Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 35 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Thượng Quận

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

- HS đọc rõ ràng, rành mạch các bài tập đọc đã học từ tuần 28 đến tuần 34 ( Phát âm rõ, tốc độ đọc 50 tiếng / phút ); hiểu ý chính của đoạn, nội dung của bài. Biết thay thế cụm từ Khi nào bằng các cụm từ: bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ. Biết ngắt đoạn văn đã cho thành câu rõ ý. Tìm được vài từ chỉ màu sắc trong đoạn thơ, đặt được câu với từ chỉ màu sắc đó.

- Rèn KN đọc thành tiếng, KN đọc hiểu; KN sử dụng các cụm từ : Khi nào, bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ. KN dùng từ đặt câu; KN sử dụng dấu chấm.

- HS tích cực, chủ động học tập.

II. CHUẨN BỊ:

- Phiếu viết tên các bài tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 2 - tập 2 ( từ tuần 28 đến tuần 34 ). Bảng phụ viết ND BT 3 ( tiết 1 ), bài tập 2, 4 ( tiết 2 ).

- Vở BT Tiếng Việt 2 - tập 2

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Tiết 2:

* HĐ 1: ễn luyện, kiểm tra Tập đọc.

- GV dùng phiếu ghi tên các bài tập đọc đó học, từng HS lên bốc thăm chọn bài TĐ, xem lại bài 2, 3 phút, sau đó đọc bài theo yêu cầu trong phiếu đã chỉ định.

( Yêu cầu: đọc rõ ràng, rành mạch, phát âm rõ, tốc độ đọc 50 tiếng / phút )

- GV nêu câu hỏi về ND bài đọc, HS trả lời.

- GV nhận xét, đánh giá.

* HĐ 2: Ôn luyện cách đặt câu hỏi có cụm từ " Khi nào ?" ( bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ ).

 

doc28 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 35 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Thượng Quận, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
õ, tốc độ đọc 50 tiếng / phút ); hiểu ý chính của đoạn, nội dung của bài. Ôn luyện về cách đáp lời từ chối; cách đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ để làm gì ?, cách dùng dấu chấm than, dấu phẩy.
- Rèn kĩ năng nói đáp lời từ chối; KN đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ để làm gì, KN sử dụng dấu chấm than, dấu phẩy.
- HS tích cực, chủ động học tập.
II. chuẩn bị: 
- Phiếu viết tên các bài tập đọc có yêu cầu HTL trong sách TV 2, tập 2. Bảng phụ viết sẵn ND BT 4 ( SGK ).
- Vở BT Tiếng Việt 2 - tập 2.
III. các hoạt động dạy học: 
* HĐ 1: ễn luyện, kiểm tra HTL. 
- Thực hiện tương tự như tiết 1.
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài, xem lại bài 2 - 3 phút, sau đó đọc bài theo yêu cầu trong phiếu đã chỉ định. - GV nhận xột, đỏnh giỏ.
* HĐ 2: Ôn cách đáp lời từ chối. 
GV tổ chức, HDHS làm bài tập 2 ( SGK ).
- 1 HS đọc đề bài, đọc cả 3 tình huống ( SGK ), cả lớp đọc thầm. 
- GV giải thích giỳp HS hiểu rừ yêu cầu của bài.
- GV nêu tình huống ( a ) và mời 1 cặp HS làm mẫu:
+ HS 1: nói lời đề nghị " Anh ơi, anh cho em đi xem lớp anh đá bóng với nhé ! "
+ HS 2 nói lời từ chối: " Em ở nhà làm cho hết bài tập đi. "
+ HS 1 đáp lại lời từ chối: " Em làm xong hết các bài tập rồi. Anh cho em đi nhé ! "/ ...
- Cả lớp và GV nhận xét, GV chốt lại cách đáp lời từ chối.
- Từng cặp HS thực hành nói, đáp lời từ chối theo các tình huống trong bài.
- Củng cố cách đáp lời từ chối.
* HĐ 3: Ôn tập đặt và trả lời câu hỏi để làm gì ?
GV tổ chức, HDHS làm bài tập 3 ( SGK ).
- 1 HS đọc yêu cầu và 3 câu văn trong bài.
- Cả lớp đọc thầm 3 câu văn, tìm trong từng câu cụm từ trả lời cho CH " Để làm gì ?", gạch dưới cụm từ đó trong vở BT.
- Một số HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
- HS nhận xét, chốt KQ đúng:
a) Để người khác qua suối không bị ngã nữa, ...
b) ..... để an ủi sơn ca.
c) ..... để mang lại niềm vui cho ông lão tốt bụng. 
- Củng cố cách đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ để làm gì ?
* HĐ 4: Ôn dấu chấm than, dấu phẩy. 
GV tổ chức, HDHS làm bài tập 4 ( SGK ).
- HS đọc yêu cầu của bài - Cả lớp đọc thầm mẩu chuyện vui trong SGK.
- GV kết hợp gắn bảng phụ ghi sẵn mẩu chuyện vui lên bảng và hỏi HS về tính gây cười trong mẩu chuyện vui đó.
- HS suy nghĩ, tự làm bài vào vở BT - 1 HS lên bảng điền.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
 Dũng rất hay nghịch bẩn nên ngày nào .... . Một hôm ở trường, thầy giáo ... với Dũng:
 - ồ ! Dạo này em chóng lớn quá !
 Dũng trả lời:
 - Thưa thầy, đó là vì ngày nào bố mẹ em cũng tưới cho em đấy ạ.
- Củng cố cho HS cách dùng dấu chấm than, dấu phẩy. 
* HĐ 5: Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tốt.
- Dặn HS đọc lại các bài tập đọc có yêu cầu HTL; ôn lại cách đặt và TL câu hỏi có cụm từ Để làm gì ?; Cách dùng dấu chấm than, dấu phẩy.
 Tiết 2: Tập viết 
ôn tập cuối học kì 2 ( tiết 7 )
I. Mục đích yêu cầu:
- HS đọc rõ ràng, rành mạch các bài tập đọc đã học từ tuần 28 đến tuần 34 ( Phát âm rõ, tốc độ đọc 50 tiếng / phút ); hiểu ý chính của đoạn, nội dung của bài. Biết đáp lời an ủi theo tình huống cho trước; Dựa vào tranh, kể lại được câu chuyện đúng ý và đặt tên cho câu chuyện vừa kể.
- Rèn kĩ năng nói đáp lời an ủi, KN tổ chức các câu thành bài. 
- HS tích cực, chủ động học tập.
II. chuẩn bị: 
- Phiếu viết tên các bài TĐ có yêu cầu HTL trong sách TV 2, tập 2. Tranh BT 3 ( SGK ).
- Vở BT Tiếng Việt 2 - tập 2.
III. các hoạt động dạy học: 
* HĐ 1: ễn luyện, kiểm tra HTL.
- Thực hiện tương tự như tiết 6.
* HĐ 2: Ôn cách đáp lời an ủi.
GV tổ chức, HDHS làm bài tập 2 ( SGK ).
- 1 HS đọc đề bài, đọc cả 3 tình huống ( SGK ), cả lớp đọc thầm. 
- GV giải thích yêu cầu của bài.
- GV nêu tình huống ( a ) và mời 1 cặp HS làm mẫu:
+ HS 1: nói lời an ủi " Bạn đau lắm phải không ? ".
+ HS 2 nói đáp lời an ủi " Cảm ơn bạn. Mình cũng không đau lắm đâu. / ...
- Cả lớp và GV nhận xét, GV chốt lại cách đáp lời an ủi.
- Từng cặp HS thực hành nói, đáp lời an ủi theo các tình huống trong bài.
- Củng cố cách đáp lời an ủi.
* HĐ 3: Ôn luyện kể chuyện theo tranh.
GV tổ chức, HDHS làm bài tập 3 ( SGK ).
- HS nêu yêu cầu của bài.
- GV HDHS thực hiện: quan sát lần lượt từng tranh, quan sát cả 4 tranh để hình dung được toàn bộ câu chuyện. Sau đó nói nội dung mỗi tranh bằng 1, 2 câu. Cuối cùng, nối các câu riêng lẻ đó thành bài văn rồi đặt tên cho bài văn ấy.
- HS suy nghĩ, làm bài. GV mời 3, 4 HS nói mẫu ND tranh 1.
- Cả lớp và GV nhận xét. GV lưu ý HS: Quan sát tranh, mỗi em có thể tạo nên những câu văn dài, ngắn khác nhau, ND cũng không hoàn toàn như nhau - từ đó tạo nên những bài văn khác nhau, đúng là những bài văn của riêng mình.
- HS tự làm bài vào vở BT. Nhiều HS nối tiếp nhau đọc bài viết. 
Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người viết bài văn hay - Tuyên dương. 
- Củng cố cách tổ chức các câu thành bài.
* HĐ 4: Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tốt.
- Dặn HS luyện đọc lại các bài tập đọc HTL đã học; ôn cách đáp lời an ủi.
 Tiết 3: Toán 
T. 173: luyện tập chung
I. mục đích yêu cầu:
- HS biết xem đồng hồ; Biết làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100; cộng trừ không nhớ các số có 3 chữ số; Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính và biết tính chu vi hình tam giác.
- Rèn luyện KN làm tính ( cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi chương trình Toán lớp 2 ); KN xem đồng hồ và tính chu vi hình tam giác.
- HS chủ động, tích cực trong học tập.
II. chuẩn bị:
- Mô hình đồng hồ ( SGK - 180 ). 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra kết hợp khi luyện tập.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: Thực hành. 
GV tổ chức cho HS làm các bài tập 1, 2, 3, 4, 5 ( SGK - T.180, 181 ) rồi chữa bài.
+ Bài 1: - HS nhìn hình vẽ các mặt đồng hồ trong SGK để TL.
- Củng cố KN xem đồng hồ.
+ Bài 2: - HS tự làm bài rồi chữa bài.
- Củng cố KN sắp xếp các số theo thứ tự xác định.
+ Bài 3 ( a ): - HS tự đặt tính rồi tính KQ vào vở, Một số HS lên bảng làm.
- Củng cố KN làm tính cộng, trừ ( viết ).
+ Bài 4: - HS nêu yêu cầu của bài.
- HS nêu cách tính: Thực hiện tính theo thứ tự từ trái sang phải .
- HS tự làm bài vào vở, một số HS lên bảng làm.
- Củng cố cho HS kĩ năng tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính. 
+ Bài 5: - HS đọc yêu cầu của bài + nêu cách tính chu vi của hình tam giác.
- HS tự làm bài rồi chữa bài.
- Củng cố KN tính chu vi hình tam giác.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS tích cực học tập.
- Dặn HS ghi nhớ các KT đã học.
 Tiết 4: đạo đức
Thực hành kĩ năng cuối học kì 2 và cuối năm
I. Mục đích yêu cầu:
- HS nắm chắc KT đã học; hiểu rõ vì sao cần phải lịch sự khi đến nhà người khác; biết giúp đỡ người khuyết tật và có ý thức bảo vệ loài vật có ích.
- Rèn KN thực hành các hành vi, cách ứng xử lịch sự, có văn hoá. 
- GDHS cách cư xử lịch sự khi đến nhà người khác; có hành vi đạo đức tốt, biết giúp đỡ người khuyết tật và bảo vệ loài vật có ích.
II. chuẩn bị:
- GV: Các tình huống và các câu hỏi cho HS trả lời, đóng vai.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Vì sao cần phải bảo vệ các loài vật có ích ?
- Hãy nêu những việc cần làm để bảo vệ loài vật có ích.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: Ôn tập, củng cố kiến thức.
+ Mục tiêu: HS nắm chắc các kiến thức đã học về cách cư xử lịch sự khi đến nhà người khác; ý thức giúp đỡ người khuyết tật và bảo vệ loài vật có ích.
+ Cách tiến hành:
- GV nêu câu hỏi yêu cầu HS trả lời:
. Vì sao cần phải cư xử lịch sự khi đến nhà người khác ? 
. Hãy nêu những việc nên làm khi đến nhà người khác.
. Vì sao cần giúp đỡ người khuyết tật ?
. Nêu những việc em đã làm để giúp đỡ người khuyết tật.
. Vì sao cần phải bảo vệ những con vật có ích ?
. Hãy nêu những việc em đã làm để bảo vệ loài vật có ích.
- GV chốt KT.
* HĐ 2: Thực hành đóng vai.
+ Mục tiêu: HS biết cách ứng xử phù hợp, biết tham gia bảo vệ loài vật có ích.
+ Cách tiến hành:
- GV nêu tình huống: Minh đang học bài thì Cường đến rủ đi bắn chim.
. Theo em bạn Minh cần ứng xử như thế nào trong tình huống đó ?
- HS thảo luận theo cặp để tìm cách ứng xử phù hợp và phân công đóng vai.
- Từng cặp HS lên đóng vai.
- Lớp nhận xét.
- GVKL: Trong tình huống đó, Minh khuyên Cường không nên bắn chim vì chim bắt sâu bảo vệ mùa màng và Minh tiếp tục học bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Khen những HS biết nắm chắc kiến thức, xử lí tình huống tốt.
- Nhắc HS thực hiện tốt những điều đã học: Cần cư xử lịch sự khi đến nhà người khác; Cần quan tâm giúp đỡ người khuyết tật và Phải bảo vệ những loài vật có ích.
 Ngày soạn: 03 - 5 - 2018
 Ngày dạy: Thứ năm ngày 10 - 5 - 2018 
 Tiết 1: chính tả 
ôn tập cuối học kì 2 ( tiết 8 ) 
I. Mục đích yêu cầu:
- Ôn luyện về từ trái nghĩa, về dấu chấm, dấu phẩy; về cách tổ chức câu thành bài.
- Rèn luyện KN nhận biết về từ trái nghĩa, KN sử dụng dấu chấm, dấu phẩy và cách tổ chức câu thành bài.
- HS tích cực, chủ động học tập. 
II. chuẩn bị: 
- Phiếu ghi tên các bài TĐ có yêu cầu HTL; Bảng phụ viết sẵn ND bài tập 3 và phần gợi ý của BT 4 ( SGK ).
- Vở BT Tiếng Việt 2 - tập 2.
III. các hoạt động dạy học: 
* HĐ 1: Ôn tập từ trái nghĩa.
GV tổ chức, HDHS làm bài tập 2 ( SGK ).
- 1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm.
- HS tự làm bài vào vở BT, 1 HS lên bảng làm.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
 đen - trắng, phải - trái, sáng - tối, xấu - tốt, hiền - dữ, ít - nhiều, gầy - béo.
- Củng cố KN nhận biết về từ trái nghĩa.
* HĐ 2: Ôn luyện về dấu chấm, dấu phẩy.
GV tổ chức, HDHS làm bài tập 3 ( SGK ). 
- HS đọc yêu cầu của bài đọc cả đoạn văn - Cả lớp đọc thầm lại.
- GV gắn bảng phụ ghi sẵn đoạn văn lên bảng và giải thích rõ yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở BT: chép lại đoạn văn vào vở và điền dấu câu vào mỗi ô trống. 
- 1 HS lên bảng điền. - HS nhận xét, chữa bài, GV nhận chốt lời giải đúng:
 Bé Sơn rất xinh. Da bé trắng hồng, má phinh phính, môi đỏ, tóc hoe vàng. Khi bé cười, cái miệng không răng toét rộng, trông yêu ơi là yêu !
- Củng cố cách dùng dấu chấm, dấu phẩy.
* HĐ 3: Ôn luyện cách tổ chức câu thành bài.
GV tổ chức, HDHS làm bài tập 4 ( SGK ). 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài và các gợi ý.
- GV nhắc HS: chọn viết về một em bé có thực; kể, tả sơ lược khoảng 3 - 5 câu về em bé theo các câu hỏi gợi ý; viết chân thật, câu văn rõ ràng, sáng sủa.
- Một số HS tiếp nối nhau nói tên em bé chọn kể, tả là ai.
- HS tự làm bài vào vở - Nhiều HS tiếp nối nhau đọc bài viết.
- Cả lớp và GV nhận xét về ND, cách diễn đạt, đặt câu, ... 
- GV chấm , khen một số bài viết tốt – Tuyên dương HS.
- Củng cố cách tổ chức câu thành bài.
* HĐ 4: Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học, khen những HS học tốt, có cố gắng.
- Nhắc HS ghi nhớ KT về từ trái nghĩa, cách sử dụng dấu câu và cách tổ chức các câu thành bài.
 Tiết 2: luyện từ và câu 
Kiểm tra định kì cuối học kì 2
( PHẦN KIỂM TRA ĐỌC )
I. Mục đích yêu cầu:
- Kiểm tra, đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, KN hiểu; KN LTVC của HS ở cuối HK 2.
- HS đọc, hiểu ND bài và làm đúng các bài tập theo yêu cầu.
- HS có ý thức tự giác làm bài.
II. chuẩn bị: 
- Đề bài kiểm tra; phiếu ghi tên các bài tập đọc.
- Giấy kiểm tra.
III. các hoạt động dạy học: 
* HĐ 1: Kiểm tra đọc thành tiếng.
- GV dùng phiếu ghi tên các bài tập đọc theo yêu cầu trong đề.
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài TĐ, xem lại bài 2, 3 phút, sau đó đọc bài theo yêu cầu trong phiếu đã chỉ định.
( Yêu cầu: đọc rõ ràng, rành mạch, phát âm rõ, tốc độ đọc 50 tiếng / phút )
- GV nêu câu hỏi về ND bài đọc, HS trả lời.
- GV đỏnh giỏ, cho điểm. 
* HĐ 2: Kiểm tra đọc thầm và làm bài tập.
- GVphát đề cho từng HS + đọc cho HS soát lại đề. 
- GV nhắc nhở HS nề nếp làm bài.
- HS làm bài, GV bao quát lớp.
* HĐ 3: GV thu bài, chấm. 
* HĐ 4: Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết kiểm tra. 	
- Nhắc nhở HS tiếp tục ụn luyện cỏc bài TĐ đó học, ụn luyện KT về LTVC.
 Tiết 3: Toán 
T.174: luyện tập chung
I. Mục đích yêu cầu:
- HS biết so sánh các số; Biết làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100; Biết làm tính cộng, trừ không nhớ các số có 3 chữ số; Biết giải bài toán về ít hơn có liên quan đến đơn vị đo độ dài.
- Rèn KN so sánh các số; KN làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100; cộng trừ không nhớ trong phạm vi 100; KN giải bài toán về ít hơn.
- HS tích cực, chủ động học toán.
II. chuẩn bị: 
- Một miếng bìa cắt thành hình tam giác như ở BT 5 ( SGK ).
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS đọc thuộc lòng các bảng nhân, bảng chia đã học.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: Thực hành. 
GV tổ chức cho HS làm các bài tập 1, 2, 3, 4, 5 ( SGK - T.181 ) rồi chữa bài.
+ Bài 2: - HS tự làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm.
- HS nhận xét, chữa bài. GV yêu cầu một số HS giải thích cách làm.
- Củng cố về so sánh các số trong phạm vi 1000.
+ Bài 3: - HS tự đặt tính rồi tính KQ vào vở, một số HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, chữa bài.
- GV hỏi để củng cố cho HS về cách đặt tính và tính. 
+ Bài 4: - HS tự đọc, ghi tóm tắt và trình bày lời giải của bài toán.
- 1 HS lên bảng trình bày. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Củng cố cách giải bài toán về ít hơn.
+ Bài 1: ( HS làm thêm nếu cũn thời gian ): - HS tự làm bài: Tính nhẩm theo cột rồi nêu miệng KQ - yêu cầu HS nêu đặc điểm của số 1 và số 0 trong phép nhân và phép chia.
- Củng cố cho HS về nhân, chia trong bảng, về đặc điểm của số 1 và số 0 trong phép nhân và phép chia ( cột 3 ).
+ Bài 5 ( HS làm thêm nếu cũn thời gian ): - HS đọc yêu cầu của bài.
- GV HDHS: đo lần lượt độ dài từng cạnh của hình tam giác rồi ghi lại các số đo đó sau đó tính chu vi của hình tam giác.
- HS tự làm bài. GV mời 1 HS lên bảng đo rồi tính.
- HS nhận xét, chữa bài.
- Củng cố cho HS về tính chu vi của hình tam giác.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Củng cố KT về so sánh các số; về cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100; cộng trừ không nhớ trong phạm vi 1000 và giải bài toán về ít hơn.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS tích cực học tập. Dặn HS ôn các bảng nhân, chia đã học.
 Tiết 4: tự nhiên và xã hội
Ôn tập về tự nhiên ( tiếp )
I. Mục đích yêu cầu:
- Tiếp tục giúp HS hệ thống lại những kiến thức về tự nhiên: Mặt Trời, Mặt Trăng và các vì sao.
- HS có KN quan sát và trình bày những hiểu biết của mình về TN: Mặt Trời, Mặt Trăng và các vì sao.
- HS ham tìm hiểu về tự nhiên, yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II. chuẩn bị:
- Kịch bản ( SGV - T.95; 96 ).
- HS: Quan sát thiên nhiên: Mặt Trời, Mặt Trăng và các vì sao.
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS kể tên một số cây sống trên cạn, một số cây sống dưới nước, một số cây vừa sống trên cạn, vừa sống dưới nước.
- Kể tên một số con vật sống trên cạn, một số con vật sống dưới nước.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: Trò chơi " Du hành vũ trụ ".
+ Mục tiêu: Củng cố những hiểu biết về Mặt Trời, Mặt Trăng và các vì sao.
+ Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm:
. Nhóm 1: Tìm hiểu về Mặt Trời.
. Nhóm 2: Tìm hiểu về Mặt Trăng.
. Nhóm 3: Tìm hiểu về các vì sao.
- GV gợi ý để HS đóng vai theo kịch bản ( SGV - T. 95, 96 ).
- Từng nhóm sẽ tiến hành phân vai và hội ý về lời thoại, sau đó thực hành chơi theo nhóm 
( HS có quyền sáng tạo riêng dựa trên kiến thức các em đã học ).
- Các nhóm lần lượt trình bày trước lớp. GV khen sự sáng tạo của HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS tích cực học tập. 
- Nhắc HS tiếp tục tìm hiểu về thiên nhiên: Mặt Trời, Mặt Trăng và các vì sao.
 Ngày soạn: 04 - 5 - 2018
 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 11 - 5 - 2018
 Buổi sáng:
 Tiết 1: Tập làm văn 
Kiểm tra định kì cuối học kì 2
( PHẦN KIỂM TRA VIẾT )
I. Mục đích yêu cầu:
- Kiểm tra, đánh giá kĩ năng nghe - viết chính tả và KN làm văn của HS ở cuối HK 2.
- HS nghe - viết đúng bài chính tả và viết được bài văn theo yêu cầu.
- HS có ý thức tự giác làm bài.
II. chuẩn bị: - Đề bài kiểm tra
III. các hoạt động dạy học: 
* HĐ 1: Kiểm tra viết chính tả.
- GV đọc cho HS viết bài chính tả theo yêu cầu. 
- GV đọc cho HS soát lại bài.
* HĐ 2: KT làm bài TLV.
- GV nhắc HS đọc kĩ yêu cầu của bài rồi làm bài.
- HS tự suy nghĩ, làm bài. GV bao quát lớp.
* HĐ 3: GV thu bài, chấm. 
* HĐ 4: Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết kiểm tra. 	
- Nhắc nhở HS ụn bài.
 Tiết 2: Toán 
T.175: kiểm tra định kì cuối học kì 2
I. Mục đích yêu cầu:
- Kiểm tra, đánh giá KQ học tập bộ môn của HS ở cuối HK 2.
- HS nắm chắc KT, vận dụng làm tốt các BT theo yêu cầu.
- HS có ý thức tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị: 
- Đề bài kiểm tra.
III. Các hoạt động dạy học:
* HĐ 1: Giao đề. 
- GV phát đề cho HS.
- Đọc cho HS soát lại đề.
- GV nhắc nhở HS nề nếp làm bài.
* HĐ 2: HS làm bài. 
* HĐ 3: GV thu bài, chấm. 
* HĐ 4: Củng cố, dặn dò. 
- GV nhận xét ý thức làm bài của HS.
- Dặn HS ôn lại các KT đã học trong chương trình Toán 2.
 Tiết 3: Sinh hoạt
 sinh hoạt lớp
I. Mục đích yêu cầu:
- HS thấy được các ưu nhược điểm, khuyết điểm của bản thân, bạn , lớp về các HĐGD trong tuần, học kỳ. HS biết cách tổ chức buổi sinh hoạt văn nghệ.
- HS có kĩ năng điều hành, diễn đạt, trao đổi ý kiến, kĩ năng tự nhận xét, ứng xử, giải quyết các tình huống trong tiết học.
- HS có ý thức, phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện, học tập tốt; quan tâm đến bạn bè, tự tin, yêu trường lớp.
II. chuẩn bị
- CT, PCT, trưởng các ban chuẩn bị ND nhận xét, đánh giá.
- HS chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
III. Tiến trình: 
1. Trưởng Ban ngoại giao giới thiệu và điều hành.
2. Ban văn nghệ điều hành, mời Chủ tịch Hội đồng tự quản lên điều hành.
3. Chủ tịch Hội đồng tự quản điều hành.
a) Chủ tịch Hội đồng thông qua NDCT buổi sinh hoạt.
+ Lần lượt các ban nhận xét về các hoạt động trong tuần.
+ Hai phó chủ tịch hội đồng tự quản nhận xét.
+ Chủ tịch hội đồng tự quản nhận xét chung.
+ GV nhận xét, kết luận.
b) Chủ tịch lần lượt mời các ban lên nhận xét.
+ Các thành viên trong tổ bổ sung.
+ Chủ tịch mời các bạn mắc khuyết điểm, nêu hướng sửa chữa.
- Hai phó chủ tịch nêu nhận xét về các hoạt động do mình phụ trách.
- Chủ tịch nhận xét.
- Lớp bình bầu cá nhân, nhóm, ban xuất sắc.
c) Chủ tịch mời GVCN nhận xét đánh giá chung.
4. GVCN nhận xét, đánh giá về ưu, nhược điểm của lớp trong học kỳ 2.
* Ưu điểm:.....
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
................................................................................................................................................................................................................
* Hạn chế:....
.................................................................................................................................................. 
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 5. Bỡnh bầu thi đua năm học.
......

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_35_nam_hoc_2017_2018_ngu.doc