Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 24 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Hiệp Hòa

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Đọc đúng: leo trèo, quẫy mạnh, nhọn hoắt, lưỡi cưa, nước mắt, lủi mất. Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt, nghỉ hơi đúng. Biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật (Khỉ, Cá Sấu).

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ: dài thượt, ti hí, trấn tĩnh, bội bạc, tẽn tò. Hiểu nội dung câu chuyện: Khỉ kết bạn với Cá Sấu, bị Cá Sấu lừa nhưng đã khôn khéo nghĩ ra mẹo để thoát nạn. Những kẻ bội bạc, giả dối như Cá Sấu không bao giờ có bạn.

- GD HS chân thật trong tình bạn, không dối trá.

II. ĐỒ DÙNG:

- Tranh phóng to.

- Bảng phụ viết sẵn những câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc đúng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: (5 - 7)

- 2HS đọc nối tiếp bài: Nội quy Đảo Khỉ và TLCH trong SGK về nội dung bài.

- HS nêu vài điều trong nội quy của nhà trường.

- HS nhận xét; GV đánh giá.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1-2)

GV treo tranh phóng to GTB.

b. Các hoạt động:

HĐ1: Luyện đọc: (25 - 28)

* GV đọc mẫu.

* Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.

- HS đọc toàn bài.

 

doc26 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 127 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 24 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Hiệp Hòa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4. Thuộc bảng chia 4, vận dụng để giải bài toán có lời văn bằng một phép tính chia và các bài tập có liên quan.
- HS yêu thích học Toán. Vận dụng bảng chia vào tính toán trong thực tế. 
II. Đồ dùng: 
- Tấm bìa có 4 chấm tròn.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ (5') 
- 2HS đọc xuôi, 1HS đọc ngược bảng nhân 4. 
- 1HS đếm thêm 4 từ 4 đến 40 và ngược lại.
- HS nhận xét; GV đánh giá.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài: (1')
b. Các hoạt động:
HĐ1: Hình thành kiến thức: (13 - 15’)
* Giới thiệu phép chia 4.
- Ôn tập phép nhân 4.
	 + GV gắn lên bảng 3 tấm bìa, mỗi tấm có 4 chấm tròn. (Như SGK).
	 . Mỗi tấm bìa có 4 chấm tròn; 3 tấm bìa có tất cả mấy chấm tròn? 
	 . HS trả lời và viết phép nhân: 4 x 3 = 12. Có 12 chấm tròn. 
- Giới thiệu phép chia 4.
	 + Trên các tấm bìa có 12 chấm tròn, mỗi tấm có 4 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm bìa? 
	 + HS trả lời và viết 12 : 4 = 3. Có 3 tấm bìa.
- Nhận xét.
	 Từ phép nhân 3 là 4 x 3 = 12, ta có phép chia 4 là 12 : 4 = 3
	 Từ 4 x 3 = 12 ta có phép chia 12 : 4 = 3.
* Lập bảng chia 4.
- Làm tương tự như trên đối với một vài trường hợp nữa; cho HS lập bảng chia 4. 
- Tổ chức cho HS đọc và học thuộc bảng chia 4.
HĐ2: Thực hành: (15’)
Bài 1: Làm miệng.
- HS nêu yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm: Tính nhẩm.
- HS nối tiếp nhau nêu kết quả của từng phép tính.
+ Các phép tính thuộc bảng chia nào?
- Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài. Củng cố bảng chia 4.
Bài 2: 
- HS đọc bài toán. 
- HS lên bảng tóm tắt bài toán: 4 hàng : 32 học sinh
 1 hàng : ... học sinh?
- GV HD cách làm. HS lên bảng làm.
- Lớp làm bài vào vở: 32 : 4 = 8 (học sinh).
- HS đổi chéo vở kiểm tra bài làm của bạn. Chấm 5 - 7 bài; nhận xét.
Bài 3: HS làm nếu còn thời gian. 
- HS tự làm bài và chữa bài.
- GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: ( 5' )
- HS nhắc lại tên bài.
- HS đọc bảng chia 4. HS đếm thêm 4 từ 4 đến 40 và ngược lại.
- GV nhận xét tiết học. Về nhà học thuộc bảng chia 4. 
- Chuẩn bị bài sau: Một phần tư
buổi chiều
Tiết 1: Tiếng việt*
Luyện đọc bài: Gấu Trắng là chúa tò mò
I. mục đích, yêu cầu:	
- HS biết ngắt nghỉ hơi hợp lí; Bước đầu biết chuyển giọng đọc cho phù hợp với nội dung bài.
- Hiểu ND bài: Gấu trắng Bắc Cực là con vật rất tò mò. Nhờ biết lợi dụng tính tò mò của Gấu Trắng mà một chàng thuỷ thủ đã thoát nạn.
- HS ham thích tìm hiểu về muông thú.
II. Đồ dùng:
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, sưu tầm thêm tranh, ảnh về loài gấu. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc bài Quả tim khỉ + TLCH về ND bài.
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài ghi bảng. HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc trong SGK + nói về ND tranh.- GV giới thiệu ND bài.
b. Các hoạt động
HĐ1: Luyện đọc.
- GV đọc mẫu toàn bài.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. GV lưu ý HS các TN: ki - lô - gam, ném lại, lật qua lật lại, suýt nữa, rét run, ...
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trước lớp:
- GV dùng bảng phụ HDHS luyện đọc câu: Nhưng vì nó chạy rất nhanh/ nên suýt nữa thì tóm được anh. // May mà anh đã kịp nhảy lên tàu, / vừa sợ vừa rét run cầm cập. //
- Kết hợp giúp HS hiểu nghĩa từ được chú giải trong SGK ( 54 ).
- HS thi đọc giữa các nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
HĐ 2: HDHS tìm hiểu bài.
HS đọc thầm toàn bài rồi trả lời các CH trong SGK.
- HS đọc đoạn 1 + TL câu hỏi 1 ( SGK )- Gấu trắng màu lông trắng toát, cao gần 3 mét ( gấp đôi người bình thường ), nặng 800 kg (gấp 16 lần 1 người bình thường ).
+ HS quan sát tranh, ảnh gấu với các màu lông khác nhau, GV giải thích thêm: Gấu thường có bộ lông màu đen hoặc nâu, riêng gấu Bắc Cực có bộ lông trắng toát để lẫn với màu trắng của băng, tuyết. 
- HS đọc tiếp đoạn 2 + TL câu hỏi 2: Gấu trắng rất tò mò, thấy vật gì lạ cũng đánh hơi, xem thử.
+ GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK, miêu tả cảnh trong tranh.
- HS đọc tiếp đoạn 3, GV nêu CH 3 - HSTL: Bị gấu đuổi, sực nhớ là con vật này có tính tò mò, anh vừa chạy, vừa vứt dần các vật có trên người: mũ, áo, găng tay, ... để gấu dừng lại, tạo thời gian cho anh kịp chạy thoát.
+ GV hỏi thêm: Hành động của người thuỷ thủ cho thấy anh là người thế nào ? ( Anh rất thông minh, xử trí nhanh khi gặp nạn ).
+ GV kể thêm một số kinh nghiệm của người đi rừng khi gặp thú dữ: Gặp voi đuổi không được chạy thẳng; Khi đi rừng, nếu vác cây nứa nhọn, hổ sẽ không dám lại gần ).
HĐ 3: Luyện đọc lại.
- GV tổ chức cho HS thi đọc lại bài. 
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người đọc đúng và hay.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV hỏi HS: Câu chuyện kể về điều gì ?( Gấu trắng Bắc Cực là con vật rất tò mò, Nhờ biết đặc điểm này của gấu trắng mà một chàng thuỷ thủ đã thoát nạn ).
- GV nhận xét tiết học. 
Tiết 2: toán *
 Ôn: Bảng chia 4
ơ
I. mục đích, yêu cầu:	
- Củng cố và nâng cao: Bảng chia 4. Giải được bài toán có một phép chia (trong bảng chia 4.
- Rèn kĩ năng tính toán và trình bày bài cho HS.
- HS tự giác làm bài, vận dụng bảng chia 3 trong tính toán hằng ngày.
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ chép nội dung bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (3 - 5’)
- 2 HS đọc xuôi, 2HS đọc ngược bảng chia 4
- HS đếm thêm 4từ 3 đến 30 và ngược lại.
- HS nhận xét; GV đánh giá
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài (1’)
b. Các hoạt động: (25 - 30’)
HĐ1: Ôn tập: (10 - 12’)
- GV gọi 1 số HS đọc xuôi, đọc ngược bảng chia 4.
- GV và cả lớp nhận xét, GV đánh giá.
- Cả lớp ôn lại bảng chia 3 vài lần. 
HĐ2: Thực hành: (29 - 31’)
 GV treo bảng phụ chép nội dung bài tập lên bảng, HDHS làm từng bài.
Bài 1: Tính nhẩm:
 	12 : 4 =	 4 : 4 =	8 : 4 =
	16 : 4 =	24 : 4 =	 20 : 4 =
	28 : 4 = 	40 : 4 =	 32 : 4 =
- 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- HS nối tiếp nhau nêu kết quả của từng phép tính.
+ Vận dụng bảng chia nào để làm BT? 
- Cả lớp và GV nhận xét, củng cố bảng chia 4.
Bài 2: Tìm thương, biết số bị chia và số chia lần lượt là:
 a) 12 và 4 36 và 4 24 và 4 
 28 và 4 32 và 4 16 và 4
- HS nêu yêu cầu của bài.
- Biết số bị chia và số chia, muốn tìm thương ta làm thế nào? 
- HS làm bài vào vở, 4 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài 3: Có 24 bông hoa, cắm đều vào mỗi lọ 4 bông hoa. Hỏi cắm được mấy lọ hoa? ( HS ghi tóm tắt và giải).
- 2 HS đọc bài toán.
- Đề bài cho biết gì? Hỏi gì? Bài toán vận dụng những kiến thức gì?
- Cả lớp làm bài vào vở: 24 : 4 = 6 (lọ).
- 2 HS lên bảng chữa bài (1 HS tóm tắt, 1 HS giải bài toán).
- Đánh giá 5 - 7 bài; nhận xét.
Bài 4: Tìm một số biết số đó nhân với 4 thì được 36 cộng 4. (HS làm nếu còn TG)
- HS đọc đề bài.
- Đề bài cho biết gì? Yêu cầu làm gì? 
- Theo em số đó là gì? Muốn tìm thừa số ta làm thế nào?
- HS làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố dặn dò.
- 2 HS đọc xuôi, 2 HS đọc ngược bảng chia 
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
Tiết 3: thể dục *
 (Đ/c Thu dạy)
*****
Ngày soạn: 8/ 2/ 2015
Ngày dạy: Thứ tư ngày 11 tháng 2 năm 2015
buổi sáng
(Đ/c P. Nga dạy)
buổi chiều
Tiết 1: tập viết
Chữ hoa: U, Ư
I. mục đích, yêu cầu:	
- Học sinh nắm được cấu tạo và quy trình viết chữ hoa U, Ư. Viết chữ hoa U (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ U hoặc Ư ), chữ và câu ứng dụng; Ươm (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Ươm cây gây rừng (3 lần). HSK - G viết đúng và đủ các dòng trên trang vở Tập viết. 
- Học sinh viết đúng chữ hoa U, Ư; chữ và câu ứng dụng Ươm; Ươm cây gây rừng. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. HS viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. 
- HS có ý thức rèn chữ viết. Hiểu được việc trồng rừng để chống lũ lụt, hạn hán, bảo vệ cảnh quan, môi trường.
II. Đồ dùng:
- Mẫu chữ hoa U, Ư đặt trong khung chữ.
- Bảng phụ viết chữ mẫu, câu ứng dụng.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- HS nêu cấu tạo, HS nêu cách viết chữ hoa T.
- HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con chữ hoa: T, Thẳng.
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: (1 -25’)
b. Các hoạt động:
HĐ1: Hướng dẫn viết chữ hoa T.
* HD HS quan sát và nhận xét chữ hoa: 
- Chữ hoa U.
 + GV cho HS quan sát mẫu chữ. HS nêu cấu tạo của chữ U.
 + GV HD quy trình viết.
. GV treo bảng phụ có viết chữ U lên bảng. GV nêu cách viết.
 	. GV viết mẫu chữ U lên bảng kết hợp nhắc lại cách viết để HS theo dõi. 
. 1 HS nhắc lại cách viết.
 + HD HS viết chữ U vào bảng con. 
 . HS luyện viết bảng con (2 - 3 lượt).
 . GV nhận xét, sửa sai.
- Chữ hoa Ư : Dạy tương tự chữ hoa U.
- HS so sánh chữ hoa U và chữ hoa Ư.
HĐ2: HD viết câu ứng dụng: (7’)
* Giới thiệu cụm từ ứng dụng. 
- GV treo bảng phụ có chép cụm từ ứng dụng lên bảng.
- 2 HS đọc: Ươm cây gây rừng 
- Giúp HS hiểu nghĩa cụm từ ứng dụng: những việc cần làm thường xuyên để phát triển rừng, chống lũ lụt, hạn hán, bảo vệ cảnh quan, môi trường.
* HD HS QS và NX
- HS nhận xét về độ cao của các chữ cái; cách đặt dấu thanh ở các chữ.
 . HS khác nhận xét - GV bổ sung.
- GV viết mẫu chữ Ươm trên dòng kẻ.
* HD HS viết chữ Ươm vào bảng con.
- HS luyện viết bảng con (2 - 3 lượt).
- HS nhận xét - GV uốn nắn.
HĐ3: HD HS viết vào vở Tập viết: (12 - 15’)
- GV nêu yêu cầu viết: 
- HS viết bài vào vở; GV theo dõi, giúp đỡ HS viết đúng quy trình, nội dung.
HĐ4: Đánh giá, chữa bài: (2 - 3’)
- GV đánh giá khoảng 5 - 7 bài; Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại tên bài. HS nêu cấu tạo và quy trình viết chữ hoa U, Ư. 
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
- Chuẩn bị bài sau: Chữ hoa V
Tiết 2: Tiếng việt *
 Ôn: Chữ hoa: U, Ư
ơ
I. mục đích, yêu cầu:	
- Củng cố cách viết chữ hoa U, Ư.
- Học sinh viết đúng chữ hoa U, Ư, chữ và câu ứng dụng Ươm cây gây rừng. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. HS viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. 
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ giữ vở. 
II. Đồ dùng:
- Chữ mẫu.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS nêu cách viết chữ hoa U, Ư
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài ghi bảng .
b. Các hoạt động
HĐ1: Hướng dẫn HS viết bài của tiết trước .
* Tập viết
- Nêu cách viết chữ hoa U, Ư
- GV treo chữ mẫu. Nêu cách viết.
- Yêu cầu HS hoàn thành nốt Chữ hoa U, Ư trong vở Tập viết.
- Nhận xét.
HĐ2: Hướng dẫn HS viết thêm 2 dòng chữ hoa U, Ư , 2 dòng câu Ươm cây gây rừng”. (Nếu còn TG)
- Y/c HS viết 2 dòng chữ hoa U, Ư , 2 dòng câu Ươm cây gây rừng
- Nêu cách viết, khoảng cách.
- GV theo dõi, chữa bài cho HS.
- GV thu vở đánh giá.
- GV nhận xét, chốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV và HS hệ thống nội dung bài học. 
- Làm thế nào để viết đẹp?
- Nêu cách trình bày bài viết?
- Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Âm nhạc *
Hát ôn bài: Chú chim nhỏ dễ thương
I. mục đích, yêu cầu:	
- Củng cố giai điệu và lời bài hát: Chú chim nhỏ dễ thương
- Hát đúng lời và giai điệu bài hát kết hợp động tác vận động phụ hoạ.
- Giáo dục HS yêu quý thiên nhiên.
II. Đồ dùng:
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên bảng hát lại bài: Chú chim nhỏ dễ thương 
- GV nhận xét.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài ghi bảng. 
- GV nêu MĐ - YC của tiết học.
b. Các hoạt động
HĐ1: Ôn tập bài hát: Chú chim nhỏ dễ thương.
- GV yêu cầu HS hát tập thể, sau đó luyện tập theo tổ, nhóm, cá nhân.
- Hát kết hợp gõ phách đệm. Lần lượt vỗ tay đệm theo nhịp 2, theo tiết tấu lời ca.
- GV nhận xét.
HĐ2: Biểu diễn bài hát
- GV giới thiều động tác biểu diễn bài hát.
- HS tập trình diễn bài hát trước lớp (tốp ca hoặc đơn ca)
- GV tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò:
- Lớp hát lại bài hát một lần.
- GV nhận xét tiết học.
Ngày soạn: 9/ 2/ 2015
Ngày dạy: Thứ năm ngày 12 tháng 2 năm 2015
Buổi sáng
Tiết 1: luyện từ và câu
Từ ngữ về loài thú. Dấu chấm, dấu phẩy
I. mục đích, yêu cầu:	
- Mở rộng và củng cố vốn từ về loài thú (tên, một số đặc điểm của chúng). Hiểu được các câu thành ngữ trong bài.
- Biết đặt dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong một đoạn văn.
- HS yêu quý và biết bảo vệ các loài thú 
II.Đồ dùng:
- Tranh phóng to (BT1).
- Bảng phụ chép bài tập 3
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Kể tên một số loài thú mà em biết? 
- Nêu cách điền dầu chấm, dấu phẩy.
- Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá. 
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: (1 - 2’)
b. Các hoạt động:
HĐ1: HD HS làm bài tập (30 - 32’)
Bài 1: Làm miệng.
- HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại.
- GV treo tranh phóng to, HS quan sát tranh.
- GV HD cách làm: 
	 + Tranh minh hoạ hình ảnh của các con vật nào? 
	 (Tranh vẽ: cáo, gấu trắng, thỏ, sóc, nai, hổ).
	 + Đọc tên các từ chỉ đặc điểm mà bài đa ra. 
	 + HS nối tiếp nhau trả lời.
	 + Cả lớp và GV nhận xét, chốt kết quả đúng: 
	Cáo: tinh ranh	Gấu trắng: tò mò	Thỏ: nhút nhát
	Sóc: nhanh nhẹn	Nai: hiền lành	Hổ: dữ tợn
- Em còn biết con thú nào khác, kể tên, đặc điểm của chúng?
- Ngày nay mọi người bảo về chúng ra sao? Nếu là em em sẽ làm gì?
Bài 2: Làm miệng.
- HS đọc yêu cầu của bài: Hãy chọn tên con vật thích hợp vào mỗi chỗ trống. Cả lớp đọc thầm lại.
- GV HD cách làm. HS thảo luận cặp đôi để làm bài tập.
- 1 số HS đọc bài làm của mình.
- HS đọc xong mỗi câu, cả lớp nhận xét, HS nêu ý nghĩa của câu đó. Sau đó chuyển sang câu tiếp theo.
- Cả lớp và GV chốt lời giải đúng: 
	Dữ như hổ (cọp).	Nhát như thỏ.
	Khoẻ như voi.	Nhanh như sóc.
- HS đọc lại các thành ngữ.
Bài 3: Làm viết.
- HS đọc yêu cầu của bài tập: Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống. Cả lớp đọc thầm lại.
- GV treo bảng phụ lên bảng. 2 HS đọc đoạn văn trong bài.
+ Em có nhận xét gì khi đọc đọc đoạn văn? Em có hiểu nội dung của đoạn văn là gì?
+ Khi nào điền dấu phẩy, dấu chấm?
- HS làm bảng lớp. Lớp làm bài vào vở nháp.
- Cả lớp nhận xét, GV chữa bài.
- HS đọc diễn cảm lại đoạn văn.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại tên bài.
- HS nêu đặc điểm của một số con vật mà em biết.
- GV liên hệ GDHS.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
- Chuẩn bị bài sau: Từ ngữ về sông biển. Đặt và trả lời câu hỏi Vì Sao?
Tiết 2: Chính tả ( Nghe - viết)
Voi nhà
I- mục đích, yêu cầu: 
- Nghe - viết chính xác đoạn: “Con voi lúc lắc vòi ... bản Tun”. Làm các bài tập phân biệt tiếng có âm dễ lẫn: s/ x.
- Trình bày đúng bài văn xuôi có lời nhân vật. Viết đúng: lúc lắc, mũi xe, lo lắng, quặp chặt vòi, vũng lầy, huơ vòi, Tun. Luyện viết đúng và làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm dễ lẫn: s/ x.
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ viết. Nói, viết đúng các tiếng có âm đầu s/ x. 
II- đồ dùng: 
- Bảng phụ chép bài tập 2a.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5') 
- HS viết bảng lớp - Lớp viết bảng con 3 tiếng có âm đầu s/ x.
- HS NX - GV đánh giá.
2. Bài mới: (25-30’) 
a. Giới thiệu bài (1')
b. các hoạt động:
HĐ1: Hướng dẫn nghe - viết:
* Hướng dẫn HS chuẩn bị. (7’)
- GV đọc bài 1 lần. 2 HS đọc lại. Cả lớp đọc thầm theo.
- Giúp HS nắm nội dung bài viết. GV hỏi:
 + Mọi người đã lo lắng như thế nào? 
 (Lo lắng voi đập tan xe và phải đập chết nó).
 + Con voi đã làm gì để giúp các chiến sĩ? 
 (Nó quặp chặt vòi vào đầu xe, co mình lôi mạnh chiếc xe qua vũng lầy)
- HD HS nhận xét: 
 + Câu nào trong bài chính tả có dấu gạch ngang, câu nào có dấu chấm than? 
 (Câu: Nó đập tan xe mất ... có dấu gạch ngang đầu dòng. Câu: Phải bắn thôi! có dấu chấm than).
- HS viết bảng con: lúc lắc, mũi xe, lo lắng, quặp chặt vòi, vũng lầy, huơ vòi, Tun.
- Cả lớp và GV nhận xét, sửa sai.
* Đọc cho HS viết. (14’)
- HS viết bài vào vở. GV theo dõi, uốn nắn.
- GV đọc cả bài chính tả lần cuối cho HS soát lại.
* Đánh giá, chữa bài. (5’)
- HS tự chữa lỗi.
- GV đánh giá 7 - 10 bài; Nhận xét.
HĐ2: HD làm bài tập chính tả: (4 - 6’)
Bài 2a: 
- HS nêu yêu cầu của bài: Chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống?
- GV treo bảng phụ lên bảng. GV HD cách làm.
- 2HS làm bảng lớp; lớp làm bài vào vở nháp. 
- Cả lớp và GV NX, chốt lời giải đúng: 
sâu bọ, xâu kim, củ sắn, xắn tay áo, sinh sống, xinh đẹp.
- Vài HS đọc lại bài sau khi đã điền xong.
3. Củng cố dặn dò: ( 5' )
- HS nhắc lại yêu cầu bài.
- HS nhắc lại cách trình bày bài chính tả thuộc thể loại văn xuôi.	
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương. 
Tiết 3: Toán
Tiết 119: Luyện tập
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS nhận biết . Củng cố biểu tượng về một phần tư.
- Thuộc bảng chia 4, vận dụng để giải các bài tập có liên quan.
- HS yêu thích môn học, vận dụng được bài học vào thực tế.
II. Đồ dùng: 
- Bảng phụ chép ND bài tập 1, 2.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- HS đọc xuôi, HS đọc ngược bảng chia 4. 
- HS nêu cách tìm 1/2, 1/3, 1/4 của hình vuông. 
- HS nhận xét; GV đánh giá.
2. Bài mới: (25-30’)
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
HĐ1: Thực hành: (28 - 30’)
Bài 1: Làm miệng. GV treo bảng phụ
- HS nêu yêu cầu của bài: Tính nhẩm. 
- HS nối tiếp nhau nêu kết quả của từng phép tính.
+ Vận dụng bảng chia nào để làm BT?
- Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài, củng cố bảng chia 4. 
Bài 2: GV treo bảng phụ
- HS đọc yêu cầu của bài: Tính nhẩm.
- HS nối tiếp nhau kết quả của phép nhân và 2 phép chia tương ứng.
+ Nhận xét mối quan hệ giữa hai phép tính?
- HS nhận xét; GV chữa bài. Củng cố mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
 (Lấy tích chia cho thừa số này thì được thừa số kia)
Bài 3: 
- HS đọc bài toán.
- HS lên bảng ghi tóm tắt:	4 tổ : 40 học sinh
	1 tổ : ... học sinh?
- Một tổ có bao nhiêu HS ta làm thế nào?
- HS làm bảng lớp; lớp làm bài vào vở: 40 : 4 = 10 (học sinh).
- Đánh giá 7 - 10 bài; nhận xét.
Bài 4: HS làm nếu còn thời gian.
- HS tự làm vào vở và chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
- HS đọc bảng chia 4.- HS đếm thêm 4 từ 40 và ngược lại.	
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
- Chuẩn bị bài sau: Bảng chia 5.
Tiết 4: tự nhiên & xã hội
Tiết 24: Cây sống ở đâu?
I. mục đích, yêu cầu:	
- HS biết: Cây cối có thể sống ở khắp mọi nơi: trên cạn, dưới nước.
- HS kể được tên một số cây sống trên mặt đất, trên núi cao, trên cây khác, dưới nước.
- GD HS ý thức bảo vệ cây cối.
II. Đồ dùng: 
- Hình vẽ trong SGK. Sưu tầm các loại cây sống ở các môi trường khác nhau.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Em nên làm gì để giữ gìn cho môi trường luôn sạch, đẹp? 
- Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu chủ đề và bài học.
b. Các hoạt động: (27 - 29’)
HĐ1: Làm việc với SGK.
 + Mục tiêu: HS nhận ra cây cối có thể sống ở khắp mọi nơi: trên cạn, dưới nước.
 + Cách tiến hành: 
- Bước 1: Làm việc theo nhóm.
 . HS quan sát hình SGK (phóng to) và nói về nơi sống của cây cối trong từng hình.
- Bước 2: Làm việc cả nhóm.
 . Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. Nhận xét.
 . GV hỏi “Cây có thể sống ở đâu?”
- Kết luận: Cây có thể sống được ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước.
HĐ2: Triển lãm.
 + Mục tiêu: Củng cố lại những kiến thức đã học về nơi sống của cây. Thích sưu tầm và bảo vệ các loài cây.
 + Cách tiến hành:
- Bước 1: Hoạt động nhóm.
 . Nhóm trưởng yêu cầu các thành viên trong nhóm đưa ra những tranh ảnh, lá cây đã sưu tầm cho cả nhóm xem.
 . HS quan sát, nêu tên và nơi sống của chúng.
 . GV hướng dẫn HS phân chúng thành 2 nhóm:
 a) Nhóm cây sống trên cạn:..................
 b) Nhóm cây sống dưới nước:..............
- Bước 2: Hoạt động cả lớp.
 . Các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình.
 . Các nhóm quan sát và đánh giá lẫn nhau.
 . Tuyên dương nhóm những nhóm sưu tầm được nhiều loại cây khác nhau và phân loại đúng.
- GV kết luận:
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại tên bài.
- HS kể tên một số cây sống trên mặt đất, trên núi cao, trên cây khác, dưới nước mà em biết, nêu ích lợi của chúng?
- GV và HS hệ thống lại bài. 
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
Buổi chiều
(GV chuyên dạy)
*****
Ngày soạn: 10/ 2/ 2015
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 13 tháng 2 năm 2015
Buổi sáng
Tiết 1: tập làm văn
Nghe, trả lời câu hỏi
I- mục đích, yêu cầu: 
- Nắm được nội dung câu hỏi trong mẩu chuyện.
- Nghe kể trả lời đúng câu hỏi về mẩu chuyện vui (BT3).
- HS có ý thức nói, viết đúng câu; dùng từ ngữ phù hợp với văn cảnh.
II- đồ dùng: 
- Tranh minh hoạ
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_24_nam_hoc_2014_2015_ngu.doc