Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 24 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Thượng Quận

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

- HS biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ lời nhân vật ( Khỉ, Cá Sấu ) trong câu chuyện.

- HS hiểu nghĩa các từ: trấn tĩnh, bội bạc, tẽn tò, . Hiểu ND câu chuyện: Khỉ kết bạn với Cá Sấu, bị Cá Sấu lừa nhưng đã khôn khéo nghĩ ra mẹo thoát nạn. Những kẻ bội bạc, giả dối như Cá Sấu không bao giờ có bạn.

- Các KNS được GD trong bài: KN ra quyết định, KN ứng phó với căng thẳng và KN tư duy sáng tạo.

- GDHS phải chân thật trong tình bạn, không dối trá.

II. CHUẨN BỊ:

- Tranh minh hoạ bài đọc ( SGK ), bảng phụ để HD luyện đọc.

- Các PP/ KT dạy học: PP thảo luận nhóm, trình bày ý kiến các nhân.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: - HS đọc bài Nội quy Đảo Khỉ + TLCH về ND bài.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu ND bài.

b. Các hoạt động:

Tiết 2:

* HĐ 1: Luyện đọc.

- GV đọc mẫu toàn bài.

 

doc30 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 213 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 24 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Thượng Quận, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ quặp chặt vòi: lấy vòi quấn chặt vào.
- GV tổ chức thi đọc giữa các nhóm ( từng đoạn, cả bài ).
* HĐ 2: HD tìm hiểu bài.
GV hướng dẫn HS đọc thầm toàn bài + trả lời các câu hỏi trong SGK - 57.
+ HS đọc đoạn 1 + TLCH 1 ( SGK ): Vì xe bị xa xuống vũng lầy, không đi được.
+ HS đọc tiếp đoạn 2 + TLCH 2 ( SGK ): Mọi người sợ con voi đập tan xe, Tứ chộp lấy khẩu súng định bắn voi, Cần ngăn lại.
- GV hỏi thêm HS: Theo em, nếu đó là con voi rừng mà nó định đập chiếc xe thì có nên bắn nó không ? ( không nên bắn - vì voi là loài thú quý hiếm cần bảo vệ. ... ).
+ HS đọc tiếp đoạn 3 + TL câu hỏi 3 ( SGK ): Voi quặp chặt vòi vào đầu xe, co mình, lôi mạnh chiếc xe qua vũng lầy.
+ GV hỏi thêm: Tại sao mọi người nghĩ là đã gặp voi nhà ?
( - Vì voi nhà không dữ tợn, phá phách như voi rừng mà hiền lành, biết giúp người.
 - Voi nhà thông minh: trước khi kéo xe, con voi biết lúc lắc vòi ra hiệu; sau khi kéo xe ra khỏi vũng lầy, nó biết huơ vòi về phía lùm cây có người lấp để báo tin. 
 - Con voi lững thững đi về phía bản Tun, đi về nơi có người ở, về với chủ của nó ).
* HĐ 3: Luyện đọc lại.
- HS thi đọc toàn bài.
- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương những HS đọc tốt, hay.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV cho HS xem một số tranh ảnh sưu tầm về voi đang làm việc giúp người, nói thêm: Voi là loài thú dữ, nếu được người nuôi dạy sẽ trở thành bạn thân thiết của người dân vùng rừng núi, giúp họ làm những công việc nặng nhọc giống như con trâu, con bò là bạn của bà con nông dân trên đồng ruộng. Loài voi không còn nhiều ở rừng Việt Nam, nhà nước ta đang có nhiều biện pháp để bảo vệ loài voi -> GDHS biết bảo vệ các loài thú quý hiếm, các loài thú nuôi có ích.
- GV nhận xét tiết học; nhắc HS kể lại câu chuyện cho người thân.
 Tiết 2: Tập viết 
 Chữ hoa: u, ư
I. Mục đích yêu cầu:
- HS viết được chữ hoa U, Ư, chữ ứng dụng của bài theo cỡ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng của bài theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
- Rèn KN viết chữ hoa U, Ư.
- HS có ý thức rèn viết chữ đẹp.
II. chuẩn bị: 
- Mẫu chữ U, Ư viết hoa, phấn màu.
- Bảng phụ viết sẵn mẫu cỡ chữ nhỏ trên dòng kẻ li: Ươm, Ươm cây gây rừng.
- Bảng con, phấn, bút chì, Vở Tập viết - tập 2.
III. các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Cả lớp viết chữ cái hoa T đã học ở bảng con.
- 1 HS nhắc lại câu ứng dụng: Thẳng như ruột ngựa. Cả lớp viết bảng con chữ Thẳng.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: HD viết chữ hoa U, Ư.
+ Chữ U:
- GV cho HS quan sát chữ mẫu - HS nêu nhận xét về cấu tạo của chữ U:
Gồm 2 nét là nét móc hai đầu ( trái - phải ) và nét móc ngược phải.
- GV chỉ dẫn cách viết trên bìa chữ mẫu.
- GV viết mẫu chữ U lên bảng + kết hợp nhắc lại cách viết để HS theo dõi.
+ Chữ Ư:
- Cấu tạo như chữ U, thêm một dấu râu trên đầu nét 2.
- GV chỉ dẫn cách viết trên bìa chữ mẫu.
- GV viết mẫu chữ Ư lên bảng + kết hợp nhắc lại cách viết để HS theo dõi.
+ HS luyện viết chữ U, Ư trên bảng con. GV nhận xét, uốn nắn.
* HĐ 2: HD viết chữ, câu ứng dụng.
- GV viết mẫu câu ứng dụng: Ươm cây gây rừng. 
- HS đọc câu ứng dụng và nêu cách hiểu nghĩa của câu ứng dụng.
- GV giúp HS hiểu nghĩa của câu ứng dụng: Những việc cần làm thường xuyên để phát triển rừng, chống lũ lụt, hạn hán, bảo vệ cảnh quan, môi trường.
- HS quan sát mẫu chữ ứng dụng - nêu nhận xét về: 
+ Độ cao của các chữ cái.
+ Cách đặt các dấu thanh.
+ Khoảng cách giữa những chữ ghi tiếng bằng khoảng cách viết chữ o.
- GV viết mẫu chữ Ươm.
- HS luyện viết chữ Ươm ở bảng con. GV nhận xét, uốn nắn cách viết.
* HĐ 3: HS luyện viết bài vào vở Tập viết.
- GV nêu yêu cầu viết:
+ 1 dòng chữ U cỡ vừa, 1 dòng chữ U cỡ nhỏ, 1 dòng chữ Ư cỡ nhỏ.
+ 1 dòng chữ Ươm cỡ vừa, 1 dòng chữ Ươm cỡ nhỏ.
+ 3 lần câu ứng dụng cỡ nhỏ: Ươm cây gây rừng.
- HS luyện viết bài theo theo yêu cầu trên.
- GV theo dõi, giúp HS viết đúng q. trình, hình dáng và ND.
* HĐ 4: Chấm, chữa bài.
- GV thu chấm 1/ 3 số bài.
- Nêu nhận xét để cả lớp rút KN.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, khen những HS viết đẹp.
- Nhắc HS tiếp tục luyện viết chữ U, Ư.
 Tiết 3: Toán 
 T. 118: một phần tư
I. mục đích yêu cầu:
- Giúp HS hiểu, nhận biết " Một phần tư"; biết viết và đọc .
- Rèn kĩ năng nhận biết " Một phần tư". Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành 4 phần bằng nhau.
- HS biết vận dụng trong thực tế, nhận biết " Một phần tư". 
II. chuẩn bị: 
- Các mảnh bìa hình vuông, hình tròn.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra HS đọc TL bảng chia 4.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: Giới thiệu " Một phần tư" (). 
- GV cho HS quan sát miếng bìa hình vuông được chia thành 4 phần bằng nhau trong đó một phần đã được được tô màu, giúp HS nhận thấy: Như thế là đã tô màu một phần tư hình vuông.
- HDHS viết: ; đọc: Một phần tư.
- GVKL: Chia hình vuông thành bốn phần bằng nhau, lấy đi một phần ( tô màu ) được hình vuông.
* HĐ 2: Thực hành. 
GV tổ chức cho HS làm các bài tập 1, 3 ( SGK - T.119 ) rồi chữa bài.
+ Bài 1: - HS quan sát hình vẽ trong SGK rồi nêu miệng KQ: 
 Đã tô màu vào 1/ 4 hình vuông A; hình tròn B ; hình tứ giác C.
- GV chỉ vào từng hình tương ứng, cho HS đọc: 
. Một phần tư hình vuông. 
. Một phần tư hình tròn.
. Một phần tư hình tứ giác. 
+ Bài 3: - Tương tự bài 1.
- Hình ở phần ( a ) đã khoanh vào số con thỏ.
- GV hỏi thêm HS: số con thỏ trong hình ( a ) gồm mấy con ?
- Củng cố KN nhận biết về .
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS tích cực học tập.
- Dặn HS tập vẽ các hình vuông, HCN, hình tròn sau đó chia để lấy của mỗi hình.
 Tiết 4: đạo đức
lịch sự khi gọi và nhận điện thoại ( T. 2 )
I. Mục đích yêu cầu:
- HS nêu được một số yêu cầu tối thiểu khi nhận và gọi điện thoại. VD: Biết chào hỏi và tự giới thiệu; nói năng rõ ràng, lễ phép, ngắn gọn; nhấc và đặt điện thoại nhẹ nhàng. Biết xử lí một số tình huống đơn giản, thường gặp khi gọi và nhận điện thoại. Biết: Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là biểu hiện nếp sống văn minh.
- HS có kĩ năng giao tiếp lịch sự khi nhận và gọi điện thoại. 
- GDHS nếp sống văn minh, có thái độ lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.
II. chuẩn bị:
- Máy điện thoại.
- Các PP/ KT dạy học: PP thảo luận nhóm, động não, đóng vai.
- Vở BT Đạo đức 2.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy nêu những việc cần làm khi nhận và gọi điện thoại.
- Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại thể hiện điều gì ?
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: Đóng vai.
+ Mục tiêu: HS thực hành kĩ năng nhận và gọi điện thoại trong một số tình huống.
+ Cách tiến hành:
- Từng cặp HS thực hành thảo luận và đóng vai theo các tình huống ở BT 4 ( Vở BT Đạo đức 2 - trang 36, 37 ).
- GV mời một số cặp lên đóng vai.
- Cả lớp thảo luận về cách ứng xử trong đóng vai của các cặp theo gợi ý sau: 
Cách trò chuyện qua điện thoại như vậy đã lịch sự chưa ? Vì sao ?
- GVKL: Dù ở trong tình huống nào, em cũng cần phải cư xử lịch sự.
* HĐ 2: Xử lí tình huống.
+ Mục tiêu: HS biết biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống nhận hộ điện thoại.
+ Cách tiến hành:
- GV chia lớp làm 6 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận, xử lí một tình huống ở BT 5 
( Vở BT Đạo đức 2 - T.37 )
. Nhóm 1, 2: thảo luận tình huống 1.
. Nhóm 3, 4: thảo luận tình huống 2.
. Nhóm 5, 6: thảo luận tình huống 3.
- Đại diện từng nhóm trình bày cách giải quyết trong mỗi tình huống.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS liên hệ cá nhân: . Nói về tình huống mà em đã gặp.
. Em đã làm gì trong tình huống đó ? 
. Bây giờ nghĩ lại em thấy thế nào ? 
. Em sẽ ứng xử thế nào nếu gặp lại những tình huống đó ?
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại ND bài. GV chốt: Cần phải lịch sự khi nhận và gọi điện thoại. Điều đó là biểu hiện của nếp sống văn minh.
- GV nhận xét tiết học. Nhắc HS cần lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.
 Ngày soạn: 08 - 02 - 2018
 Ngày dạy: Thứ năm: ngày 22 - 02 - 2018. 
 Buổi sáng:
 Tiết 1: chính tả ( nghe - viết ) 
voi nhà
I. Mục đích yêu cầu:
- HS nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng một đoạn văn xuôi có lời nhân vật trong bài: Voi nhà. Hiểu và làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu s / x. 
- Rèn kĩ năng nghe - viết đúng chính tả, KN phân biệt s / x.
- HS có ý thức rèn viết đúng chính tả, trình bày bài viết sạch đẹp.
II. chuẩn bị: - Bảng phụ viết ND bài tập 2 ( a ).
- Vở BT Tiếng Việt 2 - tập 2; Bảng con.
III. các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV đọc cho 2 HS viết trên bảng lớp dưới lớp viết ở bảng con: 
Sắp xếp, con sâu, xâu kim, phù sa, xa lạ, nước sôi, xôi gấc, ...
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: HD nghe - viết chính tả.
- GVđọc bài chính tả trong SGK 1 lần, 2 - 3 HS đọc lại.
- GV giúp HS nắm ND bài và yêu cầu HS: 
+ Tìm trong bài chính tả những câu có dấu gạch ngang, những câu có dấu chấm than.
- HS tập viết chữ khó ở bảng con: huơ, quặp, ... GV nhận xét, sửa sai.
- GV đọc cho HS viết bài vào vở. 
- GV chấm 1/ 3 số bài, nhận xét từng bài về các mặt: ND, chữ viết, cách trình bày.
* HĐ 2: HD làm BT chính tả.
+ BT 2 ( a ): - 1 HS đọc y/ cầu của bài. GV gắn bảng phụ ghi sẵn ND BT lên bảng.
- HS tự làm bài vào vở BT. 1 HS làm bài trên bảng lớp.
- HS nhận xét, chữa bài, chốt lại lời giải đúng:
 - sâu bọ, xâu kim.
 - củ sắn, xắn tay áo.
 - sinh sống, xinh đẹp.
 - xát gạo, sát bên cạnh.
- Củng cố KN phân biệt âm đầu s / x .
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Khen những HS viết bài và làm bài tốt. 
- Nhắc HS viết lại cho đúng những chữ viết sai trong bài chính tả.
 Tiết 2: luyện từ và câu 
 	Từ ngữ về loài thú. Dấu chấm, dấu phẩy
I. Mục đích yêu cầu:
- Mở rộng vốn TN về loài thú. HS nắm được một số TN chỉ tên, đặc điểm của các loài vật, Biết đặt dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn.
- Rèn luyện KN sử dụng vốn từ về loài thú, KN sử dụng dấu chấm, dấu phẩy.
- HS tích cực, chủ động học tập. 
II. chuẩn bị: 
- Tranh minh hoạ các loài thú ở BT 1. Bảng phụ viết ND bài tập 2, 3.
- Vở BT Tiếng Việt 2 - tập 2.
III. các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS kể tên một số loài thú dữ, nguy hiểm và một số loài thú không nguy hiểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu MĐ, yêu cầu của tiết học. 
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: Mở rộng vốn TN về loài thú. 
. GV tổ chức, HDHS làm BT 1, 2 ( SGK - 55 ):
+ Bài 1: - HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ ( SGK ), nêu tên các con vật có trong tranh.
- HS dựa vào các bài Tập đọc đã học nêu nhận biết về đặc điểm của một số con vật mà em biết. 
- HS tự làm bài, suy nghĩ và chọn cho mỗi con vật trong tranh một từ chỉ đúng đặc điểm của nó.
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến, mỗi HS nói tên một con vật với một từ chỉ đặc điểm của nó.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Cáo tinh ranh, Gấu trắng tò mò, Thỏ nhút nhát, Sóc nhanh nhẹn, Nai hiền lành, Hổ dữ tợn.
+ Bài 2: - 1 HS đọc yêu cầu của bài ( đọc cả các tên các con vật được ghi trong dấu ngoặc đơn ) - GV kết hợp gắn bảng phụ ghi sẵn ND bài tập lên bảng.
- HS đọc thầm, tự suy nghĩ rồi dựa vào đặc điểm của các con vật ở BT 1 chọn, điền đúng tên các con vật để được các thành ngữ chỉ ý so sánh.
- Một số HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
a) Dữ như hổ. b) Nhát như thỏ.
c) Khoẻ như voi. d) Nhanh như sóc.
- GV giúp HS hiểu: Những thành ngữ trên thường dùng để nói về người: chê người dữ tợn ( a ), chê người nhút nhát ( b ), khen người làm việc khoẻ ( c ), tả động tác nhanh ( d ).
- GV yêu cầu HS tìm thêm các thành ngữ chỉ ý so sánh tương tự ( Nhát như cáy, Khoẻ như trâu, Chậm như rùa, Nhanh như cắt, Dữ như cọp, Tối như bưng, ... . 
. Củng cố vốn từ ngữ về loài thú.
* HĐ 2: Luyện tập sử dụng dấu chấm, dấu phẩy.
. GV tổ chức, HDHS làm BT 3 ( SGK - 55 ). 
- HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm.
- GV gắn bảng phụ viết sẵn ND BT lên bảng và giúp HS nắm chắc y/ cầu của bài. 
- HS nêu nhận xét: Dấu chấm, dấu phẩy thường được đặt ở vị trí nào trong câu ?
- HS tự làm bài: chép lại đoạn văn vào vở BT rồi điền cho đúng các dấu chấm, dấu phẩy.
- 1 HS lên bảng điền - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
. Củng cố cách sử dụng dấu chấm, dấu phẩy.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại ND tiết học, GV củng cố, khắc sâu vốn TN về loài thú; Cách dùng dấu chấm, dấu phẩy.
- GV nhận xét tiết học, khen những HS học tốt, có cố gắng. Nhắc HS học thuộc những thành ngữ vừa học ở BT 2.
 Tiết 3: Toán 
T.119: luyện tập
I. Mục đích yêu cầu:
- HS học thuộc bảng chia 4. Biết giải bài toán có một phép chia ( trong bảng chia 4 ); Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành 4 phần bằng nhau.
- Rèn kĩ năng thực hành làm tính và giải bài toán vận dụng bảng chia 4 đã học.
- HS tích cực, chủ động học tập.
II. chuẩn bị: 
- Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra HS đọc TL bảng chia 4.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: Thực hành. 
GVtổ chức cho HS làm các bài tập 1, 2, 3, 4 ( SGK - T.120 ) rồi chữa bài.
+ Bài 1: - HS tự tính nhẩm, ghi KQ vào vở.
- Một số HS nêu miệng KQ.
- Củng cố cho HS bảng chia 4.
+ Bài 2: - Tiến hành tương tự bài 1: HS tính nhẩm theo từng cột, nêu miệng KQ.
- HS nêu nhận xét về các phép tính và KQ của từng phép tính ở mỗi cột tính, nêu mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
- Củng cố về quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
+ Bài 3: - HS đọc yêu cầu của bài, nêu cách giải.
- HS tự giải bài toán vào vở, 1 HS lên bảng trình bày.
- HS nhận xét, chữa bài.
- Củng cố KN trình bày giải toán vận dụng bảng chia 4 đã học.
+ Bài 4: - Tương tự bài 3.
- HS tự làm bài rồi chữa bài.
- Củng cố KN trình bày giải toán vận dụng bảng chia 4 đã học.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS tích cực học tập.
- Dặn HS ghi nhớ các bảng nhân, chia đã học để vận dụng giải toán.
 Tiết 4: tự nhiên và xã hội
 Cây sống ở đâu ?
I. Mục đích yêu cầu:
- HS biết được cây cối có thể sống được ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước.
- HS nói được nơi sống của từng loại cây.
- HS ham thích tìm hiểu về các loại cây, có ý thức trồng và bảo vệ cây cối.
II. chuẩn bị:
- GV + HS: tranh ảnh các loại cây cối sống ở các môi trường khác nhau, các lá cây thật mang đến lớp , ...
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự CB của HS.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: Làm việc với SGK.
+ Mục tiêu: HS nhận ra cây cối có thể sống ở khắp nơi.
+ Cách tiến hành:
- HS làm việc theo nhóm nhỏ: quan sát các hình SGK và nói về nơi sống của cây cối trong từng hình.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- GV hỏi : Cây có thể sống ở đâu ?
- HS nêu ví dụ về loại cây sống trên mặt đất, trên núi cao, trên cây khác ( tầm gửi ), dưới nước.
-> KL: Cây có thể sống được ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước.
* HĐ 2: Triển lãm.
+ Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại những kiến thức đã học về nơi sống của cây. HS thích sưu tầm và bảo vệ các loài cây.
+ Cách tiến hành:
- GV chia nhóm 6 HS, yêu cầu HS đưa tranh ảnh, lá cây thật để thảo luận cùng nhau nói tên và nơi sống của từng cây, phân chúng làm 2 nhóm: Nhóm cây sống trên cạn và nhóm cây sống ở dưới nước.
- HS các nhóm thực hành theo yêu cầu.
- Các nhóm trưng bày kết quả, GV cùng HS nhận xét ...
3. Củng cố, dặn dò:
- GV củng cố, khắc sâu KT đã học về nơi sống của cây.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS tích cực học tập. Nhắc HS sưu tầm và tìm hiểu thêm về các loại cây.
 Ngày soạn: 09 - 02 - 2018
 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 23 - 02 - 2018
 Buổi sáng:
 Tiết 1: Tập làm văn 
Nghe, trả lời câu hỏi
I. Mục đích yêu cầu:
- HS biết nghe kể và trả lời đúng các câu hỏi về mẩu chuyện vui.
- Rèn kĩ năng nghe, TL câu hỏi.
- Các KNS được GD trong bài: KN giao tiếp ( ứng xử văn hoá ), KN lắng nghe tích cực.
- HS tích cực, chủ động học tập. 
II. chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ BT 1, 3 ( SGK ). Máy điện thoại ( BT 1 ). ND câu chuyện để kể ở BT 3 
( SGV - trang 110 ).
- Các PP/ KT dạy học: PP hoàn tất một nhiệm vụ: thực hành đáp lời từ chối theo tình huống.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: - 2 cặp HS thực hành theo 2 tình huống ( b, c ) nêu ở BT 2 ( Tuần 23 ).
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: Nghe - trả lời câu hỏi.
. GV tổ chức, HDHS làm bài tập 3 ( SGK ):
- 1 HS đọc yêu cầu của bài và các câu hỏi cần trả lời.
- Cả lớp đọc thầm 4 câu hỏi, quan sát tranh, hình dung sơ bộ ND mẩu chuyện.
- 1, 2 HS nói về ND tranh.
- GV giới thiệu: Vì sao ? là một truyện cười nói về một cô bé ở thành phố lần đầu về nông thôn, thấy cái gì cũng lạ lẫm.
- GV kể chuyện lần 1 - yêu cầu cả lớp đọc thầm lại 4 câu hỏi.
- GV kể tiếp lần 2, 3 - HS trao đổi, thảo luận theo cặp, trả lời lần lượt 4 câu hỏi.
- Từng cặp HS thi trả lời câu hỏi trước lớp: 1 HS nêu CH - 1 HS trả lời.
- GVHD cả lớp nhận xét, bình chọn những HS trả lời đúng nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. GV tuyên dương HS tích cực học tập.
- Nhắc HS làm lại BT 3 vào vở.
 Tiết 2: Toán 
T.120: bảng chia 5
I. Mục đích yêu cầu:
- HS biết cách thực hiện phép chia 5. Lập được bảng chia 5 dựa vào bảng nhân 5. Nhớ được bảng chia 5. Biết giải bài toán có một phép chia ( trong bảng chia 5 ).
- Rèn KN thực hành làm tính và giải bài toán vận dụng bảng chia 5.
- HS tích cực, chủ động trong học tập. 
II. chuẩn bị: - Các tấm bìa, mỗi tấm có 5 chấm tròn như SGK.
- Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: - 3, 4 HS đọc thuộc lòng bảng nhân 5.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: Giới thiệu phép chia 5 từ phép nhân 5.
+ Ôn tập phép nhân 5:
- GV gắn lên bảng 4 tấm bìa, mỗi tấm có 5 chấm tròn + nêu câu hỏi để HS lập phép nhân: 
 5 x 4 = 20 -> Có 20 chấm tròn.
+ Giới thiệu phép chia 5:
- GV gợi hỏi: Trên các tấm bìa có tất cả 20 chấm tròn, mỗi tấm có 5 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm bìa ? 
- HS nêu phép chia: 20 : 5 và dựa vào cách tìm một thừa số của phép nhân để nêu KQ.
- GV ghi bảng : 20 : 5 = 4 -> Có 4 tấm bìa.
- HS nêu nhận xét: Từ phép nhân là 5 x 4 = 20 ta có phép chia là 20 : 5 = 4.
* HĐ 2: Lập bảng chia 5.
- HS dựa vào bảng nhân 5, tự lập bảng chia 5.
+ Từ 5 x 1 = 5 có 5 : 5 = 1
+ Từ 5 x 2 = 10 có 10 : 5 = 2
+ Từ 5 x 3 = 15 có 15 : 5 = 3
+ ....
- GV tổ chức cho HS đọc thuộc bảng chia 5.
* HĐ 3: Thực hành luyện tập.
 GV tổ chức, HDHS làm các BT: 1, 2 ( SGK - T.121 ) rồi chữa bài.
+ Bài 1: - HS vận dụng bảng chia 5 tự tính nhẩm, nêu miệng KQ.
- Củng cố bảng chia 5.
+ Bài 2: - HS đọc, nêu tóm tắt bài toán.
- HS tự làm bài, rồi chữa bài.
- Củng cố cho HS cách trình bày giải bài toán vận dụng bảng chia 5.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học, khen những HS tích cực học tập.
- Dặn HS học thuộc lòng bảng chia 5.
 Tiết 3: Sinh hoạt
 sinh hoạt sao
I. Mục đích yêu cầu:
- HS thấy được các ưu nhược điểm, khuyết điểm của bản thân, bạn, lớp về các HĐGD trong tuần. Nắm được các HĐ của tuần tới, HS biết cách tổ chức buổi sinh hoạt văn nghệ.
- HS có kĩ năng điều hành, diễn đạt, trao đổi ý kiến, kĩ năng tự nhận xét, ứng xử, giải quyết các tình huống trong tiết học.
- HS có ý thức, phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện, học tập tốt; quan tâm đến bạn bè, tự tin, yêu trường lớp.
II. chuẩn BỊ :
- CT, PCT, trưởng các ban chuẩn bị ND nhận xét, đánh giá.
- HS chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
III. Tiến trình:
1. Trưởng ban ngoại giao giới thiệu và điều hành.
2. Ban văn nghệ điều hành, mời Chủ tịch Hội đồng tự quản lên điều hành.
3. Chủ tịch hội đồng tự quản điều hành.
a) Chủ tịch Hội đồng thông qua NDCT buổi sinh hoạt.
+ Lần lượt các ban nhận xét về các HĐ trong tuần và đề ra phương hướng cho tuần sau.
+ Hai phó chủ tịch hội đồng tự quản nhận xét.
+ Chủ tịch hội đồng tự quản nhận xét chung.
+ GV nhận xét, kết luận đề ra phương hướng cho tuần sau.
b) Chủ tịch lần lượt mời các ban lên nhận xét.
+ Các thành viên 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_24_nam_hoc_2017_2018_ngu.doc
Giáo án liên quan