Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 23 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Hiệp Hòa
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Đọc đúng: rỏ dãi, cuống lên, hiền lành, làm ơn, lựa miếng. Đọc trôi chảy từng đoạn, toàn bài. Ngắt, nghỉ hơi đúng. Biết đọc phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật (Ngựa, Sói).
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ: khoan thai, phát hiện, bình tĩnh, làm phúc, đá một cú trời giáng. Hiểu nội dung truyện: Sói gian ngoan bày mưu kế định lừa Ngựa để ăn thịt, không ngờ bị Ngựa thông minh dùng mẹo trị lại.
- GD HS tính thông minh, không làm những điều xấu.
II. ĐỒ DÙNG:
- Tranh phóng to. Bảng phụ viết sẵn những câu, đoạn văn cần HD HS đọc đúng. (Phần b). Bảng phụ chép sẵn câu hỏi 5. (Phần c)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: (5 - 7)
- 2 HS đọc nối tiếp bài: Cò và Cuốc và TLCH trong SGK về nội dung bài.
- HS nêu ý nghĩa của bài. HS nhận xét; GV đánh giá.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1-2)
- GV treo tranh chủ điểm lên bảng và giới thiệu chủ điểm Muông thú.
- GV treo tranh minh hoạ bài đọc lên bảng và giới thiệu bài đọc: Bác sĩ Sói.
b. Các hoạt động:
HĐ1: Luyện đọc: (25 - 28)
* GV đọc mẫu.
* Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- 3 HS đọc toàn bài.
- HS đọc nối tiếp câu. (Lần 1).
+ HS luyện đọc: rỏ dãi, cuống lên, hiền lành, làm ơn, lựa miếng.
. HS HS nhận xét; GV sửa sai.
+ HD HS đọc câu văn dài: GV treo bảng phụ.
bài: (1') b. Các hoạt động: HĐ1: Hình thành kiến thức: (13 - 15’) * Giới thiệu phép chia 3. - Ôn tập phép nhân 3. + GV gắn lên bảng 4 tấm bìa, mỗi tấm có 3 chấm tròn. (Như SGK). . Mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn; 4 tấm bìa có tất cả mấy chấm tròn? . HS trả lời và viết phép nhân: 3 x 4 = 12. Có 12 chấm tròn. - Hình thành phép chia 3. + Trên các tấm bìa có 12 chấm tròn, mỗi tấm có 3 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm bìa? + HS trả lời và viết 12 : 3 = 4. Có 4 tấm bìa. - Nhận xét Từ phép nhân 3 là 3 x 4 = 12, ta có phép chia 3 là 12 : 3 = 4 Từ 3 x 4 = 12 ta có 12 : 3 = 4. * Lập bảng chia 3 - Làm tương tự như trên đối với một vài trường hợp nữa; cho HS lập bảng chia 3. HS học thuộc bảng chia 3. HĐ2: Thực hành: (15’) Bài 1: Làm miệng. - HS nêu yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm: Tính nhẩm. - HS nối tiếp nhau nêu kết quả của từng phép tính. + Nhận xét về các phép tính. - Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài. Củng cố bảng chia 3. Bài 2: - HS đọc bài toán. GV HD cách làm. - HS lên bảng làm. Lớp làm bài vào vở: 24 : 3 = 8 (học sinh). + Bài toán vận dụng kiến thức nào để giải? - HS đổi chéo vở kiểm tra bài làm của bạn. Đánh giá 5 - 7 bài; nhận xét. Bài 3: HS làm nếu còn thời gian. - GV treo bảng phụ lên bảng. - HS nêu yêu cầu của bài. + Tìm thương làm phép tính gì? - GV HD cách làm. HS nối tiếp nhau nêu kết quả của từng phép tính. - GV củng cố cách tìm thương. 3. Củng cố, dặn dò: ( 5' ) - HS đọc bảng chia 3. - HS đếm thêm 3 từ 3 đến 30 và ngược lại. - GV nhận xét tiết học, tuyên dương. buổi chiều Tiết 1: Tiếng việt* Luyện đọc bài: Sư Tử xuất quân I. mục đích, yêu cầu: - HS đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí, tự nhiên dựa trên ND từng dòng thơ. - Hiểu ND bài thơ: Khen ngợi Sư Tử biết nhìn người giao việc để ai cũng có ích, ai cũng được lập công. - HS học thuộc lòng bài thơ. GDHS đức tính khiêm tốn, không coi thường người khác. II. Đồ dùng: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Bác sĩ Sói + TLCH về ND bài. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - Treo tranh minh họa b. Các hoạt động: HĐ1: Luyện đọc. - GV đọc mẫu toàn bài. - HS tiếp nối nhau đọc từng dòng thơ. GV lưu ý HS các TN: trổ tài, muôn loài, lập công, lừa địch, nảy ý, giao liên, ... - 2 HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn thơ. GV HD HS: cần đọc ngắt nhịp với giọng tự nhiên và thể hiện được sự sôi nổi, khẩn trương; câu kết đọc với nhịp chậm rãi. - Kết hợp giúp HS hiểu nghĩa từ được chú giải trong SGK ( 47 ). - HS thi đọc giữa các nhóm ( đọc ĐT, CN - từng đoạn, cả bài ). HĐ 2: HDHS tìm hiểu bài. HS đọc thầm toàn bài rồi trả lời các CH trong SGK. - Câu 1: Sư Tử muốn giao cho mỗi người một việc phù hợp với khả năng. - Câu 2: Voi được giao việc vận tải, Gấu công đồn, Cáo bày mưu tính kế, Khỉ lừa quân địch. - GV nêu tiếp các CH phụ: + Giao việc như vậy có hợp lí không ?( Giao việc như vậy rất hợp lí vì Voi, Gấu to khoẻ phải gánh vác việc nặng; Cáo lắm mưu phải nghĩ kế; Khỉ tinh nhanh rất khéo lừa địch ). + Có người tâu Vua điều gì? ( Không nên dùng Lừa và Thỏ vì Lừa ngốc nghếch, còn Thỏ thì nhát gan ). + ý kiến của Vua thế nào?( Vua quyết định vẫn dùng Lừa và Thỏ: giao cho Lừa lo chuyện gạo tiền, giao cho Thỏ làm giao liên ). - Câu 3: Vì Sư Tử nhìn tthấy ưu điểm của Lừa và Thỏ: Lừa thật thà, giao cho Lừa lo việc gạo tiền rất yên tâm; Thỏ chạy nhanh nên làm giao liên thì không ai bằng. - Câu 4: + HS thảo luận trước lớp để chọn một tên cho truyện. + Một số HS nói trước lớp (yêu cầu giải thích vì sao chọn cái tên ấy ). a) Chọn Ông Vua khôn ngoan - vì cái tên ấy giới thiệu được nhân vật chính và phẩm chất khôn ngoan đáng khen ngợi của nhân vật chính. b) Chọn Nhìn người giao việc hoặc Ai cũng có ích vì các tên ấy nêu lên được những bài học rút ra từ câu chuyện. HĐ 3: Luyện đọc lại. - GVHDHS luyện đọc thuộc lòng từng đoạn, cả bài thơ. - GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng trước lớp (yêu cầu HTL từ 4 đến 6 dòng thơ - HS khá, cả bài thơ ). - Cả lớp và GV nhận xét, khuyến khích HS cả bài thơ. 3. Củng cố, dặn dò: - GV hỏi HS: Qua bài thơ các em học được điều gì ? GV chốt: Mọi người và bạn bè xung quanh các em ai cũng có khả năng riêng. Các em phải thấy ưu điểm trong mỗi người, không xem thường ai. - GV nhận xét tiết học - GV nhận xét tiết học. Tiết 2: toán * Ôn: Bảng chia 3 ơ I. mục đích, yêu cầu: - Củng cố và nâng cao: + Bảng chia 3, + Giải được bài toán có một phép chia (trong bảng chia 3). - Rèn kĩ năng tính toán và trình bày bài cho HS. - HS tự giác làm bài, vận dụng bảng chia 3 trong tính toán hằng ngày. II. Đồ dùng: - Bảng phụ chép nội dung bài tập. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: (3 - 5’) - 2 HS đọc xuôi, 2HS đọc ngược bảng chia 3. - HS đếm thêm 3 từ 3 đến 30 và ngược lại. - HS nhận xét; GV đánh giá. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài (1’) b. Các hoạt động: (25 - 30’) HĐ1: Ôn tập: (10 - 12’) - GV gọi 1 số HS đọc xuôi, đọc ngược bảng chia 3. - GV và cả lớp nhận xét, GV đánh giá. - Cả lớp ôn lại bảng chia 3 vài lần. HĐ2: Thực hành: (29 - 31’) GV treo bảng phụ chép nội dung bài tập lên bảng, HDHS làm từng bài. Bài 1: Tính nhẩm: 12 : 3 = 3 : 3 = 9 : 3 = 18 : 3 = 21 : 3 = 24 : 3 = 27 : 3 = 30 : 3 = 6 : 3 = - 1 HS nêu yêu cầu của bài. - HS nối tiếp nhau nêu kết quả của từng phép tính. + Vận dụng bảng chia nào để làm BT? - Cả lớp và GV nhận xét, củng cố bảng chia 3. Bài 2: Tính: 3 x 2 = 3 x 5 = 3 x 8 = 3 x 10 = 6 : 3 = 15 : 3 = 24 : 3 = 30 : 3 = - HS nêu yêu cầu của bài. - HS nối tiếp nhau nêu kết quả của từng cột tính. - HS nêu mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. - GV củng cố lại: Lấy tích chia cho thừa số này thì được thừa số kia. Bài 3: Tìm thương, biết số bị chia và số chia lần lượt là: a) 12 và 3 9 và 3 18 và 3 27 và 3 b) 3 và 3 15 và 3 21 và 3 24 và 3 - HS nêu yêu cầu của bài. - Biết số bị chia và số chia, muốn tìm thương ta làm thế nào? - HS làm bài vào vở, 4 HS lên bảng chữa bài. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng. Bài 4: Có 24 bông hoa, cắm đều vào mỗi lọ 3 bông hoa. Hỏi cắm được mấy lọ hoa? ( HS ghi tóm tắt và giải). - 2 HS đọc bài toán. - Đề bài cho biết gì? Hỏi gì? Bài toán vận dụng những kiến thức gì? - Cả lớp làm bài vào vở: 24 : 3 = 8 (lọ). - 2 HS lên bảng chữa bài (1 HS tóm tắt, 1 HS giải bài toán). - Đánh giá 5 - 7 bài; nhận xét. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng. 3. Củng cố dặn dò. - 2 HS đọc xuôi, 2 HS đọc ngược bảng chia 3. - HS đếm thêm 3 từ 3 đến 30 và ngược lại. - GV nhận xét tiết học, tuyên dương. Tiết 3: thể dục * (Đ/c Thu dạy) ***** Ngày soạn: 1/2/ 2015 Ngày dạy: Thứ tư ngày 4 tháng 2 năm 2015 buổi sáng (Đ/c P. Nga dạy) buổi chiều Tiết 1: tập viết Chữ hoa: T I. mục đích, yêu cầu: - Học sinh nắm được cấu tạo và quy trình viết chữ hoa T . Viết chữ hoa T (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng; Thẳng (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Thẳng như ruột ngựa (3 lần). HS viết đúng và đủ các dòng trên trang vở Tập viết. - Học sinh viết đúng chữ hoa T; chữ và câu ứng dụng Thẳng; Thẳng như ruột. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. HS viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. - HS biết thêm một hiện tượng tự nhiên: sáo tắm thì mưa. II. Đồ dùng: - Mẫu chữ hoa T đặt trong khung chữ. - Bảng phụ viết chữ mẫu, câu ứng dụng. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: (5’) - HS nêu cấu tạo, nêu cách viết chữ hoa: S - 2 HS viết bảng lớp, HS viết bảng con chữ hoa: S, Sáo. - GV nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: Giới thiệu bài: (1 -25’) b. Các hoạt động: HĐ1: Hướng dẫn viết chữ hoa T. * HD HS quan sát và nhận xét chữ hoa T. (7’) - GV cho HS quan sát mẫu chữ. HS nêu cấu tạo của chữ T. - GV HD quy trình viết. + GV treo bảng phụ có viết chữ T lên bảng. GV nêu cách viết. + GVviết mẫu chữ T lên bảng kết hợp nhắc lại cách viết để HS theo dõi. + 1 HS nhắc lại cách viết. * HD HS viết chữ T vào bảng con . - HS luyện viết bảng con (2 - 3 lượt). - GV nhận xét, sửa sai. HĐ2: HD viết câu ứng dụng: (7’) * Giới thiệu cụm từ ứng dụng. - GV treo bảng phụ có chép cụm từ ứng dụng lên bảng. - 2 HS đọc: Thẳng như ruột ngựa - Giúp HS hiểu nghĩa cụm từ ứng dụng: + Nghĩa đen: đoạn ruột ngựa từ dạ dày đến ruột non dài và thẳng. + Nghĩa bóng: thẳng thắn, không ưng điều gì thì nói ngay. * HD HS QS và NX. - HS nhận xét về độ cao của các chữ cái; cách đặt dấu thanh ở các chữ. . HS khác nhận xét - GV bổ sung. - GV viết mẫu chữ Thẳng trên dòng kẻ. * HD HS viết chữ Thẳng vào bảng con. - HS luyện viết bảng con (2 - 3 lượt). - HS nhận xét - GV uốn nắn. HĐ3: HD HS viết vào vở Tập viết: (12 - 15’) - GV nêu yêu cầu viết: - HS viết bài vào vở; GV theo dõi, giúp đỡ HS viết đúng quy trình, nội dung. HĐ4: Đánh giá, chữa bài: (2 - 3’) - GV đánh giá khoảng 5 - 7 bài; Nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại tên bài. - HS nêu cấu tạo và quy trình viết chữ hoa T. - GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau: Chữ hoa U Ư. Tiết 2: Tiếng việt * Ôn: Chữ hoa: T ơ I. mục đích, yêu cầu: - Củng cố cách viết chữ hoa T. - Học sinh viết đúng chữ hoa T, chữ và câu ứng dụng Thẳng như ruột ngựa. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. HS viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. - Giáo dục HS ý thức rèn chữ giữ vở. II. Đồ dùng: - Chữ mẫu. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu HS nêu cách viết chữ hoa T - GV nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài ghi bảng. b. Các hoạt động HĐ1: Hướng dẫn HS viết bài của tiết trước . * Tập viết - Nêu cách viết chữ hoa T - GV treo chữ mẫu. Nêu cách viết. - Yêu cầu HS hoàn thành nốt Chữ hoa T trong vở Tập viết. - Nhận xét. HĐ2: Hướng dẫn HS viết thêm 2 dòng chữ hoa T , 2 dòng câu Thẳng như ruột ngựa”. (Nếu còn TG) - Y/c HS viết 2 dòng chữ hoa T , 2 dòng câu Thẳng như ruột ngựa - Nêu cách viết, khoảng cách. - GV theo dõi, chữa bài cho HS. - GV thu vở đánh giá. - GV nhận xét, chốt. 3. Củng cố, dặn dò: - GV và HS hệ thống nội dung bài học. - Làm thế nào để viết đẹp? - Nêu cách trình bày bài viết? - Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau. Tiết 3: Âm nhạc * Hát ôn bài: Chú chim nhỏ dễ thương I. mục đích, yêu cầu: - Củng cố giai điệu và lời bài hát: Chú chim nhỏ dễ thương - Hát đúng lời và giai điệu bài hát kết hợp động tác vận động phụ hoạ. - Giáo dục HS yêu quý thiên nhiên. II. Đồ dùng: III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS lên bảng hát lại bài: Chú chim nhỏ dễ thương - GV nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài ghi bảng. - GV nêu MĐ - YC của tiết học. b. Các hoạt động HĐ1: Ôn tập bài hát: Chú chim nhỏ dễ thương. - GV yêu cầu HS hát tập thể, sau đó luyện tập theo tổ, nhóm, cá nhân. - Hát kết hợp gõ phách đệm. Lần lượt vỗ tay đệm theo nhịp 2, theo tiết tấu lời ca. - GV nhận xét. HĐ2: Biểu diễn bài hát - GV giới thiều động tác biểu diễn bài hát. - HS tập trình diễn bài hát trước lớp (tốp ca hoặc đơn ca) - GV tuyên dương. 3. Củng cố, dặn dò: - Lớp hát lại bài hát một lần. - GV nhận xét tiết học. Ngày soạn: 2/ 2/ 2015 Ngày dạy: Thứ năm ngày 5 tháng 2 năm 2015 Buổi sáng Tiết 1: luyện từ và câu Từ ngữ về muông thú. Đặt và trả lời CH Như thế nào? I. mục đích, yêu cầu: - Mở rộng vốn từ về các loài thú. Xếp được tên một số con vật theo nhóm thích hợp. Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ như thế nào? - Rèn kĩ năng dùng từ, đặt và trả lời câu hỏi. - HS vận dụng vốn từ về muông thú vào giao tiếp và viết văn. II.Đồ dùng: - Tranh trong bộ đồ dùng (BT1). III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Kể tên một số loài chim mà em biết? - Nêu cách điền dầu chấm, dấu phẩy. - Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: Giới thiệu bài: (1 - 2’) b. Các hoạt động: HĐ1: HD HS làm bài tập (30 - 32’) Bài 1: Làm viết. - HS đọc yêu cầu của bài và tên của các loài thú đặt trong dấu ngoặc đơn. Cả lớp đọc thầm lại. - GV treo tranh lên bảng cho HS quan sát. - GV HD cách làm. HS làm bài vào vở nháp. + Vì sao em biết đó là loài thú dữ, thú không dữ? - Nhiều HS đọc bài viết. - Cả lớp và GV nhận xét; chốt lời giải đúng: Thú dữ, nguy hiểm Thú không nguy hiểm Hổ, báo, gấu, lợn lòi, chó sói, sư tử, bò rừng, tê giác. Ngựa vằn, khỉ, vượn, sóc, chồn, cáo, hươu. + Em sẽ làm gì trước tình trạng săn bắt thú của một số người xấu? Em bảo vệ ra sao? Bài 2: Làm miệng. - HS đọc yêu cầu của bài: Dựa vào hiểu biết của em về các con vật, trả lời câu hỏi. Cả lớp đọc thầm lại. - GV HD cách làm. Từng cặp HS thực hành hỏi - đáp trước lớp. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng. + Thỏ chạy nhanh như bay. + Sóc chuyền từ cành này sang cành khác nhanh thoăn thoắt. + Gấu đi lặc lè. + Voi kéo gỗ rất khoẻ. - Từ trả lời cho câu hỏi Như thế nào? là từ chỉ gì? - Em có yêu quý các con vật đó? Em sẽ làm gì để bảo vệ chúng? Bài 3: Làm miệng. - HS đọc YC của bài tập: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm. Cả lớp đọc thầm lại. - GV HD cách làm: Bộ phận in đậm là từ chỉ gì? Em dùng câu hỏi nào để hỏi? - Từng cặp HS trao đổi, đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm. - HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. - Cả lớp và GV nhận xét. Chốt lời giải đúng. + Trâu cày như thế nào? + Ngựa phi như thế nào? + Thấy một chú ngựa đang ăn cỏ, Sói thèm như thế nào? + Đọc xong nội quy, Khỉ Nâu cười như thế nào? 3. Củng cố, dặn dò: - HS nêu tên các con vật trong rừng. - Em cần làm gì để bảo vệ các loài thú quý hiếm? - GV nhận xét tiết học, tuyên dương. - Chuẩn bị bài sau: Từ ngữ về loài thú. Dấu chấm, dấu phẩy. Tiết 2: Chính tả ( Nghe - viết) Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên I- mục đích, yêu cầu: - Nghe - viết chính xác đoạn: “Hằng năm ... cổ đeo vòng bạc.” Củng cố quy tắc chính tả với l/ n. - Trình bày đúng đoạn tóm tắt. Viết đúng: Tây Nguyên, Ê - đê, Mơ - nông, nục nịch, nườm nượp, rực rỡ. Luyện viết đúng và làm đúng các bài tập phân biệt: l/ n. - Giáo dục HS ý thức rèn chữ viết. HS có hiểu biết về các lễ hội ở Tây Nguyên. II- đồ dùng: - Bảng phụ chép bài tập 2a. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ: (5') - 2HS viết bảng lớp - Lớp viết bảng con : củi lửa, nung nấu, lung linh. - HS NX - GV đánh giá. 2. Bài mới: (25-30’) a. Giới thiệu bài (1') b. các hoạt động: HĐ1: Hướng dẫn nghe - viết: * Hướng dẫn HS chuẩn bị. (7’) - GV đọc bài 1 lần. 2 HS đọc lại. Cả lớp đọc thầm theo. - Giúp HS nắm nội dung bài viết. GV hỏi: + Đồng bào Tây Nguyên mở hội đua voi vào mùa nào? (Mùa xuân). + Tìm câu tả đàn voi vào hội. (“Hàng trăm con voi nục nịch kéo đến”) - HD HS nhận xét: + Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa? Vì sao? (Tây Nguyên, Ê - đê, Mơ - nông là những chữ được viết hoa vì đó là tên riêng chỉ vùng đất, dân tộc). - HS viết bảng con: Tây Nguyên, Ê - đê, Mơ - nông, nục nịch, nườm nượp, rực rỡ. + Cả lớp và GV nhận xét, sửa sai. * Đọc cho HS viết. (14’) - HS viết bài vào vở. GV theo dõi, uốn nắn. - GV đọc cả bài chính tả lần cuối cho HS soát lại. * Đánh giá, chữa bài. (5’) - HS tự chữa lỗi. - GV đánh giá 5 - 7 bài; Nhận xét. HĐ2: HD làm bài tập chính tả: (4 - 6’) Bài 2a: - HS nêu yêu cầu của bài: Điền vào chỗ trống l hay n? - GV treo bảng phụ lên bảng. - GV HD cách làm. - 2HS làm bảng lớp; lớp làm bài vào vở bài tập nháp. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng: năm, lều, le, loè, lưng, làn, lánh, loe. - 2HS đọc diễn cảm bài thơ. (Lưu ý HS phát âm đúng các tiếng có âm đầu l/n). 3. Củng cố dặn dò: ( 5' ) - HS nhắc lại yêu cầu bài. - HS nhắc lại cách trình bày bài chính tả thuộc thể loại văn xuôi. - GV nhận xét tiết học, tuyên dương. Tiết 3: Toán Tiết 114: Luyện tập I. Mục đích, yêu cầu: - HS thuộc bảng chia 3. Biết giải bài toán có một phép tính chia (trong bảng chia 3). Biết thực hiện phép chia có kèm đơn vị đo. Củng cố biểu tượng về một phần ba. - Vận dụng bảng chia 3 để giải các bài tập có liên quan. Biết thực hiện phép tính chia với các số đo đại lượng đã học. - HS yêu thích môn học, tự giác làm bài. II. Đồ dùng: - Bảng phụ viết nội dung BT1, 2. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: (5’) - 2 HS đọc bảng chia 3. - HS đếm thêm 3 từ 3 đến 30 và ngược lại. - HS nhận xét; GV đánh giá. 2. Bài mới: (25-30’) a. Giới thiệu bài: b. Các hoạt động: HĐ1: Thực hành: (28 - 30’) Bài 1: Làm miệng. - HS nêu yêu cầu của bài: Tính nhẩm. - GV treo bảng phụ. - HS nối tiếp nhau nêu kết quả của từng phép tính. + Dựa vào kiến thức nào em nhẩm ra kết quả? - Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài, củng cố bảng chia 3. Bài 2: Làm miệng. - 2 HS đọc đầu bài: Tính nhẩm. - GV treo bảng phụ. - 4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phép tính nhân và một phép tính chia theo đúng cặp; lớp làm bảng con. + Em có nhận xét gì mối quan hệ giữa hai phép tính? - HS nhận xét; GV chữa bài. Củng cố cho HS mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia: Lấy tích chia cho thừa số này thì được thừa số kia. Bài 3: - HS đọc đầu bài: Tính (theo mẫu): - GV HD mẫu: 8 cm : 2 = 4 cm. Lưu ý HS viết tên đơn vị vào kết quả. - HS làm bảng lớp; Lớp làm bài vào vở. - Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài. Bài 4: - HS đọc bài toán. - HS lên bảng ghi tóm tắt. - Đề bài cho biết gì? Hỏi gì? Nêu cách giải bài toán? - HS làm bảng lớp; lớp làm bài vào vở: 15 : 3 = 5 (kg). - Đánh giá 7 - 10 bài; nhận xét. Bài 5: HS làm nếu còn thời gian. - GV hướng dẫn HS làm bài. - HS làm bài. - GV chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò: (5’) - HS đọc xuôi, đọc ngược bảng chia 3. - HS đếm thêm 3 từ 3 đến 30 và ngược lại. - GV nhận xét tiết học, tuyên dương. - Chuẩn bị bài sau: Tìm một thừa số của phép nhân. Tiết 4: tự nhiên & xã hội Tiết 23: Ôn tập: Xã hội I. mục đích, yêu cầu: - Kể tên các kiến thức đã học về chủ đề xã hội. Kể được về gia đình, trường học của em, nghề nghiệp chính của người dân nơi em sống. - Rèn kĩ năng kể đúng, thành thạo. So sánh về cảnh quan thiên nhiên, nghề nghiệp, cách sinh hoạt của người dân vùng nông thôn. - Có ý thức giữ cho môi trường nhà ở, trường học sạch, đẹp. II. Đồ dùng: - ảnh chụp về gia đình HS. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu tên một số nghề của người dân ở địa phương? - Nêu tên các bài học về chủ đề Xã hội? - HS nhận xét, GV đánh giá. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Các hoạt động: (27 - 29’) HĐ1: Tổ chức cho HS chơi trò chơi: Hái hoa dân chủ. - Qua 1 số câu hỏi sau, HS sẽ ôn lại những kiến thức đã học. + Kể tên những việc làm hàng ngày của các thành viên trong gia đình bạn. + Kể tên những đồ dùng có trong gia đình bạn, phân loại chúng thành 4 nhóm: đồ gỗ , sứ, thủy tinh và đồ điện. + Chọn một trong các đồ dùng có trong gia đình bạn và nói cách bảo quản, cách sử dụng nó. + Kể về ngôi trường của bạn. + Kể về công việc của các thành viên trong trường bạn. + Bạn nên làm gì và không nên làm gì để góp phần giữ sạch môi trường xung quanh nhà và trường học. + Kể tên các phương tiện giao thông ở địa phương bạn. + Bạn sống ở huyện nào? Kể tên những nghề chính và sản phẩm chính của xã mình. HĐ2: Giới thiệu về gia đình em. - HS giới thiệu về gia đình em qua ảnh chụp (HS đã chuẩn bị) - GV nhận xét, đánh giá. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại tên bài. - GV liên hệ GDHS về chủ đề Xã hội. - GV nhắc nhở HS vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống của em và mọi người. - GV nhận xét tiết học, tuyên dương.- Chuẩn bị bài sau: Cây sống ở đâu? Buổi chiều (GV chuyên dạy) ***** Ngày soạn: 3/ 2/ 2015 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 6 tháng 2 năm 2015 Buổi sáng Tiết 1: tập làm văn Viết nội quy I- mục đích, yêu cầu: - HS nắm được cách đọc và chép 2, 3 điều trong nội quy của trường (BT 3). - HS đọc và chép 2, 3 điều trong nội quy của trường. - Có ý thức nói, viết thành câu. II- đồ dùng: - Bảng phụ chép bài tập . III. Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ: (5’) - 2 HS chữa bài 2 (Tr. 39). - HS nhận xét, GV đánh giá. 2. Bài mới: (27- 30’) a. Giới thiệu bài: b. Các hoạt động:
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_23_nam_hoc_2014_2015_ngu.doc