sinh chơi thử từng hàng 1 -2 lần .
- Học sinh thực hiện chơi trò chơi.
- Giáo viên giám sát cuộc chơi nhắc nhớ kịp thời các em tránh vi phạm luật chơi .
- Nhắc nhớ đảm bảo an toàn trong luyện tập và trong khi chơi .
3) Phần kết thúc:
- Cho học sinh làm các thả lỏng.
- Nhận xét, dặn dò.
5 phút 
14 phút 
10 phút
5 phút
§ § § § § § § § 
§ § § § § § § §
§ § § § § § § § 
§ § § § § § § §
GV
Thứ tư ngày 13 tháng 1 năm 2016
Tập viết
ÔN CHỮ HOA 
I. Mục tiêu:
- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa N. (1 dòng chữ Nh, R, L).
- Viết đúng tên riêng Nhà rồng (1 dòng).
- Viết đúng, đẹp, cỡ chữ nhỏ câu ứng dụng: (1 lần).
"Nhớ Sông Lô, nhớ phố Ràng
Nhớ từ Cao Lạng, nhớ sang Nhị Hà".
- Viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ.
- HS ngồi ngay ngắn, chú ý cách cầm bút, trình bày bài sạch đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu chữ viết hoa N (Nh).
- Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát.
2. Bài cũ:
- Kiểm tra bài viết ở nhà của HS.
- Gọi HS nhắc lại từ và câu ứng dụng.
- Y/c 2 HS lên bảng, Lớp viết bảng con.
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:- GTB.- Ôn chữ hoa N
HĐ 1: Hướng dẫn HS viết chữ hoa:
a)Luyện viết chữ hoa.
- Quan sát và nêu quy trình viết chữ hoa: 
N, (Nh), R, L, C, H.
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?
- HS nhắc lại qui trình viết các chữ (Nh),R.
b)Viết bảng
- HS viết các chữ (Nh), R vào bảng. 
- GV theo dõi chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
HĐ 2: Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng).
- Yêu cầu HS đọc từ ứng dụng. 
- Em biết gì về địa danh Nhà Rồng?
- Giải thích: Nhà Rồng là một bến cảng ở thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1911, chính từ bến cảng này, Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước.
a) Quan sát và nhận xét
+ Trong các từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào?
+ Khoảng cách giữa các chữ như thế nào?
b) Viết bảng con.
- Yêu cầu viết "Nhà Rồng" vào bảng con.
HĐ 3: Hướng dẫn viết câu ứng dụng
a) Giới thiệu câu ứng dụng.
- Yêu cầu 2 HS đọc câu ứng dụng.
- Giải thích: - Đó là những địa danh lịch sử gắn liền với những chiến công của quân và dân ta trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Vì vậy câu thơ ca ngợi những địa danh lịch sử, những chiến công của quân dân ta. 
b) Quan sát và nhận xét.
+ Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào?
c) Viết bảng con.
- Yêu cầu HS viết: Ràng, Nhị Hà vào bảng con. 
 HĐ 4: Hướng dẫn viết vở Tập viết 
- GV cho HS quan sát bài viết mẫu trong vở Tập viết 3, tập 1. Sau đó yêu cầu HS viết vào vở và theo dõi, chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
- Nhắc nhớ về tư thế ngồi viết, cách viết các con chữ và câu ứng dụng đúng mẫu. 
- Yêu cầu cả lớp viết vào vở.
- GV nhận xét đánh giá. 
4. Củng cố: 
- Gọi HS đọc lại câu ứng dụng.
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò: 
- Dặn HS về nhà luyện viết thêm.
- HS hát.
 1 HS nhắc lại từ và câu ứng dụng.
 2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con: Ngô Quyền, Đường, Non.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại tên bài.
- HS quan sát.
- Có các chữ hoa: N, (Nh), R, L, C, H.
 1 HS nhắc lại, cả lớp theo dõi.
 3 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con: Nh, R.
 2 HS đọc Nhà Rồng.
 2 HS nói theo hiểu biết của mình.
- HS lắng nghe.
+ Chữ N, Q, g, y cao 2 ô li rưỡi, các chữ còn lại cao một ô li. 
+ Khoảng cách bằng 1 con chữ o.
 3 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con: "Nhà Rồng".
- HS đọc:
Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng
Nhớ từ Cao Lạng, nhớ sang Nhị Hà.
+ Chữ: N, h, g, L, p, R, C cao 2 ô li rưỡi, các chữ còn lại cao một ô li. 
 3 HS lên bảng, lớp viết bảng con: 
Ràng, Nhị Hà
- HS viết vào vở tập viết theo hướng dẫn của GV.
 1 dòng chữ Nh cỡ nhỏ.
 1 dòng chữ R, L cỡ nhỏ.
 1 dòng Nhà Rồng cỡ nhỏ.
 2 lần câu ứng dụng.
- Cả lớp viết vào vở theo hướng dẫn của GV.
- HS lắng nghe.
 2 HS đọc lại câu ứng dụng.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- Lắng nghe, về nhà thực hiện.
: Toán
CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ (tt)
I. Mục tiêu: 
- Biết đọc, viết các số có bốn chữ số (trường hợp chữ số hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm là 0) và nhận ra chữ số 0 còn dùng để chỉ không có đơn vị nào ở hàng nào đó của số có bốn chữ số.
- Tiếp tục nhận biết thứ tự của các số có bốn chữ số trong dãy số.
- GDHS Yêu thích học toán.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát. 
2. Bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập.
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
- GTB: - Các số có bốn chữ số. (tt)
HĐ: Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1: 
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Y/c HS tự làm bài.
- Gọi HS nêu miệng kết quả.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 2: 
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập. 
- Lớp làm bài vào vở.
- Yêu cầu đổi chéo vở để kiểm tra.
- GV nhận xét đánh giá.
Bài 3: 
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi 2 HS lên bảng thi làm bài nhanh.
- GV nhận xét đánh giá.
Bài 4: 
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Y/c HS suy nghĩ và tự làm bài.
GV hỏi:
+ Số có bốn chữ số, các chữ số của mỗi số đều giống nhau là số nào?
- GV nhận xét đánh giá.
4. Củng cố:
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò: 
- Dặn HS về nhà học, xem lại các bài tập và chuẩn bị bài tiết sau.
- HS hát.
 2 HS lên bảng làm BT3b và BT4.
- HS lắng nghe. 
- HS nhắc lại tên bài. 
Bài 1: 
 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Cả lớp làm bài tập.
 3 HS nêu miệng kết quả, lớp nhận xét bổ sung.
 3690: Ba nghìn sáu trăm chín mươi.
 6504: Sáu nghìn năm trăm linh bốn.
 5005: Năm nghìn không trăm linh năm.
- HS lắng nghe.
Bài 2: 
 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào vở.
 1 HS lên bảng chữa bài, lớp bổ sung.
a) 5616, 5617, 5618, 5619, 5620, 5251.
b) 8009, 8010, 8011, 8012, 8013, 8014.
- HS đổi chéo vở kiểm tra.
- HS lắng nghe.
Bài 3: 
 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- Hai HS lên bảng thi điền nhanh, điền đúng các số thích hợp vào ô trống để được một dãy số, sau đó đọc các số có trong dãy số đó.
- HS lắng nghe.
Bài 4: 
 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Cả lớp làm bài vào vở.
HS trả lời: 
 1111; 2222; 3333; 4444; 5555; 6666; 
 7777; 8888; 9999.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe về nhà thực hiện.
Luyện từ và câu 
NHÂN HÓA. ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: “KHI NÀO?”
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được hiện tượng nhân hóa, các cách nhân hóa (BT1, BT2)
- Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào?. Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Khi nào?. Trả lời được câu hỏi Khi nào? (BT3, BT4).
II. Chuẩn bị: 
- Bảng lớp viết nội dung BT 3, các câu hỏi ở BT 4.
III.Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ :
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài
Bài 1: 
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu BT.
-Yêu cầu HS độc lập suy nghĩ làm bài cá nhân.
- Mời 2 em lên bảng làm bài.
- Giáo viên chốt lại lời giải đúng.
- KL: Con đom đóm đã được nhân hóa.
Bài 2: 
- Yêu cầu HS đọc bài tập 2.
- Mời HS đọc lại bài thơ Anh Đom Đóm.
- Yêu cầu học sinh thực hiện vào nháp.
- Mời 2 em lên bảng làm vào tờ phiếu lớn.
- Yêu cầu HS làm bài vào VBT.
Bài 3: 
- Yêu cầu học sinh đọc bài tập 3.
- Yêu cầu cả lớp làm vào nháp.
- Mời 3 em lên bảng thi làm bài: gạch chân bộ phận trả lời câu hỏi Khi nào ? 
- Nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
 3) Củng cố - Dặn dò
- Gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối ... bằng những từ ngữ vốn để gọi và tả con người được gọi là gì ?
- Dặn về nhà học bài xem trước bài mới. 
- Một em đọc yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm.
- Tự làm bài.
- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp nhận xét bổ sung.
- Một em đọc bài tập 2, lớp đọc thầm.
- 1HS đọc bài thơ Anh Đom Đóm.
- Cả lớp hoàn thành bài tập.
- 2 em lên bảng thi làm bài, lớp nhận xét bổ sung. 
- Cả lớp làm bài vào VBT theo lời giải đúng.
- 1HS đọc yêu cầu BT, lớp theo dõi trong SGK.
- Lớp làm bài vào nháp.
- 3HS lên thi làm trên bảng.
- Được gọi là nhân hóa.
Tự nhiên xã hội
VỆ SINH MÔI TRƯỜNG (tt)
I. Mục tiêu: 
- Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi. Thực hiện đại tiểu tiện đúng nơi quy định.
- BVMT: Biết rác, phân, nước thải là nơi chứa các mầm bệnh làm hại sức khỏe con người và động vật.
- Biết phân rác thải nếu không xử lí hợp vệ sinh sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
- Biết một vài biện pháp xử lí phân, nước thải hợp vệ sinh.
- Cách thức giữ vệ sinh mơi trường xung quanh.
II. Đồ dùng, dạy học:
- Các hình trang 70, 71 trong SGK.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát.
2. Bài cũ: 
- HS trả lời câu hỏi tiết trước.
3. Bài mới: 
 GTB:- Vệ sinh môi trường (tt).
HĐ 1: - Quan sát tranh. 
- Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi đối với môi trường và sức khoẻ con người.
Cách tiến hành:
Bước 1: - Quan sát cá nhân.
Bước 2: - Gọi một số HS nêu nhận xét những gì quan sát thấy trong hình.
Bước 3: - Thảo luận nhóm. 
- Yêu cầu thảo luận theo gợi ý:
+ Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi? 
+ Chúng ta cần làm gì để tránh những hiện tượng trên?
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Yêu cầu lớp nhận xét bổ sung.
KL: Phân và nước tiểu là chất cặn bã, chúng có mùi hôi thối và chứa nhiều mầm bệnh, cho nên chúng ta không nên phóng uế bừa bãi.
- GV nhận xét tuyên dương.
HĐ 2: - Làm việc theo nhóm. 
Bước 1: - Chia nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát các hình 3, 4 tr.71 SGK và trao đổi theo gợi ý:
+ Hãy chỉ và cho biết tên các loại nhà tiêu trong các hình?
+ Ở địa phương em thường sử dụng loại nhà tiêu nào?
+ Bạn và những người trong gia đình cần làm gì để giữ cho nhà tiêu luôn sạch?
+ Cần làm gì để phân vật nuôi không làm ô nhiễm môi trường?
Bước2: - Mời đ

File đính kèm:

  • docTuan_19_Hai_Ba_Trung.doc