Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 25 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Thượng Quận

 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

- HS biết ngắt nghỉ hơi đúng; đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.

- HS hiểu nghĩa các từ: cầu hôn, lễ vật, ván, nệp, . Hiểu ND câu chuyện: Truyện giải thích nạn lũ lụt ở nước ta là do Thuỷ Tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra; đồng thời phản ánh việc nhân dân ta đắp đê chống lụt.

- HS có ý thức tìm hiểu về thiên nhiên, sông nước.

II. CHUẨN BỊ:

- Tranh minh hoạ bài đọc ( SGK), Bảng phụ để HD luyện đọc và viết các câu hỏi nhỏ

( chia ở câu 3 ).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: - HS đọc bài Voi nhà + TLCH về ND bài.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: - HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm trong SGK.

- GV giới thiệu chủ điểm: Sông biển; Giới thiệu ND câu chuyện.

b. Các hoạt động :

Tiết 2:

* HĐ 1: Luyện đọc.

- GV đọc mẫu toàn bài.

+ HDHS quan sát tranh minh hoạ bài tr. 60, nói về cuộc chiến giữa Thuỷ Tinh ( dưới nước ) và Sơn Tinh ( trên núi ): Thuỷ Tinh hô mưa, gọi gió, cùng quân sĩ ( thuồng luồng, ba ba, cá ) dâng lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh, Sơn Tinh cùng nhân dân và các loài vật trên núi ( voi, gấu ) ném đá xuống sông, đánh lại Thuỷ Tinh, ngăn nước lũ.

- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn. GV lưu ý HS đọc đúng các từ: tuyệt trần, cuồn cuộn, đuối sức, chàng trai, lễ vật, cơm nếp, dâng, lên, .

- HS tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp. GV theo dõi, uốn nắn cách đọc + dùng bảng phụ, HDHS đọc ngắt giọng, nhấn giọng các câu:

+ Một người là Sơn Tinh, / chúa miền non cao, / còn người kia là Thuỷ Tinh, / vua vùng nước thẳm. //

 

doc31 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 212 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 25 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Thượng Quận, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ố hạng của một tổng, tìm thừa số trong phép nhân.
- Rèn luyện KN tính giá trị của biểu thức số, KN thực hành giải toán vận dụng bảng nhân 5 ; KN tìm SH, tìm thừa số chưa biết.
- HS tích cực, chủ động học tập.
II. chuẩn bị: 
- Các mảnh bìa cắt thành một hình chữ nhật và 4 hình tam giác như ở BT 5 ( SGK ).
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra HS đọc TL bảng chia 4, chia 5.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: Thực hành. 
GV tổ chức cho HS làm các bài tập 1, 2, 4 ( SGK - T.124 ) rồi chữa bài.
+ Bài 1: - GVHD mẫu:
 3 x 4 : 2 = 12 : 2
 = 6
- 1 HS nhắc lại cách tính: Thực hiện từ trái sang phải. Nhẩm lấy 3 nhân 4 bằng 12, rồi tiếp tục thực hiện phép chia: lấy 12 chia 2 bằng 6. GV lưu ý HS cách trình bày.
- HS tự làm các phần còn lại, 3 HS lên bảng làm.
- HS nhận xét, chữa bài.
- Củng cố cho HS về cách tính giá trị của biểu thức số có 2 dấu phép tính.
+ Bài 2: - HS nêu yêu cầu của bài.
- GVHD HS xác định từng thành phần chưa biết trong mỗi phép tính và nêu cách tìm -> phân biệt cách tìm một số hạng trong một tổng và cách tìm một thừa số trong một tích.
- HS tự làm bài vào vở, 4 HS lên bảng làm.
- HS nhận xét, chữa bài.
- Củng cố cho HS về cách tìm thành phần chưa biết trong phép cộng và phép nhân.
+ Bài 4: - HS tự đọc, phân tích bài toán rồi nêu cách giải.
- HS tự ghi tóm tắt rồi giải bài toán, 1 HS lên bảng trình bày.
- HS nhận xét, chữa bài.
- Củng cố KN trình bày giải bài toán vận dụng bảng nhân 4.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS tích cực học tập.
- Dặn HS ghi nhớ các bảng nhân, bảng chia đã học để vận dụng giải toán.
	 Tiết 4: đạo đức
Thực hành giữa học kì 2
I. Mục đích yêu cầu:
- HS biết được khi nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại cho người mất; trả lại của rơi cho người mất là người thật thà, được mọi người quý trọng. Biết một số câu yêu cầu, đề nghị lịch sự, biết được ý nghĩa của việc sử dụng những lời yêu cầu, đề nghị lịch sự. Nêu được một số yêu cầu tối thiểu khi nhận và gọi điện thoại.
- HS biết cách xử lí tình huống khi nhặt được của rơi, Biết nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong giao tiếp hằng ngày, có thái độ lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.
- GDHS có ý thức, hành vi đạo đức tốt.
II. chuẩn bị:
- GV: Các tình huống và các câu hỏi cho HS trả lời, đóng vai.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra kết hợp khi thực hành.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: Ôn tập, củng cố kiến thức.
+ Mục tiêu: HS biết được khi nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại cho người mất; trả lại của rơi cho người mất là người thật thà, được mọi người quý trọng. Biết một số câu yêu cầu, đề nghị lịch sự, biết được ý nghĩa của việc sử dụng những lời yêu cầu, đề nghị lịch sự. Nêu được một số yêu cầu tối thiểu khi nhận và gọi điện thoại. 
+ Cách tiến hành:
- GV nêu câu hỏi yêu cầu HS trả lời:
. Khi nhặt được của rơi em sẽ làm gì ? Vì sao ?
. Khi muốn nhờ người khác giúp đỡ một việc gì đó thì em cần nói và thể hiện thái độ như thế nào ? 
. Nêu những việc cần làm khi nhận và gọi điện thoại ?
. Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại thể hiện điều gì ?
- GV chốt KT.
* HĐ 2: Thực hành đóng vai.
+ Mục tiêu: HS thực hành nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự khi muốn nhờ người khác giúp đỡ và biết xử lí các tình huống khi nhặt được của rơi.
+ Cách tiến hành:
- GV nêu các tình huống :
a) Chiều nay đến lớp Hà thấy ba bạn Hoa, Lan, Mai đang say sưa đọc chung một quyển truyện tranh mới. Hà rất thích. 
. Theo em bạn Hà sẽ nói gì ? Nếu là em, em sẽ nói như thế nào ?
b) Hai bạn HS đi vào cửa hàng mua sách. Một người phụ nữ khi mua, đánh rơi ví tiền. Hai bạn HS nhặt được.
. Theo em hai bạn sẽ làm gì với chiếc ví đó ? Nếu là em, em sẽ xử lí như thế nào ? 
- HS làm việc cá nhân ở tình huống 1: HS sẽ viết vào giấy lời yêu cầu đề nghị, sau đó các em đọc trước lớp, nhận xét.
-> Khi muốn nhờ người khác giúp cần nói lời yêu cầu đề nghị phù hợp.
- HS đóng vai tình huống 2.
. Cả lớp thảo luận, nhận xét về lời nói, cử chỉ, hành động .
-> Cần tìm cách trả lại của rơi cho người bị mất ... được mọi người yêu quý. 
c) Em gọi điện hỏi bạn mượn quyển Toán nâng cao ( có thể gặp bạn ngay hoặc bố, mẹ của bạn ), em sẽ nói như thế nào ?
-> Khi nhận và gọi điện thoại chúng ta cần có thái độ lịch sự, nói năng rõ ràng, từ tốn. Lịch sự ... là thể hiện sự tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại ND bài. GV chốt: Khi nhặt được của rơi, cần trả lại cho người mất. Cần biết nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong giao tiếp và Cần phải lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.
- GV nhận xét tiết học. Khen những HS thực hành, xử lí tình huống tốt.
 Ngày soạn: 22 - 02 - 2018
 Ngày dạy: Thứ năm ngày 01 - 3 - 2018 
 Buổi sáng: 
 Tiết 1: chính tả ( nghe - viết ) 
	 	bé nhìn biển
I. Mục đích yêu cầu:
- HS nghe - viết chính xác, trình bày đúng 3 khổ thơ đầu của bài thơ: Bé nhìn biển. Hiểu và làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu ch / tr. 
- Rèn kĩ năng nghe - viết đúng chính tả; KN phân biệt âm đầu ch / tr.
- HS có ý thức rèn viết đúng chính tả, trình bày bài viết sạch đẹp.
II. chuẩn bị: - Vở BT Tiếng Việt 2 - tập 2; Bảng con.
III. các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV đọc cho 2 HS viết trên bảng lớp, dưới lớp viết ở bảng con: 
Trong vắt, chong chóng; con trâu , châu báu; nắng chói, trói buộc; trông coi, bàn chông; ...
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: HD nghe - viết chính tả.
- GVđọc 3 khổ thơ đầu của bài Bé nhìn biển 1 lần, 2 HS đọc lại.
- GV giúp HS nắm ND bài và yêu cầu HS nêu nhận xét: 
+ Mỗi dòng thơ có mấy tiếng ? 
+ Chữ cái đầu của mỗi dòng thơ được viết như thế nào ?
+ Nêu nhận xét về cách trình bày các khổ thơ.
- GV đọc cho HS viết bài vào vở. 
- GV chấm 1/ 3 số bài, nhận xét từng bài về các mặt: ND, chữ viết, cách trình bày.
* HĐ 2: HD làm BT chính tả.
+ BT 2: - 1, 2 HS đọc y/c của bài. Cả lớp đọc thầm. 
- HS trao đổi, làm bài theo cặp: Tìm và ghi tên các loài cá theo yêu cầu vào vở BT.
- Đại diện một số nhóm trình bày. 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, thống nhất lời giải đúng:
. Tên các loài cá bắt đầu bằng ch: chim, chép, chuối, chày, chạch, chuồn, chọi, ...
. Tên các loài cá bắt đầu bằng tr: trắm, trôi, trê, trích, tràu, ...
+ BT 3 ( a ): - HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ và tự làm bài vào vở.
- Một số HS phát biểu ý kiến.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: chú - trường - chân.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Khen những HS viết bài và làm bài tốt. 
- Nhắc HS tập viết lại cho đúng những chữ viết sai trong bài chính tả.
 Tiết 2: luyện từ và câu 
Từ ngữ về sông biển. đặt và trả lời câu hỏi vì sao ?
I. Mục đích yêu cầu:
- Mở rộng vốn từ về sông biển. Nắm được một số từ ngữ về sông biển; Bước đầu biết đặt và trả lời câu hỏi với Vì sao ?
- Rèn luyện KN sử dụng vốn từ về sông biển, KN đặt và trả lời câu hỏi Vì sao ?
- HS tích cực, chủ động học tập. 
II. chuẩn bị: 
- Bảng phụ viết ND bài tập 2 và chép một đoạn văn để KT bài cũ.
- Vở BT Tiếng Việt 2 - tập 2.
III. các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 1 HS lên bảng điền dấu chấm, dấu phẩy vào đoạn văn sau:
Chiều qua có người trong buôn đã thấy dấu chân voi lạ trong rừng già làng bảo đừng chặt phá rừng làm mất chỗ ở của voi kẻo voi giận phá buôn làng.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu MĐ, yêu cầu của tiết học. 
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: Mở rộng vốn từ về biển.
. GV tổ chức, HDHS làm BT 1, 2 ( SGK - 64 ).
+ Bài 1: - HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm.
- GV kết hợp ghi bảng và gợi ý để HS nêu nhận xét:
 . Các từ tàu biển và biển cả có mấy tiếng ? 
 . Trong mỗi từ trên, từ biển đứng trước hay đứng sau ?
- GV viết sơ đồ cấu tạo từ lên bảng:
biển ... ... biển
- HS tự làm bài, 2 HS lên bảng tìm và viết tiếp các từ có tiếng biển vào 2 cột theo sơ đồ cấu tạo trên.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại các từ ngữ đúng.
- GV yêu cầu HS giải nghĩa một số từ trong các từ tìm được.
+ Bài 2: - 1 HS đọc yêu cầu của bài ( đọc cả các từ được ghi trong dấu ngoặc đơn ). 
- GV kết hợp gắn bảng phụ ghi sẵn ND bài tập lên bảng.
- HS đọc thầm, tự suy nghĩ rồi lựa chọn từ thích hợp với mỗi nghĩa đã cho.
- Một số HS phát biểu ý kiến.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
a) sông. b) suối. c) hồ. 
. Củng cố, khắc sâu vốn TN về sông, biển. 
* HĐ 2: Luyện tập đặt và trả lời câu hỏi : Vì sao ? 
. GV tổ chức, HDHS làm BT 3, 4 ( SGK - 64 ): 
+ Bài 3: - HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm.
- GV kết hợp ghi bảng và gạch chân dưới bộ phận: vì có nước xoáy + giúp HS nắm chắc yêu cầu của bài: Đặt câu hỏi cho phần in đậm ( gạch chân ) trong câu.
- GV gợi ý, HD cách đặt câu hỏi: Bỏ phần in đậm ( gạch chân ) trong câu rồi thay vào câu từ để hỏi cho phù hợp. Chuyển từ để hỏi lên vị trí đầu câu. Đọc lại cả câu sau khi thay thế thì sẽ được câu hỏi đầy đủ.
- HS tự làm bài, một số HS phát biểu ý kiến.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại CH phù hợp: Vì sao không được bơi ở đoạn sông này ?
+ Bài 4: - HS làm việc theo nhóm: mỗi nhóm thảo luận để đưa ra 3 câu trả lời.
- Từng nhóm viết câu trả lời ra giấy và đọc KQ. 
- Các nhóm khác nhận xét, sửa chữa, bổ sung.
- GV ghi bảng một vài cách trả lời.
- Cả lớp làm bài vào vở BT.
. Củng cố cách đặt và TLCH: Vì sao ?
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại ND tiết học, GV củng cố, khắc sâu vốn TN về sông biển; Cách TLCH với Vì sao ?
- GV nhận xét tiết học, khen những HS học tốt, có cố gắng. 
 Tiết 3: Toán 
T.124: giờ, phút
I. Mục đích yêu cầu:
- Giúp HS biết được 1 giờ có 60 phút; Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3, số 6, số 12. Biết đơn vị đo thời gian: giờ, phút. Biết thực hiện phép tính đơn giản với các số đo thời gian 
- Rèn kĩ năng nhận biết đơn vị đo thời gian: giờ, phút; KN thực hành xem đồng hồ ở các thời điểm và các khoảng thời gian 15 phút và 30 phút và KN thực hiện các phép tính đơn giản với các số đo thời gian.
- HS biết xem giờ để sử dụng thời gian trong đời sống thực tế hàng ngày.
II. chuẩn bị: 
- Mô hình đồng hồ bằng nhựa, đồng hồ để bàn và đồng hồ điện tử.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra HS đọc TL bảng chia 4, chia 5.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: Giới thiệu cách xem giờ ( khi kim phút chỉ số 3 hoặc số 6 ).
- HS nhắc lại đơn vị đo thời gian đã học ( giờ ).
- GV giới thiệu thêm một đơn vị thời gian mới là phút và giới thiệu tiếp:
 Một giờ có 60 phút + Kết hợp ghi bảng: 1 gờ = 60 phút.
- GV sử dụng Mô hình đồng hồ để giúp HS nhận biết về thời gian ở các thời điểm khác nhau: 8 giờ; 8 giờ 15 phút; 8 giờ 30 phút hay 8 giờ rưỡi.
- GV gọi 1 HS lên bảng làm lại các công việc như nêu trên để cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS tự làm trên các mô hình đồng hồ của từng cá nhân, lần lượt đặt đồng hồ theo các lệnh: chỉ 10 giờ; 10 giờ 15 phút; 10 giờ 30 phút; ...
* HĐ 2: Thực hành. 
GVtổ chức cho HS làm các bài tập 1, 2, 3 ( SGK - T.125, 126 ) rồi chữa bài.
+ Bài 1: - HS đọc yêu cầu của bài + Quan sát các mô hình đồng hồ trong SGK.
- GVHDHS: Trước hết quan sát kim giờ ( để biết đồng hồ đang chỉ mấy giờ ) sau đó quan sát kim phút để biết đồng hồ chỉ bao nhiêu phút ( 15 phút hay 30 phút ).
- Một số HS nêu miệng KQ.
- Củng cố cho HS cách xem đồng hồ.
+ Bài 2: - HS quan sát tranh trong SGK, nêu các sự việc và HĐ được mô tả qua tranh vẽ.
- GVHDHS xem đồng hồ, lựa chọn giờ thích hợp cho từng bức tranh.
- Một số HS tiếp nối nhau TLCH của bài toán.
- Cả lớp và GV nhận xét, thống nhất câu TL đúng:
. Tranh vẽ Mai ngủ dậy lúc 6 giờ - ứng với đồng hồ C.
. Tranh vẽ Mai ăn sáng lúc 6 giờ 15 phút - ứng với đồng hồ D.
. Tranh vẽ Mai đến trường lúc 7 giờ 15 phút - ứng với đồng hồ B.
. Tranh vẽ Mai tan học về lúc 11 giờ 30 phút - ứng với đồng hồ A.
+ Bài 3: - HS đọc yêu cầu của bài. 
- GVHD mẫu và lưu ý HS: yêu cầu của đề bài là thực hiện các phép tính cộng, trừ trên số đo thời gian với đơn vị là giờ nên không được viết thiếu tên đơn vị giờ ở KQ tính.
- HS tự tính theo mẫu và làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, chữa bài, thống nhất KQ đúng.
+ Bài 4: ( HS làm thêm nếu cũn thời gian )
- HS quan sát hình vẽ trong SGK rồi nêu miệng KQ: 
. Hình C đã được tô màu số ô vuông.
. Hình A đã được tô màu số ô vuông.
. Hình D đã được tô màu số ô vuông.
. Hình B đã được tô màu số ô vuông.
- Củng cố KN nhận biết về một phần hai, một phần ba, một phần tư và một phần năm. 
Bài 5: ( HS làm thêm nếu cũn thời gian ).
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- GV gắn các tấm bìa cắt sẵn các hình lên bảng và giúp HS hiểu rõ yêu cầu của bài.
- HS thực hành xếp, 1 HS lên bảng xếp.
- GV hỏi thêm HS: Mỗi hình tam giác bằng bao nhiêu phần của hình chữ nhật ? 
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS tích cực học tập.
- Dặn HS tập xem đồng hồ.
 Tiết 4: tự nhiên và xã hội
Một số loài cây sống trên cạn
I. Mục đích yêu cầu:
- HS nêu được tên, lợi ích của một số cây sống trên cạn; Quan sát và chỉ ra được một số cây sông trên cạn.
- Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả về một số cây sống trên cạn.
- HS thích sưu tầm và bảo vệ cây cối.
II. chuẩn bị:
- Hình vẽ trong SGK trang 52, 53; Phiếu HD quan sát.
- Các cây có ở sân trường, vườn trường.
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS trả lời câu hỏi: Cây có thể sống ở đâu ?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: Quan sát cây cối ở sân trường, vườn trường và xung quanh trường.
+ Mục tiêu: Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả.
+ Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành 4 nhóm và phân công khu vực cho cho các nhóm quan sát:
. Nhóm 1, 2: Quan sát cây cối ở sân trường.
. Nhóm 3, 4: Quan sát cây cối ở vườn trường.
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm tìm hiểu tên cây, đặc điểm và ích lợi của cây được quan sát và phát cho nhóm trưởng một phiếu HD quan sát.
Phiếu hướng dẫn quan sát
 1 - Tên cây ?
 2 - Đó là loại cây cho bóng mát hay cây hoa, cây cỏ, ... ?
 3 - Thân cây và cành lá có gì đặc biệt ?
 4 - Cây đó có hoa hay không ?
 5 - Có thể nhìn thấy phần rễ cây hay không ? Tại sao ? Đối với những cây mọc trên cạn rễ cây có vai trò gì đặc biệt ?
 6 - Vẽ lại cây đã quan sát được.
- Từng nhóm HS tiến hành làm việc theo HD - GV bao quát tất cả các nhóm. 
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp: nói tên, mô tả đặc điểm và nói lợi ích của các cây mọc ở khu vực quan sát của nhóm mình.
- GV khen ngợi các nhóm có khả năng quan sát và nhận xét tốt.
* HĐ 2: Làm việc với SGK.
+ Mục tiêu: Giúp HS nhận biết một số cây sống trên cạn và ích lợi của chúng.
+ Cách tiến hành:
- HS làm việc theo cặp: Quan sát tranh và trả lời CH trong SGK: " Nói tên và nêu ích lợi của những cây có trong hình ".
- Một số HS chỉ và nói tên từng cây trong mỗi hình.
- GV hỏi thêm : Trong số các cây đó, cây nào là cây ăn quả, cây nào cho bóng mát, cây nào là cây lương thực, thực phẩm, cây nào vừa dùng làm thuốc, vừa dùng làm gia vị ?
- GVKL: Có rất nhiều loài cây sống trên cạn. Chúng là nguồn cung cấp thức ăn cho người, động vật và ngoài ra chúng còn nhiều lợi ích khác.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS thi kể tên các cây sống trên cạn theo công dụng của chúng.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS tích cực học tập. Nhắc HS sưu tầm và tìm hiểu thêm về các loại cây sống trên cạn.
 Ngày soạn: 23 - 02 - 2018
 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 02 - 3 - 2018
 Buổi sáng:
 Tiết 1: Tập làm văn 
đáp lời đồng ý. Quan sát tranh, trả lời câu hỏi
I. Mục đích yêu cầu:
- HS biết đáp lời đồng ý trong tình huống giao tiếp thông thường. Quan sát tranh về cảnh biển và trả lời đúng các câu hỏi về cảnh trong tranh.
- Rèn kĩ năng đáp lời đồng ý, KN quan sát tranh và TL câu hỏi.
- Các KNS được GD trong bài: KN giao tiếp ( ứng xử văn hoá ) và KN lắng nghe tích cực.
- HS tích cực, chủ động học tập. 
II. chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ cảnh biển ( SGK ). Bảng phụ viết các câu hỏi ( BT 3 ).
- PP/ KT dạy học: PP hoàn tất một nhiệm vụ ( thực hành đáp lời đồng ý theo tình huống ). 
- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập 2. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Một số HS trả lời các câu hỏi ( BT 3 - giờ trước ). GV lưu ý HS các câu TL.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: Luyện tập đáp lời đồng ý.
. GV tổ chức, HDHS làm bài tập 1, 2 ( SGK ):
+ Bài 1: - HS đọc yêu cầu của bài, Lớp đọc thầm theo.
- GV hỏi HS về thái độ của Hà và bố Dũng ( Lời Hà: lễ phép; Lời bố Dũng: niềm nở ).
- Từng cặp HS thực hành đóng vai ( bố Dũng, Hà ) thực hành hỏi đáp ( không nhất thiết lặp lại nguyên văn từng lời nhân vật ).
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn cặp đối thoại tốt nhất.
- 2, 3 HS nhắc lại lời Hà khi được bố Dũng mời vào nhà gặp Dũng.
+ Bài 2: - HS đọc yêu cầu và các tình huống cần đáp trong bài. 
- GV khuyến khích HS đáp lời đồng ý theo nhiều cách khác nhau, đúng mực, hợp với tình huống giao tiếp.
- GV hỏi HS: Lời của bạn Hương ( tình huống a ) và lời của anh ( tình huống b ) cần nói với thái độ như thế nào ?
- Nhiều cặp HS tiếp nối nhau thực đóng vai lần lượt theo các tình huống a, b. GV khen ngợi những HS đáp lời đồng ý đúng nghi thức, thể hiện thái độ lịch sự, chân thành.
. Củng cố cách đáp lời đồng ý.
* HĐ 2: Luyện tập quan sát tranh, trả lời câu hỏi.
. GV tổ chức, HDHS làm bài tập 3 ( SGK ):
+ Bài 3: - 1 HS đọc yêu cầu của bài và các câu hỏi cần trả lời.
- GV gắn bảng phụ ghi sẵn các câu hỏi, giúp HS hiểu rõ yêu cầu của bài và khuyến khích HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi theo nhiều cách diễn đạt khác nhau.
- HS quan sát kĩ bức tranh, đọc kĩ 4 câu hỏi, trả lời các câu hỏi ( ghi vào vở nháp ).
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến. 
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại các ý kiến đúng: 
VD: a) Tranh vẽ cảnh biển buổi sáng. / Tranh vẽ cảnh biển buổi sớm mai, khi mặt trời mới lên. / ...
b) Sóng biển xanh nhấp nhô. / Sóng nhấp nhô trên mặt biển xanh. / ...
c) Trên mặt biển, những cánh buồm đang lướt sóng, những chú hải âu đang chao lượn, ...
d) Mặt trời đang dâng lên, những đám mây màu tím nhạt đang bồng bềnh trôi, đàn hải âu bay về phía chân trời, ...
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. GV tuyên dương HS tích cực học tập.
- Nhắc HS làm lại BT 3 vào vở.
	 Tiết 2: Toán 
 T.125: thực hành xem đồng hồ
I. Mục đích yêu cầu:
- HS biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3, số 6 ; biết các đơn vị đo thời gian: giờ, phút; nhận biết các khoảng thời gian 15 phút và 30 phút.
- Rèn KN thực hành xem đồng hồ ( khi kim phút chỉ số 3 hoặc số 6 ).
- HS biết sử dụng thời gian trong thực tế đời sống. 
II. chuẩn bị: - Mô hình đồng hồ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra kết hợp khi thực hành.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: Thực hành luyện tập.
 GV tổ chức, HDHS làm các BT: 1, 2, 3 ( SGK - T.126 ) rồi chữa bài.
+ Bài 1: - HS xem tranh vẽ rồi đọc số giờ ghi trên mặt đồng hồ.
- Củng cố cách xem đồng hồ.
+ Bài 2: - GV nêu yêu cầu của bài.
- HS đọc, hiểu các hoạt động và thời điểm diễn ra các hoạt động tương ứng.
 VD: + Hoạt động " Tưới rau". + Thời điểm: " 5 giờ 30 phút chiều".
- Đối chiếu với các mặt đồng hồ, từ đó lựa chọn tranh vẽ mặt đồng hồ thích hợp với các hoạt động -> Trả lời câu hỏi của bài toán.
- GV lưu ý HS: với các thời điểm " 7 giờ tối " và " 16 giờ 30 phút" cần chuyển đổi thành 
" 19 giờ" và " 4 giờ 30 phút chiều". 
+ Bài 3: - HS thực hành trên mô hình đồng hồ: Thao tác chỉnh lại đồng hồ theo thời gian đã biết.
- Củng cố KN xem đồng hồ khi kim phút chỉ số 3, số 6.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học, khen những HS tích cực học tập.
- Dặn HS tiếp tục thực hành xem đồng hồ.
 Tiết 3: Sinh hoạt
 sinh hoạt lớp
I. Mục đích yêu cầu:
- HS thấy được các ưu nhược điểm, khuyết điểm của bản thân, bạn , lớp về các HĐGD trong tuần. Nắm được các HĐ của tuần tới, HS biết cách tổ chức buổi sinh hoạt văn nghệ.
- HS có kĩ năng điều hành, diễn đạt, trao đổi ý kiến, kĩ năng tự nhận xét, ứng xử, giải quyết các tình hu

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_25_nam_hoc_2017_2018_ngu.doc
Giáo án liên quan