Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 7 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị Huyền - Trường Tiểu học Thượng Quận

Giáo án lớp 2 - Tuần 07 Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị Huyền - Trường Tiểu học Thượng Quận

Giáo án lớp 2 - Tuần 07 Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị Huyền - Trường Tiểu học Thượng Quận

doc23 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 182 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 7 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị Huyền - Trường Tiểu học Thượng Quận, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch mẫu, HS tự làm bài, chữa bài, GV + lớp nhận xét.
+ Khi viết kết quả cần chú ý viết đơn vị ở kết quả tính.
- Củng cố cho HS về phép cộng , trừ có kèm đơn vị kg.
+ Bài 3: 
- HS đọc đề bài, phân tích đề bài sau đó tóm tắt, trình bày bài giải, chữa bài.
- Củng cố về giải toán kèm đơn vị kg.
3. Củng cố, dặn dò:.
- GV khắc sâu nội dung , kiến thức: đợn vị kg, tính toán kèm đơn vị kg.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS học tập tốt.
 Buổi chiều :
 Tiết 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU * 
 ÔN CÂU KIỂU : AI LÀ GÌ ?
TỪ NGỮ VỀ ĐỒ DÙNG HỌC TẬP
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Củng cố về đặt câu hỏi cho các bộ phận câu giới thiệu ( Ai, cái gì, con gì - là gì ?), ,từ ngữ về đồ dùng học tập. 
- HS nắm chắc kiến thức làm bài tốt.
- HS tích cực học tập.
II. CHUẨN BỊ: 
- Vở BT Tiếng Việt 2 - tập 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
* HĐ 1: HDHS làm bài 1 trong VBT in 
- 1 HS đọc yêu cầu của BT.
- GV nhắc HS chú ý đặt câu hỏi cho các bộ phận in đậm trong 3 câu văn đã cho.
- HS tự làm vào vở, một số HS nêu miệng CH. Cả lớp và GV nhận xét, GV chép lên bảng những câu đúng:
a) Ai là HS lớp 2 ?
b) Ai là HS giỏi nhất lớp ?
c) Môn học em yêu thích là gì ?
- HS đọc TL ND cần ghi nhớ.
* HĐ 2: HDHS làm bài trongVBT in.
- HS đọc yêu cầu của bài, ghi lại đồ dùng mình tìm được và ghi rõ tác dụng của từng đồ vật.
- HS nối tiếp nhau đọc bài. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn những HS viết đúng và nêu từng tác dụng của mỗi đồ vật.
+ 4 quyển vở: để ghi bài.
+ 3 chiếc cặp: để đựng sách, vở, bút, thước, ...
+ 2 lọ mực : để viết.
+ 2 bút chì, 1 thước kẻ, 1 ê - ke, 1 com pa.
- Củng cố từ ngữ về đồ dùng học tập.
* Còn thời gian GV cho HS tìm thêm các từ ngữ chỉ đồ dùng mà các em biết và tác dụng của nó, đặt câu theo mẫu Ai là gì ?
 3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, khen những HS học tốt, có cố gắng.
 Tiết 2+3 : TOÁN (*)
 ÔN: KI - LÔ - GAM.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- HS biết thực hiện phép cộng, phép trừ ; biết giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn kèm đơn vị đo ki - lô - gam.
- Rèn KN thực hành giải toán với đơn vị đo ki - lô - gam.
- HS tích cực, chủ động học tập.
II. CHUẨN BỊ: 
- ND một số bài tập có liên quan.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* HĐ 1: Thực hành.
- GV tổ chức, HDHS làm các BT sau: 
+ Bài 1: Tính:
 6 kg + 4 kg = 10 kg - 5 kg =
 26 kg + 5 kg = 25 kg - 12 kg =
 36 kg + 12 kg = 46 kg - 25 kg = 
+ Bài 2: Bao gạo cân nặng 25 kg. Bao ngô nhẹ hơn bao gạo 5 kg. Hỏi bao ngô nặng bao nhiêu kg ?
+ Bài 3: 
- Anh cân nặng 28kg. Em nhẹ hơn anh 6 kg. Hỏi em cân nặng bao nhiêu kg ?
+ Bài 4: Vở Em làm bài tập toán 2 . 
 Đặt đề toán theo tóm tắt sau rồi giải:
 Bao gạo : 37kg.
 Bao ngô : 28 kg
 Cả hai bao : ... kg ?
 - HS tự làm vào vở rồi chữa bài.
- GV củng cố khắc sâu KT theo ND từng bài:
+ Bài 1: Củng cố KN thực hiện phép cộng, trừ các số đo với đơn vị đo kg.
+ Bài 2: Củng cố KN giải bài toán về ít hơn kèm đơn vị đo ki - lô - gam.
+ Bài 3: Củng cố KN giải bài toán về nhiều hơn kèm đơn vị đo ki - lô - gam.
+ Bài 4: Củng cố KN giải bài toán về tính tổng của 2 SH kèm đơn vị đo ki - lô - gam.
* HĐ 2: Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS tích cực học tập. 
- Dặn HS ghi nhớ cách giải Bài toán về ít hơn, nhiều hơn.
 Ngày soạn: 13 - 10 - 2017.
 Ngày dạy: Thứ năm - 19 - 10 - 2017
 Buổi sáng:
 Tiết 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
 TỪ NGỮ VỀ MÔN HỌC. TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Củng cố vốn TN về môn học, từ chỉ HĐ. HS tìm được một số TN về các môn học và HĐ của người; kể được ND mỗi tranh bằng một câu ( có dùng các TN chỉ HĐ ); Chọn được từ chỉ HĐ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu. 
- Rèn kĩ năng sử dụng các từ chỉ hoạt động để đặt câu, nói viết về HĐ của người.
- HS tích cực, chủ học tập.
II. CHUẨN BỊ: 
- Tranh minh hoạ BT 2 trong SGK; Bảng phụ ghi BT 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch dưới trong mỗi câu sau ( Mẫu Ai là gì ? ):
+ Bé Mai là học sinh lớp 1.
+ Môn học em yêu thích là Âm nhạc.
- 1 HS tìm cách nói có nghĩa giống nghĩa của câu sau: Em không thích nghỉ học.
- GV nhận xét, cho điểm. 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu MĐ, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: Luyện tập từ ngữ về môn học.
GV tổ chức, HDHS làm BT 1 ( SGK - 59 ).
- 1 HS đọc yêu cầu của BT: Kể tên các môn học ở lớp 2.
- HS tự làm vào vở, ghi nhanh tên các môn học.
- Một số HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét.
- GV ghi nhanh lên bảng; mời 3, 4 HS đọc lại.
- Củng cố vốn từ ngữ về môn học.
* HĐ 2: Luyện tập từ chỉ hoạt động.
. GV tổ chức, HDHS làm BT 2, 3, 4 ( SGK - 59 ).
+ Bài 2: - HS đọc yêu cầu của bài.
- GVHDHS quan sát 4 tranh trong SGK, tìm từ chỉ HĐ của người trong từng tranh rồi ghi vào vở BT.
- Một số HS phát biểu ý kiến. 
- Cả lớp và GV nhận xét. GV chốt và viết nhanh những từ đúng lên bảng: 
+ Tranh 1: đọc hoặc đọc ( sách ), xem ( sách ).
+ Tranh 2: viết hoặc viết ( bài ), làm ( bài ).
+ Tranh 3: nghe hoặc nghe ( bố nói ), giảng giải, chỉ bảo, ...
+ Tranh 4: nói hoặc trò chuyện, kể chuyện.
+ Bài 3: - HS đọc yêu cầu của bài.
- GV lưu ý HS: Khi kể ND mỗi tranh phải dùng các từ chỉ HĐ mà em vừa tìm được. 
- HS làm mẫu, nói theo tranh 1. 
- HS tự làm bài vào vở, 4 HS lên bảng viết - mỗi em đặt 1 câu cho 1 tranh.
- Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài:
+ Bạn gái đang chăm chú đọc sách.
+ Bạn trai đang chăm chú viết bài.
+ Bố đang giảng bài cho con.
+ Hai bạn gái đang trò chuyện với nhau.
+ Bài 4: - HS đọc yêu cầu của bài, GV kết hợp gắn bảng phụ ghi sẵn ND BT lên bảng và giúp HS nắm vững yêu cầu của bài.
- HS suy nghĩ, chọn từ chỉ HĐ thích hợp để điền vào chỗ trống của mỗi câu.
- HS tự làm bài vào vở, 1 HS lên bảng điền.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại những TN đúng:
a) Cô Tuyết Mai dạy môn Tiếng Việt.
b) Cô giảng bài rất dễ hiểu.
c) Cô khuyên chúng em chăm học.
. GV củng cố, khắc sâu cách sử dụng vốn từ chỉ HĐ.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại ND luyện tập trong tiết học.
- GV nhận xét tiết học, khen những HS học tốt, có cố gắng. Nhắc HS tự tìm thêm các từ chỉ HĐ học tập, VN, TT, ... ; tập đặt câu với mỗi từ đó.
 Tiết 2: CHÍNH TẢ ( NGHE - VIẾT) 
 CÔ GIÁO LỚP EM.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- HS nghe - viết lại chính xác bài chính tả, trình bày đúng 2 khổ thơ đầu của bài Cô giáo lớp em. Làm đúng các BT phân biệt tiếng có vần, âm dễ lẫn: ui / uy; ch / tr.
- Rèn KN nghe - viết chính tả; KN phân biệt vần ui / uy, âm đầu tr / ch.
- HS có ý thức giữ gìn vở sạch, viết chữ đẹp.
II. CHUẨN BỊ: 
- Bảng phụ kẻ sẵn BT 2. Băng giấy viết ND BT 3 ( a ).
- Vở BT Tiếng Việt - tập 1; Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi 2 HS lên bảng viết, dưới lớp viết ở bảng con:
 huy hiệu, vui vẻ, con trăn, cái chăn.
- Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: HD nghe - viết.
- GV đọc bài viết 1 lượt - 2 HS đọc lại - Cả lớp theo dõi SGK.
- GV giúp HS nắm ND bài chính tả:
+ Khi cô dạy viết, gió và nắng như thế nào ?
- HS đọc thầm bài, nêu nhận xét:
+ Mỗi dòng thơ có mấy chữ ?
+ Các chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào ?
- HS tự tìm những tiếng khó, tập viết ở bảng con: lớp, lời, dạy, ... . GV quan sát, sửa sai.
- GV đọc cho HS nghe - viết bài vào vở. Lưu ý HS về cách trình bày bài các khổ thơ.
- GV theo dõi, uốn nắn.
- GV đọc cả bài chính tả cho HS soát lại. HS tự chữa lỗi, gạch chân từ viết sai, viết lại từ đúng ra lề vở.
- GV chấm 1/ 3 số bài, nhận xét từng bài về các mặt: ND, chữ viết, cách trình bày.
* HĐ 2: HD làm BT chính tả.
+ BT 2: - HS đọc yêu cầu của bài. 
- GV gắn bảng phụ lên bảng và gợi ý HS: 
+ Tiếng có âm đầu v, vần ui, thanh ngang là tiếng gì ? ( vui ).
+ Từ có tiếng vui là từ nào ? ( vui, vui vẻ, yên vui, vui thích, vui sướng, mừng vui, ... )
- Tương tự với các phần còn lại, HS tự làm bài vào vở BT. ( GV khuyến khích HS tìm càng nhiều, càng tốt những TN chứa tiếng tìm được ; 
- HS phát biểu ý kiến, GV chốt + ghi những tiếng, TN đúng vào bảng phụ.
- Củng cố KN phân biệt ui / uy.
+ BT 3 ( a ): - HS nêu yêu cầu của bài.
- GV gắn băng giấy lên bảng và giúp HS nắm vững yêu cầu của bài.
- HS đọc thầm bài, tự làm vào vở BT, 1 HS lên bảng điền.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- 1, 2 HS đọc lại các câu thơ đã điền.
- Củng cố KN phân biệt âm đầu ch / tr.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Khen những HS học tốt, chữ viết có tiến bộ.
- Nhắc HS phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế khi viết bài chính tả. Yêu cầu những HS viết bài chính tả chưa đạt, tự viết lại.
 Tiết 3: TOÁN
 T.34: 6 CỘNG VỚI MỘT SỐ: 6 + 5.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- HS biết cách thực hiện phép cộng dạng 6 + 5 , từ đó lập được bảng 6 cộng với một số. Nhận biết trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng. Dựa vào bảng 6 cộng với một số để tìm được số thích hợp điền vào ô trống. 
- Rèn KN tính nhẩm, thuộc bảng 6 cộng với một số.
- HS tích cực, chủ động học tập.
II. CHUẨN BỊ: 
- GV + HS: 20 que tính.
- HS: Bảng con, phấn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: - 2, 3 HS đọc TL bảng cộng: 7 cộng với một số.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: Giới thiệu phép cộng 6 + 5.
- GV nêu Bài toán -> phép cộng: 6 + 5 = ?
- GVHDHS thao tác bằng que tính để tìm ra KQ -> Có tất cả 11 que tính. 
Như vậy: 6 que tính thêm 5 que tính -> gộp thành 11 que tính. Vậy: 6 + 5 = 11.
- HDHS đặt tính rồi tính:
 6 
 + 5 
 11 
( Lưu ý HS cách đặt tính: chữ số 6, 5 và 1 viết thẳng cột ).
- HS nhắc lại cách làm: Thực hiện theo 2 bước.
* HĐ 2: Lập bảng cộng 6 cộng với một số.
- GV yêu cầu HS tự tìm KQ các phép tính còn lại trong SGK, GV ghi bảng:
 6 + 5 = 11; 6 + 6 = 12 ; 6 + 7 = 13 ; 6 + 8 = 14 ; 6 + 9 = 15 .
- Một số HS đọc TL các công thức.
* HĐ 3: Thực hành.
 GV tổ chức, HDHS làm các BT 1, 2, 3 ( SGK - T.34 ) rồi chữa bài.
+ Bài 1: - HS dựa vào bảng cộng để tính rồi ghi KQ vào bảng con.
- GV gọi một số HS nêu miệng KQ. 
- GV cho HS nhận xét: 6 + 7 = 7 + 6 ( tính chất giao hoán của phép cộng - HS phát biểu tính chất ).- Củng cố cho HS bảng cộng: 6 cộng với một số.
+ Bài 2: - HS dựa vào bảng cộng để tính rồi ghi KQ vào vở. 
- GV lưu ý HS cách đặt phép tính và ghi KQ. 
+ Bài 3: - HS dựa vào bảng 6 cộng với một số để tìm được số thích hợp điền vào ô trống.
- HS tự làm vào vở BT, GV gọi một số HS nêu miệng KQ. 
- Cả lớp và GV nhận xét, thống nhất KQ đúng. 
+ Bài 4 ( HS làm thêm ):
- HS quan sát hình vẽ trong SGK, đếm số điểm ở trong và ngoài hình tròn rồi trả lời.
- GV hỏi thêm: Số điểm ở ngoài hình tròn nhiều hơn số điểm ở trong hình tròn là mấy điểm ? - HS giải thích cách làm. 
+ Bài 5 ( HS làm thêm ): 
- HS nêu yêu cầu của bài.
- GV nhấn mạnh yêu cầu của bài: so sánh KQ của 2 phép tính cộng, chẳng hạn: 8 + 8 Với 7 + 8 hoặc kết quả tính với một số, chẳng hạn: 6 + 9 - 5 với 11; ... 
- HS tự nhẩm và điền dấu phép tính để được KQ đúng.
- GV có thể gợi ý để HS nhận thấy: Chẳng hạn ở cột 1: 
7 + 6 ... 6 + 7 , HS có thể ghi ngay dấu =, không phải tính và ghi tổng ở dưới.
HS giải thích cách làm: vì 7 + 6 = 13; 6 + 7 = 13 hoặc dựa vào tính chất giao hoán của phép cộng ( Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi ).
8 + 8 > 7 + 8 vì hai phép cộng có cùng số hạng là 8, mà 8 > 7 nên 8 + 7 > 7 + 8 hoặc:
8 + 8 = 16; 7 + 8 = 15 mà 16 > 15 .
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS tích cực học tập.
- Dặn HS tiếp tục học thuộc lòng bảng cộng dạng 6 cộng với một số.
 Tiết 4: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
 ĂN UỐNG ĐẦY ĐỦ.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- HS biết ăn đủ chất, uống đủ nước sẽ giúp cho cơ thể chóng lớn và khoẻ mạnh.
- HS kể về các bữa ăn và những thức ăn mà các em thường được ăn uống hằng ngày.
- HS có ý thức: ăn đủ 3 bữa chính, uống đủ nước và ăn thêm hoa quả.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh vẽ trong SGK trang 16; 17.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS nói về sự tiêu hoá của thức ăn ở miệng và dạ dày; ở ruột non và ruột già.
- Tại sao chúng ta nên ăn chậm, nhai kĩ và không nên chạy nhảy, nô đùa sau khi ăn no ?
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: Thảo luận nhóm về các bữa ăn và thức ăn hằng ngày.
+ Mục tiêu: HS kể về các bữa ăn và những thức ăn mà các em thường được ăn uống hằng ngày; hiểu thế nào là ăn uống đầy đủ.
+ Cách tiến hành:
- HS làm việc theo nhóm: 
. GV yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3, 4 ( SGK - 16 ) và TL các câu hỏi. Trước hết, các em nói về các bữa ăn của bạn Hoa, sau đó sẽ liên hệ đến các bữa ăn và những thứ mà các em thường ăn và uống hàng ngày.
. HS tập hỏi và trả lời nhau trong nhóm.
. GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày KQTL của nhóm trước lớp.
- GV chốt lại ý chính:
. Để đảm bảo cho ta ăn uống đủ lượng thức ăn trong ngày, mỗi ngày ít nhất cần ăn đủ 3 bữa. Đó là các bữa: sáng, trưa và tối.
. Nên ăn nhiều vào bữa sáng và bữa trưa để có sức học tập và làm việc cả ngày. Bữa tối không nên ăn quá no.
. Hằng ngày nên uống đủ nước. Ngoài món canh thường ăn trong bữa cơm, khi khát cần uống đủ nước. Mùa hè ra nhiều mồ hôi, cần uống nhiều nước hơn.
. Cần ăn phối hợp đủ loại thức ăn có nguồn gốc từ động vật với thức ăn có nguồn gốc từ thực vật để đảm bảo cung cấp đủ chất bổ cho cơ thể.
-> KL: Ăn uống đầy đủ được hiểu là chúng ta cần phải ăn đủ cả về số lượng ( ăn đủ no ) và đủ cả về chất lượng ( ăn đủ chất ).
- GV cho HS liên hệ nói về những việc cần làm trước và sau bữa ăn. GV khen ngợi những em đã thực hiện tốt.
* HĐ 2: Thảo luận nhóm về ích lợi của việc ăn uống đầy đủ.
+ Mục tiêu: HS hiểu được tại sao phải ăn uống đầy đủ và có ý thức ăn uống đầy đủ.
+ Cách tiến hành:
- GV gợi ý cho HS nhớ lại những kiến thức đã được học ở bài " Tiêu hoá thức ăn":
. Thức ăn được biến đổi như thế nào trong dạ dày và ruột non ?
. Những chất bổ thu được từ thức ăn được đưa đi đâu ? Để làm gì ?
- GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận theo nhóm các câu hỏi sau:
. Tại sao chúng ta cần ăn no, uống đủ nước ?
. Nếu ta thường xuyên bị đói, khát thì điều gì sẽ xảy ra ?
- HS thảo luận trong nhóm câu hỏi trên.
- GV đến các nhóm giúp đỡ, kiểm tra.
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình với cả lớp.
- GV giúp HS nắm được ý chính: Chúng ta cần ăn đủ các loại thức ăn và đủ lượng thức ăn, uống đủ nước để chúng biến thành chất bổ dưỡng nuôi cơ thể, làm cơ thể khoẻ mạnh, chóng lớn ... Nếu cơ thể bị đói, khát ta sẽ bị bệnh, mệt mỏi, gầy yếu, làm việc và học tập kém ...
* HĐ 3: trò chơi " Đi chợ".
+ Mục tiêu: HS biết lựa chọn các thức ăn cho từng bữa ăn một cách phù hợp và có lợi cho sức khoẻ.
+ Cách tiến hành:
- GV HD HS cách chơi: cho HS thi kể hoặc thi viết tên các thức ăn, đồ uống hằng ngày.
- HS chơi như đã hướng dẫn.
- Từng HS tham gia chơi sẽ giới thiệu trước lớp những thức ăn, đồ uống mà mình đã lựa chọn cho từng bữa.
- Cả lớp cùng GV nhận xét xem sự lựa chọn của bạn nào là phù hợp, có lợi cho sức khoẻ.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV dặn HS nên ăn no, uống đủ và ăn thêm hoa quả.
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS tích cực học tập.
 Ngày soạn: 13 - 10 - 2017
 Ngày dạy: Thứ sáu - 20 - 10 - 2017.
 Buổi sáng:
 Tiết 2: TẬP LÀM VĂN 
 KỂ NGẮN THEO TRANH.
LUYỆN TẬP VỀ THỜI KHOÁ BIỂU.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- HS dựa vào 4 tranh minh hoạ, kể được câu chuyện ngắn có tên Bút của cô giáo; Dựa vào thời khoá biểu ngày hôm sau của lớp, trả lời được một số câu hỏi ở BT 3.
- Rèn KN kể ngắn theo tranh, KN trả lời CH về TKB.
- Các KNS được GD trong bài: KN thể hiện sự tự tin khi tham gia các HĐ học tập; KN lắng nghe tích cực và quản lí thời gian.
- HS tích cực, chủ động học tập.
II. CHUẨN BỊ: 
- Tranh minh hoạ ND BT 1 trong SGK. Thời khoá biểu của lớp.
- Các PP/ KT dạy học: PP động não; làm việc theo nhóm - chia sẻ thông tin; đóng vai.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi 1 HS làm lại BT 2 ( tiết TLV giờ trước ).
- 2, 3 HS đọc tên các bài TĐ và số trang theo thứ tự trong mục lục Tuần 6.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu MĐ, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: Luyện tập kể ngắn theo tranh.
GV tổ chức, HDHS làm bài tập 1( SGK ):
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- GV HDHS thực hiện: trước hết, quan sát từng tranh, đọc lời các nhân vật trong mỗi tranh để hình dung sơ bộ diễn biến của câu chuyện. Sau đó, dừng lại ở từng tranh, kể ND từng tranh. Có thể đặt tên cho 2 bạn HS trong tranh để tiện gọi.
- GV gợi ý HS kể theo từng tranh:
* Tranh 1: + Tranh vẽ hai bạn HS đang làm gì ?
 + Bạn trai nói gì ?
 + Bạn gái trả lời ra sao ?
* Tranh 2: + Tranh 2 vẽ cảnh gì ?
 + Bạn nói gì với cô ?
* Tranh 3: + Tranh 3 vẽ cảnh gì ?
* Tranh 4: + Tranh 4 vẽ cảnh gì ? + Mẹ bạn nói gì ?
- 4 HS tiếp nối nhau kể mẫu: kể lại ND câu chuyện theo thứ tự 4 tranh trong bài, GV giúp HS kể đúng, đủ ý -> kể sinh động, hấp dẫn.
- HS tiếp nối nhau kể lại ND câu chuyện theo từng tranh.
- 2 HS kể lại toàn bộ ND câu chuyện theo 4 tranh. 
- Sau mỗi lần 1 HS kể, cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người kể giỏi nhất. 
* HĐ 2: Luyện tập về Thời khoá biểu.
GV tổ chức, HDHS làm BT 3 ( SGK ).
- GV nêu yêu cầu của bài, HDHS làm miệng.
- HS dựa vào TKB của lớp, trả lời lần lượt từng câu hỏi trong SGK.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, chốt lại ND đã luyện tập trong tiết học.
- Nhắc HS tập kể lại chuyện Bút của cô giáo.
 Tiết 23 TOÁN
 T. 35: 26 + 5.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- HS biết cách thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 26 + 5. Biết giải toán về nhiều hơn và thực hành đo đoạn thẳng.
- Rèn KN thực hành cộng có nhớ trong phạm vi 100 dạng 26 + 5 ; KN giải bài toán về nhiều hơn và đo đoạn thẳng.
- HS tích cực, chủ động học tập.
II. CHUẨN BỊ: 
- GV + HS: 2 bó 1 chục que tính và 11 que tính rời.
- HS: Bảng con, phấn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2, 3 HS đọc TL bảng cộng: 6 cộng với một số.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: Giới thiệu phép cộng 26 + 5.
- GV nêu B toán -> phép cộng: 26 + 5 = ?
- GVHDHS thao tác bằng que tính để tìm ra KQ -> Có tất cả 31 que tính. 
Như vậy: 26 que tính thêm 5 que tính -> gộp thành 31 que tính. Vậy: 26 + 5 = 31.
- HDHS đặt tính rồi tính:
 26 
 + 5 
 31 
( Lưu ý HS cách đặt tính: chữ số 6, 5 và 1 viết thẳng cột ).
* HĐ 2: Thực hành.
 GV tổ chức, HDHS làm các BT 1, 2, 3, 4 ( SGK - T.35 ) rồi chữa bài.
+ Bài 1: - HS tự làm bài sau đó đổi chéo vở để KT KQ.
- GV lưu ý HS viết các chữ số thẳng cột: đơn vị với đơn vị, chục với chục.
- Củng cố cho HS cách thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 dạng 26 + 5.
+ Bài 3: - HS đọc, nêu tóm tắt bài toán.
- HS xác định dạng toán, nêu cách giải.
- HS tự làm vào vở BT, một HS lên bảng ghi tóm tắt và trình bày lời giải. 
- Cả lớp và GV nhận xét, thống nhất lời giải đúng. 
- Củng cố cho HS cách giải bài toán về nhiều hơn.
+ Bài 4: - HS dùng thước đo độ dài của các đoạn thẳng trong SGK rồi trả lời.
- GV có thể gợi ý để HS thấy: 
 Độ dài đoạn thẳng AC = tổng độ dài hai đoạn thẳng AB và BC. 
 Từ đó độ dài đoạn thẳng AC = 7 cm + 5 cm = 12 cm.
+ Bài 2 :
- HS cộng nhẩm rồi ghi KQ vào ô trống trong vở. 
- Một số HS nêu miệng KQ. GV nhận xét, thống nhất KQ đúng. 
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS tích cực học tập.
- Dặn HS tiếp tục học thuộc lòng bảng cộng dạng 6 cộng với một số.
 ____________________________________________
TIẾT 4 SINH HOẠT
 SINH HOẠT SAO
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :
 - HS thấy rõ được các ưu khuyết điểm của bản thân, của bạn, của lớp về việc thực hiện hoạt động học tập và các hoạt động giáo dục khác trong tuần đang thực hiện. Nắm được phương hướng hoạt động của tuần tới. HS biết cách tổ chức sinh nhật và tổ chức được sinh nhật cho các bạn.
- HS có kĩ năng điều hành, diễn đạt, trao đổi ý kiến, kĩ năng tự nhận xét, ứng xử, giải quyết các tình huống trong tiết học.
- HS có ý thức phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện, học tập tốt, quan tâm đến bạn bè, tự tin, yêu trường lớp. 
II. CHUẨN BỊ :
Chuẩn bị nội dung sinh hoạt.
Chuẩn bị lời chúc mừng sinh nhật bạn

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_tuan_07_nam_hoc_2017_2018_nguyen_thi_huyen_tru.doc
Giáo án liên quan