Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 20 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Thượng Quận

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

- HS biết nghỉ hơi đúng chỗ, đọc rõ lời các nhân vật trong bài.

- HS hiểu nghĩa các từ như chú giải SGK - 14. Hiểu nội dung bài: Ông Mạnh tượng trưng cho con người, Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên. Con người chiến thắng Thần Gió, tức là thắng thiên nhiên - nhờ vào lòng quyết tâm và lao động. Nhưng con người cũng cần biết sống thân ái, hoà thuận với thiên nhiên.

- Các KNS được GD trong bài: KN giao tiếp ( ứng xử văn hoá ), KN ra quyết định ( ứng phó, giải quyết v. đề ) và KN kiên định.

- GDHS biết yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường bển.

II. CHUẨN BỊ:

- Tranh minh hoạ bài đọc ( SGK ), bảng phụ để HD luyện đọc.

- Các PP/ KT dạy học: Trình bày ý kiến cá nhân, thảo luận cặp đôi - chia sẻ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

- HS đọc TL đoạn thơ trong bài Thư Trung Thu + TLCH về ND bài.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu ND bài + Cho HS quan sát tranh minh hoạ ( SGK ).

b. Các hoạt động :

 

doc29 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 197 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 20 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Thượng Quận, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gày càng thêm xanh, ngày càng rực rỡ, đâm chồi, nảy lộc, nồng nàn, ngọt, thoảng qua, ...
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài, GV kết hợp HD đọc các từ: rực rỡ, nảy lộc, nồng nàn, khướu, lắm điều, ...
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài. GV chia bài làm 3 đoạn:
+ Đoạn 1: từ đầu đến ... thoảng qua.
+ Đoạn 2: tiếp đến ... trầm ngâm.
+ Đoạn 3: còn lại.
- HDHS đọc ngắt giọng, nhấn giọng ở một số câu:
Nhưng trong trí nhớ thơ ngây của chú / còn mãi sáng ngời hình ảnh một cánh hoa mận trắng, / biết nở cuối đông để báo trước mùa xuân tới, ... //
- GV giúp HS hiểu nghĩa của các từ được chú giải ( SGK - 17 ) và giải nghĩa thêm từ: 
tàn: khô, rụng, sắp hết mùa.
- HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- HS các nhóm thi đọc từng đoạn, cả bài.
* HĐ 2: HDHS tìm hiểu bài.
GV hướng dẫn HS đọc thầm toàn bài + trả lời các câu hỏi trong SGK - 17.
+ Câu 1: ... Hoa mận tàn báo mùa xuân đến.
+ GV hỏi thêm: Ngoài dấu hiệu hoa mận tàn, các em còn biết dấu hiệu nào của các loài hoa báo mùa xuân đến ? ( Hoa đào nở báo hiệu mùa xuân đến ).
- GV cho HS quan sát tranh hoa đào, hoa mai.
+ Câu 2:
- Bầu trời ngày càng thêm xanh, nắng vàng ngày càng rực rỡ.
- Vườn cây đâm chồi, nảy lộc, ra hoa, tràn ngập tiếng hót của của các loài chim và bóng chim bay nhảy.
+ Câu 3: - Nói về hương vị riêng của mỗi loài hoa xuân: hoa bưởi nồng nàn, hoa nhãn ngọt, hoa cau thoảng qua.
- Nói về vẻ riêng của mỗi loài chim: chim chích choè nhanh nhảu, khướu lắm điều, chào mào đỏm dáng, cu gáy trầm ngâm.
- HS nêu ND chính của bài, GV chốt: Bài văn ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân. 
* HĐ 3: Luyện đọc lại.
- HS luyện đọc trong nhóm, GV theo dõi HD các nhóm đọc đúng.
- GV tổ chức cho HS thi đọc theo nhóm.
- GV cùng HS nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân đọc hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV gợi hỏi để HS nêu những hiểu biết của mình về mùa xuân - Liên hệ về tình cảm đối với thiên nhiên và ý thức bảo vệ thiên nhiên.
- GV nhận xét tiết học; Nhắc HS hỏi cha mẹ để biết thêm về mùa xuân.
 Tiết 2: Tập viết 
 Chữ hoa: Q
I. Mục đích yêu cầu:
- Viết đúng chữ hoa Q, chữ ứng dụng của bài theo cỡ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng của bài theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
- Rèn KN viết chữ hoa Q.
- HS có ý thức rèn viết chữ đẹp.
II. chuẩn bị: 
- Mẫu chữ Q viết hoa, phấn màu.
- Bảng con, phấn, bút chì, Vở Tập viết - tập 2.
III. các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: - HS viết chữ hoa P đã học ở bảng con.
- 1 HS nhắc lại câu ứng dụng: Phong cảnh hấp dẫn. Cả lớp viết bảng con chữ Phong.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: HD viết chữ hoa Q.
- GV cho HS quan sát chữ mẫu, yêu cầu HS nêu nhận xét về cấu tạo của chữ Q:
Gồm 2 nét: nét 1 giống chữ O; nét 2 là nét lượn ngang, giống như một dấu ngã lớn.
- GV chỉ dẫn cách viết trên bìa chữ mẫu.
- GV viết mẫu chữ Q lên bảng + kết hợp nhắc lại cách viết để HS theo dõi.
- HS luyện viết chữ Q trên bảng con. GV nhận xét, uốn nắn.
* HĐ 2: HD viết chữ và câu ứng dụng.
- GV viết mẫu câu ứng dụng: Quê hương tươi đẹp. 
- HS đọc câu ứng dụng và nêu cách hiểu nghĩa của câu ứng dụng.
- GV giúp HS hiểu nghĩa: ca ngợi vẻ đẹp của quê hương.
- HS quan sát mẫu chữ ứng dụng - nêu nhận xét về: 
+ Độ cao của các chữ cái.
+ Khoảng cách giữa những chữ ghi tiếng bằng khoảng cách viết chữ o.
- GV viết mẫu chữ Quê và nhắc HS lưu ý: nét lượn của chữ Q nối vào nét 1 của chữ u.
- HS tập viết chữ Quê ở bảng con. GV nhận xét, uốn nắn cách viết.
* HĐ 3: HS luyện viết bài vào vở Tập viết.
- GV nêu yêu cầu viết:
+ 1 dòng chữ Q cỡ vừa, 1 dòng chữ Q cỡ nhỏ.
+ 1 dòng chữ Quê cỡ vừa, 1 dòng chữ Quê cỡ nhỏ.
+ 3 lần câu ứng dụng cỡ nhỏ: Quê hương tươi đẹp.
- HS luyện viết theo yêu cầu trên.
- GV theo dõi, uốn nắn giúp HS viết đúng quy trình, hình dáng và ND.
* HĐ 4: Chấm, chữa bài.
- GV thu chấm 1/ 3 số bài.
- Nêu nhận xét để cả lớp rút KN.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, khen những HS viết đẹp.
- Nhắc HS tiếp tục luyện viết chữ Q.
 Tiết 3: Toán 
 T.98: bảng nhân 4
I. Mục đích yêu cầu:
- HS lập được bảng nhân 4, Nhớ được bảng nhân 4; Biết giải bài toán có một phép nhân
 ( trong bảng nhân 4 ), biết đếm thêm 4.
- Rèn KN thực hành giải toán về vận dụng bảng nhân 4 và đếm thêm 4.
- HS tích cực, chủ động học tập.
II. chuẩn bị: 
- Các tấm bìa, mỗi tấm có 4 chấm tròn.
- Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra HS đọc thuộc lòng bảng nhân 2, nhân 3.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: HDHS thành lập bảng nhân 4.
- GV gắn 1 tấm bìa có 4 chấm tròn và HDHS lập phép tính nhân:
+ Có mấy chấm tròn ?
+ Bốn chấm tròn được lấy mấy lần ?
+ Bốn được lấy 1 lần. Ta có phép nhân nào ? HS trả lời.
 GV ghi bảng: 4 x 1 = 4, cho nhiều HS đọc lại.
- GV gắn tiếp 2 tấm bìa có 4 chấm tròn lên bảng và HD lập phép tính nhân: 4 x 2 = 8 như trên rồi cho HS đọc lại .
- Tương tự GV hướng dẫn HS lập các phép tính còn lại trong bảng nhân 4.
- Tổ chức cho HS học thuộc bảng nhân 4. 
* HĐ 2: Thực hành luyện tập.
 GV tổ chức, HDHS làm các BT: 1, 2, 3 ( SGK - T.99 ) rồi chữa bài.
+ Bài 1: - HS làm bảng con, sử dụng bảng nhân 4 để nêu tích của mỗi phép nhân rồi đọc từng phép nhân.
- Củng cố cho HS bảng nhân 4.
+ Bài 2: - HS đọc, nêu tóm tắt bài toán.
- HS tự ghi tóm tắt rồi làm bài vào vở BT, 1 HS lên bảng trình bày.
- HS nhận xét, chữa bài. 
- Củng cố KN giải bài toán vận dụng bảng nhân 4.
+ Bài 3: - GV gợi ý để HS nêu nhận xét về đặc điểm của dãy số này: 
 Bắt đầu từ số thứ hai, mỗi số đều bằng số đứng ngay trước nó cộng với 4 -> Tìm được từng số thích hợp ở mỗi ô trống.
- HS tự viết, nêu miệng KQ.
- GV cho HS đếm thêm 4 ( từ 4 đến 40 ), đếm bớt 4 ( từ 40 đến 4 ).
- Củng cố cho HS KN đếm thêm, bớt 4.
+ Bài 4 ( HS làm thêm nếu cũn thời gian ): Viết tiếp vào dãy số đã cho sau 3 số nữa:
 4; 8; 12; ...
- Các bước tiến hành tương tự bài 3.
- HS tự làm bài rồi chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Một số HS đọc TL bảng nhân 4. 
- GV nhận xét tiết học, khen những HS tích cực học tập. Dặn HS ghi nhớ bảng nhân 4.
 Tiết 4: đạo đức
 trả lại của rơi ( T. 2 )
I. Mục đích yêu cầu:
- HS Biết được: Khi nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại cho người mất. Trả lại của rơi cho người mất là người thật thà, được mọi người quý trọng.
- HS có ý thức trả lại của rơi cho người khi nhặt được.
- Các KNS được GD trong bài: KN xác định giá trị bản thân ( giá trị của sự thật thà ); KN giải quyết vấn đề trong tình huống nhặt được của rơi.
- HS có thái độ quý trọng những người thật thà, không tham của người khác.
II. chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ trong sách BT Đạo đức 2.
- Các PP/ KT dạy học: PP thảo luận nhóm, động não, đóng vai, xử lí tình huống.
- Vở BT Đạo đức 2.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: - Khi nhặt được của rơi, em cần làm gì ?
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: Đóng vai.
- Mục tiêu: HS thực hành cách ứng xử phù hợp trong tình huống nhặt được của rơi. 
- Cách tiến hành:
+ GV chia nhóm HS và giao nhiệm vụ mỗi nhóm đóng vai một tình huống.
+ GV giới thiệu tình huống ( SGV- 61 ). 
+ HS thảo luận nhóm chuẩn bị đóng vai - HS lên đóng vai.
+ GV nêu câu hỏi ( SGV - T. 62 ), HS thảo luận cả lớp.
+ GV kết luận: Khi nhặt được của rơi, cần trả lại cho người mất.
* HĐ 2: Trình bày tư liệu.
- Mục tiêu: Củng cố ND bài học.
- Cách tiến hành:
+ HS trình bày, giới thiệu các tài liệu đã sưu tầm được.
+ Cả lớp trao đổi, thảo luận về: nội dung tư liệu, cách thể hiện, cảm xúc.
+ GV kết luận ( SGV - T.62 ).
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại ND bài. GV chốt: Nhặt được của rơi cần trả lại cho người mất. Làm như thế sẽ không chỉ mang lại niềm vui cho người khác mà còn mang lại niềm vui cho chính bản thân mình.
- GV nhận xét tiết học. Khen những HS có hành vi trả lại của rơi. Khuyến khích HS noi gương, học tập theo các gương trả lại của rơi.
 Ngày soạn: 11 - 01 - 2018
 Ngày dạy: Thứ năm ngày 18 - 01 – 2018
 Buổi sáng:
 Tiết 1: chính tả ( Nghe - viết )
 Mưa bóng mây
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nghe – viết chớnh xỏc bài CT, trỡnh bày đỳng hỡnh thức bài thơ 5 chữ và cỏc dấu cõu trong bài. Làm được BT 2 ( a / b )
- Rèn kĩ năng nghe viết, trình bày bài thơ. Rèn tính kiên trì, cẩn thận. 
- HS có ý thức rèn viết đúng chính tả, trình bày bài viết sạch đẹp.
II. chuẩn bị: - Vở BT Tiếng Việt - tập 1; Bảng con.
III. các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS viết bảng lớp + bảng con: hoa sen, cây xoan, giọt sương, xương cá.
- GV nhận xét.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài:
 b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: HD HS nghe - viết chính tả.
- GVđọc mẫu bài viết 1 lần, 2 HS đọc lại.
+ Cơn mưa bóng mây lạ như thế nào ? Em bé và cơn mưa cùng làm gì ?
+ Cơn mưa bóng mây giống các bạn nhỏ ở điểm nào ?
+ Bài thơ có mấy khổ ? Mỗi khổ có mấy dòng ? Mỗi dòng có mấy chữ ?
+ Các chữ ở đầu câu thơ viết như thế nào ? 
+ Trong bài dấu câu nào được sử dụng ? Giữa các khổ thơ viết như thế nào ?
- HS luyện viết chữ khó vào bảng con( nháp) 
- GV đọc cho HS viết bài vào vở. 
- GV đọc lại. HS đổi vở để soát lỗi.
- GV thu vở, chấm ghi nhận xét một số bài.
* HĐ 2: HD làm BT chính tả.
+ BT 2 ( a): GV dựng bảng phụ HDHS làm BT.
- HS đọc y/c của bài. GV giúp HS nắm chắc yêu cầu bài.
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm bài trên bảng. 
- HS + GV nhận xét, chữa bài trên bảng. Một số HS đọc KQđúng:
. sương mù, cây xương rồng.
. đất phù sa, đường xa.
. xót xa, thiếu sót.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương HS làm bài tốt, viết bài sạch đẹp. 
- Dặn HS xem lại bài tập.
 Tiết 2: Luyện từ và câu
 Từ ngữ về thời tiết. Đặt và trả lời câu hỏi “ Khi nào ? ”
Dấu chấm, dấu chấm than
I. Mục đích yêu cầu:
- Nhận biết được một số từ ngữ chỉ thời tiết 4 mựa ( BT 1 )
- Biết dựng cỏc cụm từ bao giờ, lỳc nào, thỏng mấy, mấy giờ thay cho cụm từ khi nào để hỏi về thời điểm ( BT 2 ); điền đỳng dấu cõu vào đoạn văn ( BT 3 ).
- HS có ý thức tự giác trong học tập.
II. chuẩn bị: 
- Bảng phụ ghi BT 1, 2.
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Bài cũ: - GV nêu tên tháng, những đặc điểm của mùa, cả lớp viết tên mùa.
 GV nêu: Tháng 11, 12 - HS viết tên: Mùa đông.
 GV nêu: Cho HS nhớ ngày tựu trường - HS viết Mùa thu.
 - Nhận xét, tuyên dương.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài:
 b. Các hoạt động:
* HĐ 1: Nhận biết Từ ngữ về thời tiết.
. GV tổ chức cho HS làm BT 1 ( SGK ).
- HS đọc y/c của bài. GV HDHS thảo luận theo nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm báo cáo trước lớp. GV + HS nx, bổ sung, chốt lại KQ đúng.
- HS làm tương tự với các từ khác. GV cho HS nêu, lớp nhận xét.
- GV nhận xét, chốt ý đúng.
. Củng cố vốn TN về thời tiết.
* HĐ 2: Luyện tập đặt và trả lời cõu hỏi Khi nào ?
. GV tổ chức cho HS làm BT 2 ( SGK ).
- 1 HS đọc yờu cầu của bài, lớp đọc thầm.
- GV nhấn mạnh cho HS: cõu hỏi khi nào ? – muốn hỏi về thời gian hay thời điểm -> cần thay cụm từ khi nào trong các câu hỏi bằng cụm từ khác như ( Bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ ).
- GV HD câu 1. Khi nào lớp mình vào thăm viện bảo tàng ?
( Bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ ) lớp mình vào thăm viện bảo tàng ?
- HS làm vở các câu còn lại.
- HS trình bày trước lớp.
- GV + HS nhận xét chốt ý đúng.
KL : Những cụm từ thay được cụm từ khi nào: Bao giờ, lúc nào, tháng mấy.
Những cụm từ không thay được cụm từ khi nào: Mấy giờ ( Hỏi: Bạn làm bài tập này mấy giờ là hỏi về định lượng thời gian làm bài tập ( mấy giờ đồng hồ ) không phải hỏi về thời điểm làm bài ( vào lúc mấy giờ ).
Củng cố cỏch đặt và trả lời cõu hỏi : Khi nào ?
* HĐ 3: Luyện tập về dấu chấm, dấu chấm than.
. GV tổ chức cho HS làm BT 3 ( SGK ).
- HS đọc yờu cầu của bài. GV nhấn mạnh tỏc dụng của dấu chấm, dấu chấm than trong cõu.
- HS làm vở bài tập. 1 HS lên bảng làm.
- GV + HS nhận xột, chữa bài trên bảng, chốt lời giải đúng.
. Củng cố, khắc sõu cỏch sử dụng dấu chấm, dấu chấm than.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại các từ ngữ về các mùa. GV nhấn mạnh ND bài học.
- Nhận xét tiết học.
 Tiết 3: Toán
T 99 : Luyện tập
I. Mục đích yêu cầu:
- Thuộc bảng nhõn 4. Biết tớnh giỏ trị của biểu thức số cú hai dấu phộp tớnh nhõn và cộng trong trường hợp đơn giản. Biết giải bài toỏn cú một phộp nhõn (trong bảng nhõn 4).
- Rèn kĩ năng làm tính và giải toán nhanh, chính xác.
- HS chăm chỉ học tập.
II. chuẩn bị:
Sách, vở.
Bảng phụ HDHS làm BT 4.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 
- Kiểm tra HS đọc thuộc bảng bảng nhân 4.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ 1: Củng cố bảng nhõn 4.
- 1 số HS đọc thuộc lòng bảng nhân 4.
- GV + HS nhận xột, chuẩn xác.
* HĐ 2: Luyện tập.
. GV tổ chức, hướng dẫn HS làm bài 1, 2, 3, 4 ( SGK ).
+ Bài 1: - HS tính nhẩm rồi nêu kết quả tính.
- Củng cố bảng nhân 2, 3, 4.
- GV cho HS nhận xét về cỏc phộp tớnh trong từng cột ( b ) -> Củng cố, khắc sõu KT về tớnh chất giao hoỏn của phộp nhõn: Khi đổi chỗ các thừa số trong phép nhân thì tích không thay đổi – HS nhắc lại.
+ Bài 2: - HS nờu yờu cầu của bài.
- GV giúp HS PT mẫu, hiểu được mẫu.
- HS làm bài theo mẫu. 3 HS làm trên bảng.
- GV + HS nhận xột, chữa bài trên bảng, chốt lại KQ đúng.
- Củng cố cỏch tớnh giỏ trị của BT ( Tính từ trái sang phải, làm tính nhân trước rồi lấy tích cộng với số còn lại ).
+ Bài 3: - 1 HS đọc đề bài, lớp đọc thầm.
- 1 em lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- GV + HS nhận xột, chữa bài trên bảng.
- Củng cố giải toán có lời văn liên quan đến bảng nhân 4.
+ Bài 4: - HS nờu yờu cầu của bài.
- GV dựng bảng phụ HDHS làm bài.
- HS xỏc định số cần điền vào mỗi ụ trống là thành phần nào trong phộp tớnh ? 
- HS tự làm bài rồi chữa bài.
- Củng cố cỏc bảng nhõn 2, 3, 4.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhấn mạnh thứ tự thực hiện cỏc phộp tớnh trong biểu thức.
- Dặn HS đọc thuộc các bảng nhân đã học.
 Tiết 4: tự nhiên và xã hội
 An toàn khi đi các phương tiện giao thông
I. Mục đích yêu cầu:
- HS nhận biết được một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông.
- Thực hiện đúng các quy định khi đi các phương tiện giao thông.
- HS có ý thức chấp hành những quy định về trật tự an toàn giao thông.
II. chuẩn bị:
- GV: Tranh minh hoạ ( SGK - T.42, 43 ).
- Một số tình huống có thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông ở địa phương.
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS kể tên các loại đường giao thông, các phương tiện giao thông đi trên từng loại đường giao thông.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: Thảo luận tình huống.
+ Mục tiêu: HS nhận biết một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông ở địa phương mình.
+ Cách tiến hành: 
- GV HS lớp làm 3 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống trong SGK trang 42 và tình huống phù hợp với giao thông ở địa phương.
- HS các nhóm thảo luận theo gợi ý câu hỏi:
. Điều gì có thể xảy ra ?
. Đã có khi nào em có hành động như trong tình huống đó không ?
. Em sẽ khuyên các bạn trong tình huống trên như thế nào ? 
- Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung.
- GVKL: Để đảm bảo an toàn, khi ngồi sau xe đạp, xe máy phải bám chắc người ngồi phía trước. Không đi lại, nô đùa khi đi trên ô tô, tàu hoả, thuyền, bè. Không bám ở cửa ra vào, không thò đầu, tay ra ngoài ... khi tàu xe đang chạy. 
* HĐ 2: Quan sát tranh. 
+ Mục tiêu: HS biết một số điều cần lưu ý khi đi các phương tiện giao thông.
+ Cách tiến hành:
- HS làm việc theo nhóm đôi: quan sát các hình trong SGK - 43, tự đặt câu hỏi để hỏi và trả lời với bạn. 
- Một số HS nêu một số điểm cần lưu ý khi đi xe buýt hoặc xe khách.
-> Kết luận: Khi đi xe buýt hoặc xe khách, chúng ta chờ xe ở bến và không đứng sát mép đường; đợi xe dừng hẳn rồi mới lên; không đi lại, thò đầu, tay ra ngoài trong khi xe đang chạy; khi xe dừng hẳn mới xuống.
* HĐ 3: Vẽ tranh.
+ Mục tiêu: Củng cố KT về Đường giao thông và An toàn khi đi các phương tiện giao thông.
+ Cách tiến hành:
- HS vẽ một phương tiện giao thông.
- HS làm việc theo cặp: cho nhau xem tranh và nói với nhau về:
. Tên phương tiện giao thông mà mình vẽ.
. Phương tiện đó đi trên loại đường nào ?
. Những điều cần lưu ý khi đi phương tiện giao thông đó.
- Một số HS trình bày trước lớp.
- GV sửa chữa, bổ sung phần trình bày của HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS kể tên các loại phương tiện giao thông đi trên từng lại đường giao thông; Nêu một số điều cần lưu ý khi đi các phương tiện giao thông.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS tích cực học tập. Nhắc HS chấp hành tốt luật lệ giao thông. 
 Ngày soạn: 12 - 01 - 2018
 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 19 - 01 - 2018
 Buổi sáng:
 Tiết 1: Tập làm văn 
 Tả ngắn về bốn mùa
I. Mục đích yêu cầu:
- HS đọc và TL đúng các CH về mùa xuân. Viết được đoạn văn đơn giản từ 3 đến 5 câu nói về mùa hè. 
- Rèn kĩ năng nói, viết tả ngắn về bốn mùa. 
- HS tích cực, chủ động học tập.
II. chuẩn bị:
- Sưu tầm tranh, ảnh về cảnh mùa hè.
- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập 2.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS đóng vai xử lí tình huống trong bài tập 2 ( tiết TLV - tuần 19 ).
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: Luyện tập TLCH về mùa xuân.
GV tổ chức, HDHS làm bài tập 1 ( SGK - T. 21 ):
- HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm. - HS trao đổi theo cặp rồi trả lời các CH:
+ Bài văn miêu tả cảnh gì ? 
+ Những dấu hiệu nào báo mùa xuân đến ? 
+ Mùa xuân đến, cảnh vật thay đổi như thế nào ? 
+ Tác giả quan sát mùa xuân bằng cách nào ? 
- Cả lớp và GV nhận xét, KL.
- GV: Để tả được quang cảnh đầu xuân, nhà văn Tô Hoài đã quan sát rất tinh tế, sử dụng rất nhiều giác quan khi quan sát. Nhờ vậy ông đã viết được đoạn văn tả mùa xuân rất ngắn gọn mà thú vị, độc đáo. Các em muốn tả được cảnh vật xung quanh cũng cần học quan sát.
* HĐ 2: Luyện viết đoạn văn ngắn về mùa hè.
GV tổ chức, HDHS làm bài tập 2 ( SGK - T. 21 ):
- HS đọc yêu cầu của bài và các CH gợi ý. Cả lớp đọc thầm lại.
- GVHDHS nắm vững yêu cầu của bài và nhắc HS viết đoạn văn bằng cách bám sát theo 4 câu hỏi gợi ý, nhưng có thể bổ sung thêm những ý mới.
- HS quan sát tranh về cảnh mùa hè.
- HS làm bài viết vào vở BT, GV bao quát, giúp HS hoàn thành bài.
- Một số HS trình bày bài viết của mình.
- Cả lớp và GV nhận xét ( chữa lỗi về ý, dùng từ, viết câu ), bình chọn người viết được đoạn văn hay - khen một số bài viết tốt. 
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại ND luyện tập trong tiết học. GV khắc sâu KT về thời tiết 4 mùa.
- GV nhận xét tiết học. Nhắc HS đọc lại đoạn văn đã viết tả về mùa hè cho người thân nghe 
 Tiết 2: Toán 
T.100: bảng nhân 5
I. Mục đích yêu cầu:
- HS lập được bảng nhân 5, nhớ được bảng nhân 5 và biết giải bài toán có một phép nhân 
( trong bảng nhân 5 ); Biết đếm thêm 5. 
- Rèn KN thực hành làm tính và giải bài toán vận dụng bảng nhân 5.
- HS tích cực, chủ động học tập
II. Chuẩn bị: 
- Các tấm bìa có 5 chấm tròn.
- Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc thuộc lòng bảng nhân 2, 3, 4.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: HDHS thành lập bảng nhân 5.
- GV giới thiệu các tấm bìa, mỗi tấm có 5 chấm tròn.
- GV gắn 1 tấm bìa có 5 chấm tròn và HD lập phép tính:
+ Có mấy chấm tròn ?
+ Năm chấm tròn được lấy mấy lần ?
+ Năm chấm tròn được lấy 1 lần. Ta có phép nhân nào ? HS trả lời.
 GV ghi bảng: 5 x 1 = 5, cho nhiều HS đọc lại.
- GV gắn tiếp 2 tấm bìa có 5 chấm tròn lên bảng và HD lập phép tính nhân: 5 x 2 = 10 như trên rồi cho HS đọc lại .
- Tương tự GVHD HS lập các phép tính còn lại trong bảng nhân 5 để được Bảng nhân 5.
- Tổ chức cho HS học thuộc Bảng nhân 5.
* HĐ 2: Thực hành luyện tập.
 GV tổ chức, HDHS làm các BT: 1, 2, 3 ( SGK - T.101 ) rồi chữa bài.
+ Bài 1: - HS làm bảng con, sử dụng bảng nhân 5 để nêu tích của mỗi phép nhân rồi đọc từng phép nhân.
- Củng cố cho HS bảng nhân 5.
+ Bài 2: - HS đọc, nêu tóm tắt bài toán.
- HS tự ghi tóm tắt rồi làm bài vào vở BT, 1 HS lên bảng trình bày.
- HS nhận xét, chữa bài. 
- Củng cố KN giải toán vận dụng bảng nhân 5.
+ Bài 3: - GV yêu cầu HS nêu nhận 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_20_nam_hoc_2017_2018_ngu.doc