Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 23 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Thượng Quận

 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

- HS đọc trôi chảy từng đoạn, toàn bài. Nghỉ hơi đúng chỗ. HS khá, giỏi biết tả lại cảnh Sói bị Ngựa đá.

- HS hiểu nghĩa các từ: khoan thai, phát hiện, bình tĩnh, làm phúc. Hiểu ND bài: Sói gian ngoan bày mưu kế định lừa Ngựa để ăn thịt nhưng không thành lại bị Ngựa thông minh dùng mưu trị lại.

- Các KNS được GD trong bài: KN ra quyết định, KN ứng phó với căng thẳng.

- GDHS biết yêu quý những con thú thông minh.

II. CHUẨN BỊ:

- Tranh minh hoạ bài đọc ( SGK), bảng phụ để HD luyện đọc.

- Các PP/ KT dạy học: PP trình bày ý kiến cá nhân, đặt CH, thảo luận cặp đôi - chia sẻ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: - HS đọc bài Cò và Cuốc + TLCH về ND bài.

- HS nhận xét, GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: - HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm, tranh minh hoạ bài đọc trong SGK - GV giới thiệu ND chủ điểm, ND bài.

b. Các hoạt động:

 

doc32 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 130 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 23 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Thượng Quận, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
* HĐ 1: HD viết chữ hoa T.
- GV cho HS quan sát chữ mẫu, yêu cầu HS nêu nhận xét về cấu tạo của chữ T:
Gồm 1 nét viết liền, là kết hợp của 3 nét cơ bản - 2 nét cong dưới và 1 lượn ngang.
- GV chỉ dẫn cách viết trên bìa chữ mẫu.
- GV viết mẫu chữ T lên bảng + kết hợp nhắc lại cách viết để HS theo dõi.
- HS luyện viết chữ T trên bảng con. GV nhận xét, uốn nắn.
* HĐ 2: HD viết chữ và câu ứng dụng.
- GV viết mẫu câu ứng dụng: Thẳng như ruột ngựa. 
- HS đọc câu ứng dụng và nêu cách hiểu nghĩa câu ứng dụng.
- GV giúp HS hiểu nghĩa của câu ứng dụng: nghĩa đen - đoạn ruột ngựa từ dạ dày đến ruột non dài và thẳng; nghĩa bóng - thẳng thắn, không ưng điều gì thì nói ngay.
- HS quan sát mẫu chữ ứng dụng - nêu nhận xét về: 
+ Độ cao của các chữ cái.
+ Cách đặt các dấu thanh.
+ Khoảng cách giữa những chữ ghi tiếng bằng khoảng cách viết chữ o.
- GV viết mẫu chữ Thẳng và nhắc HS lưu ý: nét 1 của chữ h chạm vào nét 3 của chữ T.
- HS tập viết chữ Thẳng ở bảng con. GV nhận xét, uốn nắn cách viết.
* HĐ 3: HS luyện viết bài vào vở Tập viết.
- GV nêu yêu cầu viết:
+ 1 dòng chữ T cỡ vừa, 1 dòng chữ T cỡ nhỏ. 
+ 1 dòng chữ Thẳng cỡ vừa, 1 dòng chữ Thẳng cỡ nhỏ.
+ 3 lần câu ứng dụng cỡ nhỏ: Thẳng như ruột ngựa. 
- HS luyện viết theo yêu cầu trên.
- GV theo dõi, uốn nắn giúp HS viết đúng q. trình, hình dáng và ND.
* HĐ 4: Chấm, chữa bài.
- GV thu chấm 1/ 3 số bài.
- Nêu nhận xét để cả lớp rút KN.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, khen những HS viết đẹp.
- Nhắc HS tiếp tục luyện viết chữ T.
 Tiết 3: Toán 
T. 113: một phần ba
I. Mục đích yêu cầu:
- Giúp HS nhận biết " Một phần ba"; biết viết và đọc . Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành 3 phần bằng nhau.
- Rèn kĩ năng nhận biết " Một phần ba".
- HS biết vận dụng trong thực tế, nhận biết " Một phần ba".
II. chuẩn bị: 
- Các mảnh bìa hình vuông, hình tròn, hình tam giác đều.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra HS đọc TL bảng chia 3.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: Giới thiệu " Một phần ba" (). 
- GV cho HS quan sát miếng bìa hình vuông được chia thành 3 phần bằng nhau trong đó một phần đã được được tô màu, giúp HS nhận thấy: Như thế là đã tô màu một phần ba hình vuông.
- HDHS viết: ; đọc: Một phần ba.
- GVKL: Chia hình vuông thành ba phần bằng nhau, lấy đi một phần ( tô màu ) được hình vuông.
* HĐ 2: Thực hành. 
GV tổ chức cho HS làm bài tập 1 ( SGK - T.114 ) rồi chữa bài.
+ Bài 1: - HS quan sát hình vẽ trong SGK rồi nêu miệng KQ: 
. Đã tô màu 1/ 3 hình vuông ( hình A ).
. Đã tô màu 1/ 3 hình tam giác ( hình C ).
. Đã tô màu 1/ 3 hình tròn ( hình D ).
- GV chỉ vào từng hình tương ứng, cho HS đọc: 
. Một phần ba hình vuông. 
. Một phần ba hình tam giác. 
. Một phần ba hình tròn.
- Củng cố KN nhận biết về 1/ 3.
+ Bài 3: - Tương tự bài 1.
- Hình ở phần b) đã khoanh vào số con gà.
- HS nêu nhận biết về 1/ 3 số con gà ( có 4 con gà ).
+ Bài 2 ( HS làm thêm nếu cũn thời gian ): 
- Tiến hành tương tự bài 1:
- HS nêu KQ: Hình A, hình B và hình C được tô màu số ô vuông của hình đó.
- HS nêu nhận biết về 1/ 3 số ô vuông trong từng hình:
. Hình A: có 1 ô vuông.
. Hình B: có 2 ô vuông.
. Hình C: có 3 ô vuông.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS tích cực học tập.
- Dặn HS tập vẽ các hình vuông, HCN, hình tam giác, hình tròn sau đó chia để lấy của mỗi hình.
 Tiết 4: đạo đức
lịch sự khi nhận và gọi điện thoại ( T. 1 )
I. Mục đích yêu cầu:
- HS nêu được một số yêu cầu tối thiểu khi nhận và gọi điện thoại. VD: Biết chào hỏi và tự giới thiệu; nói năng rõ ràng, lễ phép, ngắn gọn; nhấc và đặt điện thoại nhẹ nhàng. Biết xử lí một số tình huống đơn giản, thường gặp khi gọi và nhận điện thoại. Biết: Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là biểu hiện nếp sống văn minh.
- HS có kĩ năng giao tiếp lịch sự khi nhận và gọi điện thoại. 
- GDHS nếp sống văn minh, có thái độ lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.
II. chuẩn bị:
- Bảng phụ; máy điện thoại.
- Các PP/ KT dạy học: PP thảo luận nhóm, động não, đóng vai.
- Vở BT Đạo đức 2.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Khi muốn nhờ người khác giúp đỡ dù là một việc nhỏ, em cần làm gì ? Vì sao ?
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: Thảo luận lớp.
+ Mục tiêu: Giúp HS biết biểu hiện về một cuộc nói chuyện điện thoại lịch sự.
+ Cách tiến hành:
- GV gắn bảng phụ ghi ND đoạn hội thoại của 2 bạn HS ( SGV trang 68 ).
. HS đọc đoạn hội thoại.
. Cho 2 HS lên đóng vai theo đoạn hội thoại.
- HDHS đàm thoại:
. Khi điện thoại reo, bạn Vinh làm gì và nói gì ?
. Bạn Nam hỏi thăm Vinh qua điện thoại như thế nào ?
. Em có thích cách nói chuyện của hai bạn không ?
. Em học được điều gì qua cuộc hội thoại trên ?
- GVKL: Khi nhận và gọi điện thoại, em cần có thái độ lịch sự, nói năng rõ ràng, từ tốn.
* HĐ 2: Sắp xếp câu thành đoạn hội thoại.
+ Mục tiêu: HS biết sắp xếp các câu hội thoại một cách hợp lí.
+ Cách tiến hành:
- GV viết các câu trong đoạn hội thoại lên 4 tấm bìa ( đoạn hội thoại SGV- 69 ).
- GV mời 4 HS lên cầm 4 tấm bìa đứng thành hàng ngang và từng em đọc to các câu của mình. Sau đó yêu cầu 1 HS lên sắp xếp lại vị trí các tấm bìa cho hợp lí.
- GV kết luận cách sắp xếp đúng nhất và hỏi thêm: 
. Đoạn hội thoại trên diễn ra khi nào ?
. Bạn nhỏ trong tình huống đã lịch sự khi nói điện thoại chưa ? Vì sao ?
* HĐ 3: Thảo luận nhóm.
+ Mục tiêu: HS cần biết phải làm gì khi nhận và gọi điện thoại.
+ Cách tiến hành:
- HS thảo luận nhóm theo câu hỏi:
. Hãy nêu những việc cần làm khi nhận và gọi điện thoại.
. Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại thể hiện điều gì ?
- Đại diện từng nhóm trả lời câu hỏi.
- Các nhóm tranh luận.
- GV kết luận: Khi nhận và gọi điện thoại cần chào hỏi lễ phép, nói năng rõ ràng, ngắn gọn; nhấc và đặt máy nghe nhẹ nhàng; không nói to, nói trống không.
 Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là biểu hiện của nếp sống văn minh.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại ND bài. GV chốt: Khi nhận và gọi điện thoại cần chào hỏi lễ phép, lịch sự, nói năng rõ ràng, ngắn gọn, ...
- GV nhận xét tiết học. Khen những HS biết lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.
 Ngày soạn: 01 - 02 - 2018
 Ngày dạy: Thứ năm ngày 08 - 02 - 2018 
 Buổi sáng:
 Tiết 1: chính tả ( nghe - viết ) 
Ngày hội đua voi ở Tây nguyên
I. Mục đích yêu cầu:
- HS nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn tóm tắt bài: Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên. Hiểu và làm đúng các bài tập phân biệt l / n. 
- Rèn kĩ năng nghe - viết đúng chính tả, KN phân biệt l / n.
- HS có ý thức rèn viết đúng chính tả, trình bày bài viết sạch đẹp.
II. chuẩn bị: 
- Bản đồ Việt Nam; Bảng phụ viết ND bài tập 2 ( a ).
- Vở BT Tiếng Việt 2 - tập 2; Bảng con.
III. các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV đọc cho 2 HS viết trên bảng lớp dưới lớp viết ở bảng con: 
Củi lửa, lung linh, nung nấu, nêu gương, ...
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: HD HS nghe - viết chính tả.
- GVđọc bài chính tả trong SGK 1 lần, 2 - 3 HS đọc lại.
- GV giúp HS nắm ND bài: 
+ Đồng bào Tây Nguyên mở hội đua voi vào mùa nào ? 
+ Tìm câu văn tả đàn voi vào hội. 
- GV treo Bản đồ VN và chỉ vị trí Tây Nguyên trên BĐ + Giới thiệu: Tây Nguyên là vùng đất gồm các tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng.
- GV gợi ý để HS nêu nhận xét về những chữ được viết hoa trong bài và yêu cầu HS giải thích vì sao những chữ đó lại được viết hoa ? ( vì đó là tên riêng chỉ vùng đất, dân tộc ).
- HS tập viết ở bảng con: Tây Nguyên, nườm nượp, ... GV nhận xét, sửa sai.
- GV đọc cho HS viết bài vào vở. 
- GV chấm 1/ 3 số bài, nhận xét từng bài về các mặt: ND, chữ viết, cách trình bày.
* HĐ 2: HD làm BT chính tả.
+ BT 2 ( a ): - 1, 2 HS đọc y/c của bài. 
- Cả lớp đọc thầm và làm bài vào vở BT. 
- GV gắn bảng phụ ghi sẵn ND BT lên bảng - 1 HS làm bài trên bảng. 
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
 Năm gian lều cỏ thấp le te
 Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè
 Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt
 Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Khen những HS viết bài và làm bài tốt. 
- Nhắc HS viết lại cho đúng những chữ viết sai trong bài chính tả.
 Tiết 2: luyện từ và câu 
Từ ngữ về muông thú. Đặt và trả lời câu hỏi: như thế nào ? 
I. Mục đích yêu cầu:
- Mở rộng vốn từ ngữ về muông thú. HS xếp được tên một số con vật theo nhóm thích hợp. Biết đặt và trả lời CH có cụm từ như thế nào ?
- Rèn luyện KN sử dụng vốn từ về muông thú, KN đặt và TLCH có cụm từ như thế nào ?
- HS tích cực, chủ động học tập. 
II. chuẩn bị: 
- Sưu tầm tranh ảnh về các loài thú ở BT 1. Bảng phụ viết ND bài tập 2, 3.
- Vở BT Tiếng Việt 2 - tập 2.
III. các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS kể tên một số loài chim mà em biết - Đọc một số câu thành ngữ về loài chim.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu MĐ, yêu cầu của tiết học. 
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: Mở rộng vốn từ ngữ về muông thú.
. GV tổ chức, HDHS làm BT 1, 2 ( SGK - 45 ):
+ Bài 1: - HS đọc yêu cầu của bài và tên các loài thú đặt trong dấu ngoặc đơn.
- GV cho HS quan sát tranh, ảnh về các loài thú đã sưu tầm được, sau đó trao đổi theo cặp, rồi làm bài vào vở: xếp tên các con vật vào 2 nhóm ( theo cột ).
- 1 HS lên bảng làm bài. GV cùng HS nhận xét, chữa bài + chốt lại KQ đúng:
a) Thú dữ, nguy hiểm: b) Thú không nguy hiểm:
hổ, báo, gấu, lợn lòi, chó sói, sư tử, bò rừng, thỏ, ngựa vằn, khỉ, vượn, sóc, chồn, cáo, 
tê giác. hươu.
+ Bài 2: - 1, 2 HS đọc yêu cầu của bài ( đọc cả các câu hỏi ). 
- GV kết hợp gắn bảng phụ ghi sẵn ND bài tập lên bảng.
- HS đọc thầm, tự suy nghĩ rồi trả lời các câu hỏi.
- Từng cặp HS thực hành hỏi - đáp trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
a) Thỏ chạy nhanh như bay - nhanh như tên - ...
b) Sóc chuyền từ cành này sang cành khác nhanh thoăn thoắt - nhẹ như không - ...
c) Gấu đi lặc lè - lắc la lắc lư - lùi lũi - ...
d) Voi kéo gỗ rất khoẻ - hùng hục - băng băng - ... 
. Củng cố, khắc sâu vốn TN về muông thú.
* HĐ 2: Luyện tập đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ như thế nào ?
. GV tổ chức, HDHS làm BT 3 ( SGK - 45 ). 
- HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm.
- GV kết hợp gắn bảng phụ viết sẵn ND bài tập lên bảng và giúp HS nắm chắc yêu cầu của bài: Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân.
- Từng cặp HS trao đổi, đặt câu hỏi cho bộ phận câu được gạch chân.
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng + Ghi bảng các câu hỏi:
Câu
Câu hỏi
a) Trâu cày rất khoẻ.
b) Ngựa phi nhanh như bay.
c) Thấy một chú ngựa béo tốt đang ăn cỏ, Sói thèm rỏ dãi.
d) Đọc xong nội quy, Khỉ Nâu cười khành khạch.
a) Trâu cày như thế nào ?
b) Ngựa phi như thế nào ?
c) Thấy một chú ngựa béo tốt đang ăn cỏ, Sói thèm như thế nào ?
d) Đọc xong nội quy, Khỉ Nâu cười như thế nào ?
. Củng cố cách đặt câu hỏi có cụm từ như thế nào ?
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại ND tiết học, GV củng cố cho HS những TN về muông thú; Cách đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ như thế nào ?
- GV nhận xét tiết học, khen những HS học tốt, có cố gắng. Nhắc HS sưu tầm tranh ảnh về các loài thú; tập đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ như thế nào ?
 Tiết 3: Toán
T.114: luyện tập
I. Mục đích yêu cầu:
- HS học thuộc bảng chia 3. Biết giải bài toán có một p/ tính chia ( trong bảng chia 3 ). Biết thực hiện phép chia có kèm đơn vị đo ( chia cho 3, cho 2 ).
- Rèn kĩ năng thực hành giải toán vận dụng bảng chia 3 đã học.
- HS tích cực, chủ động học tập.
II. chuẩn bị: 
- Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra HS đọc TL bảng chia 3.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: Thực hành. 
GVtổ chức cho HS làm các bài tập 1, 2, 4 ( SGK - T.115 ) rồi chữa bài.
+ Bài 1: - HS tự tính nhẩm, ghi KQ vào vở.
- Một số HS nêu miệng KQ.
- Củng cố cho HS bảng chia 3.
+ Bài 2: - Tiến hành tương tự bài 1: HS tính nhẩm theo từng cột.
- GV hỏi thêm HS về tên gọi các thành phần và KQ của các phép tính nhân, chia theo từng cột giúp HS nêu nhận xét về mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
- Củng cố về quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
+ Bài 4: - HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- 1 HS nêu cách giải.
- HS tự giải bài toán vào vở, 1 HS lên bảng trình bày.
- GV lưu ý HS trong giải bài toán có lời văn không viết: 15 kg : 3 = 5 kg.
- Củng cố KN trình bày giải toán vận dụng bảng chia 3.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS tích cực học tập.
- Dặn HS ghi nhớ các bảng nhân, chia đã học để vận dụng giải toán.
 Tiết 4: tự nhiên và xã hội
 ôn tập: xã hội
I. Mục đích yêu cầu:
- HS nắm được các kiến thức đã học về chủ đề Xã hội.
- HS kể được về gia đình, trường học của em, nghề nghiệp chính của người dân nơi em sống.
 	- GDHS biết yêu quý gia đình, trường học, yêu cuộc sống xung quanh và giữ môi trường sạch sẽ.
II. chuẩn bị:
- Câu hỏi cho HS hái hoa, ...
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra xen kẽ ôn tập.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Hái hoa dân chủ”.
+ GV nêu yêu cầu: HS hái hoa và trả lời câu hỏi được ghi trong mỗi bông hoa:
- Gia đình bạn có những ai ? 
- Kể về những việc làm thường ngày của các thành viên trong gia đình bạn ? 
- Kể tên những thứ đồ dùng có trong gia đình bạn, phân loại chúng thành 4 nhóm: đồ gỗ, đồ sứ, đồ thủy tinh và đồ điện.
- Nói về cách bảo quản các đồ dùng có trong gia đình bạn.
- Kể về trường học của em.
- Kể về công việc của các thành viên trong nhà trường.
- Kể tên các loại đường giao thông và các phương tiện giao thông có ở địa phương em.
- Kể tên những nghề nghiệp chính của người dân ở địa phương em.
- Bạn nên làm gì và không nên làm gì để góp phần giữ sạch môi trường.....
+ Lần lượt từng HS lên " hái hoa" và đọc to câu hỏi trước lớp, GV dành thời gian cho HS suy nghĩ trả lời. 
- GV cú thể yêu cầu HS nờu nhận xột về cảnh quan thiên nhiên, nghề nghiệp, cách sinh hoạt của người dân vùng nông thôn và thành thị.
+ GV, HS nhận xét, tuyên dương HS trả lời đúng, to, rõ ràng.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV củng cố, khắc sâu KT đã học về chủ đề Xã hội.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS tích cực học tập. 
 Ngày soạn: 02 - 02 - 2018
 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 09 - 02 - 2018
 Buổi sáng:
 Tiết 1: Tập làm văn 
VIẾT NỘI QUY
I. Mục đích yêu cầu:
- HS biết đọc và chép lại được 3, 4 điều trong nội quy của trường.
- Rèn kĩ năng thực hiện nội quy.
- Các KNS được GD trong bài: KN giao tiếp ( ứng xử văn hoá ), biết lắng nghe tích cực.
- HS tích cực học tập, có thói quen thực hiện tốt nội quy của trường, lớp.
II. chuẩn bị:
- Bảng phụ viết ND BT 2 ( SGK - 49 ). Bảng nội quy của trường.
- Các PP/ KT dạy học: PP hoàn tất một nhiệm vụ.
- Sưu tầm tranh, ảnh về hươu sao, con báo.
 III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 cặp HS thực hành theo 3 tình huống nêu ở BT 2 ( Tuần 22 ).
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: Luyện tập viết nội quy.
. GV tổ chức, HDHS làm bài tập 3 ( SGK ):
- HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại.
- GV giúp HS nắm chắc yêu cầu của bài và treo bảng nội quy của nhà trường lên bảng.
- 1, 2 HS đọc to, rõ ràng bảng nội quy.
- HS tự chép những điều trong bảng nội quy vào vở. GV lưu ý HS trình bày đúng quy định. 
- Một số HS trình bày bài viết của mình. GV yêu cầu một số HS giải thích lí do chọn chép 3, 4 điều này mà không chọn chép điều khác.
- GV kiểm tra, chấm vở một số bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. GV tuyên dương HS tích cực học tập.
- Nhắc HS thực hiện tốt các nội quy của trường, lớp.
 Tiết 2: Toán 
T.115: tìm một thừa số của phép nhân
I. Mục đích yêu cầu:
- HS nhận biết được thừa số, tích, tìm một thừa số bằng cách lấy tích chia cho thừa số kia. Biết tìm thừa số x trong các bài tập dạng: x x a = b; a x x = b ( với a, b là cá số bé và phép tính tìm x là nhân hoặc chia trong phạm vi bảng tính đã học ).
- Rèn kĩ năng thực hành làm tính và giải toán về tìm một thừa số của phép nhân.
- HS tích cực, chủ động học tập.
II. chuẩn bị: 
- 3 tấm nhựa, mỗi tấm có 2 chấm tròn ( Bộ ĐD dạy toán ); Phấn màu.
- Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 3 HS lên bảng, dưới lớp làm ở bảng con:
 Tìm x : x + 3 = 9 x - 5 = 10 15 - x = 10.
- GV hỏi HS về các thành phần cần tìm trong mỗi phép tính; cách tìm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: Ôn tập mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
- GV gắn bảng 3 tấm bìa, mỗi tấm có 2 chấm tròn sau đó nêu bài toán: “ Có 3 tấm bìa như nhau, mỗi tấm có 2 chấm tròn. Hỏi tất cả có bao nhiêu chấm tròn ?”
- HS trả lời câu hỏi của bài toán + nêu phép tính giải, GV viết bảng : 2 x 3 = 6
- HS nêu tên gọi các thành phần và kết quả trong phép nhân trên.
- GVcho HS nhắc lại tên gọi và các thành phần trong phép nhân: 2 x 3 = 6 
- GV chốt lại ghi cách trình bày như SGK lên bảng.
- HS dựa vào phép nhân, tự lập các phép chia tương ứng. GV chốt + ghi bảng: 
+ 6 : 2 = 3 ( Lấy tích chia cho thừa số thứ nhất được thừa số thứ hai ). 
+ 6 : 3 = 2 ( Lấy tích chia cho thừa số thứ hai được thừa số thứ nhất ). 
-> Nhận xét: Muốn tìm thừa số này ta lấy tích chia cho thừa số kia.
* HĐ 2: HD tìm một thừa số của phép nhân.
+ GV nêu, ghi bảng phép nhân: x x 2 = 8 và giúp HS nhận biết: Số x là thừa số chưa biết của phép nhân: x x 2 = 8 .
- Từ phép nhân: x x 2 = 8 và nhận xét trên, GV gợi ý giúp HS nêu cách tìm x:
 x = 8 : 2
 x = 4
- GV giải thích: x = 4 là số phải tìm để được 4 x 2 = 8 và HDHS cách trình bày( như SGK ).
+ Tương tự, với phép nhân: 3 x x = 15.
- HS tự tìm, ghi cách tìm và KQ ở bảng con, 1 HS lên bảng làm.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt KQ đúng.
-> KL: Muốn tìm một thừa số, ta lấy tích chia cho thừa số kia.
- Một số HS tiếp nối nhau nhắc lại.
* HĐ 2: Thực hành luyện tập.
 GV tổ chức, HDHS làm các BT: 1, 2, 3, 4 ( SGK - T.116 ) rồi chữa bài.
+ Bài 1: - HS tự làm, tính nhẩm theo từng cột - ghi KQ tính vào vở.
- Một số HS nêu miệng KQ; GV chốt, ghi bảng.
- Củng cố cho HS mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
+ Bài 2: - HS nêu yêu cầu của bài. GV yêu cầu 1 HS nhắc lại KL trên.
- HS tự tìm x theo mẫu: 2 HS lên bảng làm, dưới lớp làm ở bảng con.
- HS nhận xét, chữa bài.
- Củng cố cách tìm thành phần chưa biết của phép nhân. 
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại cách tìm thành phần chưa biết của phép nhân.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ cách tìm thành phần chưa biết của phép nhân.
 Tiết 3: Sinh hoạt 
 sinh hoạt Lớp
I. Mục đích yêu cầu:
- HS thấy được các ưu nhược điểm, khuyết điểm của bản thân, bạn , lớp về các HĐGD trong tuần. Nắm được các HĐ của tuần tới, HS biết cách tổ chức buổi sinh hoạt văn nghệ.
- HS có kĩ năng điều hành, diễn đạt, trao đổi ý kiến, kĩ năng tự nhận xét, ứng xử, giải quyết các tình huống trong tiết học.
- HS có ý thức, phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện, học tập tốt; quan tâm đến bạn bè, tự tin, yêu trường lớp.
II. chuẩn bị
- CT, PCT, trưởng các ban chuẩn bị ND nhận xét, đánh giá.
- HS chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
III. Tiến trình: 
1. Trưởng Ban ngoại giao giới thiệu và điều hành.
2. Ban văn nghệ điều hành, mời Chủ tịch Hội đồng tự quản lên điều hành.
3. Chủ tịch Hội đồng tự quản điều hành.
a) Chủ tịch Hội đồng thông qua NDCT buổi sinh hoạt.
+ Lần lượt các ban nhận xét về các hoạt động trong tuần và đề ra phương hướng cho tuần sau.
+ Hai phó chủ tịch hội đồng tự quản nhận xét.
+ Chủ tịch hội đồng tự quản nhận xét chung.
+ GV nhận xét, kết luận đề ra phương hướng cho tuần sau.
b) Chủ tịch lần lượt mời các ban lên nhận xét.
+ Các thành viên trong tổ bổ sung.
+ Chủ tịch mời các bạn mắc khuyết điểm, nêu hướng sửa chữa.
- Hai phó chủ tịch nêu nhận xét về các hoạt động do mình phụ trách.
- Chủ tịch nhận xét.
- Lớp bình bầu cá nhân, nhóm, ban xuất sắc.
c) Chủ tịch mời GVCN nhận xét đánh giá chung và nêu phương hướng tuần tới:
- Phát huy các ưu điểm,

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_23_nam_hoc_2017_2018_ngu.doc