Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 22 - Năm học 2017-2018 - Bùi Thị Mai - Trường Tiểu học Thượng Quận

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :

 - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ : xe lửa, bắc cầu, đãi đỗ, Hàm rồng. Biết nghỉ hơi hợp lí khi đọc các dòng thơ, khổ thơ.

 - Hiểu các từ ngữ : chum, ngòi, sông Mã. Hiểu nội dung bài : Bạn nhỏ rất yêu cha, tự hào về cha nên thấy chiếc cầu do cha làm ra là đẹp nhất, đáng yêu nhất.

 - Giáo dục HS có ý thức bảo vệ cầu đường và các công trình xây dựng.

II. CHUẨN BỊ :

 - Tranh, ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK.

 - GV : Bảng phụ viết khổ thơ cần HD HS đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :

1. Kiểm tra bài cũ:

 - 2 HS mỗi em kể 2 đoạn của câu chuyện Nhà bác học và bà cụ và trả lời câu hỏi về nội dung từng đoạn.

 - HS, GV nhận xét.

2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:

 b) Các hoạt động:

* HĐ1 : Luyện đọc

 - GV đọc diễn cảm bài thơ.

 

doc26 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 270 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 22 - Năm học 2017-2018 - Bùi Thị Mai - Trường Tiểu học Thượng Quận, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0 000 ; cách giải bài toán có lời văn.
 - Rèn kĩ năng làm bài tập, giải toán một cách thành thạo và chính xác.
 - HS tích cực, tự tin trong học tập.
II. Chuẩn bị:
 GV : Nội dung ôn tập.
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
2 HS làm BT sau : 5923 + 1547 ; 8372 - 3548. GV nhận xét, chữa bài.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: 
 b) Các hoạt động:
* HĐ: HD HS làm các bài tập sau
Bài 1: Tính : 
8000 - 3000 5000 - 2000 9000 - 6000
 7000 - 4000 5600 - 200 6400 - 400
 - HS làm bài rồi chữa bài. GV chuẩn xác KT.
 - Củng cố cách trừ nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm có đến bốn chữ số.
Bài 2 : Đặt tính rồi tính :
 8530 - 2526 3624 + 3838 6071- 2613 7531+ 1529
 - HS làm bài vào vở, 3 HS làm bảng lớp -> Chữa bài.
 - Củng cố cách đặt tính và cách cộng, trừ các số trong phạm vi 10 000.
Bài 3: Một cửa hàng có 5273 m vải, đã bán được 1625m vải. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu mét vải ?
 - HS đọc bài, xác định dạng toán, tóm tắt bài rồi tự giải.
 - Nhận xét, chữa bài. 
 - Củng cố về giải toán có lời văn.
Bài 4: Một kho có 5710 kg gạo, lần đầu chuyển đi 2000 kg gạo, lần sau chuyển đi 1600 kg gạo. Hỏi trong kho còn lại bao nhiêu ki-lô-gam gạo ? 
 - HS đọc bài, tự giải vào vở, 1 HS lên chữa bài.
 - Củng cố về cách giải bài toán bằng hai phép tính. (HS giải bằng một cách hoặc có thể giải bằng hai cách).
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhấn mạnh nội dung bài.
 - Nhận xét tiết học.
Tiết 2: Đạo Đức
 ôn tập (tiếp)
I. mục đích, yêu cầu: 
 - Củng cố về chia sẻ vui buồn cùng bạn và tích cực tham gia việc lớp, việc trường.
 - HS biết cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng bạn và tích cực tham gia các công việc của lớp, của trường.
 - HS quý trọng các bạn biết quan tâm chia sẻ vui buồn với bạn và quý trọng các bạn tích cực làm việc lớp, việc trường.
II. Chuẩn bị: GV: 3 phiếu ghi 3TH (HĐ2).
III. Các hoat động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong ôn tập.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: Liên hệ và tự liên hệ 
.Mục tiêu: HS biết tự đánh giá việc thực hiện chuẩn mực đạo đức của bản thân và của các bạn khác trong lớp, trong trường. Đồng thời giúp các em khắc sâu hơn ý nghĩa của việc
cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng bạn.
Cách tiến hành:
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho HS liên hệ và tự liên hệ trong nhóm theo các ND:
 + Em đã biết chia sẻ vui buồn cùng bạn bè trong lớp, trong trường chưa ? Chia sẻ ntn ?
 + Em đã bao giờ được bạn bè chia sẻ vui buồn chưa ? Hãy kể một trường hợp cụ thể. Khi được bạn bè chia sẻ vui buồn, em cảm thấy như thế nào ?
 - HS liên hệ, tự liên hệ trong nhóm.
 - GV mời một số HS liên hệ trước lớp.
 - GV kết luận : Bạn bè tốt cần phải biết cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng nhau.
* HĐ2: Xử lí tình huống
Mục tiêu : HS biết thể hiện tính tích cực tham gia việc lớp, việc trường trong các tình huống cụ thể.
Cách tiến hành:
 - GV chia 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận, xử lí một tình huống
 + TH1: Lớp Tú chuẩn bị đi cắm trại. Tú được phân công mang cờ và hoa để trang trí lều trại, nhưng Tú nhất định từ chối vì ngại mang. Em sẽ làm gì nếu em là bạn của Tú ?
 + TH2: Nếu là HS khá của lớp, em sẽ làm gì khi trong lớp có một bạn học yếu ?
 + TH3: Sau giờ ra chơi, cô giáo đi họp và dặn cả lớp ngồi làm bài tập. Cô vừa đi được một lúc, một số bạn đùa nghịch, làm ồn...
 Nếu em là một cán bộ lớp, em sẽ làm gì trong tình huống đó ?
 - Các nhóm thảo luận.
 - Đại diện từng nhóm lên trình bày. Lớp nhận xét, góp ý.
 - GV kết luận: 
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV khắc sâu kiến thức.
 - GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS.
 - Dặn dò HS thực hiện tốt theo bài học.
Tiết 3 tập viết
ôn chữ hoa p
I. Mục đích yêu cầu
- Viết đúng chữ hoa P ( 1 dòng); Ph, B ( 1 dòng ); viết đúng tên riêng Phan Bội Châu (1 dòng) và câu ứng dụng: Phá Tam Giang... vào Nam. (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. 
- Rèn kĩ năng viết đúng, đủ, đều, đẹp các cỡ chữ theo quy định.
- Giáo dục HS ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp. GD tình cảm quê hương.
II. Chuẩn bị
- Mẫu chữ hoa P (Ph) . Tên riêng: Phan Bội Châu.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: Lãn Ông, ổi. 
2. Bài mới a. Giới thiệu bài 
 b. Các hoạt động
*HĐ1: HD viết trên bảng con
a) Luyện viết chữ hoa:
- HS tìm các chữ hoa có trong bài : P(Ph), B, C,...
- HS nhắc lại cách viết chữ hoa Ph, B.
- GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết.
- HS tập viết bảng con chữ hoa Ph, B.
- GV nhận xét, sửa sai. 
b) Luyện viết từ ứng dụng:
- GV đưa từ ứng dụng để HS quan sát, nhận xét.
- HS đọc từ ứng dụng: Phan Bội Châu.
- GV g/ thiệu về Phan Bội Châu: Là 1 nhà cách mạngvĩ đại đầu thế kỷ XX của Việt Nam.
- HS tập viết từ Phan Bội Châu.
- Nhận xét, sửa sai.
c) Luyện viết câu ứng dụng:
- GV đưa câu ứng dụng để HS quan sát, nhận xét.
- HS đọc câu ứng dụng: Phá Tam Giang... vào Nam.
- GV giúp HS hiểu nghĩa các địa danh trong câu ca dao.
- HS tập viết trên bảng con các chữ Phá, Bắc.
*HĐ2: Hướng dẫn HS viết vào vở:
- GV nêu yêu cầu viết.
- HS viết bài vào vở. 
- GV quan sát nhắc nhở tư thế ngồi, chữ viết.
*HĐ3: Chấm, chữa bài
- Nhận xét, rút kinh nghiệm trong từng bài viết. 
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại cách viết chữ hoa P.
 - GV nhận xét tiết học: Tuyên dương HS làm việc tích cực trong giờ học. 
- Yêu cầu HS luyện viết lại các chữ hoa P. Dặn HS chuẩn bị bài 23.
Tiết 4: Tự nhiên - xã hội
 Rễ cây
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Kể tên một số cây rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ hoặc rễ củ. 
 - Nêu được đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ và rễ củ. Phân loại các rễ cây sưu tầm được.
 - GD HS có ý thức bảo vệ cây cối.
II. Chuẩn bị: - Các hình trong SGK trang 82, 83.
- GV và HS sưu tầm các loại rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ.
- Giấy khổ Ao và băng keo. 
III . Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS nêu ích lợi của một số thân cây đối với đời sống của con
người. GV nhận xét.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: Làm việc với SGK
Mục tiêu : Nêu được đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ.
Cách tiến hành:
 - Bước 1: Làm việc theo cặp
 GV yêu cầu HS làm việc theo cặp :
 + Quan sát hình 1-> 4 trang 82 SGK và mô tả đặc điểm của rễ cọc và rễ chùm.
 + Quan sát hình 5-> 7 trang 83 SGK và mô tả đặc điểm của rễ phụ và rễ củ.
 - Bước 2: Làm việc cả lớp
 GV chỉ định một vài HS lần lượt nêu đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ.
=> KL : SGV trang 103.
* HĐ2: Làm việc với vật thật (Nếu còn thời gian)
Mục tiêu: Biết phân loại các loại rễ cây sưu tầm được.
Cách tiến hành:
 - GV phát cho mỗi nhóm một tờ bìa và băng dính. Nhóm trưởng yêu cầu các bạn đính các rễ cây đã sưu tầm được theo theo từng loại và ghi chú ở dưới rễ nào là rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ.
 - Các nhóm giới thiệu bộ sưu tập các loại rễ của nhóm mình trước lớp và nhận xét xem nhóm nào sưu tầm được nhiều, trình bày đúng, đẹp và nhanh.
3. Củng cố, dặn dò: 
 - HS nhắc lại nội dung bài.
 - GV nhận xét tiết học. 
 - Dặn dò HS có ý thức bảo vệ cây cối.
 Ngày soạn: 25/ 1/2018
 Ngày dạy: Thứ năm ngày 01/2/2018 
Sáng Tiết 1	 luyện từ và câu 
Từ ngữ về sáng tạo. Dấu phẩy, dấu chấm, chấm hỏi
I. Mục đích yêu cầu
- Nêu được một số từ ngữ về chủ điẻm Sáng tạo trong các bài tập đọc, chính tả đã học. Biết dùng dấu chấm, dấu chấm than, dấu phẩy trong bài.
- Rèn kỹ năng dùng từ, đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu.
- Trau dồi vốn Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị
- Bảng phụ.
III. các Hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ 
2. Bài mới a. Giới thiệu bài: 
 b. Các hoạt động
*HĐ1: Bài 1: Bảng phụ ghi nội dung bài tập 1.
- HS nêu yêu cầu BT. Cả lớp đọc thầm theo.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm và thực hiện theo yêu cầu của bài: Tìm những từ ngữ chỉ trí thức và hoạt động của trí thức.
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên đọc kết quả bài làm.
- Củng cố về từ ngữ chỉ trí thức và hoạt động của trí thức.
*HĐ2: Bài 2: 
- HS nêu yêu cầu BT. Cả lớp đọc thầm theo.
+ Những từ ngữ đằng trước dấu phẩy có đặc điểm gì? (...chỉ nơi chốn, địa điểm).
+ Dấu phẩy thường đứng đằng sau những từ ngữ nào? (...sau những từ ngữ chỉ địa điểm.)
- Yêu cầu HS làm bài vào vở => nối tiếp nhau nêu miệng kết quả.
- Lớp + GV nhận xét, chuẩn xác.
- Củng cố về dấu phẩy. 
*HĐ3: Bài 3: - HS nêu yêu cầu BT. Cả lớp đọc thầm và theo dõi.
- Yêu cầu HS đọc truyện vui "Điện".
+ Phát minh: Tìm ra những điều mới, làm ra những vật mới có ý nghĩa lớn đối với c/sống.
- Yêu cầu HS đọc lại truyện vui sau khi sửa đúng dấu câu.
+ Khi đọc có dấu phẩy cần ngắt giọng như thế nào?
+ Truyện này gây cười ở chỗ nào?
- HS lên bảng làm bài, những HS khác làm bài vào vở.
- Chữa bài, nhận xét, bổ sung, chốt lời giải đúng. 
- Củng cố về cỏc dấu cõu đó học. 
3. Củng cố, dặn dò
- HS nêu nội dung bài, liên hệ.
- GV nhận xét tiết học: Tuyên dương HS làm việc tích cực trong giờ học. 
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết học sau. 
Tiết 3 Chính tả (n-v)
 một nhà thông thái
i. MụC đích, yêu cầu : 
 - Nghe - viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 - Làm đúng BT BT2/a ; BT3/a.
 - Giáo dục ý thức viết chữ đẹp, giữ vở sạch.
II. Chuẩn bị : - GV : 3 tờ phiếu kẻ bảng để HS làm (BT3/a). 
 - HS : Vở BTTV in.
III. CáC HOạT ĐộNG DạY- HọC : .
1. Kiểm tra bài cũ: Một HS đọc cho 2 bạn viết bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con : 4 tiếng bắt đầu bằng tr/ch. GV nhận xét.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: 
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: Hướng dẫn nghe - viết
 Hướng dẫn HS chuẩn bị:
 - GV đọc nội dung đoạn văn. Sau đó yêu cầu HS quan sát ảnh Trương Vĩnh Ký, năm sinh, năm mất của ông ; đọc chú giải từ mới trong bài
 - 2 HSTB đọc lại đoạn văn. Cả lớp theo dõi SGK.
 - GV giúp các em nhận xét:
 + Đoạn văn gồm mấy câu ?
 + Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa ?
- Cả lớp đọc lại đoạn văn. GV nhắc các em chú ý mấy chữ số trong bài (26 ngôn ngữ, 100 bộ sách, 18 nhà bác học).
- GV đọc cho 2 HS viết bảng lớp, các HS khác viết vào giấy nháp những từ ngữ các em dễ viết sai. 
GV đọc cho HS viết bài :
- GV theo dõi, uốn nắn tư thế ngồi, HS viết chậm, chữ xấu.
 Chấm, chữa bài :
- GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở.
- GV thu chấm nhận xét một số bài, chữa.
* HĐ2 : Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
 Bài 2: - GV nêu yêu cầu bài, chọn cho HS làm phần a). 
 - HS làm bài vào vở BT. GV theo dõi từng HS làm bài. 
 - 2 HS làm bài trên bảng lớp ; sau đó từng em đọc kết quả. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng ; cho 5-7 em đọc lại.
 a) ra-đi-ô - dược sĩ - giây
 Bài 3: - GVchọn cho HS làm phần a). Nhắc các em chú ý: từ ngữ cần tìm phải là từ chỉ hoạt động.
 - GV phát nhanh phiếu cho HS các nhóm. Thư kí viết nhanh từ cả nhóm tìm được.
 - Đại diện các nhóm dán bài lên bảng lớp, đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét tính điểm thi đua.
3. Củng cố, dặn dò: 
 - GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS viết chữ đẹp.
 - Dặn dò HS xem lại BT, ghi nhớ để không viết sai.
: toán
 Tiết 109: Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số
I. mục đích, yêu cầu :
 - Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ một lần).
 - Rèn luyện kĩ năng nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số và giải được bài toán gắn với phép nhân đúng, nhanh.
 - HS tự tin, hứng thú trong học tập.
II. chuẩn bị : GV : Bảng phụ (BT3).
III. các hoạt động dạy- học :
1. Kiểm tra bài cũ: - HS thực hiện phép nhân 122 x 3 và 354 x 2
 - HS, GV nhận xét.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động: 
* HĐ1: Hướng dẫn trường hợp nhân không nhớ.
 - GV giới thiệu phép nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số và viết lên bảng : 1034 x 2 = ?
 - Gọi HS nêu cách thực hiện phép nhân và vừa nói, vừa viết như SGK.
 . Đặt tính, tính nhân lần lượt từ phải sang trái:
 1034
 X 2
 2068
 . Viết phép nhân và kết quả tính theo hàng ngang : 1034 x 2 = 2068.
* HĐ2: Hướng dẫn trường hợp nhân có nhớ 1 lần.
 - GV nêu và viết lên bảng : 2125 x 3 = ?
 - HS tự đặt tính rồi tính :
 2125
 x 3
 6375 
 - HS tự viết phép nhân và kết quả theo hàng ngang : 2125 x 3 = 6375. 
=> GV lưu ý HS: 
 + Lượt nhân nào có kết quả lớn hơn hoặc bằng 10 thì “phần nhớ” được cộng sang kết quả của phép nhân hàng tiếp theo.
 + Nhân rồi mới cộng với “phần nhớ” ở hàng liền trước (nếu có). 
* HĐ3 : Thực hành
Bài 1: - HS đọc yêu cầu bài.
 - Cho HS tự làm vào vở, 3 HS làm trên bảng lớp. 
 - Chữa bài, một vài HS nêu cách tính.
 - Củng cố cách nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số.
Bài 2: - Cho HS tự đặt tính, tính rồi chữa bài 
 - Củng cố về cách nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số có nhớ 1 lần.
Bài 3: - HS đọc bài toán.
 - Cho HS tự tóm tắt BT rồi tự làm và chữa bài. GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng. 
 - Rèn luyện kĩ năng giải bài toán có phép tính nhân.
Bài 4: - HS tự tính nhẩm rồi nêu kết quả tính 
 - GV chuẩn xác KT.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV khắc sâu cách nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số.
 - Nhận xét tiết học, khen ngợi HS học tốt.
 - Dặn dò xem lại bài.
Chiều Tiết 1 tự nhiên xã hội
 Rễ cây ( tiếp )
I. Mục đích yêu cầu
- Nêu được chức năng của rễ đối với đời sống của thực vật.
- Kể ra những ích lợi của rễ đối với đời sống con người.
- GD HS có ý thức bảo vệ cây cối.
II. Chuẩn bị
- Các hình trong SGK trang 84, 85. 
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- Kể tên một số cây có rễ cọ, rễ chùm, rễ củ và rễ phụ.
2. Bài mới a. Giới thiệu bài 
 b. Các hoạt động
*HĐ1: Làm việc theo nhóm 
Mục tiêu: Nêu được chức năng của rễ cây.
Cách tiến hành:
- GV chia nhóm, yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý sau :
+ Nói lại việc bạn đã làm theo yêu cầu trong SGK tr. 84.
+ Giải thích tại sao nếu không có rễ, cây không sống được ?
+ Theo bạn, rễ có chức năng gì ?
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Mỗi nhóm chỉ trả lời một câu hỏi, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- KL: Rễ cây đâm sâu xuống đất để hút nước và muối khoáng đồng thời còn bám chặt vào đất giúp cho cây không bị đổ.
*HĐ2: Làm việc theo cặp
Mục tiêu: Kể ra những ích lợi của rễ cây.
Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp: 2 HS quay mặt vào nhau và chỉ đâu là rễ của những cây có trong các hình 2- 5 SGK/ 85. Những rễ đó dùng để làm gì ?
- HS thi đua đặt ra những câu hỏi và đố nhau việc con người sử dụng một số loại rễ cây để làm gì ?
- KL: Một số cây có rễ làm thức ăn, làm thuốc, làm đường,...
3. Củng cố, dặn dò
- HS nêu ích lợi của một số rễ cây.
- GV nhận xét tiết học: Tuyên dương HS làm việc tích cực trong giờ học. 
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết học sau.
Tiết 2	 luyện từ và câu *
Từ ngữ về sáng tạo. Dấu phẩy, dấu chấm, chấm hỏi
I. Mục đích yêu cầu
- Củng cố một số từ ngữ về chủ điểm Sáng tạo trong các bài tập đọc, chính tả đã học. Biết dùng dấu chấm, dấu chấm than, dấu phẩy trong bài.
- Rèn kỹ năng dùng từ, đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu.
- Trau dồi vốn Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị
- Bảng phụ.
III. các Hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ 
- HS nhắc lại các từ nói về tri thức và hoạt động tri thức.
- GV, HS nhận xét, bổ xung.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: 
b. Hướng dẫn HS làm bài tập 
*HĐ1: HD HS hoàn thành các bài tập trong vở BT TV 
- HS tự hoàn thành các bài tập nếu chưa hoàn chỉnh.
- GV theo dõi giúp đỡ HS .
- GV gọi một số HS đọc lại bài làm của mình.
- HS, GV nhận xét, bổ xung .
- GV nhấn mạnh: 
+ Những từ ngữ đằng trước dấu phẩy có đặc điểm gì? (...chỉ nơi chốn, địa điểm).
+ Dấu phẩy thường đứng đằng sau những từ ngữ nào? (...sau những từ ngữ chỉ địa điểm.)
- Củng cố về cỏc dấu cõu đó học. 
*HĐ2:
 1/ Đánh dấu phẩy vào những chỗ còn thiếu trong các câu văn sau: 
a/ Bà em mẹ em và dì em đều là giáo viên.
b/ Bố của bạn Lan một nhà ngoại giao mới về nước.
c/ Mẹ em đi chợ mua rất nhiều thứ : gạo thịt tôm rau ...
- Củng cố về dấu phẩy. 
*HĐ3: Bài 3: 
2/ - Những câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh :
+ Con là người chiến sĩ của đạo quan vĩ đại kia.
+ Sách vở của con là vũ khí.
+ Lớp học của con là chiến trường.
+ Con sẽ không bao giờ là người lính hèn nhát.
- HS lên bảng làm bài, những HS khác làm bài vào vở.
- Chữa bài, nhận xét, bổ sung, chốt lời giải đúng ( ý 1,2,3).
- GV nhấn manh kiểu so sánh ngang bằng.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nêu nội dung bài, liên hệ.
- GV nhận xét tiết học: Tuyên dương HS làm việc tích cực trong giờ học. 
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết học sau. 
Tiết 3: toán *
 Luyện tập về hình tròn, tâm, đường kính, bán kính.
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Củng cố về hình tròn, tâm, đường kính, bán kính.
 - Vận dụng vào để thực hành làm các bài tập một cách thành thạo, chính xác.
 - HS tích cực, chủ động trong học tập.
II. chuẩn bị: - HS Vở BTT in, màu vẽ. GV: Nội dung ôn tập. 
III. các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong ôn tập.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động: 
* HĐ1: Củng cố kiến thức:
 - HS nêu độ dài đường kính gấp mấy lần độ dài bán kính. (2 lần).
 - Vài HS nhắc lại.
 - GVvẽ 1 hình tròn lên bảng gọi HS xác định tâm, đường kính, bán kính. GV chuẩn xác kiến thức để cho HS nắm chắc cách làm.
* HĐ2: HD HS làm bài tập trong vở BTT in
 - HS mở vở BTT in trang 22, 23, rồi làm lần lượt từng bài sau đó chữa bài.
 + Bài 1(22) : Củng cố cách xác định tâm, đường kính, bán kính của hình tròn.
 + Bài 2(23) : Củng cố cách vẽ hình tròn theo yêu cầu cho trước.
 + Bài 3(23) : Rèn kĩ năng vẽ đường kính, cách xác định đường kính trong hình tròn cho trước.
* HĐ3: HD HS làm bài tập sau (Nếu còn thời gian):
 - HS tự vẽ một hình tròn tâm tuỳ ý, bán kính 4cm.
 - Cho HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhấn mạnh về đường kính, bán kính.
 - Nhận xét tiết học, tuyên dương HS tích cực học tập.
 Sáng Ngày soạn: 26/ 1/2018
 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 02 /2/2018 
Tiết 1	 tập làm văn 
Nói, viết về người lao động trí óc.
I. Mục đích yêu cầu 
- Kể được một vài điều về người lao động trí óc theo gợi ý trong SGK ( BT1 ).
- Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn ( khoảng 7 câu ).
- HS tích cực trong học tập. 
II. Chuẩn bị 
- Bảng lớp viết các câu hỏi gợi ý kể về một người lao động trí óc. 
- Tranh minh hoạ trong SGK. 
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ 
- HS kể lại câu chuyện Nâng niu từng hạt giống.
2. Bài mới a. Giới thiệu bài
 b. Các hoạt động
*HĐ1: HD HS làm bài tập 1: 
- HS nêu yêu cầu BT và các gợi ý. Cả lớp đọc thầm.
- 1- 2 HS kể tên một số nghề lao động trí óc: bác sĩ, GV, nhà nghiên cứu,...
- Để HS dễ dàng hơn khi chọn kể về một người lao động trí óc, GV lưu ý các em có thể kể về một người thân trong gia đình ( ông, bà, cha mẹ, anh chị,... ); một người hàng xóm, cũng có thể là người em biết qua sách báo, xem phim,...
- 1 số HS nói về một người lao động trí óc mà em chọn kể theo gợi ý trong SGK, có thể mở rộng hơn. VD:
+ Người ấy tên là gì ? Làm nghề gì ? ở đâu ? Quan hệ thế nào với em ?
+ Công việc hằng ngày của người ấy là gì ?
+ Người đó làm việc như thế nào ?
+ Công việc ấy quan trọng, cần thiết như thế nào với mọi người ?
+ Em có thích làm công việc như người ấy không ?
- Từng cặp HS tập kể. - HS thi kể trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn những bạn kể tốt.
*HĐ2: HD HS làm bài tập 2: 
- HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
- GV nhắc HS viết vào vở rõ ràng, HS viết được ít nhất 7 câu những lời mình vừa kể.
- HS viết bài vào vở. GV theo dõi, giúp đỡ HS.
- HS đọc bài trước lớp.
- Cả lớp và GV chấm và nhận xét một số bài viết tốt. 
3. Củng cố, dặn dò 
- HS nhắc lại nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học: Tuyên dương HS làm việc tích cực trong giờ học. 
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết học sau. 
Tiết 2: thủ công
 đan nong mốt (Tiết 2)
I. Mục đích,yêu cầu :
 - Biết cách đan nong mốt. Kẻ, cắt được các nan tương đối đều nhau.
 - Đan được nong mốt. Dồn được nan nhưng có thể chưa khít. Dán được nẹp xung quanh tấm đan.
 - HS yêu thích các sản phẩm, rèn luyện đôi tay khéo léo .
II. Chuẩn bị: 
 Giấy màu, kéo, keo. Tranh quy trình đan nong mốt. Các nan đan mẫu ba màu khác nhau.
III. Các hoạt động dạy- học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
 Nêu quy trình cắt, đan nong mốt.
2. Bài mới: a ) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ3: HS thực hành đan nong mốt
- GV yêu cầu một số HS nhắc lại quy trình đan

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_22_nam_hoc_2017_2018_bui.doc