Kế hoạch dạy học môn Mỹ thuật Lớp 2 - Chủ đề: Bảo vệ môi trường (4 Tiết) - Đinh Văn Tiên

 Hoạt động 2: Kĩ thuật – kĩ năng sáng tạo.

a) Hướng dẫn cách vẽ con vật.

- GV treo tranh con gà con.

+ Tranh vẽ con vật gì? Có những bộ phận chính nào?

- Yêu cầu HS nhận xét.

- GV nhận xét.

- Treo tranh quy trình vẽ con gà con lên bảng.

+ Em nào cho thầy biết vẽ con gà con gồm có mấy bước? Đó là những bước nào?

- Yêu cầu HS nhận xét.

- GV nhận xét.

- GV hướng dẫn vẽ cho HS.

- Cho HS quan sát một số tranh quy trình của con vật khác.

- GV hướng dẫn vẽ cây cối

b)Cách vẽ người.

- Treo tranh quy trình vẽ người.

+ Vẽ người gồm có mấy bước? Gồm những bước nào?

- GV yêu cầu HS nhận xét.

- GV nhận xét.

- GV hướng dẫn vẽ người.

- Cho HS xem một số dáng người khác.

 Hoạt động 3: Sáng tạo theo chủ đề.

- Yêu cầu thực hiện theo nhóm. Vẽ con vật bên cây cối và dáng người làm việc mà các em biết.

 Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm

- GV yêu cầu HS nhận xét các bài vẽ trên bảng.

- Gọi HS nói về cảm nhận khi vẽ màu các họa tiết đó.

- GV nhận xét đánh giá chung và tuyên dương.

* Dặn dò chuẩn bị cho tiết học sau.

- Bảo quản sản phẩm đã làm.

- Làm thêm một số dáng người hay con vật bằng vật liệu đã học.

- Chuẩn bị: giấy A4, bút chì, màu, keo, đất nặn, kéo và một số vật liệu tìm được như bìa cứng,

 

docx17 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 375 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch dạy học môn Mỹ thuật Lớp 2 - Chủ đề: Bảo vệ môi trường (4 Tiết) - Đinh Văn Tiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN
KHOA GD TIỂU HỌC - MẦM NON
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN MỸ THUẬT Ở TIỂU HỌC
LỚP: 2
CHỦ ĐỀ
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Thời lượng: 4 tiết)
NHÓM THỰC HIỆN:	Nhóm Nam
GVHD:	Đinh Văn Tiên
Phú Yên, tháng 04 năm 2016
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN MỸ THUẬT
LỚP: 2
CHỦ ĐỀ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Thời lượng: 4 tiết)
Gồm các bài học:
Bài 24: Vẽ con vật
Bài 26:Vẽ vật nuôi.
Bài 34: Vẽ tranh phong cảnh
Bài 30: Vẽ tranh đề tài Vệ sinh môi trường
Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp học sinh:
Hiểu được vẻ đẹp, sự phong phú đa dạng về hình dáng các bộ phận của con vật, cây cối trong thiên nhiên.
 - Biết cách vẽ con vật và vật nuôi mà mình yêu thích, đồng biết sắp xếp các hình đơn lẻ từ ngân hàng hình ảnh để tạo được một bức tranh thiên nhiên và các hoạt động Bảo vệ môi trường.
Biết cách nhận xét, đánh giá các bài vẽ của các bạn trong lớp.
Biết cách xây dụng ngân hàng hình ảnh theo đúng chủ đề.
Biết cách trưng bày sản phẩm và thuyết trình trước lớp.
Kỹ năng:
- HS tạo được các hình dáng đơn giản về các con vật nuôi, cây cối gần gũi xung quanh. Tạo được một bức tranh thiên nhiên và các hoạt động bảo vệ môi trường.
- HS phát triển được khả năng diễn đạt những suy nghĩ của bản thân, năng lực hợp tác nhóm hiệu quả.
- HS xây dựng được ngân hàng hình ảnh theo ý thích của mình và phù hợp với chủ đề “Bảo vệ môi trường”.
- HS phát triển được khả năng tưởng tượng và sáng tạo về một câu chuyện của chính các em theo chủ đề “Bảo vệ môi trường”.
Thái độ:
- HS yêu thích môn Mỹ thuật, đặc biệt là vẽ tranh theo chủ đề “Bảo vệ môi trường”, yêu thích bài vẽ của mình.
- HS yêu thiên nhiên, chăm sóc, bảo vệ con vật, cây cối. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
- Yêu thích những sản phẩm mình làm ra. 
Chuẩn bị:
Tài liệu (tham khảo): 
- Nguyễn Thị Nhung (2015), Tài liệu Dạỵ học Mỹ thuật dành cho giáo viên Tiểu học, NXB Giáo dục, Việt Nam.
Nguyễn Quốc Toản (2007), Mỹ thuật và phương pháp dạy học mỹ thuật, NXB Giáo dục, Việt Nam.
Nguyễn Lăng Bình (2006), Mỹ thuật và phương pháp dạy học Mỹ thuật ở Tiểu học, NXB Giáo dục (TP. Hổ Chí Minh).
Phương tiện (đồ dùng dạy học):
Giáo viên:
+ Sách giáo khoa, Sách giáo viên.
+ Tranh (ảnh) một số con vật và cây cối, tranh phong cảnh và tranh về đề tài “Bảo vệ môi trường”.
+ Bài vẽ của học sinh lớp trước.
+ Tranh ảnh của một số họa sĩ nổi tiếng (Việt Nam và thế giới).
Học sinh:
+ Sách giáo khoa.
+ Đồ dùng học tập, bảng vẽ.
+ Giấy vẽ khổ A4, bút chì, tẩy, bút màu, keo, kéo
Quy trình dạy – học mỹ thuật:
Vận dụng các quy trình mỹ thuật: 
Vẽ cùng nhau và sáng tạo câu chuyện.
Phương pháp xây dựng cốt truyện.
Các phương pháp dạy học
Phương pháp trực quan.
Phương pháp thực hành, luyện tập.
Phương pháp vấn đáp
Tiến trình dạy học:
* TIẾT 1: TÌM HIỂU CHỦ ĐỀ - TRẢI NGHIỆM.
* TIẾT 2: XÂY DỰNG NGÂN HÀNG HÌNH ẢNH- SÁNG TÁC TRANH THEO CHỦ ĐỀ.
*TIẾT 3: XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN- CHIA SẼ CÂU CHUYỆN. 
*TIẾT 4: NHẬP VAI BIỂU DIỄN.
TIẾT 1: TÌM HIỂU CHỦ ĐỀ - TRẢI NGHIỆM.
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 phút
1 phút
4 phút
 12
 phút
5 phút
8 phút
3 phút
1 phút
Ổn định lớp
- GV cho HS hát tập thể
Kiểm tra dụng cụ
- GV yêu cầu các nhóm báo cáo dụng cụ nhóm mình.
3. Giới thiệu chủ đề:
- Ở những tiết trước các em đã được học và tìm hiểu về chủ đề “ Đồ vật thân quen”, các em đã hiểu và biết được sự phong phú về hình dáng, màu sắc của các đồ vật quen thuộc, gần gũi trong cuộc sống như cái cốc, cái bình nước Các em đã vẽ được các đồ vật đó theo quan sát và cảm nhận riêng của mình. Tuy nhiên, xung quanh chúng ta có vô vàng điều lí thú và hấp dẫn đang chờ chúng ta khám phá và tìm hiểu. Hôm nay lớp chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu một chủ đề mới nữa, trước khi bước vào tiết học thầy mời cả lớp nghe bài hát sau:
- Cho HS nghe bài hát: “Em Vẽ Môi Trường Màu Xanh”.
- Môi trường trong bài hát màu gì nào?
- Môi trường màu xanh mang lại cho chúng ta một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc, giúp chúng ta có sức khỏe tốt nên chúng ta cần giữ cho môi trường luôn có màu xanh. Hôm nay lớp chúng ta cùng tìm hiểu sang chủ đề mới đó là: “ Bảo vệ môi trường”.
- Để giúp các em hiểu rõ hơn về chủ đề hôm nay thầy và lớp mình cùng đến với tiết đầu tiên là: “Tìm hiểu chủ đề - trải nghiệm”.
4. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Trải nghiệm và tìm hiểu
- GV hỏi: Nhà các em có nuôi những con vật nào?
- GV chiếu tranh con vật và cho HS thảo luận theo nhóm đôi trong thời gian 2 phút. Và trả lời các câu hỏi sau:
+ Trong tranh là con vật nào?
+ Chúng có màu gì?
+ Kể tên các bộ phận chính của chúng? 
- GV yêu cầu học sinh nhận xét.
- GV nhận xét. 
Kết luận:Con vật có các bộ phận chính là đầu, mình, chân, đuôi. Tuy nhiên, mỗi con vật thì có một hình dáng và màu sắc khác nhau.
- Vai trò của vật nuôi?
- Giới thiệu một số tranh, ảnh về con vật và vật nuôi, tranh phong cảnh và tranh vẽ về đề tài vệ sinh môi trường của học sinh lớp trước vẽ, của họa sĩ Việt Nam và họa sĩ nước ngoài.
- GV cho HS xem một đoạn video ngắn về một số việc làm đơn giản để bảo vệ môi trường.
+ Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm đôi: Em hãy cho biết những việc làm nào góp phần bảo vệ môi trường xanh- sạch-đẹp.
+ Tổ chức cho HS trình bày kết quả thảo luận.
+ GV nhận xét, kết luận: Như vậy, chủ đề “ Bảo vệ môi trường” có rất nhiều hoạt động khác nhau nhằm bảo vệ môi trường luôn sạch đẹp, giúp cho môi trường sống của chúng ta ngày càng tươi đẹp hơn.
Hoạt động 2: Kĩ thuật – kĩ năng sáng tạo.
a) Hướng dẫn cách vẽ con vật.
- GV treo tranh con gà con.
+ Tranh vẽ con vật gì? Có những bộ phận chính nào?
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét.
- Treo tranh quy trình vẽ con gà con lên bảng.
+ Em nào cho thầy biết vẽ con gà con gồm có mấy bước? Đó là những bước nào?
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét.
- GV hướng dẫn vẽ cho HS.
- Cho HS quan sát một số tranh quy trình của con vật khác.
- GV hướng dẫn vẽ cây cối
b)Cách vẽ người.
- Treo tranh quy trình vẽ người.
+ Vẽ người gồm có mấy bước? Gồm những bước nào?
- GV yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét.
- GV hướng dẫn vẽ người.
- Cho HS xem một số dáng người khác.
Hoạt động 3: Sáng tạo theo chủ đề.
- Yêu cầu thực hiện theo nhóm. Vẽ con vật bên cây cối và dáng người làm việc mà các em biết. 
Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm
- GV yêu cầu HS nhận xét các bài vẽ trên bảng.
- Gọi HS nói về cảm nhận khi vẽ màu các họa tiết đó.
- GV nhận xét đánh giá chung và tuyên dương.
* Dặn dò chuẩn bị cho tiết học sau.
- Bảo quản sản phẩm đã làm.
- Làm thêm một số dáng người hay con vật bằng vật liệu đã học.
- Chuẩn bị: giấy A4, bút chì, màu, keo, đất nặn, kéo và một số vật liệu tìm được như bìa cứng,
- Hát
- Các nhóm báo cáo dụng cụ gồm giấy A4, bút chì, bút màu.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe.
- Môi trường trong bài hát là màu xanh.
- HS lắng nghe
- HS nhắc lại tên đề bài.
- HS trả lời.
- HS thảo luận
- HS trả lời:
+ Nhóm 1: Con gà, có màu vàng, bộ phận chính là đầu, mình, chân, đuôi.
+ Nhóm 2: Con chó; có màu xanh, vàng, hồng; bộ phận chính là đầu, mình, chân, đuôi.
+ Nhóm 3: Con trâu; có màu đà; bộ phận chính là đầu, mình, chân, đuôi.
+ Nhóm 4: Con gà con; có màu vàng, đỏ; bộ phận chính là đầu, mình, chân, đuôi.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe
- Vai trò của vật nuôi trong sản xuất: trâu bò cày bừa, voi vận chuyển gỗ, ngựa kéo xe, chó trông nhà, mèo bắt chuộtVật nuôi còn là nguồn cung cấp thức ăn, dược phẩm, nguyên liệu xuất khẩu, sản xuất đồ da.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS quan sát
- HS thảo luận nhóm đôi: Những việc làm góp phần bảo vệ môi trường như: Quét rác, thu gom rác đi tái chế, bỏ rác đúng nơi quy định như thùng rác, trồng cây gây rừng, sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, không nên sử dụng thuốc nổ để đánh bắt thủy sản
- HS quan sát và trả lời.
- Tranh vẽ con gà. Có đầu, mình, chân, đuôi.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS trả lời: Gồm 3 bước:
+ Bước 1: Vẽ các bộ phận chính đầu, mình.
+ Bước 2: Vẽ các chi tiết đuôi, mắt, chân, mỏ, cánh.
+ Bước 3: Tô màu.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi.
- HS quan sát và ghi nhớ.
- HS quan sát
- HS quan sát.
- HS trả lời: gồm có 3 bước
+ Bước 1: Vẽ các bộ phận chính đầu, mình, chân, tay.
+ Bước 2: Vẽ các chi tiết: bàn tay, tóc, mắt, mũi, miệng, 
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát, theo dõi.
- HS quan sát và ghi nhớ.
- HS làm việc theo nhóm. 
+ Chọn con vật và dáng người.
+ Lựa chọn vật liệu phù hợp
- HS nhận xét.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- Các nhóm thu dọn bảo quản sản phẩm của mình.
- Mỗi HS trong tổ về làm thêm 2 sản phẩm để chuẩn bị cho tiết sau.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
TIẾT 2: XÂY DỰNG NGÂN HÀNG HÌNH ẢNH – SÁNG TÁC TRANH THEO CHỦ ĐỀ.
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
3 phút
1 phút
8 phút
9 phút
12 phút
1 phút
1.Ổn định tổ chức
- Khởi động.
- Kiểm tra đồ dùng.
- Các nhóm trưởng lấy sản phẩm.
2.Bài mới:
* Giới thiệu:
- Tiết trước các em đã được thực hành vẽ con vật bên cây cối và dáng người làm việc theo ý thích của mình. Tiết này các em tiếp tục hoàn thành bài vẽ của mình, để trưng bày được ngân hàng hình ảnh cho thật phong phú và sáng tạo.
Hoạt động 1: Xây dựng ngân hàng hình ảnh.
- GV tiếp tục cho HS hoàn thiện bài vẽ.
- GV quan sát, hướng dẫn gợi ý để các em hoàn thành bài vẽ:
 + Vẽ con vật bên cây cối đã phù hợp và cân đối chưa?
+ Lựa chọn dáng người làm việc thế nào?
+ Màu sắc chọn đã hài hòa chưa?
Hoạt động 2: Trưng bày ngân hàng hình ảnh.	
- GV cho HS tách tranh vẽ người và tranh con vật thành 2 loại. 
- Cử đại diện lên trưng bày tranh theo chỉ dẫn của GV: cột A trưng bày tranh vẽ người và cột B trưng bày tranh con vật.
- GV và HS tổ chức đánh giá và thảo luận:
+ Các em thấy bức vẽ nào có tỉ lệ tốt?
+ Các em thấy hình vẽ nào đẹp?
+ Bức vẽ nào nhìn hài hước, buồn, vui, ngộ nghĩnh?
+ Bạn vẽ dáng người đang làm gì?
+ Con vật mà em vẽ đang làm gì?
- GV nhận xét đánh giá chung. Khen ngợi bài vẽ tốt và động viên khuyến khích các bài vẽ còn lại.
- Các em vừa tạo được một ngân hàng hình ảnh rất phong phú, vừa sáng tạo lại sống động.Từ ngân hàng hình ảnh trên các em hãy cùng nhau sáng tạo bức tranh theo chủ đề “Bảo vệ môi trường ” nào?
Hoạt động 3: Sáng tác tranh theo chủ đề.
- Dựa vào ngân hàng hình ảnh trên bảng, GV gợi ý cho học sinh chọn hình con vật, cây cối và dáng người cho bức tranh. Có thể sử dụng con vật, dáng người của nhóm mình hoặc mượn con vật, dáng người của nhóm bạn.
- GV gợi ý cho HS:
+ Chủ đề chúng ta đang tìm hiểu là chủ đề gì?
+ Em định trình bày gì về bức tranh của em?
+ Các hoạt động, công việc đơn giản để góp phần bải vệ môi trường là gì? 
+ Sử dụng dáng người, con vật nào?
- GV cho HS tiến hành vẽ, tô màu hoặc xé dán các con vật, dáng người.
*Dặn dò chuẩn bị cho tiết sau.
- Hoàn thành các sản phẩm ở tiết học hôm nay.
- Bảo quản sản phẩm.
- Giấy vẽ, bút chì, tẩy, kéo, keo, màu tô.
- Hát.
- Tổ trưởng kiểm tra.
- Lấy sản phẩm ra.
- HS thực hành hoàn thiện bài vẽ 
- HS tách tranh.
- Nhóm trưởng lên trưng bày tranh của nhóm.
- HS thảo luận đánh giá.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- Dựa vào gợi ý của GV để lên ý tưởng.
- HS làm việc theo nhóm.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
*TIẾT 3: XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN. 
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 3 phút
1 phút
8 phút
14phút
7 phút
2 phút
1.Ổn định tổ chức
- Khởi động.
- Kiểm tra đồ dùng.
- Các nhóm trưởng lấy sản phẩm.
2.Bài mới:
* Giới thiệu:
Ở các tiết trước lớp chúng ta đã vẽ và sáng tác tranh theo chủ đề “Bảo vệ môi trường”, tiết học này các em sẽ tiếp tục hoàn thiện bức tranh đó đồng thời sáng tạo thêm nhân vật, xây dựng tính cách nhân vật và xây dựng câu chuyện dựa trên các nhân vật mà mình tạo ra.
Hoạt động 1: Tạo hình nhân vật.
- GV hướng dẫn HS tạo thêm nhân vật mà mình yêu thích, nhưng phải phù hợp với chủ đề bằng cách xé dán hoặc nặn
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm cùng nhau chia sẻ kiến thức và ý tưởng thông qua các cuộc thảo luận và đối thoại cùng nhau.
- GV đưa ra hệ thống câu hỏi:
+ Mục tiêu của chúng ta bây giờ là gì?
+ Các em sẽ tạo hoạt động gì cho nhân vật?
+ Chúng ta cần phải làm gì tiếp theo?
+ Khi làm việc thì cơ thể chúng ta thay đổi những bộ phận nào?
- GV thường xuyên hỗ trợ giúp HS liên kết các nhân vật lại với nhau thành một bức tranh theo nội dung câu chuyện của nhóm.
Hoạt động 2: Xây dựng cốt truyện theo chủ đề
- GV cho HS thảo luận nhóm sắp xếp các nhân vật vừa tạo, và các bức tranh sáng tác theo chủ đề đã hoàn thành ở tiết trước theo suy nghĩ của riêng mình, để tạo nên một câu chuyện hay, hấp dẫn. HS tưởng tượng ra một câu chuyện có liên quan đến những nhân vật, có thể nhập vai làm nhân vật, con vật để tạo nên câu chuyện.
- GV gợi ý cho HS xây dựng cốt truyện:
+ Nội dung chính của câu chuyện là gì?
+ Em chọn làm nhân vật nào? Vì sao?
+ Em thích nhất nhân vật đó ở điểm nào?
+ Các em có ấn tượng gì với nhân vật trong trong tác phẩm của mình?
+ Cần thêm chi tiết nào cho nhân vật được rõ hơn?
+ Hoạt động bảo vệ môi trường sẽ tập trung vào cái gì?
Hoạt động 3: Chia sẽ nội dung câu chuyện
- GV cho HS lên bảng trình bày tóm tắt về câu chuyện theo gợi ý:
+ Câu chuyện có nội dung tóm tắt là gì?
+ Làm bằng vật liệu gì?
+ Gồm mấy nhân vật?
+ Có những thuận lợi và khó khăn nào khi xây dựng cốt truyện?
- GV yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, góp ý cho từng nhóm.
* Dặn dò chuẩn bị cho tiết học sau.
- Bảo quản tốt bức tranh đã làm.
- Chuẩn bị: Bút chì, màu tô, giấy vẽ, giấy màu, tẩy.
- Hát.
- Tổ trưởng kiểm ta đồ dùng.
- Lấy sản phẩm ra để trên bàn.
- HS lắng nghe.
- Dựa vào gợi ý của GV để lên ý tưởng.
- HS làm việc theo nhóm.
- HS làm việc theo nhóm.
- HS trả lời các câu hỏi gợi ý để xây dựng tốt cốt truyện.
- HS lên trình bày theo gợi ý của GV.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
*TIẾT 4: NHẬP VAI BIỂU DIỄN.
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3 phút
1 phút
7- 9 phút phút
15- 18 phút
3 phút
1 phút
1/ Ổn định tổ chức:
- Khởi động.
- Kiểm tra đồ dùng.
- Các nhóm trưởng lấy sản phẩm
2.Bài mới:
* Giới thiệu:
Ở tiết trước lớp chúng ta đã xây dựng được cốt chuyện dựa vào tranh và các nhân vật, tiết này chúng ta sẽ tiếp tục hội ý, phân vai và tập diễn để hoàn thiện và trình bày câu chuyện.
Hoạt động 1: Hội ý, phân vai, tập diễn.
- GV hướng dẫn mẫu cho HS cách nhập vai và biểu diễn câu chuyện.
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm phân vai tập diễn.
+ Nhóm trưởng phân vai cho các thành viên trong nhóm.
+ Tập diễn theo lời thoại nhân vật.
Hoạt động 2: Biểu diễn- đánh giá.
- Các nhóm bốc thăm thứ tự biểu diễn.
- GV đưa ra hệ thống câu hỏi để các nhóm chia sẻ lẫn nhau, khuyến khích các em nhận xét, đánh giá lẫn nhau.
+ Tác phẩm của các em nói về câu chuyện gì?
+ Ý chính câu chuyện là gì?
+ Các em có cần thêm hoặc bớt chi tiết nào không? Vì sao?
+ Em muốn chia sẻ điều gì với mọi người xung quanh chúng ta?
+ Các em có hứng thú tham gia nhóm không? Có đạt được mục tiêu đề ra không?
+ Các em đã học được gì thông qua hoạt động học này?
Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá của giáo viên
- GV nhận xét, đánh giá chung cho các tác phẩm biểu diễn. Khen ngợi, động viên kết quả thực hiện của các nhóm. 
- Khuyến khích tinh thần học tập tích cực và sáng tạo của HS
* Dặn dò chuẩn bị tiết học sau.
- Chuẩn bị: giấy vẽ, keo, kéo, giấy màu, bút chì, tẩy.
- Hát.
- Tổ trưởng kiểm tra đồ dùng của nhóm mình.
- Nhóm trưởng đặt sản phẩm lên bàn.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS làm việc nhóm.
- Các nhóm hội ý phân vai cho từng thành viên.
+ Tập diễn trong nhóm.
- Các nhóm bốc thăm biểu diễn.Các nhóm còn lại chú ý theo dõi và chia sẻ cảm nhận của mình với câu chuyện mà các bạn đã diễn.
- HS nhận xét, đánh giá lẫn nhau theo các câu hỏi của GV.
- HS lắng nghe.
- HS ghi nhớ.
- Các nhóm thu dọn bảo quản sản phẩm của mình.
Danh sách nhóm Nam
Huỳnh Ngọc Tuyến
Tô Huỳnh Nghĩa
Lalan Tem
Hồ Đương Dương
Trình Mạnh Cường
Y – Sang
Nguyễn Công Danh
Võ Thành Trung
Nguyễn Ngọc Trình

File đính kèm:

  • docxBai_30_De_tai_ve_sinh_moi_truong.docx